Đề kiểm tra giữa hk2 văn 7 kết nối tri thức có đáp án và ma trận

Đề kiểm tra giữa hk2 văn 7 kết nối tri thức có đáp án và ma trận

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đề kiểm tra giữa hk2 văn 7 kết nối tri thức có đáp án và ma trận

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 ĐIỂM)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa đám bỏ chạy cả. Từ xa, nhìn thấy hổ dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều”.

Câu 1 (1.0 điểm). Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Thuộc thể loại gì?

Câu 2 (1.0 điểm). Ghi lại các động từ chỉ hành động của con hổ trong đoạn văn trên?

Câu 3 (1.0 điểm). Đoạn văn trên đã sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

Câu 4 (1.0 điểm). Qua đoạn văn, tác giả muốn gửi gắm bài học đạo lí nào cho con người

PHẦN II. VIẾT (6 ĐIỂM)

Hãy viết bài văn nghị luận thể hiện rõ ý kiến của em về vấn đề : Sách là để đọc, không phải để trưng bày

BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA

Câu

Yêu cầu

Điểm

I. Đọc hiểu

1

(1.0 điểm).

- Đoạn văn trên được trích trong văn bản Con hổ có nghĩa.

- Thuộc thể loại văn học trung đại

0,5đ

0,5đ

2

(1.0 điểm).

Ghi lại các động từ chỉ hành động của con hổ trong đoạn văn trên: nhảy nhót, dụi, gầm, chạy, đưa đến.

Mỗi từ đúng đạt 0,25đ

3

(1.0 điểm).

- Đoạn văn trên sử dụng phép nhân hoá

-Tác dụng: Làm cho hổ gần gũi với người và tăng tính hấp dẫn của bài văn

0,5đ

0,5đ

4

(1.0 điểm).

Qua đoạn văn, tác giả muốn gửi gắm bài học đạo lí cho con người

- Đề cao lối sống ân nghĩa trong đạo làm người: Biết ơn người đã cứu giúp mình.

- Phê phán những kẻ sống vô tình, vô nghĩa, quên ơn

1.0

Phần II. Viết

Hãy viết bài văn nghị luận thể hiện rõ ý kiến của em về vấn đề : Sách là để đọc, không phải để trưng bày

a.Yêu cầu Hình thức

- Thể loại : Nghị luận

- Bố cục đầy đủ, mạch lạc.

- Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu.

- Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc.

1.0 đ

b.Yêu cầu nội dung

a.Mở bài: - Giới thiệu Vai trò của sách và đưa vấn đề cần nghị luận : Sách là để đọc, không phải để trưng bày”

0,5đ

b.Thân bài : trình bày quan điểm tập trung vào các ý:

-Đọc sách là nhu cầu không thể thiếu của con người.

-Sách sinh ra là để phục vụ cho nhu cầu khám phá, chinh phục của con người.

-Dùng lí lẽ để khuyên: Bạn hãy cầm lấy sách mà đọc. vì

Sách hàm chứa văn hoá của dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước, gợi tư duy và kích thích trí tưởng tượng của con người (lấy dẫn chứng).

-Hành động đọc sách là khám phá và chinh phục.

(lấy dẫn chứng)

-Đọc sách để hiểu đời, hiểu người và hiểu chính mình.

- Sách sinh ra không phải để trưng bày, khoe của. Sách cũng không nên trở thành vật cổ rêu phong.

=>Khẳng định vấn đề nêu trên là hoàn toàn đúng.

4,0đ

c.Kết bài : Liên hệ bản thân

0,5đ

Tổng điểm

10,0đ

ĐỀ KIỂM TRA VĂN 7

A. Yêu cầu chung:

- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể.

- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.

B. Hướng dẫn cụ thể:

I.MA TRẬN

Nội dung

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC

Tổng số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng

Vận dụng cao

I. Đọc- hiểu:

BÀI HỌC CUỘC SỐNG

-Nhận diện Thể loại VB đặc điểm

- Phát hiện động từ

-Biện pháp tu từ, tác dụng.

- Hiểu ý đồ mà tác giả muốn gửi gắm

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2

Số điểm: 2

20 %

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 4

Số điểm: 4

Tỉ lệ %: 40

II. Viết

Văn nghị luận

Viết một bài văn nghị luận

Mở rộng vấn đề

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 5

50 %

Số điểm: 1

10%

Số câu: 1

Số điểm: 6.0

Tỉ lệ %: 60

Tổng số câu

Tổng điểm

Phần %

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 2

Số điểm: 2

20%

Số câu: 1

Số điểm:5.0

50%

Số điểm: 1

10%

Số câu: 5

Số điểm: 10

100%