Cơ chế điều hòa sinh trứng
- Các hocmon tham gia điều hòa sản sinh trứng là FSH và LH của tuyến yên. Vùng dưới đồi tiết ra yếu tố giải phóng GnRH điều hòa tuyến yên tiết FSH và LH. Ba loại hocmon đó ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và rụng trứng:
+ FSH kích thích phát triển nang trứng.
+ LH kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động của thể vàng. Thể vàng tiết ra hocmon progestrogen và estrogen. Hai hocmon này kích thích niêm mạc dạ con phát triển, dày lên chuẩn bị cho hợp tử làm tổ, đồng thời ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên tiết GnRH, FSH và LH.
(SGK 11 nâng cao trang 179, hoặc hình 46.1 SGK 11 cơ bản trang 179) FSH kích thích sự phát triển của ống sinh tinh và tạo thành tinh trùng, LH tác dụng lên tế bào kẽ để gây tiết hoocmon testosteron.
Ihibin có thể ức chế tuyến yên tiết FSH khi tinh trùng được sản xuất quá nhiều. (Tế bào Sertoli tiết inhibin tác động ngược lên thuỳ trước tuyến yên, ức chế sản xuất FSH dẫn đến duy trì tốc độ sản xuất và biệt hoá của tinh trùng.)
(SGK 11 cơ bản trang 182) Nuôi cấy phôi: Tiêm hoocmon thúc đẩy sự chín và rụng của nhiều trứng rồi lấy các trứng đó ra ngoài. Cho các trứng đó thụ tinh với tinh trùng trong ống nghiệm và nuôi dưỡng các hợp tử phát triển đến một giai đoạn phôi nhất định. Sau đó, đem các phôi này cấy vào tử cung con cái.
(SGK 11 nâng cao trang 178; SGK 11 cơ bản trang 180) FSH kích thích sự phát triển của nang trứng.
Các ý còn lại sai vì:
GnRH: kích thích tuyến yên tiết hoocmon
hoocmon LH: Kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì thể vàng hoạt động
ostrogen và progesteron : Kích thích dạ con phát triển chuẩn bị cho hợp tử làm tổ
(SGK 11 cơ bản trang 181) Điều tiết nồng độ các hoocmon sinh dục đực và cái chủ yếu là nhờ mối liên hệ ngược từ tuyến sinh dục lên tuyến yên và vùng dưới đồi.
(SGK 11 cơ bản trang 181) Điều tiết nồng độ các hoocmon sinh dục đực và cái chủ yếu là nhờ mối liên hệ ngược từ tuyến sinh dục lên tuyến yên và vùng dưới đồi.
(SGK 11 nâng cao trang 178) Quá trình sản sinh tinh trùng và trứng chịu sự chi phối của hệ nội tiết, hệ thần kinh và các nhân tố môi trường, trong đó hệ nội tiết đóng vai trò quan trọng nhất.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới