Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
Phụ lục I
KHUNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Kèm theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
TRƯỜNG: .................................................................. TỔ: .............................................................................. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
KẾ HOẠCH DẠY HỌC CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
MÔN NGỮ VĂN, KHỐI LỚP 7
(Năm học 2022 - 2023)
I. Đặc điểm tình hình
1. Số lớp: ..................; Số học sinh: ...................; Số học sinh học chuyên đề lựa chọn (nếu có):……………
2. Tình hình đội ngũ: Số giáo viên:...................; Trình độ đào tạo: Cao đẳng: ........ Đại học:...........; Trên đại học:.............
Mức đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên [1]: Tốt:.............; Khá:................; Đạt:...............; Chưa đạt:........
3. Thiết bị dạy học: (Trình bày cụ thể các thiết bị dạy học có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT | Thiết bị dạy học | Số lượng | Các bài thí nghiệm/thực hành | Ghi chú |
1 | Sách giáo khoa, Sách giáo viên | Các bài từ 1-10 | ||
2 | Sách bài tập | Các bài từ 1-10 | ||
3 | Sách đọc hiểu mở rộng | Các bài từ 1-10 | ||
4 | Bộ tranh, ảnh… | Các bài từ 1-10 | ||
5 | Bộ video | Các bài từ 1-10 |
4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT | Tên phòng | Số lượng | Phạm vi và nội dung sử dụng | Ghi chú |
1 | ||||
2 | ||||
... |
II. Kế hoạch dạy học[2]
1. Phân phối chương trình
Tổng số tiết: 140 tiết
Tổng số tuần: 35 tuần
Số tiết/tuần: 4 tiết
Cách 1
STT | Bài học (1) | Số tiết (2) | Yêu cầu cần đạt (3) |
HỌC KÌ I | |||
1 | Bài mở đầu | 4 (1-4) | Giúp HS có hiểu biết về: • Những nội dung chính của sách Ngữ văn 7. • Cấu trúc của sách và các bài học trong sách Ngữ văn 7. • Cách sử dụng sách Ngữ văn 7. |
2 | Bài 1. Tiểu thuyết và truyện ngắn | 12 (5-16) | • Nêu được ấn tượng chung về các văn bản đọc hiểu; nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của văn bản. • Nhận biết được từ ngữ địa phương và những nét đặc sắc của ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học. • Viết được bài văn kể về sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. • Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống. • Có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức về trách nhiệm của công dân đối với đất nước; có tình yêu thương con người, biết chia sẻ, cảm thông với người khác và những cảnh ngộ éo le trong cuộc sống. |
3 | Bài 2. Thơ bốn chữ, năm chữ | 12 (17-28) | • Nhận biết được một số yếu tố hình thức của thơ bốn chữ, năm chữ (số tiếng ở mỗi dòng; vần, nhịp; từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ;...) và những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua bài thơ. • Phân tích được tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ. • Bước đầu làm được bài thơ bốn chữ, năm chữ; viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ. • Trao đổi được về một vấn đề. • Yêu thương những người thân trong gia đình; trân trọng các giá trị văn hoá của dân tộc. |
4 | Bài 3. Truyện khoa học viễn tưởng | 12 (29-40) | • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, bối cảnh,...) và nội dung (đề tài, chủ đề và ý nghĩa) của truyện khoa học viễn tưởng. • Nhận biết và vận dụng được số từ, phó từ vào đọc hiểu, viết, nói và nghe có hiệu quả. • Viết được bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc. • Biết thảo luận nhóm về một vấn đề còn gây tranh cãi. • Trân trọng những ý tưởng khoa học, lòng dũng cảm, tình yêu thiên nhiên; thích khám phá, thích tưởng tượng và sáng tạo;... |
5 | Ôn tập và kiểm tra giữa kì I | 4 (41-44) | • Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các kiến thức tiếng Việt, văn học. • Nêu được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập giúp tự đánh giá kết quả học tập giữa kì I. |
6 | Bài 4. Nghị luận văn học Trả bài giữa kì I (trước hoạt động Viết) | 12 (45-56) | • Nhận biết được đặc điểm hình thức (cấu trúc, cách nêu ý kiến, lí lẽ, bằng chứng,...) và nội dung (đề tài, tư tưởng, ý nghĩa,...) của các văn bản nghị luận văn học; mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của bài nghị luận. • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng mở rộng các thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị vào đọc hiểu, viết, nói và nghe có hiệu quả. • Bước đầu biết viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học. Nhận biết được ưu điểm, hạn chế trong bài thi giữa kì I. • Biết thảo luận nhóm về một vấn đề. • Yêu thích tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học. |
7 | Bài 5. Văn bản thông tin | 12 (57-68) | • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (cách trình bày, cách triển khai thông tin,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi. • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng mở rộng trạng ngữ của câu vào đọc hiểu, viết, nói và nghe có hiệu quả. • Biết giới thiệu, thuyết minh, giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi cả trong viết, nói và nghe. • Yêu quý, trân trọng cảnh vật, con người và truyền thống văn hoá của dân tộc. |
8 | Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I | 4 (69-72) | • Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học. • Nêu được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập giúp tự đánh giá kết quả học tập trong học kì I. |
HỌC KÌ II | |||
9 | Bài 6. Truyện ngụ ngôn và tục ngữ | 12 (73-84) | • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,...) của truyện ngụ ngôn và tục ngữ. • Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm – nói tránh; vận dụng được những biện pháp này vào đọc hiểu, viết, nói và nghe có hiệu quả. • Viết được bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn. • Biết kể lại một truyện ngụ ngôn và vận dụng tục ngữ trong đời sống. • Có quan niệm sống đúng đắn và ứng xử nhân văn; khiêm tốn và ham học hỏi; tự tin, dám chịu trách nhiệm. |
10 | Bài 7. Thơ | 12 (85-96) | • Nhận biết được nét độc đáo về hình thức (từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc,...) của bài thơ. • Nhận biết và nêu được tác dụng của một số biện pháp tu từ có trong văn bản; công dụng của dấu chấm lửng; ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh. • Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ. • Trao đổi được về một vấn đề. • Trân trọng tình cảm cha con cao đẹp, tình mẹ con sâu nặng, xúc động. |
11 | Bài 8. Nghị luận xã hội | 12 (97-108) | • Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng. • Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản vào đọc hiểu, viết, nói và nghe có hiệu quả. • Biết viết bài văn nghị luận và trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. • Tự hào về truyền thống yêu nước; có lối sống giản dị, khiêm nhường và biết ơn những thế hệ đã hi sinh vì Tổ quốc. |
12 | Ôn tập và kiểm tra giữa kì II | 4 (109-112) | • Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kì II, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các kiến thức tiếng Việt, văn học. • Nêu được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập giúp tự đánh giá kết quả học tập giữa kì II. |
13 | Bài 9. Tùy bút và tản văn Trả bài giữa kì II (trước hoạt động Viêt) | 12 (113-124) | • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,...), nội dung (đề tài, chủ đề và ý nghĩa,...) của tuỳ bút và tản văn. • Sử dụng đúng một số từ Hán Việt thông dụng. • Biết viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc. Nhận biết được ưu điểm, hạn chế trong bài thi giữa kì II. • Biết trao đổi, thảo luận về một vấn đề. • Yêu quý, trân trọng truyền thống, cảnh vật và con người của quê hương, đất nước. |
14 | Bài 10. Văn bản thông tin | 12 (125-136) | • Nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông tin theo nhóm đối tượng; nhận biết và hiểu được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu,...) trong văn bản. • Nhận biết được thuật ngữ và nghĩa của thuật ngữ để vận dụng vào đời sống. • Viết được văn bản tường trình và biết tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài. • Nghe và tóm tắt được ý chính của bài nói. • Thích tìm hiểu, khám phá các phương tiện đi lại, vận chuyển và tôn trọng các quy định về an toàn giao thông. |
15 | Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II | 4 (137-140) | • Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong sách Ngữ văn 7, chủ yếu là tập hai, gồm các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học. • Nêu được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập giúp tự đánh giá kết quả học tập cuối năm. |
Cách 2
Tổng số tiết: 140 tiết
Tổng số tuần: 35 tuần
Số tiết/tuần: 4 tiết
STT | Bài học (1) | Số tiết (2) | Tuần | Yêu cầu cần đạt (3) | |
1 | Bài mở đầu | Nội dung sách Ngữ văn 7 Cấu trúc sách Ngữ văn 7 | 1,2,3,4 | 1 | Giúp HS có hiểu biết về: • Những nội dung chính của sách Ngữ văn 7. • Cấu trúc của sách và các bài học trong sách Ngữ văn 7. • Cách sử dụng sách Ngữ văn 7. |
2 | Bài 1: Tiểu thuyết và truyện ngắn | Đọc hiểu văn bản: Người đàn ông cô độc giữa rừng | 5,6,7,8,9 | 2-3 | • Nêu được ấn tượng chung về các văn bản đọc hiểu; nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của văn bản. • Nhận biết được từ ngữ địa phương và những nét đặc sắc của ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học. • Viết được bài văn kể về sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. • Trình bày được ý kiến về một vấn đề trong đời sống. • Có tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc và ý thức về trách nhiệm của công dân đối với đất nước; có tình yêu thương con người, biết chia sẻ, cảm thông với người khác và những cảnh ngộ éo le trong cuộc sống. |
Đọc hiểu văn bản: Bài học cuối cùng | |||||
Thực hành tiếng Việt | 10 | ||||
Thực hành đọc hiểu: Dọc đường xứ Nghệ | 11,12 | ||||
Viết: Viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử | 13,14,15 | 4 | |||
Nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống | 16 | ||||
Tự đánh giá và hướng dẫn tự học | |||||
3 | Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ | Đọc hiểu văn bản: Mẹ | 17,18, 19,20 | 5 | • Nhận biết được một số yếu tố hình thức của thơ bốn chữ, năm chữ (số tiếng ở mỗi dòng; vần, nhịp; từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ;...) và những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua bài thơ. • Phân tích được tác dụng của một số biện pháp tu từ trong thơ. • Bước đầu làm được bài thơ bốn chữ, năm chữ; viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ, năm chữ. • Trao đổi được về một vấn đề. • Yêu thương những người thân trong gia đình; trân trọng các giá trị văn hoá của dân tộc. |
Đọc hiểu văn bản: Ông đồ | |||||
Thực hành tiếng Việt | 21 | 6-7 | |||
Thực hành đọc hiểu: Tiếng gà trưa | 22,23 | ||||
Tập làm thơ lục bát | 24,25,26 | ||||
Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề | 27,28 | ||||
Tự đánh giá và hướng dẫn tự học | |||||
4 | Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng | Đọc hiểu văn bản: Bạch tuộc | 29,30 | 8 | • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, bối cảnh,...) và nội dung (đề tài, chủ đề và ý nghĩa) của truyện khoa học viễn tưởng. • Nhận biết và vận dụng được số từ, phó từ vào đọc hiểu, viết, nói và nghe có hiệu quả. • Viết được bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc. • Biết thảo luận nhóm về một vấn đề còn gây tranh cãi. • Trân trọng những ý tưởng khoa học, lòng dũng cảm, tình yêu thiên nhiên; thích khám phá, thích tưởng tượng và sáng tạo;... |
Đọc hiểu văn bản: Chất làm gỉ | 31,32 | ||||
Thực hành tiếng Việt | 33,34 | 9 | |||
Thực hành đọc hiểu: Nhật trình Sol 6 | 35,36 | ||||
Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc | 37,38,39 | 10 | |||
Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề | 40 | ||||
Tự đánh giá và hướng dẫn tự học | |||||
5 | Ôn tập và kiểm tra giữa kì I | Ôn tập | 41,42 | 11 | • Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các kiến thức tiếng Việt, văn học. • Nêu được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập giúp tự đánh giá kết quả học tập giữa kì I. |
Kiểm tra giữa kì I (Hệ số 2) | 43,44 | Chọn một trong số các phương án nêu ở mục 3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ | |||
6 | Bài 4: Nghị luận văn học | Đọc hiểu văn bản: Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” | 45,46 | 12 | • Nhận biết được đặc điểm hình thức (cấu trúc, cách nêu ý kiến, lí lẽ, bằng chứng,...) và nội dung (đề tài, tư tưởng, ý nghĩa,...) của các văn bản nghị luận văn học; mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của bài nghị luận. • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng mở rộng các thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị vào đọc hiểu, viết, nói và nghe có hiệu quả. • Bước đầu biết viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học. Nhận biết được ưu điểm, hạn chế trong bài thi giữa kì I. • Biết thảo luận nhóm về một vấn đề. • Yêu thích tìm hiểu, khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn học. |
Đọc hiểu văn bản: Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” | 47,48 | ||||
Thực hành tiếng Việt | 49 | 13-14 | |||
Thực hành đọc hiểu: Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” | 50,51 | ||||
Viết: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật | 52,53 | ||||
Trả bài giữa kì I | 54 | ||||
Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề | 55,56 | ||||
Tự đánh giá và hướng dẫn tự học | |||||
7 | Bài 5: Văn bản thông tin | Đọc hiểu văn bản: Ca Huế | 57,58 | 15 | • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (cách trình bày, cách triển khai thông tin,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,...) của văn bản giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi. • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng mở rộng trạng ngữ của câu vào đọc hiểu, viết, nói và nghe có hiệu quả. • Biết giới thiệu, thuyết minh, giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi cả trong viết, nói và nghe. • Yêu quý, trân trọng cảnh vật, con người và truyền thống văn hoá của dân tộc. |
Đọc hiểu văn bản: Hội thi thổi cơm | 59,60 | ||||
Thực hành tiếng Việt | 61,62 | 16 | |||
Thực hành đọc hiểu: Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang | 63,64 | ||||
Viết: Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi | 65,66,67 | 17 | |||
Nói và nghe: Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi | 68 | ||||
Tự đánh giá và hướng dẫn tự học | |||||
8 | Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I | Ôn tập | 69,70 | 18 | • Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học. • Nêu được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập giúp tự đánh giá kết quả học tập trong học kì I. |
Kiểm tra học kì I | 71,72 | Chọn một trong số các phương án nêu ở mục 3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ | |||
9 | Bài 6: Truyện ngụ ngôn và tục ngữ | Đọc hiểu văn bản: Ếch ngồi đáy giếng | 73,74,75,76,77 | 19-20 | • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, vần, nhịp, hình ảnh,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, bài học,...) của truyện ngụ ngôn và tục ngữ. • Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm – nói tránh; vận dụng được những biện pháp này vào đọc hiểu, viết, nói và nghe có hiệu quả. • Viết được bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện ngụ ngôn. • Biết kể lại một truyện ngụ ngôn và vận dụng tục ngữ trong đời sống. • Có quan niệm sống đúng đắn và ứng xử nhân văn; khiêm tốn và ham học hỏi; tự tin, dám chịu trách nhiệm. |
Đọc hiểu văn bản: Đẽo cày giữa đường; Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) | |||||
Thực hành tiếng Việt | 78 | ||||
Thực hành đọc hiểu: Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân; Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) | 79,80 | ||||
Viết: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật | 81,82,83 | 21 | |||
Nói và nghe: Kể lại một truyện ngụ ngôn | 84 | ||||
Tự đánh giá và hướng dẫn tự học | |||||
10 | Bài 7: Thơ | Đọc hiểu văn bản: Những cánh buồm | 85,86 | 22 | • Nhận biết được nét độc đáo về hình thức (từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...) và nội dung (đề tài, chủ đề, tình cảm, cảm xúc,...) của bài thơ. • Nhận biết và nêu được tác dụng của một số biện pháp tu từ có trong văn bản; công dụng của dấu chấm lửng; ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh. • Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ. • Trao đổi được về một vấn đề. • Trân trọng tình cảm cha con cao đẹp, tình mẹ con sâu nặng, xúc động. |
Đọc hiểu văn bản: Mây và sóng | 87,88 | ||||
Thực hành tiếng Việt | 89,90 | 23 | |||
Thực hành đọc hiểu: Mẹ và quả | 91,92 | ||||
Viết: Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ | 93,94,95 | 24 | |||
Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề | 96 | ||||
Tự đánh giá và hướng dẫn tự học | |||||
11 | Bài 8: Nghị luận xã hội
| Đọc hiểu văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta | 97,98 | 25 | • Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng. • Vận dụng được kiến thức về liên kết, mạch lạc của văn bản vào đọc hiểu, viết, nói và nghe có hiệu quả. • Biết viết bài văn nghị luận và trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. • Tự hào về truyền thống yêu nước; có lối sống giản dị, khiêm nhường và biết ơn những thế hệ đã hi sinh vì Tổ quốc. |
Đọc hiểu văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ | 99,100 | ||||
Thực hành tiếng Việt | 101 | 26-27 | |||
Thực hành đọc hiểu: Tượng đài vĩ đại nhất | 102,103 | ||||
Viết: Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống | 104,105,106 | ||||
Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề trong đời sống | 107,108 | ||||
Tự đánh giá và hướng dẫn tự học | |||||
12 | Ôn tập và kiểm tra giữa kì II | Ôn tập | 109,110 | 28 | • Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong nửa đầu học kì II, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các kiến thức tiếng Việt, văn học. • Nêu được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập giúp tự đánh giá kết quả học tập giữa kì II. |
Kiểm tra giữa kì II | 111,112 | Chọn một trong số các phương án nêu ở mục 3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ | |||
13 | Bài 9: Tùy bút và tản văn | Đọc hiểu văn bản: Cây tre Việt Nam | 113,114 | 29 | • Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chất trữ tình, cái “tôi”, ngôn ngữ,...), nội dung (đề tài, chủ đề và ý nghĩa,...) của tuỳ bút và tản văn. • Sử dụng đúng một số từ Hán Việt thông dụng. • Biết viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc; Nhận biết được ưu điểm, hạn chế trong bài thi giữa kì II. • Biết trao đổi, thảo luận về một vấn đề. • Yêu quý, trân trọng truyền thống, cảnh vật và con người của quê hương, đất nước. |
Đọc hiểu văn bản: Người ngồi đợi trước hiên nhà | 115,116 | ||||
Thực hành tiếng Việt | 117,118 | 30 | |||
Thực hành đọc hiểu: Trưa tha hương | 119,120 | ||||
Viết: Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc | 121,122 | 31 | |||
Trả bài giữa kì II | 123 | ||||
Nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề | 124 | ||||
Tự đánh giá và hướng dẫn tự học | |||||
14 | Bài 10: Văn bản thông tin | Đọc hiểu văn bản: Ghe xuồng Nam Bộ | 125,126 | 32 | • Nhận biết được cách triển khai ý tưởng và thông tin theo nhóm đối tượng; nhận biết và hiểu được tác dụng của cước chú, tài liệu tham khảo, các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ (hình ảnh, số liệu,...) trong văn bản. • Nhận biết được thuật ngữ và nghĩa của thuật ngữ để vận dụng vào đời sống. • Viết được văn bản tường trình và biết tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài. • Nghe và tóm tắt được ý chính của bài nói. • Thích tìm hiểu, khám phá các phương tiện đi lại, vận chuyển và tôn trọng các quy định về an toàn giao thông. |
Đọc hiểu văn bản: Tổng kiểm soát phương tiện giao thông | 127,128 | ||||
Thực hành tiếng Việt | 129 | 33-34 | |||
Thực hành đọc hiểu: Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt Nam ngày xưa | 130,131 | ||||
Viết: Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài | 132,133,134 | ||||
Nói và nghe: Nghe và tóm tắt ý chính của bài nói | 135,136 | ||||
Tự đánh giá và hướng dẫn tự học | |||||
15 | Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II | Ôn tập | 137,138 | 35 | • Trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong sách Ngữ văn 7, chủ yếu là tập hai, gồm các kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học. • Nêu được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập giúp tự đánh giá kết quả học tập cuối năm. |
Kiểm tra học kì II | 139,140 | Chọn một trong số các phương án nêu ở mục 3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ |
2. Chuyên đề lựa chọn (đối với cấp trung học phổ thông)
STT | Chuyên đề (1) | Số tiết (2) | Yêu cầu cần đạt (3) |
1 | |||
2 | |||
… |
(1) Tên bài học/chuyên đề được xây dựng từ nội dung/chủ đề/chuyên đề (được lấy nguyên hoặc thiết kế lại phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường) theo chương trình, sách giáo khoa môn học/hoạt động giáo dục.
(2) Số tiết được sử dụng để thực hiện bài học/chủ đề/chuyên đề.
(3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt theo chương trình môn học: Giáo viên chủ động các đơn vị bài học, chủ đề và xác định yêu cầu (mức độ) cần đạt.
3. Kiểm tra, đánh giá định kỳ
Bài kiểm tra, đánh giá | Thời gian (1) | Thời điểm (2) | Yêu cầu cần đạt (3) | Hình thức (4) |
Giữa Học kỳ 1 | 90 phút | Tuần 11 | - Phương án 1: Đọc hiểu văn bản thơ bốn chữ/năm chữ, viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ/năm chữ. - Phương án 2: Đọc hiểu văn bản truyện, viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. - Phương án 3: Đọc hiểu văn bản thơ bốn chữ/năm chữ, viết bài văn kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. - Phương án 4: Đọc hiểu văn bản truyện, viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ/năm chữ. | Viết Trắc nghiệm + tự luận (Đọc: 50%, viết 50% hoặc đọc: 60%, viết: 40%) |
Cuối Học kỳ 1 | 90 phút | Tuần 18 | - Phương án 1: Đọc hiểu văn bản nghị luận, viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật. - Phương án 2: Đọc hiểu văn bản thông tin, viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc - Phương án 3: Đọc hiểu văn bản thơ, văn bản thông tin; viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật hoặc viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ. | Viết Trắc nghiệm + tự luận (Đọc: 50%, viết 50% hoặc đọc: 60%, viết: 40%) |
Giữa Học kỳ 2 | 90 phút | Tuần 28 | - Phương án 1: Đọc hiểu văn bản truyện ngụ ngôn, viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật - Phương án 2: Đọc hiểu văn bản thơ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ. - Phương án 3: Đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống. - Phương án 4: Đọc hiểu văn bản nghị luận xã hội, viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật. | Viết Trắc nghiệm + tự luận (Đọc: 50%, viết 50% hoặc đọc: 60%, viết: 40%) |
Cuối Học kỳ 2 | 90 phút | Tuần 35 | - Phương án 1: Đọc hiểu văn bản tùy bút hoặc tản văn; viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc; - Phương án 2: Đọc hiểu được văn bản thông tin; viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. - Phương án 3: Đọc hiểu truyên ngụ ngôn, văn bản nghị luận xã hội; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ hoặc viết bài văn nghị luận xã hội. | Viết Trắc nghiệm + tự luận (Đọc: 50%, viết 50% hoặc đọc: 60%, viết: 40%) |
(1) Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá.
(2) Tuần thứ, tháng, năm thực hiện bài kiểm tra, đánh giá.
(3) Yêu cầu (mức độ) cần đạt đến thời điểm kiểm tra, đánh giá (theo phân phối chương trình).
(4) Hình thức bài kiểm tra, đánh giá: viết (trên giấy hoặc trên máy tính); bài thực hành; dự án học tập.
III. Các nội dung khác (nếu có):
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................
TỔ TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên) | …., ngày tháng năm 20… HIỆU TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên) |
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới