BÀI 7: HOA KÌ - TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I. Lãnh thổ và vị trí địa lí
1. Lãnh thổ
- Rộng lớn, gồm 3 bộ phận:
+ Phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ: bao gồm 48 bang, là khối lãnh thổ quốc gia lớn thứ 5 thế giới với diện tích hơn 7,8 triệu km2.
+ Alaxca: là một bộ phận của Hoa Kì ở Tây Bắc lục địa Bắc Mĩ. Có diện tích: 1,5 triệu km2.
+ Ha-oai: có diện tích hơn 16 ngàn km2. Đây là 1 quần đảo nằm ở Châu Đại Dương.
- Hình dạng lãnh thổ cân đối là một thuận lợi cho phân bố sản xuất và phát triển giao thông.
2. Vị trí địa lí
- Nằm ở bán cầu Tây.
- Nằm giữa 2 đại dương lớn: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
- Tiếp giáp Canada và khu vực Mỹ La tinh.
II. Điều kiện tự nhiên
1. Phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ
a) Miền Tây
- Địa hình: bao gồm các dãy núi trẻ cao TB > 2000m chạy theo hướng B-N, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên. Ven biển Thái Bình Dương là những đồng bằng nhỏ.
- Khí hậu:
+ Vùng ven biển TBD: cận nhiệt đới và ôn đới hải dương.
+ Vùng nội địa bên trong: khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.
- Tài nguyên: nhiều kim loại màu: vàng, đồng, chì,…; tài nguyên năng lượng phong phú; diện tích rừng tương đối lớn; đất ven biển phì nhiêu.
b) Miền Đông
Bao gồm dãy núi già Apalat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương.
- Dãy Apalat:
+ Địa hình: cao trung binhg 1000 - 1500m, sườn thoải, nhiều thung lung cắt ngang.
+ Khí hậu: ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn.
+ Tài nguyên: sắt, than đá, thuỷ năng,…
- Đồng bằng ven Đại Tây Dương
+ Địa hình: rộng lớn, bằng phẳng.
+ Khí hậu: ôn đới hải dương, cận nhiệt đới.
+ Tài nguyên: dầu mỏ, khí tự nhiên, đất phì nhiêu,…
c) Vùng Trung tâm
- Địa hình: phía bắc và phía tây có địa hình gò đồi thấp, nhiều đồng ruộng; phía nam là đồng bằng phù sa màu mỡ, rộng lớn.
- Khí hậu: ôn đới (phía Bắc), cận nhiệt đới (ven vịnh Mêhicô).
- Tài nguyên: than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên.
2. A-la-xca và Ha-oai
a) A-la-xca
- Là bán đảo rộng lớn, nằm ở tây bắc của Bắc Mĩ.
- Địa hình chủ yếu là đồi núi.
- Tài nguyên: dầu mỏ, khí thiên nhiên.
b) Ha - oai
Nằm giữa Thái Bình Dương có nhiều tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.
III. Dân cư
1. Gia tăng dân số
- Dân số đứng thứ 3 trên thế giới.
- Dân số tăng nhanh, phần nhiều do nhập cư, chủ yếu từ châu Âu, Mĩ latinh, Á.
- Người nhập cư đem lại nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động.
2. Thành phần dân cư
- Đa dạng: có đại diện tất cả các chủng tộc trên hầu hết các diện tích.
- 83% có nguồn gốc từ châu Âu.
- Gốc châu Á và Mĩ Latinh đang tăng mạnh.
- Gốc châu Phi khoảng 33 triệu người.
- Dân Anh điêng chỉ còn khoảng 3 triệu người.
3. Phân bố dân cư
- Là nước có MĐDS trung bình: 34 người/km2.
- Dân cư tập chung chủ yếu ở ven biển Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
- Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2004 là 79%.
IV. Quy mô nền kinh tế
Là nền kinh tế giàu, mạnh nhất thế giới.
V. Các ngành kinh tế
1. Dịch vụ
Chiếm tỉ trọng cao nhất, năm 2019 là 80% GDP
a) Ngoại thương
- Đứng đầu thế giới.
b) Giao thông vận tải
- Hệ thống đường và phương tiện hiện đại nhất thế giới.
c) Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch
- Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, tạo nguồn thu và lợi thế cho kinh tế của Hoa Kì.
- Thông tin liên lạc rất hiện đại.
- Ngành du lịch phát triển mạnh.
2. Công nghiệp
- Là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu.
- Tỉ trọng trong GDP có xu hướng giảm.
- Sản xuất công nghiệp gồm 3 nhóm ngành:
+ Công nghiệp chế biến.
+ Công nghiệp điện lực: nhiệt điện, điện nguyên tử, thuỷ điện,…
+ Công nghiệp khai khoáng đứng đầu thế giới.
- Cơ cấu giá trị sản lượng giữa các ngành có sự thay đổi: giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống tăng các ngành công nghiệp hiện đại.
- Phân bố:
+ Trước đây: tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống.
+ Hiện nay: mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại.
3. Nông nghiệp
- Đứng hàng đầu thế giới.
- Chiếm tỉ trọng nhỏ 1% GDP năm 2019.
- Cơ cấu có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng thuần nông và tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
- Phân bố: đa dạng hóa nông sản trên cùng lãnh thổ. Các vành đai chuyên canh đã chuyển thành vùng sản xuất nhiều loại nông sản hàng hoá theo mùa vụ.
- Hình thức: chủ yếu là trang trại. Nhìn chung số lượng trang trại giảm nhưng diện tích trung bình lại tăng.
- Nền nông nghiệp hàng hóa được hình thành sớm và phát triển mạnh.
- Là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.
- Nông nghiệp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
Do lịch sử, dân nhập cư phân bố ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, còn người Anh điêng bị dồn vào sinh sống ở vùng đồi núi hiểm trở phía tây. Dân cư đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương.
Hoa Kì có diện tích khoảng 9,6 triệu km2; dân số 331,7 triệu người (10/2020) và thủ đô là Oa-sin-tơn.
Dãy Apalat cao trung bình khoảng 1000 – 1500m, sườn thoải, nhiều thung lũng rộng cắt ngang, giao thông thuận tiện.
Quần đảo Ha – oai nằm giữa Thái Bình Dương, có nguồn hải sản phong phú và nhiều hòn đảo đẹp thuận lợi phát triển đánh bắt hải sản và du lịch.
Dựa vào bản đồ thế giới hoặc kiến thức đã học về Hoa Kì trong SGK Địa lí 11 xác định được phía Bắc của Hoa Kì là Ca-na-đa, phía nam Hoa Kì là các nước Mĩ La tinh. Như vậy, lãnh thổ Hoa Kì tiếp giáp với Ca-na-đa và khu vực Mĩ La tinh.
Lãnh thổ Hoa Kì bao gồm 3 bộ phận:
- Phần trung tâm của lục địa Bắc Mĩ
- Bán đảo A-la-xca
- Quần đảo Ha-oai
Trong đó, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai nằm tách biệt với phần trung tâm của lục địa Bắc Mĩ hàng nghìn km.
Các loại khoáng sản: vàng, đồng, bôxit, chì của Hoa Kì tập trung củ yếu ở vùng phía Tây Hoa Kì.
Căn cứ vào hình 6.1. Địa hình và khoáng sản Hoa Kì, SGK Địa lí lớp 11, trang 37, xác định được vị trí phân bố của các loại khoáng sản ở Hoa Kì. Đó là: dầu mỏ và khí đốt ở Tếch-dát, ven vịnh Mê-hi-cô, A-lát-ca.
Ha-oai là hòn đảo nằm giữa Thái Bình Dương, có tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch.
Thành phần dân cư của Hoa Kì đa dạng. Hiện nay, 83% dân số Hoa Kì có nguồn gốc châu Âu. Dân cư có nguồn gốc châu Phi vào khoảng 33 triệu người. Dân cư có nguồn gốc châu Á và Mĩ La tinh gần đây tăng mạnh. Dân Anh điêng (bản địa) chỉ còn khoảng hơn 3 triệu người.
Theo SGK Địa lí lớp 11, trang 38: "Ha-oai là quần đảo nằm giữa Thái Bình Dương, có tiềm năng rất lớn về hải sản và du lịch".
Căn cứ vào hình 6.3. Phân bố dân cư Hoa Kì, năm 2004, SGK Địa lí 11, trang 40: dân cư Hoa Kì có sự phân hóa sâu sắc theo lãnh thổ, trong đó, tập trung đông ở phần phía đông, nhất là đông bắc Hoa Kì và đang dần di chuyển xuống phía Nam; phần phía tây (do điều kiện tự nhiên không thuận lợi) nên dân cư thưa thớt.
Hệ thống Cooc-đi-e có đặc điểm là: nơi tập trung nhiều kim loại màu: Vàng, đồng, chì,… địa hình hiểm trở, độ cao trung bình trên 2000m, có khí hậu bán hoang mạc và hoang mạc, gồm nhiều dãy núi hướng Bắc – Nam.
Lãnh thổ phía Tây có địa hình là vùng núi trẻ Coocdie, các dãy núi trẻ cao > 2000m, chạy song song hướng Bác – Nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.
Trận tấn công Trân Châu Cảng còn gọi là chiến dịch Ha-oai là một đòn tiến công quan sự bất ngờ được hải quan Nhật Bản thực hiện nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng thuộc tiểu bang Ha-oai trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Hoa Kì nằm ở bán cầu Tây, nằm giữa hai đại dương lớn : Đại Tây Dương và Thái Bình Dương; Tiếp giáp với Canađa và khu vực Mĩ Latinh. Vậy đáp án của câu hỏi là tiếp giáp với Canađa và khu vực Mĩ Latinh.
Theo SGK Địa lí 11, trang 38: "A-la-xca là bán đảo rộng lớn, nằm ở tây bắc của Bắc Mĩ, địa hình chủ yếu là đồi núi".
A-lax-ca giàu có về nguồn dầu mỏ, khí thiên nhiên với trữ lượng lớn thứ 2 ở Hoa Kì.
Ngoài phần đất ở trung tâm Bắc Mĩ có diện tích hơn 8 triệu km2, Hoa Kì còn bao gồm Bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.
Gồm dãy núi già A-pa-lat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương. Dãy A-pa-lat cao trung bình khoảng 1000m – 1500m, sườn thoải, với nhiều thung lũng rộng cắt ngang, giao thông tiện lợi. Khoáng sản chủ yếu là than đá, quặng sắt với trữ lượng rất lớn, nằm lộ thiên, dễ khai thác. Nguồn thủy năng phong phú. Khí hậu ôn đới, có lượng mưa tương đối lớn.
Có khoảng 92% dân cư thành thị của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở các thành phố có quy mô vừa và nhỏ, khoảng dưới 500 000 dân.
Vùng phía Tây Hoa Kì bao gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên.
Tại Hoa Kỳ, Ngày Độc Lập, còn gọi là 4 tháng 7, là một ngày lễ liên bang để kỷ niệm Tuyên ngôn Độc lập được ký năm 1776.
Lãnh thổ Hoa Kì bao gồm phần rộng lớn ở trung tâm Bắc Mĩ và bán đảo A-lat-xca và quần đảo Ha-oai.
Theo SGK Địa lí lớp 11, trang 39: "Người nhập cư đã đem lại cho Hoa Kì nguồn tri thức, vốn và lực lượng lao động lớn mà ít phải mất chi phí đầu tư ban đầu".
Theo SGK Địa lí 11 trang 36, lãnh thổ Hoa Kì gồm phần rộng lớn ở trung tâm Bắc Mĩ, bán đảo A-la-xca và quần đảo Ha-oai.
Kiểu khí hậu phổ biến ở vùng phía Đông và vùng Trung tâm Hoa Kì là khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới.
Khoáng chủ yếu của vùng phía Đông lãnh thổ trung tâm Hoa Kì là than đá và quặng sắt.
Theo SGK Địa lí lớp 11, trang 40: "Do lịch sử, dân nhập cư phân bố ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, còn người Anh-điêng bị dồn vào sinh sống ở vùng núi hiểm trở phía tây".
Theo SGK Địa lí lớp 11, trang 39: " Thành phần dân cư của Hoa Kì đa dạng. [...] Dân Anh điêng (bản địa) chỉ còn khoảng hơn 3 triệu người".
Dân cư đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương.
Theo SGK Địa lí 11: Dân cư Hoa Kì đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương.
Theo SGK Địa lí 11 trang 37, Vùng phía Tây, đây là nơi tập trung nhiều kim loại màu như: vàng, đồng, chì.
Theo SGK Địa lí lớp 11, trang 39: "Thành phần dân cư của Hoa Kì đa dạng. Hiện nay, 83% dân số của Hoa Kì có nguồn gốc châu Âu. Dân cư có nguồn gốc châu Phi vào khoảng 33 triệu người. Dân cư có nguồn gốc châu Á và Mĩ La tinh gần đây tăng mạnh. Dân Anh điêng (bản địa) chỉ còn khoảng hơn 3 triệu người". Như vậy, bộ phận dân cư đông thứ 2 ở Hoa Kì là những người thuộc chủng tộc da đen (hay người châu Phi).
Dân cư đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Nam và ven bờ Thái Bình Dương.
Người dân Hoa Kì chủ yếu sống trong các thành phố. Tỉ lệ dân thành thị cao, năm 2004 là 79%. Các thành phố vừa và nhỏ (dưới 500 nghìn dân) chiếm 91,8% số dân đô thị, do vậy hạn chế được những mặt tiêu cực của đô thị hóa.
Teho SGK Địa lí lớp 11, trang 37 phần lãnh thổ Hoa Kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ chia làm 3 vùng: vùng phía Tây, vùng phía Đông và vùng Trung tâm.
Phần lớn các bang ở phía bắc của vùng có khí hậu ôn đới. Các bang ven vịnh Mê-hi-cô có khí hậu cận nhiệt. Đồng bằng ven vịnh Mê-hi-cô là vùng trồng lúa gạo và các nông sản nhiệt đới chủ yếu của Hoa Kì.
Vùng Đông Bắc là vùng có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất của Hoa Kì với các trung tâm lớn chạy dài từ Bôxton đến Oasinhton.
Hoa Kì được thành lập năm 1776, nhưng đến năm 1890 nền kinh tế đã vượt qua Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu thế giới cho đến ngày nay. GDP bình quân theo đầu người năm 2004 là 39739 USD đứng sau Châu Âu (14146,7 tỉ USD)
Trước đây, sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo ô-tô, đóng tàu, hóa chất, dệt,… Hiện nay, sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại như hóa dầu, công nghiệp hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử, viễn thông…
Trong ngành công nghiệp, Hoa Kì đứng thứ nhất thế giới về: điện (3979 tỉ kWh), ô tô các loại (16,8 triệu chiếc) năm 2004.
Theo SGK Địa lí lớp 11, trang 41: "Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tải của Hoa Kì hiện đại nhất thế giới. Hoa Kì có số sân bay nhiều nhất thế giới với khoảng 30 hãng hàng không lớn hoạt động, vận chuyển 1/3 tổng số hành khách trên thế giới".
Theo SGK Địa lí 11, trang 43: "Giá trị sản lượng của nông nghiệp năm 2004 là 105 tỉ USD, chiếm 0,9% GDP".
Khu vực dịch vụ phát triển mạnh với tỉ trọng trong GDP năm 1960 là 62,1 %, năm 2004 là 79,4 %
Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tải của Hoa Kì hiện đại nhất thế giới. Hoa Kì có số sân bay nhiều nhất thế giới với khoảng 30 hãng hàng không lớn hoạt động, vận chuyển 1/3 tổng số hành khách trên thế giới. Năm 2004, Hoa Kì có tới 6,43 triệu km đường ô tô và 226,6 nghìn km đường sắt. Ngoài ra vận tải biển và vận tải đường ống cũng rất phát triển.
Năm 2002, Hoa Kì có hơn 600 nghìn tổ chức ngân hàng, tài chính thu hút khoảng 7 triệu lao động. Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, đang tạo ra nguồn thu lớn và nhiều lợi thế cho kinh tế Hoa Kì.
Như vậy, nhận định D là sai.
Trong ngành công nghiệp, Hoa Kì đứng thứ hai thế giới về: vàng, bạc, đồng, chì, than đá, đứng thứ nhất về phốt phát, môlipđen, thứ 3 về dầu mỏ.
Theo SGK Địa lí 11, trang 42: "Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì".
Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tải của Hoa Kì hiện đại nhất thế giới. Hoa Kì có số sân bay nhiều nhất thế giới với khoảng 30 hãng hàng không lớn hoạt động, vận chuyển 1/3 tổng số hành khách trên thế giới. Năm 2004, Hoa Kì có tới 6,43 triệu km đường ô tô và 226,6 nghìn km đường sắt. Ngoài ra vận tải biển và vận tải đường ống cũng rất phát triển.
Như vậy, nhận định giao thông đường biển không chiếm vị trí hàng đầu thế giới là đúng.
Địa hình gò đồi, có nhiều đồng cỏ của Hoa Kì thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc đàn là
- Vùng phía Tây: Vùng phía Tây còn gọi là vùng Cooc-đi-e bao gồm các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000 m, chạy song song theo hướng bắc – nam, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc.
- Vùng Trung tâm: Vùng này gồm các bang nằm giữa dãy A-pa-lat và dãy Rốc-ki. Phần phía tây và phía bắc có địa hình gò đồi thấp, nhiều đồng cỏ rộng thuận lợi cho phát triển chăn nuôi.
=> Như vậy, cả phía Tây và vùng Trung tâm Hoa Kì đều có thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Theo SGK Địa lí 11, trang 44: "Hoa Kì là nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. [...] Giá trị xuất khẩu khoảng 20 tỉ USD".
Ngành công nghiệp chiếm phần lớn giá trị hàng hóa xuất khẩu của cả nước ở Hoa Kì là ngành công nghiệp chế biến.
Công nghiệp chế biến chiếm 84\% giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kì.
Các ngành sản xuất chủ yếu ở vùng Đông Bắc Hoa Kì là ngành công nghiệp luyện kim, chế tạo ô tô, đóng tàu, dệt và hóa chất.
Theo SGK Địa lí lớp 11, trang 41: "Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tải của Hoa Kì hiện đại nhất thế giới. Hoa Kì có số sân bay nhiều nhất thế giới với khoảng 30 hãng hàng không lớn hoạt động, vận chuyển 1/3 tổng số hành khách trên thế giới".
Công nghiệp khai khoáng Hoa Kì đứng đầu thế giới về khai khoáng phốt phát và môlipđen.
Theo SGK Địa lí lớp 11, trang 42: "Năm 2002, Hoa Kì có hơn 600 nghìn tổ chức ngân hàng, tài chính thu hút khoảng 7 triệu lao động"
Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì. Tuy nhiên, tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp trong GDP có xu hướng giảm năm 1960 là 33,9 % năm 2004 là 19,7 %. Sản xuất công nghiệp của Hoa Kì gồm ba nhóm ngành:
- Công nghiệp chế biến chiếm 84,2 % giá trị hàng xuất khẩu của cả nước và thu hút trên 40 triệu lao động (năm 2004).
- Công nghiệp điện lực gồm nhiệt điện, điện nguyên tử, thủy điện và các loại khác như: điện địa nhiệt, điện tử gió, điện mặt trời.
- Công nghiệp khai thác khoảng đứng đầu thế giới về khai thác phốt phát, môliđen; thứ hai về vàng, bạc, đồng, chì than đá và thứ ba về dầu mỏ.
=> Như vậy, nhận định B là sai.
Hình thức tổ chức chủ yếu trong nông nghiệp Hoa Kì là các trang trại. Tuy nhiên số lượng trang trại đang có xu hướng giảm, nhưng diện tích bình quân mỗi trang trại lại tăng lên. Hiện nay có khoảng 2,1 triệu trang trại ở Hoa Kì.
Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Hoa Kì chiếm 12\% tổng giá trị ngoại thương thế giới. Giá trị nhập siêu của Hoa Kì ngày càng lớn (1990 nhập siêu 123,4 tỉ USD đến năm 2004 nhập siêu 707,2 tỉ USD).
Theo SGK Địa lí lớp 11, trang 41: "Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tải của Hoa Kì hiện đại nhất thế giới".
Sản xuất công nghiệp Hoa Kì gồm: Công nghiệp chế biến, công nghiệp điện lực, công nghiệp khai khoáng.
Hòa Kì có nền nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới. Giá trị sản lượng của nông nghiệp năm 2004 là 105 tỉ USD, chiếm 0,9 % GDP.
Cơ cấu nông nghiệp có sự chuyển dịch: giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông và tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp trong giá trị sản lượng toàn ngành nông nghiệp.
Theo SGK Địa lí lớp 11, trang 41: "Hoa Kì được thành lập năm 1976, nhưng đến năm 1890 nền kinh tế đã vượt qua Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu thế giới cho đến nay".
Tổng kinh ngạch xuất, nhập khẩu của Hoa Kì năm 2004 là 2344,2 tỉ USD chiếm khoảng 12 % tổng giá trị ngoại thương thế giới. Từ năm 1990 đến năm 2004, giá trị nhập siêu của Hoa Kì ngày càng lớn: năm 1990 nhập siêu 123,4 tỉ USD, năm 2004 nhập siêu 707,2 tỉ USD. Hoa Kì trở thành quốc gia có hoạt động ngoại thương phát triển nhất trên thế giới.
Trước đây, sản xuất công nghiệp tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo ô-tô, đóng tàu, hóa chất, dệt,… Hiện nay, sản xuất công nghiệp mở rộng xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương với các ngành công nghiệp hiện đại như hóa dầu, công nghiệp hàng không – vũ trụ, cơ khí, điện tử, viễn thông…
Ngành hàng không của Hoa Kì do có kĩ thuật hiện đại, có nhiều sân bay và hơn 30 hãng hàng không, đã vận chuyển số lượng khách hàng chiếm khoảng: 1/3 của toàn thế giới.
Theo SGK Địa lí 11 trang 42, Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu cho Hoa Kì.
Hoa Kì được thành lập năm 1776, nhưng đến năm 1890 nền kinh tế đã vượt qua Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu thế giới cho đến ngày nay.
Như vậy, cuối thể kỉ XIX nền kinh tế Hoa Kì đã vươn lên vị trí hàng đầu thế giới.
Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay của Hoa Kì, các ngành công nghiệp Hàng không - vũ trụ, điện tử có tỉ trọng ngày càng tăng.
Theo SGK Địa lí lớp 11, trang 41: "Hoa Kì được thành lập năm 1776, nhưng đến năm 1890 nền kinh tế đã vượt qua Anh, Pháp để giữ vị trí đứng đầu thế giới cho đến ngày nay". Như vậy, hiện nay, Hoa Kì là nền kinh tế số 1 thế giới.
Khu vực dịch vụ phát triển mạnh với tỉ trọng trong GDP năm 1960 là 62,1 %, năm 2004 là 79,4 %
a) Ngoại thương
Tổng kinh ngạch xuất, nhập khẩu của Hoa Kì năm 2004 là 2344,2 tỉ USD chiếm khoảng 12 % tổng giá trị ngoại thương thế giới. Từ năm 1990 đến năm 2004, giá trị nhập siêu của Hoa Kì ngày càng lớn: năm 1990 nhập siêu 123,4 tỉ USD, năm 2004 nhập siêu 707,2 tỉ USD
b) Giao thông vận tải
Hệ thống các loại đường và phương tiện vận tải của Hoa Kì hiện đại nhất thế giới. Hoa Kì có số sân bay nhiều nhất thế giới với khoảng 30 hãng hàng không lớn hoạt động, vận chuyển 1/3 tổng số hành khách trên thế giới. Năm 2004, Hoa Kì có tới 6,43 triệu km đường ô tô và 226,6 nghìn km đường sắt. Ngoài ra vận tải biển và vận tải đường ống cũng rất phát triển.
c) Các ngành tài chính, thông tin liên lạc, du lịch
Năm 2002, Hoa Kì có hơn 600 nghìn tổ chức ngân hàng, tài chính thu hút khoảng 7 triệu lao động. Ngành ngân hàng và tài chính hoạt động khắp thế giới, đang tạo ra nguồn thu lớn và nhiều lợi thế cho kinh tế Hoa Kì.
=> Như vậy, nhận định "Từ những năm 90 (thế kỉ XX) đến nay, giá trị xuất siêu ngày càng lớn" là sai.
Theo SGK Địa lí lớp 11, trang 43: "Hoa Kì có nền nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới".
Công nghiệp là ngành tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì.
Trước đây công nghiệp Hoa Kì tập trung ở Đông Bắc với các ngành truyền thống; hiện nay mở rộng xuống phía nam và Thái Bình Dương với các ngành hiện đại.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới