Giáo án văn 7 kết nối tri thức bài 2 khúc nhạc tâm hồn

Giáo án văn 7 kết nối tri thức bài 2 khúc nhạc tâm hồn

4.1/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án văn 7 kết nối tri thức bài 2 khúc nhạc tâm hồn

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

BÀI 2: KHÚC NHẠC TÂM HỒN

Đọc - hiểu văn bản (2)

GẶP LÁ CƠM NẾP (2 tiết)

Thanh Thảo

I. MỤC TIÊU

1. Yêu cầu cần đạt

1. Về năng lực

* Năng lực chung

- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm

- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc xem video bài giảng, đọc tài liệu và hoàn thiện phiếu học tập của giáo viên giao cho trước khi tới lớp

- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong hoạt động luyện tập

* Năng lực đặc thù

- Đọc diễn cảm bài thơ “ Gặp lá cơm nếp” [1]

- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ bốn chữ và năm chữ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. [2]

- Nêu được ấn tượng chung về nhà văn Thanh Thảo và văn bản “Gặp lá cơm nếp” [3]

- Nhận biết được biện pháp nghệ thuật và tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong văn bản “Gặp lá cơm nếp” [4]

- Phân tích, suy luận được những nội dung ý nghĩa của bài thơ: Tình cảm gia đình gắn với tình yêu quê hương, đất nước. [5]

- Thấy được: Nỗi nhớ quê của người con xa quê và hình ảnh người mẹ trong kí ức người con. [6]

- Viết được đoạn văn nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ “ Gặp lá cơm nếp” [7]

- Bước đầu biết làm một bài thơ năm chữ, viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ. [8]

2. Về phẩm chất: Tình yêu quê hương, gia đình, sự gắn bó với những sự vật quen thuộc ở quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.

- Tranh ảnh về nhà thơ Thanh Thảo và văn bản “Gặp lá cơm nếp”.

- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)

a. Mục tiêu: HS huy động trải nghiệm của hs về xôi- một trong những món ăn quen thuộc của người Việt từ đó kết nối với văn bản.

b. Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV chiếu các hình ảnh về món xôi nếp và lá cây cơm nếp

? Em hãy chia sẻ cảm nhận của mình về hương vị của món xôi em đã thưởng thức

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS quan sát các hình ảnh về món xôi nếp và lá cây cơm nếp và chia sẻ cảm nhận của mình

B3: Báo cáo, thảo luận

HS trả lời câu hỏi.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Kết nối vào nội dung đọc - hiểu văn bản.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

2.1 Đọc - hiểu văn bản

I. Tìm hiểu chung ( 15’)

Mục tiêu: [1]; [2]; [3]

GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để tìm hiểu về tác giả, KT đặt câu hỏi để HS tìm hiểu văn bản.

HS dựa vào phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà để thảo luận nhóm cặp đôi và trả lời những câu hỏi của GV.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

1. Đọc

- Hướng dẫn đọc diễn cảm, chú ý ngữ điệu, chú ý những câu cần đọc với ngữ điệu đặc biệt

+ Đọc giọng to, rõ ràng diễn cảm. Chú ý khi đọc dòng thơ “Ôi mùi vị quê hương” lưu ý cách ngắt nhịp ¼ nhấn mạnh vào thán từ ôi để biểu dạt tình cảm, cảm xúc của tác giả dành cho quê hương và người mẹ.

Gv đọc mẫu, yêu cầu 3 hs đọc bài thơ gv nhận xét, điều chỉnh cách đọc, giọng đọc.

2. Tác giả

- Chia nhóm cặp đôi (theo bàn).

- Yêu cầu HS mở phiếu học tập GV đã giao về nhà đã chuẩn bị và đổi phiếu cho bạn cùng nhóm để trao đổi, chia sẻ.

Họ và tên ..................Lớp

Phiếu học tập số 1

  1. Tìm hiểu về tác giả Thanh thảo

.....................................................................................................................................................................................................................................................................

  1. Tìm hiểu về tác phẩm
  2. Thể loại

............................................................................

  1. Phương thức biểu đạt chính

............................................................................

  1. Nội dung

........................................................................................................................................................

  1. Bố cục.

....................................................................................................................................................................................................................................

(Phiếu học tập giao về nhà)

? Trình bày những nét cơ bản về nhà thơ Thanh Thảo

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm.

- HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo.

B4: Kết luận, nhận định

HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

GV: - Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau

3. Tác phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại:

? Văn bản “Gặp lá cơm nếp” thuộc thể thơ ?

? Phương thức biểu đạt chính

? Nội dung bài thơ?

? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

1. Hướng dẫn hs tìm hiểu thể loại

2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:

- Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần).

HS:

- Trả lời các câu hỏi của GV.

- HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau.

Gv yêu cầu hs thực hiện phiếu học tập số 2: Giao ở tiết học trước.

Họ và tên ..................Lớp

Phiếu học tập số 2

Văn bản

Đặc điểm

Đồng dao mùa xuân

Gặp lá cơm nếp

Số tiếng trong mỗi dòng thơ

Cách gieo vần

Ngắt nhịp

Chia khổ

Gv gọi hs trình bày phiếu HT của mình

Hs khác nhận xét - Gv bổ sung

Văn bản

Đặc điểm

Đồng dao mùa xuân

Gặp lá cơm nếp

Số tiếng trong mỗi dòng thơ

4 tiếng / dòng

5 tiếng/ dòng

Cách gieo vần

Chân

Chân

Ngắt nhịp

Linh hoạt biến tấu trên nền nhịp 2/2

Linh hoạt biến tấu trên nền nhịp 2/3

Chia khổ

9 khổ, trong đó có 2 khổ đặc biệt

4 khổ trong đó có 1 khổ đặc biệt

1. Đọc văn bản

2. Tác giả: Thanh Thảo

- Sinh năm 1946, quê ở Quảng Ngãi.

- Ông là một nhà thơ, nhà báo được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca viết về chiến tranh và thời hậu chiến:

- Những tác phẩm chính: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978),Những ngọn sóng mặt trời (1981), Khối vuông ru-bích (1985), Từ một đến một trăm (1988).

3. Tác phẩm

- Thể loại: Thể thơ 5 chữ

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

- Nội dung: Cảm xúc của người con trên đường hành quân ra mặt trận nhớ về mẹ nơi quê nhà khi gặp lá cơm nếp.

- Bố cục: 2 phần

+ Khổ 1,4: Hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ

+ Khổ 2,3: Hình ảnh người mẹ trong kí ức người con.

II. Khám phá văn bản (46’)

  1. Hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ

Mục tiêu: [4]; [6]

GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi

HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Chia nhóm lớp.

- Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 3 bằng cách trả lời các câu hỏi 1, 2, 3

- Thời gian: 5 phút

Họ và tên ..................Lớp..................

Phiếu học tập số 3

  1. Nêu nội dung khổ 1,4

..............................................................................................................................................................

  1. Hoàn cảnh để người con thổ lộ tâm tư tình cảm

..............................................................................................................................................................

  1. Hoàn cảnh đó đã gợi cho con nhớ đến ai

.............................................................................................................................................................

4. Nhận xét cách ngắt nhịp thơ ?

* GV chiếu nội dung khổ 1,4 lên màn hình.

Xa nhà đã mấy năm

Thèm bát xôi mùa gặt

Khói bay ngang tầm mắt

Mùi xôi sao lạ lùng

..................................

Cây nhỏ rừng Trường Sơn

Hiểu lòng nên thơm mãi

Dự kiến tình huống khó khăn: HS gặp khó khăn trong câu hỏi số 3

(Tháo gỡ: GV gợi ý HS bằng cách hướng dẫn các em đọc khổ thơ 1: Hình ảnh bát xôi mùa gặt, khói bếp.. đây là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi gắn với quê hương, với mẹ....)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: - Quan sát khổ 1,4 bài thơ (GV đã chiếu trên màn hình).

- Thực hiện yêu cầu trong phiểu học tập

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: - Yêu cầu các nhóm HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS: - Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm.

- HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét câu trả lời của HS.

- Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau.

1.Hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ

- Hoàn cảnh người con thổ lộ tâm tư tình cảm:

+Trên đường hành quân ra mặt trận, anh gặp lá cơm nếp - một loài cây nhỏ, mọc hoang có hương thơm giống cơm nếp.

+ Hương vị của lá cơm nếp dã gợi cho anh nhớ làn khói xôi bay ngang tầm mắt, thèm bát xôi mùa gặt có hương thơm lạ lùng, từ đó nhớ đến hình ảnh ảnh thân thương của người mẹ bên bếp lửa nấu xôi.

-Nghệ thuật: ngắt nhịp linh hoạt (2/3; 3/2)

2. Cảm xúc của tác giả nhớ về quê hương về mẹ

Mục tiêu: [4]; [5]; [6]

GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu cảm xúc của tác giả nhớ về quê hương về mẹ

HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

-Đọc diễn cảm những khổ thơ còn lại và nêu nội dung

- Thảo luận nhóm (cặp đôi) theo các câu hỏi:

Gv phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ cho các nhóm.

1. Tìm những dòng thơ kể về người mẹ trong kí ức người con. ( Theo gợi ý)

Những dòng thơ kể về mẹ

H/ả người mẹ trong kí ức người con

2.Từ hình ảnh người mẹ cho em thấy hình ảnh người con như thế nào

3. Trong khổ thơ thứ 3 người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “ Gặp lá cơm nếp

4. Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả trong câu thơ thứ 1 trong khổ thơ thứ 3 “ Ôi mùi vị quê hương

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: làm việc cá nhân, làm việc nhóm cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

GV:

- Dự kiến khó khăn: HS khó đưa ra đầy đủ hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.

( Tháo gỡ KK bằng cách gợi dẫn cho hs qua các chi tiết: “nhặt lá về đun bếp”, “ Mẹ ở đâu chiều nay

-Dự kiến sản phẩm:

1.

Những dòng thơ kể về mẹ

H/ả người mẹ trong kí ức người con

Mẹ ở đâu chiều nay

Nhặt lá về đun bếp

Phải mẹ thổi cơm nếp

-Mẹ là người tần tảo, chăm lo cuộc sống gia đình.

- Mẹ rất yêu thương các con

- Mẹ rất giản dị, mộc mạc chất phác.

2. Người mẹ trong bài thơ, có thể do quê nghèo, do mùa vụ hoặc phải tiết kiệm nên không có rơm hay củi để đun nấu. Mẹ phải đi nhặt lá về đun nấu nên việc nấu còn khó gấp bội....

3. Người con rất yêu thương mẹ, thấu hiểu nỗi vất vả và tình cảm mà mẹ dành cho mình, đồng thời người đọc cũng cảm nhận được nỗi xót xa của người con khi đi xa không thể đỡ đần chia sẻ nỗi vất vả, nhọc nhằn cùng mẹ.

4. Thán từ “ôi” kết hợp với danh từ” mùi” “ vị” vừa mang nghĩa chỉ hương vị cụ thể riêng có của quê nhà, vừa mang tính trừu tượng chỉ một sắc thái riêng của quê hương. Từ đó bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người con khi nhớ về quê hương của mình.

- Những cụm từ : Mùi vị quê hương, chia đều nỗi nhớ thương. Người con nhắc đến mẹ già và đất nước đồng thời khẳng định chia đều nỗi nhớ thương cho cả người mẹ và đất nước. Tình yêu gia đình hòa với tình yêu quê hương, đất nước. Trong trái tim người lính hình ảnh quê hương, đất nước hiện lên chân thật, gần gũi gắn với hình bóng lam lũ, tần tảo mà tha thiết yêu thương của mẹ.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV:

- Yêu cầu HS trình bày.

- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).

HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm cặp đôi khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các cặp đôi.

- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau.

2. Cảm xúc của tác giả nhớ về quê hương về mẹ

- Người con rất yêu thương mẹ, thấu hiểu nỗi vất vả và tình cảm mà mẹ dành cho mình, đồng thời người đọc cũng cảm nhận được nỗi xót xa của người con khi đi xa không thể đỡ đần chia sẻ nỗi vất vả, nhọc nhằn cùng mẹ.

-> Tình yêu gia đình hòa với tình yêu quê hương, đất nước.

- Nghệ thuật: Thán từ “ôi” , hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm

-> bộc lộ tình cảm nhớ thương của người con khi nhớ về quê hương của mình.

III. TỔNG KẾT ( 6’)

Mục tiêu: [4], [6]

GV sử dụng KT đặt câu hỏi để khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung và những điều rút ra từ văn bản.

HS làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Nội dung chính của văn bản “ Gặp lá cơm nếp”?

? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS suy nghĩ cá nhân và ghi câu trả lời ra giấy.

GV hướng theo dõi, quan sát HS làm việc cá nhân, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn).

B3: Báo cáo, thảo luận

HS báo cáo kết quả làm việc cá nhân, HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).

GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các HS.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS.

- Chốt nội dung phần tổng kết lên màn hình và chuyển dẫn sang nội dung sau.

1. Nội dung

Bài thơ là tình cảm nhớ thương của người con dành cho mẹ và đất nước. Đó là tình cảm thiêng liêng của người con dành cho cội nguồn, cho dân tộc, cho người mẹ kính yêu đã sinh ra và yêu thương mình.
2. Nghệ thuật

- Hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm

- Cách gieo vần liền đặc sắc

- Nhịp thơ ngắt linh hoạt theo từng câu (2/3, 1/4. 3/2)


3. HĐ 3: Luyện tập ( 10’)

a) Mục tiêu: [7] Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS

Viết đoạn văn từ 5- 7 câu nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ “ Gặp lá cơm nếp

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV:

- Hướng dẫn hs về hình thức đoạn văn lưu ý 5 đến 7 câu

- Nội dung: Cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ trong bài thơ “ Gặp lá cơm nếp”

HS: Viết đoạn văn

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.

4. HĐ 4: Vận dụng ( 7’)

a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.

b) Tổ chức thực hiện

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Em đã thể hiện tình cảm của mình với mẹ kính yêu của mình như thế nào?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và cho hs nghe câu chuyện về tình cảm của người con dành cho mẹ

HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và lắng nghe câu chuyện

B3: Báo cáo, thảo luận

GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm (trả lời ngắn nếu còn thời gian, hoặc viết đoạn văn rồi trình chiếu).

HS nộp sản phẩm cho GV

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Giáo viên giao nhiệm vụ về nhà.

+ Đọc thuộc và diễn cảm bài thơ “Gặp lá cơm nếp

+ Tập làm một bài thơ 5 chữ chủ đề tự chọn.

+ Giao phiếu học tập và yêu cầu HS đọc lướt, đọc theo thẻ văn bản “ Trở gió” của Nguyễn Ngọc Tư.

  1. Phụ lục

Họ và tên ..................Lớp

Phiếu học tập số 1

  1. Tìm hiểu về tác giả Thanh thảo

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................

  1. Tìm hiểu về tác phẩm
  2. Thể loại

...........................................................................................................................

  1. Phương thức biểu đạt chính

...........................................................................................................................

  1. Nội dung

......................................................................................................................................................................................................................................................

  1. Bố cục.

......................................................................................................................................................................................................................................................

Họ và tên ..................Lớp

Phiếu học tập số 2

Đồng dao mùa xuân

Gặp lá cơm nếp

Số tiếng trong mỗi dòng thơ

Cách gieo vần

Ngắt nhịp

Chia khổ

Họ và tên ..................Lớp..................

Phiếu học tập số 3

  1. Nêu nội dung khổ 1,4

......................................................................................................................................................................................................................................................................

  1. Hoàn cảnh để người con thổ lộ tâm tư tình cảm

......................................................................................................................................................................................................................................................................

  1. Hoàn cảnh đó đã gợi cho con nhớ đến ai

...........................................................................................................................................................