Tiêu hóa ở khoang miệng

Tiêu hóa ở khoang miệng

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tiêu hóa ở khoang miệng

Lý thuyết về Tiêu hóa ở khoang miệng

I. Tiêu hóa ở khoang miệng

a. Cấu tạo khoang miệng:

Related image

b. Các hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng:

Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:

- Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn.

+ Tác dụng: làm cho thức ăn trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt.

- Biến đổi hóa học: Hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt.

+Tác dụng: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường Mantôzơ.

Image result for Bảng 25 biến đổi thức ăn ở khoang miệng

II. Nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

- Thức ăn được đẩy xuống thực quản nhờ hoạt động chủ yếu của lưỡi và được đầy xuống dạ dày nhờ các hoạt động co dãn nhịp nhàng của cơ thực quản.

- Thức ăn qua thực quản rất nhanh (Chỉ 2 đến 4 giây) nên có thể coi như thức ăn không được biến đổi gì về mặt hóa học và lý học.

- Khi thức ăn đi qua thực quản, nắp thanh quản sẽ đậy lại nhờ đó thức ăn không bị lọt vào khí quản.

Image result for nuốt và đẩy thức ăn qua thực quản

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Thức ăn được đẩy xuống thực quản chủ yếu nhờ hoạt động của:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lưỡi

Kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học 8.

Câu 2: Thức ăn được đẩy xuống dạ dày nhờ hoạt động của:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thức ăn được đẩy xuống dạ dày nhờ hoạt động của các cơ thực quản: Các cơ vòng ở thực quản lần lượt co, đẩy viên thức ăn xuống dạ dày.

Câu 3: Loại răng nào có vai trò chính là nghiền nát thức ăn?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Răng hàm to, nhiều gờ cứng giúp nghiền nát thức ăn một cách dễ dàng.

Câu 4: Vai trò của khoang miệng ở người là?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khoang miệng có răng và các cơ nhai giúp tiêu hóa cơ học. Ngoài ra khoang miệng có nước bọt chứa enzim amilaza tiêu hóa một phần tinh bột thành mantôzơ.

Như vậy, vai trò nói chung ở khoang miệng là nơi nghiền nhỏ thức ăn và tiêu hóa một phần tinh bột.

Câu 5: Nước bọt có độ pH khoảng  

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nước bọt có pH = 7,2. Kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học 8

Câu 6: Loại đường nào dưới đây được hình thành trong khoang miệng khi chúng ta nhai kĩ cơm?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Enzim amilaza trong nước bọt biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantôzơ (đường đôi).

Câu 7: Quá trình tiêu hóa ở khoang miệng gồm những giai đoạn nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Biến đổi lí học và biến đổi hóa học.

+ Biến đổi lí học: Tiết nước bọt, nhai và đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn…

+ Biến đổi hóa học: Hoạt động của emzim amilaza trong nước bọt.

Câu 8: Khi thức ăn đi qua thực quản, nắp thanh quản đậy lại giúp:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi thức ăn đi qua thực quản, nắp thanh quản đậy lại, đóng kín lỗ khí quản để thức ăn không bị lọt vào đường hô hấp.

Câu 9: Trong nước bọt có chứa loại enzim nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong nước bọt có chứa emzim amilaza.

(Đây là kiến thức cơ bản, các em xem lại SGK Sinh học 8)

Câu 10: Mỗi ngày, một người bình thường tiết khoảng bao nhiêu ml nước bọt?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trung bình mỗi ngày cơ thể ta tiết ra khoảng 800- 1200 ml nước bọt.

(Kiến thức cơ bản, các em nghiên cứu phần Em có biết, SGK Sinh học 8)

Câu 11: Tuyến nước bọt lớn nhất của con người nằm ở đâu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

(Quan sát hình ảnh có thể thấy rõ tuyến nước bọt nằm dưới lưỡi.)