Phương pháp nhân giống- vai trò của sinh sản vô tính đối với thực vật và con người

Phương pháp nhân giống- vai trò của sinh sản vô tính đối với thực vật và con người

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Phương pháp nhân giống- vai trò của sinh sản vô tính đối với thực vật và con người

Lý thuyết về Phương pháp nhân giống- vai trò của sinh sản vô tính đối với thực vật và con người

Phương pháp nhân giống vô tính

a. Chiết cành và giâm cành

Kỹ thuật giâm cànhquy trình chiết cành

b. Các bước ghép chồi và ghép cành

quy trình ghép chồi

c. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật

- Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật (củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, túi phôi…)

- Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp (in vitro) để tạo cây con

- Các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng

- Cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào

* Ý nghĩa

- Đảm bảo được tính trạng di truyền mong muốn

- Đạt hiệu quả cao về số lượng và chất lượng cây giống

 4. Vai trò của sinh sản vô tính

* Đối với đời sống thực vật

- Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài

* Đối với con người

- Tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Đặc điểm của bào tử là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Bào tử nguyên phân phát triển thành thể giao tử  đơn bội (Hình 411.1 SGK cơ bản trang 160) hoặc dựa vào hình vẽ sau:

A

Dựa vào hình vẽ ta có thể thấy bào tử mang bộ nhiễm sắc thể n => tạo thành cây n (chỉ có túi bào tử trên cây đơn bội mới được thụ tinh hình thành hợp tử và phát triển thành thể bào tử 2n).

Câu 2: Khi xét về sự sinh sản ở thực vật, giâm là hình thức:
(1). sinh sản sinh dưỡng từ một đoạn thân hoặc cành mọc cây mới
(2). sinh sản sinh dưỡng từ một đoạn rễ, mọc thành cây mới
(3). sinh sản sinh dưỡng từ một mảnh lá, mọc thành cây mới
Số ý đúng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK sinh học nâng cao trang 157) Giâm là hình thức sinh sản sinh dưỡng từ một đoạn thân, cành hoặc một đoạn rễ, một mảnh lá… từ đó tạo ra các cơ thể mới. Ví dụ ở khoai tây, sắn, mía, dâu tằm… người ta sử dụng một đoạn của thân, cành đem giâm xuống đất. Có thể sử dụng chất kích thích tăng trưởng để rễ ra nhanh hơn

Câu 3: Trong hình thức sinh sản bào tử, tinh dịch được phóng ra từ đâu:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK cơ bản sinh học 11 trang 160) Hình 41.1 Bước 1- tinh dịch được phóng ra từ túi giao tử

Câu 4: Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK sinh học cơ bản 11 - trang 159) Sinh sản bằng bào tử có ở thực vật bào tử, đại diện là rêu, quyết (dương xỉ).

Câu 5: Sinh sản là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK sinh học cơ bản 11 - trang 159) sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới đảm bảo sự phát triển liên tục của loài

Câu 6: Phương pháp nhân giống vô tính bao gồm:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK nâng cao trang 157) Các phương pháp nhân giống vô tính bao gồm: giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô)

Câu 7: Cây nào sau đây có khả năng tạo ra những cơ thể mới từ một bộ phận của thân bò?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong tự nhiên, thực vật có khả năng tạo những cơ thể mới từ một bộ phận của thân bò (dâu tây, rau má), thân rễ (cỏ gấu), thân củ (khoai tây), lá cây (thuốc bỏng), rễ củ (khoai lang). Đó là sự sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.​

Câu 8: Chọn một cành khỏe, tốt, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc, sau một thời gian ra rễ cắt rời đem trồng. Đây là hình thức sinh sản sinh dưỡng gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK sinh học nâng cao 11 - trang 161)

 Bổ sung thêm kiến thức về cách tiến hành chiết cành:

1. chọn cành, khoanh vỏ (2-3cm), tác vỏ bên ngoài

2. cạo sạch phần gỗ bên trong và để khô 3-4 ngày

3. thấm bông gòn với hợp chất ra rễ lên phí trên vết cắt

4. dùng mùn đất hoặc xơ dừa để bó bầu. Bó kín lại bằng bọc nilon

5. Sau khi cành chiết đã ra rễ một thời gian, cắt cành đem đi trồng.

Câu 9: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên bao gồm:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK sinh học cơ bản 11 trang 161) Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên: thân củ, thân rễ v…Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo (nhân giống vô tính): ghép chồi, ghép cành, chiết cành, giâm cành, nuôi cấy mô tế bào thực vật v…v..

Câu 10: Dâu tây là loài có thể tạo ra được cơ thể con mới từ bộ phận nào:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(SGK nâng cao trang 156) Trong tự nhiên, thực vật có khả năng tạo những cơ thể mới từ một bộ phận của thân bò (dâu tây, rau má), thân rễ (cỏ gấu), thân củ (khoai tây), lá cây (thuốc bỏng), rễ củ (khoai lang). Đó là sự sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.​

Câu 11: Bộ NST của thể giao tử và thể bào tử lần lượt là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK cơ bản sinh học 11 trang 160) Hình 41.1 Ở phía bên trên là các cơ quan có bộ NST đơn bội; ngược lại ở dưới là các cơ quan có bộ NST lưỡng bội. Thể giao tử được hình thành từ bào tử qua quá trình nguyên phân mang bộ nst đơn bội. Thể bào tử có bộ NST lưỡng bội giảm phân hình thành bào tử có bộ NST đơn bội.

Câu 12: Cây nào sau đây có khả năng tạo ra những cơ thể mới từ lá?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
SGK sinh học nâng cao 11 - trang 156) Cây thuốc bỏng có khả năng sinh sản sinh dưỡng bằng lá rất tốt. Thu hái quanh năm và chỉ dùng lá sống đời còn tươi. Lá thuốc bỏng rơi xuống đất ẩm và mọc lên cây con mới.

Câu 13: Sinh sản vô tính ở thực vật gồm các hình thức:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
(SGK sinh học cơ bản 11 trang 161) Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật bao gồm: sinh sản bào tử, sinh sản sinh dưỡng (bằng thân củ, thân rễ v..v..)