Giáo án văn 7 kết nối tri thức bài 7 thế giới viễn tưởng

Giáo án văn 7 kết nối tri thức bài 7 thế giới viễn tưởng

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án văn 7 kết nối tri thức bài 7 thế giới viễn tưởng

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Bài 7: THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG

Ngày soạn:.................

Ngày dạy:...................

A. NỘI DUNG BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN

I. NỘI DUNG BÀI HỌC:

1. Đọc:

* Đọc – hiểu các văn bản:

- VB1: Cuộc trạm chán trên đại dương (Guyn Véc- nơ);

- VB 2: Đường vào trung tâm vũ trụ ( Hà Thuỷ Nguyên);

- VB 3: Dấu ấn Hổ Khanh (Nhật Văn)

*Thực hành tiếng Việt: Mạch lạc và liên kết văn bản, công dụng của dấu chấm lửng.

2. Viết: Viết đoạn văn kể lại một nhân vật có thật.

3. Nói và nghe: Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người.

4. Củng cố, mở rộng:

II. THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 12 tiết – KHGD

Đọc và thực hành tiếng Việt

8 tiết

Viết

3 tiết

Nói và nghe

1 tiết

B. MỤC TIÊU KHI XÂY DỰNG BÀI HỌC

I. NĂNG LỰC

Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học; năng lực tư duy phản biện; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo.

Năng lực đặc thù

Năng lực ngôn ngữ (đọc – viết – nói và nghe); năng lực văn học.

- HS biết cách đọc hiểu một văn bản Khoa học viễn tưởng:

+ Nhận biết được một số yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật. không gian, thời gian; tóm tắt được VB một cách ngắn gọn.

+ Hiểu được đặc điểm và chức năng của liên kết và mạch lạc, công dụng của dấu chấm lửng trong VB.

+ Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, bài viết có sử dụng các yếu tố miêu tả.

+ Biết thảo luận về một vấn đề gây tranh cãi, xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các ý kiến khi thảo luận.

II. PHẨM CHẤT

+ Biết khát vọng và ước mơ; có ý chí biến khát vọng,

+ Biến ước mơ tốt đẹp thành hiện thực.

C. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .

- Thiết kể bài giảng điện tử.

- Phương tiện và học liệu:

+ Các phương tiện: Máy vi tính, máy chiếu đa năng,...

+ Học liệu: Tranh ảnh và phim: GV sử dụng tranh, ảnh, tranh, video liên quan.

+ Phiếu học tập: Sử dụng các phiếu học tập trong dạy học đọc, viết, nói và nghe.

2. Học sinh.

- Đọc phần Kiến thức ngữ văn và hướng dẫn Chuẩn bị phần Đọc – hiểu văn bản trong SGK; chuẩn bị bài theo các câu hỏi trong SGK.

- Đọc kĩ phần Định hướng trong nội dung Viết, Nói và Nghe, và thực hành bài tập SGK.

D. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1.Khởi động

1. Mục tiêu: Giúp HS định hướng được nội dung bài học;tạo được hứng thú, khơi gợi nhu cầu hiểu biết, trí tưởng tượng phong phú của HS; kết nối trải nghiệm trong cuộc sống của các em với nội dung VB.

2. Nội dung: HS vận dụng kiến thức liên môn, trí tưởng tượng và kết quả chuẩn bị bài học ở nhà để làm việc cá nhân và trảlời câu hỏi.

3. Sản phẩm: câu trả lời của HS.

4. Tổ chức thựchiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm cần đạt

Giao nhiệm vụ:

GV nêu nhiệm vụ: Hãy kể tên những nhà khoa học và những phát minh vĩ đại của họ với nhân loại mà em biết?

Nếu là một nhà phát minh, em muốn chế tạo sản phẩm khoa học gì cho tương lai?

Thực hiện nhiệm vụ:

– HS hoạt động cá nhân, dựa vào những hiểu biết của các em về cuộc sống trên Trái Đất hiện nay bày tỏ ngắn gọn các nội dung theo yêu cầu.

Báo cáo, thảo luận:

Yêu cầu khoảng 4 HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân một cách ngắn gọn, súc tích. GV động viên các em phát biểu một cách tự nhiên, chân thật.

Kết luận, nhận định:

– GV cũng có thể (không nhất thiết) chia sẻ cùng HS về mơ ước của bản thân mình, kết nối với bài học: Qua việc đọc VB “Chạm trán giữa đại dương” ở nhà, em có biết đó là cuộc chạm trán gì không? Em có nghĩ với khả năng của con người hiện nay cuộc chạm trán đó có thể xảy ra được không? Vì sao?

–GV khơi gợi vấn đề để nêu nhiệm vụ cho bài học mới.

Câu trả lời của mỗi cá nhân HS (tuỳ theo trí tưởng tượng của mỗi hs).

HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN

a. Mục tiêu: Giúp HS xác định rõ nội dung chủ đề và thể loại văn bản chính của bài học.

b. Nội dung: HS chia sẻ suy nghĩ.

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

1. Giới thiệu bài học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Làm việc cá nhân:

- GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học và cho biết:

1) Bài học 1 gồm những văn bản đọc chính nào?

2) Các VB đọc chính cùng thuộc thể loại gì?

3) VB đọc kết nối chủ đề thuộc thể loại gì?

4) Vì sao các VB đọc chính và VB3 (đọc kết nối chủ điểm) lại cùng xếp chung vào bài học 1?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trả lời câu hỏi của GV

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, chốt vấn đề bài học.

- GV dẫn dắt giới thiệu vào nội dung bài học.

1. Đọc:

* Đọc – hiểu các văn bản:

- VB1: Cuộc trạm chán trên đại dương (Guyn Véc- nơ);

- VB 2: Đường vào trung tâm vũ trụ ( Hà Thuỷ Nguyên);

- VB 3: Dấu ấn Hổ Khanh (Nhật Văn)

*Thực hành tiếng Việt: Mạch lạc và liên kết văn bản, công dụng của dấu chấm lửng.

2. Viết: Viết đoạn văn kể lại một nhân vật có thật.

3. Nói và nghe: Thảo luận về vai trò của công nghệ đối với đời sống con người.

2. KHÁM PHÁ TRI THỨC NGỮ VĂN

a. Mục tiêu: Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại truyện.

b. Nội dung: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu về một số yếu tố cơ bản của thể loại truyện.

c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân trình bày được một số yếu tố cơ bản về thể loại truyện như: đề tài, chi tiết, nhân vật,…

d. Tổ chức thực hiện:

PHIẾU HỌC TẬP 01: TÌM HIỂU TRI THỨC NGỮ VĂN

(Chuẩn bị ở nhà)

1.Thế nào là truyện khoa học viễn tưởng? .

…………………………………………………

…………………………………………………

2. Phân biệt truyện khoa học viễn tưởng với truyện kì ảo?

…………………………………………………

…………………………………………………

………………………………………………….

3. Tìm các yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng.

………………………………………………….

…………………………………………………

………………………………………………….

4. Nêu đề tài và nguồn gốc của truyện khoa học viễn tưởng?

……………………………………………….

………………………………………………..

HĐ của GV và HS

Dự kiến sản phẩm

II. Khám phá tri thức ngữ văn

NV1: Tìm hiểu về đề tài và chi tiết

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK.

- HS trao đổi theo cặp Phiếu học tập 01 đã chuẩn bị trước tại nhà.

1.Thế nào là truyện khoa học viễn tưởng?

2. Phân biệt truyện khoa học viễn tưởng với truyện kì ảo?

3. Tìm các yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng.

4. Nêu đề tài và nguồn gốc của truyện khoa học viễn tưởng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc phần Kiến thức Ngữ văn trong SGK và tái hiện lại kiến thức trong phần đó.

- HS thảo luận cặp đôi nội dung câu hỏi - GV quan sát, hỗ trợ góp ý.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày cá nhân.

- Các HS khác nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

Dự kiến sản phẩm của HS:

1. Đề tài và chi tiết

a. Đề tài

*Khái niệm: Truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm: “... miêu tả một thực tại tưởng tượng.

*Phân biệt truyện khoa học viễn tưởng và truyện kì ảo: Truyện kì ảo là “một thể loại hư cấu bậc cao. Các sự kiện trong truyện kì ảo không thể thực sự xảy ra, mà dường như là do phép thuật

* Các yếu tố của Truyện khoa học viễn tưởng.

+ Đề Tài

+ Không gian.

+ Cốt truyện.

+ Nhân vật chính.

*Nguồn gốc: Truyện khoa học viễn tưởng bắt nguồn từ phương Tầy ở thế kỉ XIX và phát triển mạnh mẽ trong thế kỉ XX. Ở Việt Nam, phải đến thế kỉ XXI, khi khoa học công nghệ phát triển, thể loại này mới thực sự khởi sắc.

II. ĐỌC VĂN BẢN 1: CUỘC CHẠM TRÁN TRÊN ĐẠI DƯƠNG

(Trích Hai vạn dặm dưới đại đương - Giuyn Vec-nơ)

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm cần đạt

1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung

– Yêu cầu HS trình bày ngắn gọn thông tin giới thiệu về nhà văn Giuyn Vec-nơ (HS đã chuẩn bị ở nhà, nhiệm vụ 2 trong phiếu học tập số 1).

– Hướng dẫn HS bước đầu định hướng cách đọc văn bản Chạm trán giữa đại dươn: Em đã biết thế nào là truyện, cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật… Dựa vào những hiểu biết này, em định hướng sẽ thực hiện những hoạt động nào để đọc hiểu văn bản “Chạm trán giữa đại dương”?

2. Khám phá văn bản

a. Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu đề tài, ngôi kể, nhân vật, cốt truyện

Giao nhiệm vụ:

– GV yêu cầu HS dựa vào phiếu học tập số 2 (đã chuẩn bị ở nhà) và cho biết đề tài, ngôi kể, nhân vật trong truyện.

– GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi: Dựa trên kết quả của phiếu học tập số 2, tóm tắt bằng lời câu chuyện trong văn bản Chạm trán giữa đại dương.

– GV yêu cầu HS: Từ việc đọc văn bản ở nhà và tóm tắt cốt truyện, em hãy chọn đọc một đoạn trong văn bản mà em thấy lý thú nhất; chia sẻ lí do vì sao em ấn tượng với đoạn đó; chỉ ra tác dụng của các thẻ chỉ dẫn trong đoạn VB em đọc (nếu có).

– GV yêu cầu HS trao đổi về những từ ngữ khó trong VB.

Thực hiện nhiệm vụ:

– HS trả lời câu hỏi.

– HS đọc diễn cảm một số đoạn được chọn trong VB, chú ý sử dụng các thẻ chỉ dẫn đọc ở bên phải VB.

– Tìm hiểu nghĩa của các từ khó, ghi lại những từ chưa hiểu; vận dụng các câu hỏi trong khi đọc để hiểu VB.

Báo cáo, thảo luận:

– HS trả lời câu hỏi, thảo luận, đọc diễn cảm.

– HS giải thích nghĩa của các từ được chú thích trong SGK, nêu những từ khó mà chưa được chú thích.

Kết luận, nhận định:

GV nhận xét cách đọc của HS và kết luận về đề tài, nhân vật, ngôi kể, cốt truyện.

b. Tìm hiểu về cuộc Chạm trán trên đại dương

Giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và nhóm. Một số nhóm thực hiện phiếu học tập số 3 tìm hiểu về hình dáng của con cá và cuộc đuổi bắt, đọ sức với "nó"

Thực hiện nhiệm vụ:

–HS hoàn thành sản phẩm cá nhân, thống nhất kết quả của nhóm, ghi câu trả lời vào phiếu học tập.

–GV quan sát, hỗ trợ HS.

Báo cáo, thảo luận:

Đại diện khoảng 3 nhóm trình bày kết quả thực hiện phiếu học tập số 3 và thảo luận.

Kết luận, nhận định:

– GV nhận xét, đánh giá; chốt lại kiến thức.

c. Tìm hiểu cuộc chạm trán đầy bất ngờ

Giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS đọc đoạn cuối truyện và thực hiện các nhiệm vụ sau:

Học sinh hoàn thành các phiếu học tập 4 bằng hình thức hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm

Em hãy hình dung mũi lao trong tay Net đã đâm trúng gì vậy?

- Ba nhân vật của chúng ta đã phát hiện ra điều gì bất ngờ

- Cuộc chám trán bất ngờ trên đại dương đã dẫn ba nhân vật Pi-e A-ro-nac, Nét Len, Công xây vào cuộc phiêu lưu trong không gian nào? Lúc ấy, không gian này quen thuộc hay xa lạ với họ?

Gv: Năm 1868 khi Giuyn Vec-nơ hoàn thành Hai vạn dặm dưới biển thì điện năng còn là một điều vô cùng xa lạ với con người, nó chưa phải là năng lượng chủ yếu của công nghiệp thời bấy giờ

- Nhan đề "Hai vạn dặm dưới biển" đã thể hiện ước mơ gì của Giuyn Vec-nơ và những người cùng thời với ông? Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa như thế nào?

Gv: Với tài năng và trí tưởng tượng của mình Giuyn Vec-nơ đã thể hiện ước mơ, khát vọng chinh phục đại dương của con người lúc bấy giờ.

Và sau gần hai thế kỉ chiếc tàu ngầm và nguồn năng lượng điện năng đã không còn xa lạ đối với nhân loại và điều đó đã chứng minh lý tưởng của ông, ước mơ của ông, khát vọng của ông không phải là những ý tưởng viển vông.

GV nhắc các em chú ý một trong những đặc điểm của thể loại truyện khoa học viễn tưởng: Khoa học chính là “cái lõi sự thực” của những cầu chuyện viễn tưởng.

- Theo em nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở hiện thực nào?

Nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở khoa học về công nghệ chế tạo tàu biển. Vào thời điểm Giuyn Véc-nơ cho ra đời tác phẩm Hai vạn dặm dưới biền, thế giới đã có tàu chạy dưới mặt nước nhưng vô cùng thô sơ (di chuyển chậm nhờ mái chèo), không hiện đại và tối tân như tàu ngẩm Nau-ti-luýt (chạy bằng động cơ điện với vặn tốc rất cao).

- Việc để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất sẽ có tác dụng gì?

Người kể chuyện ngôi thứ nhất đổng thời la vị giáo sư, trực tiếp xuất hiện và tham gia vào diễn biến cốt truyện, vì thế cầu chuyện vể chiếc tàu ngầm tối tần được kể lại mang tính khoa học cao. Những kiến thức hay lập luận của nhân vật người kể chuyện vể các vấn đề ki thuật, công nghệ và đại dương vừa đảm bảo tính chính xác vì tuân theo lô-gíc khoa học, vừa đảm bảo sức hấp dẫn nhờ trí tưởng tượng phong phú của nhà văn.

- Nếu để Nét Len hay Công-xầy đảm nhiệm chức năng người kể chuyện thì cầu chuyện sẽ phát triển theo hướng nào?

Hẳn là cầu chuyện sẽ thiếu đi sức hấp dẫn của những kiến thức uyên bác vế kĩ thuật và thế giới tự nhiên qua điểm nhìn của một nhà khoa học.

- Liệt kê những câu văn thể hiện tư duy logic đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nac - người kể chuyện - về chiếc tàu ngầm?( Hs hoàn thành câu hỏi bằng cách điền vào sơ đồ trong phiếu học tập số 4)

- Đề tài của tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển là gi? Hiện nay, đề tài đó có còn nhận dược sự quan tâm đặc biệt của chúng ta nữa hay không? Vì sao?

- Theo em, con người cần làm gi để vừa chinh phục dại dương vừa không làm ảnh hưởng môi trường biển?

Thực hiện nhiệm vụ:

–-HS đọc và tự chọn chi tiết ấn tượng nhất đối với bản thân.HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm

–GV gợi ý HS tự đặt mình vào hoàn cảnh nhân vật để lí giải.

Báo cáo, thảo luận:

HS chia sẻ kết quả sản phẩm, trao đổi, thảo luận.

Kết luận, nhận định:

–GV nhận xét, đánh giá chung, nhấn mạnh những chi tiết hay, những cách cảm nhận, lí giải sâu sắc và tinh tế.

–Liên hệ thực tế, gợi dẫn đến trí tưởng tượng, óc sáng tạo, khát vọng chinh phục những điều kì bí trong vũ trục bao la của con người nhằm biến những điều không thể thành điều có thể trong tương lai…

3. Tổng kết

Nêu nội dung chính của truyện “Chạm trán trên đại dương”.

– Điều gì đã làm nên sức hấp hẫn của truyện?

Truyện đã tác động như thế nào đến suy nghĩ và tình cảm của em?

GV kết nối với những nội dung chính của bài học, nhấn mạnh đề tài, chi tiết, tính cách nhân vật khi đọc truyện; chốt kiến thức toàn bài.

1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

– Giuyn Vec-nơ (1828 - 1905) là nhà văn người Pháp

–Ông được xem là "cha đẻ" của thể loại truyện khoa học viễn tưởng

b. Cách đọc hiểu văn bản truyện

2. Khám phá văn bản

a. Tìm hiểu đề tài, ngôi kể, nhân vật, cốt truyện

– Truyện kể về cuộc rượt đuổi rồi đọ sức giữa tàu chiến với "con cá" và sự thật bất ngờ về "con cá" đó

– Đề tài về khoa học viễn tưởng

– Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật tôi (giáo sư) ngôi thứ nhất

– Các sự kiện chính trong câu chuyện:

+ Mọi thứ đã sẵn sang để nghênh chiến và cuộc rượt đuổi với "con cá"

+ Cuộc đọ sức giữa tàu chiến với "con cá"

+ Những phán đoán và sự thật bất ngờ về "con cá" đó

– Giải thích nghĩa của từ được chú thích trong SGK. HS có thể nêu thêm những từ khó khác.

b. Cuộc đuổi bắt và đọ sức với "con cá"

Hình dáng của "con cá"

- Màu sắc: có ánh điện

- Dài không quá 80 m

- Hình dáng: cân đối cả 3 chiều

- Hoạt động: đuôi quẫy sóng mạnh chưa từng có; khi thở hai lỗ mũi vọt ra hai cột nước khổng lồ cao đến 40 m.

Cuộc đuổi bắt

- Kéo dài ít nhất 45 phút

- Tốc độ của con tàu tối tân không theo kịp "con cá"

- "Nó" không tỏ vẻ gì mệt mỏi

Cuộc đọ sức

- Tàu kêu răng rắc

- Tất cả các thành viên trên tàu đều bị văng xuống biển chìm nghỉm

Nx: Hình dáng lạ lùng, sức mạnh khủng khiếp

c. Cuộc chạm trán đầy bất ngờ

Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật: Pi e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len vào cuộc phiêu lưu trước tiên là trong khoang chiếc tàu ngầm và sau đó là dưới đáy biển sầu. Lúc ấy, không gian này hoàn toàn xa lạ với họ

- Thể hiện ước mơ, khát vọng chinh phục đại dương của con người lúc bấy giờ

- Dựa trên cơ sở hiện thực là khoa học về công nghệ chế tạo tàu biển.

3. Tổng kết

– Truyện kể về cuộc thám hiểm trên đại dương của giáo sư Pi-e A-rôn-nac cùng hai trợ thủ của ông và cuộc chạm trán đầy bất ngờ của họ trên đại dương.

– Về sức hấp dẫn của truyện:

+ Sự khám phá đầy bất ngờ và thú vị của các nhà thám hiểm khác xa với sự hình dung và tưởng tượng của người đọc lúc đầu

+ Nghệ thuật miêu tả tinh tế đầy sức hấp dẫn và lôgic

–HS nêu nhận thức riêng về sự tác động của truyện đến bản thân.

Hoạt động 3. Luyện tập

1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kĩ năng đã học.

2. Nội dung: HScủng cố kiến thức về đọc hiểu VB truyện; thực hành viết đoạn văn ngắn từ một nội dung của truyện.

3. Sản phẩm: Đoạn văn của HS.

4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm cần đạt

1. Luyện tập đọc hiểu

Giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau: Khi đọc một VB truyện, em cần chú ý những yếu tố nào?

Thực hiện nhiệm vụ:

­HS làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ.

Báo cáo, thảo luận:

Khoảng 3, 4 HS chia sẻ kết quả sản phẩm, góp ý, bổ sung cho sản phẩm của bạn.

Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, đánh giá kết quả sản phẩm, nhấn mạnh cho HS một số kĩ năng đọc hiểu.

2. Viết kết nối với đọc

Giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS:Viết đoạn văn (khoảng 5 7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) vé sự kiện diẽn ra sau tinh huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngâm.

Thực hiện nhiệm vụ:

Hướng dẫn HS chọn nhân vật kể, ngôi kể; lựa chọn giọng kể phù hợp, đảm bảo sự việc, đầy đủ chi tiết. GV quan sát, hỗ trợ những HS gặp khó khăn.

Báo cáo, thảo luận:

Một sốHS trình bày đoạn văn trước lớp. Các HS khác căn cứ vào các tiêu chí đánh giá để nhận xét về sản phẩm của bạn. Các tiêu chí có thể như sau:

­–Nội dung: Có thể tưởng tượng ra những tình huống mà 3 nhân vật gặp phải khi vào bên trong con tàu ngầm, tận mắt chứng kiến những thiết bị hiện đại, giải đáp những thắc mắc của họ lúc trước về con tàu này…

­–Ngôi kể: Sử dụng ngôi kể thứ nhất

­–Chính tả và diễn đạt: Đúng chính tả và không mắc lỗi diễn đạt

­–Dung lượng; Đoạn văn khoảng 5- 7 câu

Kết luận, nhận định:

GV nhận xét, đánh giá; rút kinh nghiệm cho HS.

– Câu trả lời:

+ Cần chú ý đề tài để có định hướng đọc hiểu đúng.

+ Chú ý các sự kiện chính, chi tiết tiêu biểu về nhân vật (lời nói, cử chỉ, hành động,…) để hiểu nội dung, nghệ thuật của truyện.

Đoạn văn của HS bảo đảm đúng yêu cầu.

Hoạt động 4. Vận dụng

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống mới trong học tập và thực tiễn.

2. Nội dung: Vẽ tranh, tự chọn đọc một VB truyện có chủ đề về thế giới tuổi thơ.

3. Sản phẩm: Nhật kí đọc sách.

4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Dự kiến sản phẩm cần đạt

Giao nhiệm vụ:

GV yêu cầu HS thực hiện ở nhà:

Vẽ tranh thể hiện phát minh vĩ đại của con người trong tương lai

–Tìm đọc một truyện ngắn có chủ đề về khoa học viễn tưởng và điền thông tin phù hợp vào nhật kí đọc sách do em thiết kế theo mẫu gợi ý. Chuẩn bị chia sẻ kết quả đọc mở rộng của em với các bạn trong nhóm hoặc trước lớp.

Thực hiện nhiệm vụ:

HS tự tìm đọc một truyện ngắn theo yêu cầu, nhận biết đề tài, chi tiết, ấn tượng chung về nhân vật và ghi lại kết quả đọc vào nhật kí đọc sách; chuẩn bị trao đổi kết quả đọc ở tiết Đọc mở rộng.

–Tranh vẽ của HS.

–Nhật kí đọc sách, chuẩn bị cho phần trao đổi ở tiết Đọc mở rộng.

Phụ lục phiếu học tập

Phiếu học tập số 2

1.Tìm hiểu, ghi vắn tắt thông tin giới thiệu về nhà văn Giuyn Vec-nơ

Điều em tìm hiểu được về nhà văn Giuyn Vec-nơ:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2.. Hãy chia sẻ cảm xúc, ấn tượng ban đầu của em sau khi đọc văn bản Chạm trán giữa đại dương

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

.