Tiêu hóa ở động vật 2

Tiêu hóa ở động vật 2

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tiêu hóa ở động vật 2

Lý thuyết về Tiêu hóa ở động vật 2

Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt

STT

Bộ phận

Cấu tạo

Chức năng

   1.

Miệng

Răng cửa         

Răng nanh to khỏe           

Răng trước hàm và răng ăn thịt       

- Răng cửa lấy thịt ra khỏi xương

- Răng nanh nhọn dài cắm và giữ chặt con mồi

- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắt thịt thành từng mãnh nhỏ để dễ nuốt.

- Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng

   2.

Dạ dày

Dạ dày đơn to, khỏe, có các enzim tiêu hóa      

           

           

- Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ dày đơn.

- Thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học giống như trong dạ dày người. Dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim pepsin thuỷ phân prôtêin thành các peptit

  3.

Ruột

Ruột non ngắn 

Ruột già           

Ruột tịt

- Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột non thú ăn thực vật

- Các chất dinh dưỡng được tiêu hoá hoá học và hấp thu trong ruột non giống như ở người

- Ruột tịt không phát triển và không có chức năng tiêu hoá thức ăn

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Ở người,tiêu hóa ở cơ quan nào là giai đoạn tiêu hóa quan trọng nhất

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Vì ở ruột non có chứa đầy đủ các enzyme biến đổi thức ăn thành chất đơn giản

Câu 2: Vai trò của tuyến nước bọt?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Tuyến nước bọt ở động vật có vú thuộc loại tuyến ngoại tiết, vai trò là sản xuất nước bọt, chúng cũng chế tiết amilaza, một enzym cắt tinh bột thành maltose.

Câu 3: Saccarid và protein chỉ được hấp thụ vào máu khi đã biến đổi thành:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Đường đơn và acid amin.

Giải thích:

Tiêu hóa protein:

+Khi thức ăn được đưa tới dạ dày, protein mới bắt đầu được tiêu hóa. Trong dạ dày, nhờ HCl có nồng độ cao làm biến tính protein trong thức ăn, các liên kết peptide trong các phân tử protein được phơi ra làm tăng khả năng tiếp cận của các enzyme phân cắt protein có trong dịch vị, trong đó pepsin đóng vai trò chủ yếu.

+ Sản phẩm từ việc phân cắt protein ở dạ dày là các đoạn polypepdide nhỏ và vẫn còn các đoạn polypeptide lớn hơn được tiếp tục tiêu hóa ở xoang ruột non. Ở đây, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin và chymotrypsin để phân cắt các đoạn polypeptide lớn thành các đoạn ngắn hơn, các đoạn ngắn này tiếp tục bị phân cắt thành các amino acid nhờ carboxydase tuyến tụy.

+ Sản phẩm từ việc phân cắt protein ở xoang ruột non là các amino acid và vẫn còn các đoạn polypeptide ngắn. Toàn bộ sản phẩm được đưa vào biểu mô của ruột non, ở đây, các enzyme dipeptidase, carboxypeptidase và aminopeptidase sẽ hoàn thành bước cuối cùng trong việc phân cắt. Sản phẩm cuối cùng lúc này toàn bộ là các amino acid sẽ được hấp thụ.

Câu 4: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hóa ở người?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Diều gặp ở ống tiêu hóa của chim và các loài gia cầm, không xuất hiện ở người

Câu 5: Trong ống tiêu hóa, nước được hấp thụ chủ yếu ở

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Ruột già có chức năng hấp thụ nước và chứa chất thải không tiêu hóa

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không có ở thú ăn thịt.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Manh tràng phát hiện ở thú ăn thực vật (SGK LỚP 11 cơ bản trang 69),chứ không phải thú ăn thịt.

Câu 7: Chất nào không phải chất dinh dưỡng thiết yếu trong khẩu phần ăn của người?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Pepsin là enzim tiêu hóa do cơ thể người tạo ra, không được coi là chất dinh dưỡng thiết yếu

Câu 8: Nhóm sinh vật nào sau đâu có hình thức tiêu hóa nội bào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Tiêu hóa nội bào xảy ra ở các sinh vật đơn bào như trùng giày,trùng biến hình,….

Câu 9: Thành phần nào trong hệ tiêu hóa của động vật ăn thực vật có dạ dày đơn chứa vi sinh vật phục vụ cho quá trình tiêu hóa?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Ruột tịt.

Giải thích: ruột tịt( manh tràng) được xem như một dạ dày thứ hai ở động vật ăn thực vật có dạ dày đơn. Thức ăn vào ruột tịt được vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng tiêu hóa. Các chất dinh dưỡng đơn giản được tạo thành được hấp thụ qua manh tràng vào máu.

Câu 10: Dạ dày của bò có mấy ngăn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở các động vật có khả năng nhai lại như (trâu, bò, cừu, dê…) dạ dày có 4 ngăn. SGK LỚP 11 cơ bản trang 68.

Câu 11: Vai trò của enzim pepsin giúp

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

 Enzim pepsin có trong dạ dày chức năng biến đổi protein thành các pôlipeptit chuỗi ngắn.

Câu 12: Động vật ăn thực vật nào dưới đây có dạ dày đơn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Ngựa, thỏ, chuột.

Giải thích: dê, cừu, nai, trâu, bò đều là các động vật có dạ dày 4 ngăn.

Câu 13: Trong quá trình tiêu hóa, thức ăn chỉ di chuyển theo một chiều nhất định là đặc điểm chỉ có ở:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Ống tiêu hóa.

Giải thích: trong ống tiêu hóa, thức ăn chỉ đi theo 1 chiều nhất định từ miệng→ hậu môn.

Câu 14: Ở chim ăn hạt và gia cầm, diều có nhiệm vụ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án đúng: Làm trơn và mềm thức ăn.

Giải thích: Bởi vì trong diều có chứa dịch nhầy, có tác dụng làm trơn và mềm thức ăn.

Câu 15: Chức năng nào sau đây không đúng với răng của thú ăn thịt?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Răng cửa giữ thức ăn.

Giải thích: chức năng giữ thức ăn ở thú ăn thịt đảm nhiệm bởi răng nanh.

Câu 16: Trật tự di chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa ở người là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Hình 15.6 SGK LỚP 11 cơ bản trang 64

Câu 17: Ở chim ăn hạt và gia cầm, trong diều có:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án đúng: Dịch nhầy.

Giải thích: Dịch nhầy có tác dụng làm ướt, trơn và làm mềm thức ăn.

Câu 18: Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn ở động vật có túi tiêu hoá so với động vật chưa có cơ quan tiêu hóa tiêu hoá?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Động vật có túi tiêu hóa vừa có thể tiêu hóa nội bào,vừa tiêu hóa ngoại bào (SGK LỚP 11 cơ bản trang 63), còn động vật chưa có túi tiêu hóa (động vật nguyên sinh chỉ tiêu hóa nội bào)

Câu 19: Quá trình tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá diễn ra như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Ghi nhớ SGK LỚP 11 cơ bản trang 65

Câu 20: Cơ quan nào sau đây được ghép đôi không đúng với chức năng của chúng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

ý “ruột già - sản xuất mật” sai vì ruột già chức năng hấp thụ nước và chứa chất thải, không phải tiết mật

Câu 21: Vai trò của dạ dày ở người?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dạ dày ở người là 1 túi lớn, chứa được nhiều thức ăn, có chức năng cơ học là co bóp, nghiền thức ăn. Ngoài ra trong dạ dày có enzim pepsin giúp biến đổi protein thành các polipeptit ngắn hơn

Câu 22: Chất nào sau đây được biến đổi qua hoạt động tiêu hóa:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tinh bột sẽ được biến đổi thành Glucozo và hấp thụ vào máu. Còn glucozo và axit amin là các đơn phân nên các enzim tiêu hóa không biến đổi chúng nhỏ hơn nữa. Glucozo, axit amin, vitamin được hấp thụ luôn.

Câu 23: Dịch mật không có tác dụng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Biến đổi lipid thành glyceril và acid béo.

Giải thích:

- Muối mật làm nhũ hoá lipid, tăng diện tiếp xúc của lipid với lipase và tăng hoạt tính của men lipase.

- Muối mật tạo mixen giúp hoà tan các sản phẩm thuỷ phân lipid và các vitamin tan trong dầu để hấp thu chúng được dễ dàng.

- Muối mật kích thích tăng tiết các men tiêu hoá của dịch tuỵ, dịch ruột, đồng thời hoạt hoá chúng.

- Mật tạo môi trường kiềm ở ruột, kích thích nhu động ruột, ức chế hoạt động của vi khuẩn lên men thối ở phần trên ruột non.

Câu 24: Ở miệng, tinh bột được biến đổi thành đường maltose nhờ enzyme:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Ptyalin.

Giải thích: Ptyalin là enzyme amilase.

Câu 25: Quá trình tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá chủ yếu diễn ra như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
SGK LỚP 11 cơ bản trang 63

Câu 26: Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày cỏ diễn ra như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

SGK LỚP 11 cơ bản trang 69

Câu 27: Các bộ phận tiêu hóa ở người vừa diễn ra tiêu hóa cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Ở thực quản, ruột già không xảy ra tiêu hóa hóa học vì không có enzim tiêu hóa và thức ăn đi qua thực quản rất nhanh

Câu 28: Ở thú cả thanh quản và thực quản nối với

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở thú cả thực quản và khí quản đều nối với hầu. Hầu (pharynx) là ngã tư gặp nhau của đường tiêu hoá và đường hô hấp, không khí từ mũi qua hầu để vào thanh quản, thức ăn từ miệng qua hầu vào thực quản.

Câu 29: Quá trình tiêu hóa thức ăn cellulose ở động vật có dạ dày đơn diễn ra chủ yếu ở?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đáp án: Manh tràng.

Giải thích: ruột tịt( manh tràng) được xem như một dạ dày thứ hai ở động vật ăn thực vật có dạ dày đơn. Thức ăn vào ruột tịt được vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng tiêu hóa, chủ yếu là cellulose.

Câu 30: Enzim amilaza có vai trò giúp

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Enzim amilaza có trong nước bọt và trong ruột non giúp biến đổi tinh bột thành mantôzơ.