Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIÁO SOẠN BÀI MỞ ĐẦU- DỰ ÁN GIÁO ÁN MIỄN PHÍ 2022
BỘ SGK CÁNH DIỀU
BÀI | HỌ VÀ TÊN | ĐƠN VỊ CÔNG TÁC | SĐT | CÔNG VIỆC |
Bài mở đầu | 1. Nguyễn Thị Tuyết Oanh | Trường THCS Tân Việt- Yên Mỹ- Hưng Yên. | 0901856483 | W |
2. Trương Thị Hải Vân | Trường THCS Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, Hưng Yên | 0399341526 | PP |
BÀI MỞ ĐẦU
(NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC SÁCH NGỮ VĂN 7)
* MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Những nội dung chính của sách ngữ văn 7.
2. Cấu trúc của sách và những bài học trong sách Ngữ văn 7.
3. Cách sử dụng cách Ngữ văn 7.
* NỘI DUNG BÀI HỌC VÀ THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN.
Phần I. Nội dung sách ngữ văn 7.
1. Học đọc
1.1. Đọc hiểu văn bản truyện
- Truyện ngắn và tiểu thuyết.
- Truyện khoa học viễn tưởng.
- Truyện ngụ ngôn.
1.2. Đọc hiểu văn bản thơ.
Thơ bốn chữ, năm chữ.
1.3. Đọc hiểu văn bản kí
- Tùy bút.
- Tản văn
1.4. Đọc hiểu văn bản nghị luận.
- Nghị luận văn học.
- Nghị luận xã hội.
1.5. Đọc hiểu văn bản thông tin.
1.6. Thực hành tiếng Việt.
- Từ vựng.
- Ngữ pháp.
- Hoạt động giao tiếp.
- Sự phát triển của ngôn ngữ.
Các kiểu văn bản sau:
- Tự sự.
- Biểu cảm.
- Nghị luận.
- Thuyết minh.
- Nhật dụng.
- Nói.
- Nghe.
- Nói nghe tương tác.
Phần II. Cấu trúc của sách ngữ văn 7
Ngoài bài mở đầu, chương trình Ngữ văn 7 gồm có 10 bài học chính.
* Thời lượng thực hiện: 2 tiết - HKGD
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực
1.1. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà; tích cực, chủ động trong tìm hiểu bài học. [1]
- Giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ để đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc nhóm và trình bày sản phẩm. [2]
1.2. Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ và văn học
- Nhận biết được một số nội dung cơ bản của SGK Ngữ văn 6 [3].
- Biết được cấu trúc và nội dung môn Ngữ văn [4].
- Nêu được những suy nghĩ cảm xúc riêng của bản thân [5].
- Thực hiện được các mẫu đọc sách. [6]
- Đánh giá hiệu quả làm việc của các thành viên [7].
2. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Bồi dưỡng phẩm chất trách nhiệm với việc học tập của bản thân [8]
- Nhân ái: Biết xúc động trước những hình ảnh đẹp, nhân vật hay trong một cuốn sách [9].
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Phiếu học tập, tranh ảnh, sơ đồ tư duy,Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, giáo án, giấy A0, phiếu học tập.
- Học liệu: tri thức cơ bản về cuốn sách, viết: Lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách.
III. Thực hiện tiết dạy
Tiết theo PPCT | Dự kiến nội dung | Ngày dạy | |
7 | 7 | ||
1 | Đọc, Viết | ||
2 | Nói nghe và phần còn lại |
IV. TỖ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
Nội dung 1.
* Bước 1. GV giao nhiệm vụ:
? Sau khi đã làm quen với chương trình ngữ văn 6 trong năm học trước, em cảm nhận được gì về môn Ngữ văn? Qua đó em đã biết gì, chưa biết gì và cần biết những gì trong chương trình Ngữ văn 7?
* Bước 2. HS trả lời các câu hỏi bằng cảm xúc chân thật của cá nhân mình (vài ba học sinh chia sẻ)
* Bước 3. Cùng chia sẻ.
* Bước 4. GV chốt kiến thức:
Nội dung 2: Nội dung sách Ngữ văn 7
Phiều học tập số 1.
Những điều em đã biết về SGK Ngữ văn 7 (K) | Những điều em mong đợi học được ở SGK Ngữ văn 7 (W) | Những điều học được (Cuối tiết học sẽ điền cột này) (L) |
.... | .... | .... |
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
? HS hoàn thiện bảng sau: Phiếu học tập số 1: Bảng KWL
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 1.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả trước lớp, những nhóm khác lắng nghe và bổ sung thông tin (nếu cần)
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
=> GV dẫn vào bài: Các em thân mến! Vậy là các em đã kết thúc một chặng mới và chính thức bước sang một giai đoạn tiếp theo- một hành trình sẽ có nhiều khó khăn, thử thách hơn nhưng cũng đầy thú vị đang chờ đón các em ở phía trước. Các em sẽ được tìm hiểu cũng như khám phá nhiều thể loại văn học hơn, nhiều kĩ năng hơn mà chúng ta cũng sẽ ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Để có được điều đó chương trình Ngữ văn 7 sẽ phần nào trang bị kiến thức nền tảng cho các em. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem chương trình Ngữ văn 7 sẽ đem lại cho các em những điều thú vị, mới mẻ gì ở phía trước nhé !
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung I. Học đọc
Nhóm | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 | Nhóm 5 |
Nội dung tìm hiểu | Đọc hiểu văn bản truyện, tiểu thuyết | Đọc hiểu văn bản thơ | Đọc hiểu văn bản kí | Đọc hiểu văn bản nghị luận | Đọc hiểu văn bản thông tin |
Câu hỏi tìmhiểu | Thống kê các văn bản , nội dung của các văn bản trong từng thể loại. |
Thể loại | Các văn bản tìm hiểu |
Các văn bản truyện | - Cácvăn bản truyện, tiêu thuyết: Người đàn ông cô độc giữa rừng (Trích: Đất rừng Phương Nam - Đoàn Giỏi), Dọc đường xứ Nghệ (Trich Búp sen xanh -Sơn Tùng), Buổi học cuối cùng (An-phông- xơ Đô đê), Bố của Xi-mông, - Các văn bản thể loại khoa học viễn tưởng: Bạch tuộc, Chất làm gì? Nhật trình Sol 6, Một trăm dặm dưới mặt đất. - Các văn bản truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, Đẽo cày giữa đường, Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân; Thầy bói xem voi... |
Các văn bản thơ | Mẹ, Ông đồ, Tiếng gà trưa, Một mình trong mưa, Những canh buồm, Mẹ và quả, Rồi ngày mai con đi. |
Các văn bản kí | Cây tre Việt Nam, Trưa tha hương, Người ngồi đợi trươc hiên nhà, Tiếng chim trong thành phố. |
Các văn bản nghị luận | - Đất rừng phương Nam, Tiếng gà trưa, Sức hấp dẫn của “Hai vạn dặm dưới đáy biển”, Ông đồ. - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Tượng đài vĩ đại nhất, Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. |
Các văn bản thông tin | - Ca Huế, Hội thi thổi cơm, Những net đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang, Trò chơi dân gian của người Khme Nam Bộ. - Ghe xuồng Nam Bộ, Phương tiện vận chuyên của các dân tộc thiểu số ngày xưa, Tổng kiểm soát phương tiện giao thông, |
Nội dung | Yêu cầu |
Từ vựng | Thành ngữ và tục ngữ, Thuật ngữ; Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt; Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh. |
Ngữ pháp | Số từ, phó từ; Các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu; Công dụng của dấu chấm lửng. |
Hoạt động giao tiếp | Biện pháp tu từ nói quá, nói giảm-nói tránh; Liên kết và mạch lạc của văn bản; Kiểu văn bản và thể loại. |
Sự phát triển của ngôn ngữ | Ngôn ngữ các vùng miền; Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. |
- Bài tập nhận biết các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt.
VD: Bài tập nhận biết các biện pháp tu từ nói quá, nói giảm-nói tránh.
- Bài tập phân tích tác dụng của các hiện tượng và đơn vị tiếng Việt.
VD: Bài tập phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật nói quá, nói giảm-nói tránh trong tác phẩm văn học và đời sống…
- Bài tập tạo lập đơn vị tiếng Việt.
VD: Bài tập viết đoạn văn có chứa các biện pháp nghệ thuật nói quá, nói giảm - nói tránh…
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 2.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả trước lớp, những nhóm khác lắng nghe và bổ sung thông tin (nếu cần)
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nội dung 2 :Học Viết
c, Sản phẩm dự kiến
Kiểu văn bản | Nội dung cụ thể |
Tự sự | Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử, có sử dụng các yếu tố miêu tả. |
Biểu cảm | - Bước đầu biết làm bài thơ 4 chữ, 5 chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc 1 bài thơ. - Biểu cảm về con người hoặc sự việc. |
Nghị luận | Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội), phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học). |
Thuyết minh | Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi. |
Nhật dụng | Viết bản tường trình. |
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 2.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả trước lớp, những nhóm khác lắng nghe và bổ sung thông tin (nếu cần)
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Văn bản truyện.
- Văn bản thơ.
- Văn bản kí.
- Văn bản nghị luận.
- Văn bản thông tin.
- Từ vựng.
- Ngữ pháp.
- Hoạt động giao tiếp.
- Sự phát triển của ngôn ngữ.
* Giao nhiệm vụ chuẩn bị cho tiết học sau
Chuẩn bị tiếp phần viết: lập kế hoạch câu lạc bộ đọc sách
Tiết 2.
Hoạt động 1: Khởi động.
? Theo em, kĩ năng nói và nghe có quan trọng trong hoạt động giao tiếp hằng ngày của con người không? Vì sao?
Hs suy nghĩ, trả lời.
Gv nhận xét, bổ sung và góp ý.
Gv dẫn vào bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Nội dung III:Hoạt động nói và nghe.
Kĩ năng | Nội dung cụ thể |
Nói | |
Nghe | |
Nói nghe tương tác |
Kĩ năng | Nội dung cụ thể |
Nói | - Trình bày ý kiến về một vấn đề về đời sống. - Kể lại một truyện ngụ ngôn. - Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi. |
Nghe | Tóm tắt nội dung trình bày của người khác. |
Nói nghe tương tác | - Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt. - Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi. |
d. Tổ chức thực hiện hoạt động.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 2.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả trước lớp, những nhóm khác lắng nghe và bổ sung thông tin (nếu cần)
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nội dung 4: IV.Cấu trúc của sách Ngữ văn 7.
Các phần của bài học | Nhiệm vụ của học sinh |
Yêu cầu cần đạt | |
Kiến thức ngữ văn | |
Đọc | |
Viết | |
Nói và nghe | |
Tự đánh giá | |
Hướng dẫn tự học |
Các phần của bài học | Nhiệm vụ của học sinh |
Yêu cầu cần đạt | - Đọc trước khi học để có định hướng đúng. - Đọc sau khi học để tự đánh giá. |
Kiến thức ngữ văn | - Đọc trước khi học để có kiến thức làm căn cứ thực hành - Vận dụng trong quá trình thực hành. |
Đọc - Đọc hiểu văn bản +Tên văn bản. +Chuẩn bị + Đọc hiểu. - Thực hành tiếng Việt. - Thực hành đọc hiểu. | - Đọc hiểu thông tin về thể loại, bối cảnh, tác giả, tác phẩm… - Đọc trực tiếp tác phẩm, các câu gợi ý ở bên phải, chú thích ở chân trang. - Trả lời câu hỏi đọc hiểu. - Làm bài tập thực hành tiếng Việt. |
Viết - Định hướng. - Thực hành. | - Đọc định hướng viết. - Làm các bài tập thực hành viết. |
Nói và nghe. - Định hướng. - Thực hành. | - Đọc định hướng nói và nghe. - Làm các bài tập thực hành nói và nghe. |
Tự đánh giá | Tự đánh giá kết quả đọc hiểu và viết thông qua phần đọc và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận về 1 văn học tương tự văn bản đã học. |
Hướng dẫn tự học | - Đọc mở rộng theo gợi ý. - Thu thập tư liệu liên quan đến bài học. |
Hoạt động 3. Luyện tập
- Nói: + Trình bày ý kiến về một vấn đề về đời sống.
+ Kể lại một truyện ngụ ngôn.
+ Giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi.
- Nghe: Tóm tắt nội dung trình bày của người khác.
- Nói nghe tương tác:
+ Trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý kiến khác biệt.
+ Thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi.
- Đọc:
+ Đọc hiểu thông tin về thể loại, bối cảnh, tác giả, tác phẩm…
+ Đọc trực tiếp tác phẩm, các câu gợi ý ở bên phải, chú thích ở chân trang.
+ Trả lời câu hỏi đọc hiểu.
+ Làm bài tập thực hành tiếng Việt.
- Nói và nghe:
+ Đọc định hướng nói và nghe.
+ Làm các bài tập thực hành nói và nghe.
- Viết:
+ Đọc định hướng viết.
+ Làm các bài tập thực hành viết.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 2.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả trước lớp, những nhóm khác lắng nghe và bổ sung thông tin (nếu cần)
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
Hoạt động 4: Vận dụng và tìm tòi mở rộng
Củng cố kiến thức bằng hệ thống sơ đồ tư duy.
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ bằng cách hoàn thiện phiếu học tập số 2.
Bước 3: Học sinh báo cáo kết quả trước lớp, những nhóm khác lắng nghe và bổ sung thông tin (nếu cần)
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức.
*HDVN: HS học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIÁO SOẠN BÀI 1- DỰ ÁN GIÁO ÁN MIỄN PHÍ 2022
BỘ SGK CÁNH DIỀU
HỌ VÀ TÊN | ĐƠN VỊ CÔNG TÁC | SĐT | CÔNG VIỆC | |
Bài 1 | 1. Hoàng Thị Hà | Trường THCS Xuân Trúc – Ân Thi – Hưng Yên | 0987895797 | Vb Người đàn ông cô độc giữa rừng, Bố của Xi -mông |
2. Vũ Thị Dịu (W) | Trường THCS Hạ Lễ - Ân Thi- Hưng Yên | 0982677658 | Thực hành tiếng Việt + HĐ nói và nghe(PP) | |
3. Phạm Nguyên Hải | Ân Thi - Hưng Yên | 0916925199 | Dọc đường xứ nghệ | |
4. Nguyễn Thị Hải Hậu | THCS Tân Phúc – Ân Thi – Hưng Yên | 0366781987 | Vb Buổi học cuối cùng | |
5. Đào Thị Thảo | Hải Dương | HĐ Viết | ||
6. Nguyễn Thu Sương | HĐ nói và nghe (Phần W) |
BÀI 1: TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
Đọc – hiểu văn bản (1)
NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG
(Trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam)
– Đoàn Giỏi –
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm [1].
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà [2].
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản [3].
* Năng lực đặc thù
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [4].
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [5].
- Nhận biết được từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học được thể hiện trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [6].
- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” [7].
2. Về phẩm chất: Có tình yêu thương con người, biết cảm thông và chia sẻ với người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
- Tranh ảnh về nhà văn Đoàn Giỏi và văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”.
- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.
b. Nội dung:
GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học
c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Quan sát video, chú ý hình ảnh người đàn ông sau và nêu cảm nhận ban đầu của em về người đàn ông trong ảnh qua đoạn video?
- Bật video trích đoạn bộ phim “Đất rừng phương Nam”
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát video, lắng nghe lời trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của
GV hướng dẫn HS quan sát video, có thể tạm dừng video để HS quan sát khung cảnh
B3: Báo cáo, thảo luận:
GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.
- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.
Các em thân mến! Miền Tây Nam Bộ là một trong những vùng đất đã đi vào trong rất nhiều tác phẩm văn học. Ở đó ta bắt gặp không chỉ khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, trữ tình mang nét riêng của miền Tây Nam Bộ mà người đọc còn cảm nhận được những nét đẹp tâm hồn của con người nơi đây. Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của nhà văn Đoàn Giỏi mà hôm nay cô và các em đi tìm hiểu sẽ cho chúng ta cảm nhận rất rõ nét đẹp đó của con người miền Tây Nam Bộ được thể hiện qua nhân vật Võ Tòng.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới (114’)
2.1 Tri thức đọc – hiểu | |
Mục tiêu: [2]; [3]; [5] Nội dung: GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm | |
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm cặp đôi - Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết. ? Tính cách nhân vật thường được thể hiện ở những phương diện nào? ? Bối cảnh trong truyện là gì? ? Nêu tác dụng của việc thay đổi ngôi kể trong tác phẩm tự sự? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. - HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. B4: Kết luận, nhận định HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). GV: - Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi. - Chốt kiến thức trên các slide và chuyển dẫn sang mục sau.
| 1. Tính cách nhân vật, bối cảnh * Bối cảnh trong truyện thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng);… 2. Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể Một câu chuyện có thể linh hoạt thay đổi ngôi kể để việc kể được linh hoạt hơn… 3. Ngôn ngữ các vùng miền - Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng. Tính đa dạng tiếng Việt thể hiện ở mặt ngữ âm và từ vựng: + Về ngữ âm: một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau. + Về từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có từ ngữ mang tính địa phương. |
2.2 Đọc – hiểu văn bản (…’)
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (…’) | |||||||||||||||||
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [4]; [5] Nội dung: GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm | |||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | ||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm cặp đôi - Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết. Phiếu học tập số 1 B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. - HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. B4: Kết luận, nhận định HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). GV: - Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi. - Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau 2. Tác phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) a. Đọc - Hướng dẫn đọc nhanh. + Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát. + Thể hiện rõ giọng điệu và ngôi kể thứ nhất (lời kể của cậu bé An). - Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ). + Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy. + Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán. - Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn. b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại: ? Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” viết về ai và về sự việc gì? ? Văn bản được trích dẫn từ tác phẩm nào của nhà văn Đoàn Giỏi? ? Văn bản thuộc thể loại gì? ? Dựa vào tri thức Ngữ văn hãy cho biết nhân vật chính trong văn bản này là ai? ? Văn bản sử dụng những ngôi kể nào? Nêu tác dụng của từng ngôi kể? ? Có thể chia văn bản này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: 1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt. 2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: 2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: - Trả lời các câu hỏi của GV. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi. - Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau. | 1. Tác giả - Đoàn Giỏi (1925 – 1989) - Quê: Tiền Giang - Ông nổi tiếng với tiểu thuyết "Đất rừng phương Nam" viết cho lứa tuổi thiếu nhi, được tái bản rất nhiều lần và dịch ra nhiều tiếng nước ngoài. 2. Tác phẩm a) Đọc và tóm tắt - Đọc - Tóm tắt b) Tìm hiểu chung - Bối cảnh: là các tỉnh Tây Nam, vào năm 1945, sau khi thực dân Pháp trở lại xâm chiếm miền Nam. - Xuất xứ: tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”. - Thể loại: tiểu thuyết - Nhân vật chính: Võ Tòng - Ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 (có sự chuyển đổi ngôi kể) - Bố cục: 2 phần + Phần 1: Người đàn ông cô độc giữa rừng qua ngôi kể thứ nhất. + Phần 2: Người đàn ông cô độc giữa rừng qua ngôi kể thứ ba. | ||||||||||||||||
Sản phẩm tổng hợp: | |||||||||||||||||
II. ĐỌC & TÌM HIỂU CHI TIẾT VB (…’) | |||||||||||||||||
1. Nhan đề của văn bản | |||||||||||||||||
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nhan đề và ý nghĩa nhan đề của văn bản Nội dung: GV sử dụng KT tia chớp kết hợp với KT đặt câu hỏi để tìm hiểu về nhan đề của văn bản HS suy nghĩ và làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên. | |||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | ||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Nhan đề của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc nhan đề văn bản và suy nghĩ cá nhân GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt các câu hỏi phụ (nếu HS không trả lời được). ? Cô độc là sống với những ai? ? Giữa rừng gợi không gian ở đâu? B3: Báo cáo thảo luận GV yêu cầu một vài HS trình bày cảm nhận của mình về nhan đề văn bản. HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS - Chốt nội dung (sản phẩm). - Chuyển dẫn sang nội dung sau. | “Người đàn ông cô độc giữa rừng” => - Người đàn ông -> nhân vật chính - Cô độc: hoàn cảnh sống một mình. - Giữa rừng: không gian sống 🡪 Gợi tả về một người đàn ông đặc biệt, gây sự chú ý và tò mò đối với độc giả. | ||||||||||||||||
1. Võ Tòng qua lời kể của ngôi kể thứ nhất (20’) | |||||||||||||||||
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [7] Nội dung: GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tìm hiểu về nhân vật Võ Tòng qua điểm nhìn của ngôi kể thứ nhất. HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm. | |||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp. - Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2 bằng cách trả lời các câu hỏi 1, 2, 3. - Thời gian: 7 phút Dự kiến tình huống khó khăn: HS gặp khó khăn trong câu hỏi số 3. Tháo gỡ: (GV gợi ý HS bằng cách hướng dẫn các em đọc đoạn văn: “có lẽ bố chúng nói đúng… bắt đầu mùa sinh nở của chúng”). B2: Thực hiện nhiệm vụ HS - Quan sát những chi tiết trong SGK (GV đã chiếu trên màn hình). - Đọc đoạn văn: “có lẽ bố chúng nói đúng… bắt đầu mùa sinh nở của chúng”). GV hướng dẫn HS chú ý đoạn 1 (đặc biệt là đoạn văn: “có lẽ bố chúng nói đúng… bắt đầu mùa sinh nở của chúng”. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm. - HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS. - Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau. |
| ||||||||||||||||
3. Võ Tòng qua lời kể của ngôi thứ ba (…’) | |||||||||||||||||
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [8] Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu về cuộc trò chuyện giữa Mên và Mon ở phần 2. HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm. | |||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | ||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) 1. Chỉ ra dấu hiệu chuyển đổi ngôi kể của đoạn 3? 2. Vì sao người đàn ông sống cô độc trong rừng lại có tên gọi Võ Tòng? 3. Vì sao Võ Tòng lại đến ở một mình trong khu rừng? 5. Trao đổi và chia sẻ để hoàn thiện phiếu bài tập số 3 Phiếu học tập số 3 B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: đọc ngữ liệu trong SGK (đoạn 3), suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi. GV: - Dự kiến KK: HS khó trả lời câu hỏi số 1 - Tháo gỡ KK: GV nói thêm về nhân vật Võ Tòng trong truyên. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau. | a. Nguồn gốc tên gọi “Võ Tòng” - Do giết hổ chúa trong rừng. - Trên mặt có vết sẹo bởi cái tát của con hổ chúa trước khi chết. b. Lai lịch của Võ Tòng. - Là một gã đàn ông hiền lành và vô cùng yêu vợ. - Từng có một gia đình (vợ gã là người đàn bà xinh đẹp). - Vì chiều vợ, đào măng cho vợ ăn khi vợ mang bầu nên bị tên địa chủ đánh vào đầu (đầu là nơi thờ phụng ông bà thì mày tới số rồi). - Vung dao chém vào mặt tên địa chủ. 🡪 NT: kể, tả, sử dụng ngôi kể thứ ba để tạo điểm nhìn khách quan.
| ||||||||||||||||
III. TỔNG KẾT (…’) | |||||||||||||||||
Mục tiêu: [1]; [2]; [8] Nội dung: - GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản… - HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm. | |||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | ||||||||||||||||
B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm theo bàn. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: ? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? ? Nội dung chính của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”? ? Qua giờ học, em rút ra bài học gì khi khám phá một tác phẩm tự sự? Đặc biệt là khi đi tìm hiểu nhân vật? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần). GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Nhận xét và chốt sản phẩm lên Slide | 1. Nghệ thuật - Đan xen và lồng ghép 2 ngôi kể (ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba. - Sử dụng ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ. 2. Nội dung - Kể về cuộc gặp gỡ của cậu bé An với chú Võ Tòng – một người đàn ông cô độc giữa rừng U Minh vùng Tây Nam Bộ. Qua đó người đọc cảm nhận được chú Võ Tòng không chỉ là người giản dị, mộc mạc, chân thành mà còn là người thẳng thắn, bộc trực, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. Đây cũng chính là nét đẹp của người dân miền Tây Nam Bộ thời bấy giờ. 3. Khi phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự a) Về ngôi kể - Vai trò của từng ngôi kể đặc biệt là sự chuyển đổi ngôi kể trong tác phẩm đem đến khả năng di chuyển điểm nhìn nghệ thuật đồng thời mang đến sự linh hoạt trong lời kể. b) Khi tìm hiểu về nhân vật Chú ý các phương diện sau: - Ngoại hình - Tính cách - Ngôn ngữ (lời nói) - Hành động - Suy nghĩ - Lai lịch… |
3. HĐ 3: Luyện tập (16’)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao.
c) Sản phẩm: Câu 1: A; Câu 2: D; Câu 3: D; Câu 4: C
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Câu 1: Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Đất rừng phương Nam B. Ngọn tầm vông
C. Từ đất Tiền Giang D. Sông nước Cà Mau
Câu 2: Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” sử dụng ngôi kể nào?
A. Ngôi kể thứ nhất B. Ngôi kể thứ hai
C. Ngôi thứ ba D. Ngôi kể thứ nhất và thứ ba
Câu 3: Qua ngôi kể thứ nhất, Võ Tòng hiện lên là một nhân vật như thế nào?
A. Là một người đàn ông hiền lành, thật thà.
B. Là một người cởi mở, hiếu khách.
C. Là một người chân thành, mộc mạc
D. Là một người mộc mạc, giản dị, chân thành, cởi mở và yêu nước, căm thù giặc
Câu 4: Qua ngôi kể thứ ba, Võ Tòng hiện lên là một nhân vật như thế nào?
A. Là một người đàn ông hiền lành, thật thà.
B. Là một người cởi mở, hiếu khách.
C. Là người đàn ông hiền lành, khỏe mạnh, tính tình bộc trực, có chí khí nhưng số phận lại vô cùng bất hạnh.
D. Là một người yêu nước, căm thù giặc.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Chiếu bài tập
HS: Đọc yêu cầu của bài và lựa chọn đáp án
B3: Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS lựa chọn đáp án.
- HS trả lời, các em còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số hoặc bằng cách chốt đáp án đúng.
4. HĐ 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh (Sau khi đã được GV góp ý, nhận xét và chỉnh sửa).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Võ Tòng?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV gợi ý cho HS bằng việc bám sát văn bản (đặc biệt là những chi tiết kể/tả về Võ Tòng…
HS đọc lại văn bản, suy nghĩ cá nhân và viết đoạn văn.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm trên zalo nhóm hoặc trên Padlet
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có) trên zalo nhóm lớp/môn…
* Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài “Buổi học cuối cùng”
Đọc – hiểu văn bản (2)
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
(Truyện kể của một em bé người An- dat)
(An – phông- xơ- đô- đê )
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản
* Năng lực đặc thù
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản “ Buổi học cuối cùng”
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của văn bản
- Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản
2. Về phẩm chất: Có tình yêu với tiếng mẹ đẻ, tình yêu quê hương đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
- Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề (5’)
a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.
b. Nội dung:
GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu.
HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học
c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát video, lắng nghe lời bài hát trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của
GV hướng dẫn HS quan sát video, có thể tạm dừng video để HS quan sát khung cảnh
B3: Báo cáo, thảo luận:
GV chỉ định HS trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
- Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em.
- Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.
- GV dẫn dắt: Với mỗi dân tộc, ngôn ngữ là tinh hoa, là hồn cốt của ngàn đời truyền lại, thậm chí là yếu tố quyết định đến sự còn- mất của dân tộc. Điều này không chỉ đúng với dân tộc ta mà đúng với nhiều dân tộc khác, đất nước khác. Nhà văn người Pháp An-phông- xơ Đô- đê đã thể hiện nội dung này trong đoạn trích "Buổi học cuôi cùng" trích trong tác phẩm “ Chuyện của một em bé người An-dát.”
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
I. Trải nghiệm cùng văn bản | ||||||||||||||||||
Mục tiêu: Đọc, kể tóm tắt ... Nội dung: GV sử dụng KT thảo luận nhóm đôi phần tìm hiểu chung HS dựa vào việc chuẩn bị ở nhà để trình bày đôi nét về tác giả | ||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | |||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm cặp đôi B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS, cùng nhau chia sẻ, trao đổi những hiểu biết về tác giả . B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. - HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. B4: Kết luận, nhận định HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). GV: - Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi. - Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau 2. Tác phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) a. Đọc - Hướng dẫn đọc nhanh. GV hướng dẫn HS đọc truyện: - Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ). + Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy. + Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán. - Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn. b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại: B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: 1. Hướng dẫn HS cách đọc và tóm tắt. 2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: 2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: - Trả lời các câu hỏi của GV. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái đọc tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi. - Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau. | 1. Tác giả
2. Tác phẩm a) Đọc và tóm tắt - Đọc - Tóm tắt Câu chuyện về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp đầy xúc động giữa thầy trò và người dân ở vùng đất bị quân Phổ chiếm đóng. Theo lời kể của cậu bé Phrăng ham chơi, không khí của buổi học hôm ấy thật khác lạ, thấm đẫm tình yêu tiếng nói dân tộc. b) Tìm hiểu chung - Bối cảnh: Các sự việc trong truyện diễn ra tại lớp học vùng An- dát ở Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp phải cắt vùng đất An- dát cho nước Phổ. - Xuất xứ: in trong quyển 3 tuyển tập truyện ngắn chọn lọc “Những vì sao” 1873 - Thể loại: truyện ngắn - Nhân vật chính: Cậu bé Phrăng - Ngôi kể: ngôi thứ nhất - Bố cục: 3 phần: | |||||||||||||||||
II. Suy ngẫm và phản hồi | ||||||||||||||||||
1. Nhan đề của văn bản | ||||||||||||||||||
Mục tiêu: Giúp HS hiểu được nhan đề và ý nghĩa nhan đề của văn bản Nội dung: GV sử dụng KT tia chớp kết hợp với KT đặt câu hỏi để tìm hiểu về nhan đề của văn bản HS suy nghĩ và làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên. | ||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | |||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Nhan đề của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc nhan đề văn bản và suy nghĩ cá nhân GV hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt các câu hỏi phụ (nếu HS không trả lời được). ? Những điều khác lạ đó báo hiệu điều gì? B3: Báo cáo thảo luận GV yêu cầu một vài HS trình bày cảm nhận của mình về nhan đề văn bản. HS trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS - Chốt nội dung (sản phẩm). - Chuyển dẫn sang nội dung sau. | Tên truyện: “ Buổi học cuối cùng”: buổi học cuối cùng được học bằng tiếng Pháp và không còn buổi học nào như thế nữa. 🡪 Gợi sự tiếc nuối, xót xa | |||||||||||||||||
2. Nhân vật Phrăng | ||||||||||||||||||
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [7] Nội dung: HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm. | ||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp. - Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2 - Thời gian: 7 phút B2: Thực hiện nhiệm vụ HS - Quan sát những chi tiết trong SGK (GV đã chiếu trên màn hình). - Đọc đoạn văn: B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm. - HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS. - Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau. | a. Trước giờ học - Định trốn nhưng cưỡng lại được - Trên đường đến trường thấy nhiều người tập trung trước trụ sở xã - Khi tới lớp thấy thầy Ha men không mặc lễ phục, không trách mắng, cuối lớp cả dân làng ngồi dự, không khí buổi học yên ắng, khác thường -> Tâm trạng lo sợ, ngạc nhiên. b. Trong giờ học - Khi biết đây là buổi học cuối cùng -> Choáng váng, - Tự giận chính mình đã lười học , ham chơi-> ân hận, tiếc nuối - Coi sách như người bạn cố tri-> đau lòng vì phải giã từ. - Không thuộc bài -> xấu hổ - Thấm thía lời thầy, chăm chú nghe giảng, kinh ngạc vì hiểu bài c. Kết thúc buổi học: Cảm phục , nhận ra tình cảm của thầy đối với học sinh, với ngôn ngữ dân tộc và biết ơn thầy. -> NT: miêu tả tâm lí độc đáo -> NX: Phrăng là 1 cậu bé hồn nhiên, ham chơi nhưng cũng rất nhạy cảm, tinh tế. Yêu tiếng Pháp, yêu kính thầy. | |||||||||||||||||
3. Nhân vật thầy Ha- men | ||||||||||||||||||
Mục tiêu: [1]; [2]; [3]; [8] Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu về nhân vật thầy Ha-men: HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm. | ||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | |||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Yêu cầu học sinh hoàn thành phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP: Nhân vật thầy Ha- men
B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: hoàn thiện phiếu học tập theo nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau. | - Trang phục: Thầy mặc áo rơ đanh gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn, đội mũ tròn bằng lụa đen thêu -> đẹp và trang trọng - Thái độ đối với học sinh: + lời lẽ nhẹ nhàng , nhắc nhở + nhiệt tình và kiên nhẫn, ân cần giảng bài như muốn truyền hết hiểu biết của mình cho học sinh -> dịu dàng, yêu thương học sinh - Lời nói về việc học tiếng Pháp: “đó là ngôn ngữ hay nhất, trong sáng nhất, vững vàng nhất, phải giữ lấy nó, đừng bao giờ quên nó….” -> Hình ảnh so sánh khẳng định giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do-> ca tụng, tôn vinh - Hành động , cử chỉ lúc buổi học kết thúc: + xúc động, nghẹn ngào, không nói nên câu + người tái nhợt + dằn từng nét chữ: “ NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”. -> Hành động đau đớn, xúc động -> NT: so sánh, miêu tả nhân vật -> ND: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, yêu nước sâu sắc. | |||||||||||||||||
Các nhân vật khác trong lớp có tâm trạng như thế nào? | 3. Các nhân vật khác - Dân làng ngồi phía cuối lớp lặng lẽ và buồn rầu - Cụ già Hode nâng niu quyển tập đánh vần, tập đọc theo lũ trẻ, giọng run run - Học trò chăm chú nghe giảng,cặm cụi tập viết, muốn khóc -> Xúc động, nuối tiếc. | |||||||||||||||||
III. TỔNG KẾT (…’) | ||||||||||||||||||
Mục tiêu: [1]; [2]; [8] Nội dung: - GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản… - HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm. | ||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | |||||||||||||||||
B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm theo bàn. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tổng kết nội dung văn bản bằng sơ đồ tư duy ? Qua giờ học, em rút ra bài học gì khi khám phá một tác phẩm tự sự? Đặc biệt là khi đi tìm hiểu nhân vật? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần). GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Nhận xét và chốt sản phẩm lên Slide |
3. HĐ 3: Luyện tập (16’)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
b) Nội dung: GV tổ chức trò chơi hộp quà may mắn
c) Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Giáo viên chiếu hộp quà chứa câu hỏi
Câu 1: Nội dung chính của truyện : “ Buổi học cuối cùng” là gì?
Câu 2: Từ còn thiếu trong câu sau là gì?
“ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình , thì chẳng khác gì nắm được…. chốn lao tù.”
Câu 3: Đây là buổi học cuối cùng ở vùng nào nước Pháp?
Câu 4: Truyện buổi học cuối cùng sử dụng ngôi kể nào?
Câu 5: Nhân vật thầy Ha- men và Phrang được miêu tả qua yếu tố nào?
Nhiệm vụ 2: Yêu cầu viết đoạn văn :
Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nghĩ về nhân vật em yêu thích trong truyện?
Gợi ý:
+ đúng bố cục đoạn văn
+ đảm bảo số lượng câu theo yêu cầu
+ Mở đoạn: giới thiệu nhân vật( trong tác phẩm nào? Tác giả nào?)
+ Thân đoạn: Nêu cảm nghĩ về trang phục, hành động,cử chỉ, lời nói, thái độ….
+ Kết đoạn: Đánh giá về nhân vật.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Chiếu hộp quà
HS: Đọc yêu cầu của câu hỏi và trả lời
B3: Báo cáo, thảo luận:
- HS trả lời, các em còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số hoặc bằng cách chốt đáp án đúng.
4. HĐ 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Học sinh phát biểu suy nghĩ về tiếng Việt?
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
Em hãy phát biểu cảm nghĩ về tiếng mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS phát biểu cảm nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm trên zalo nhóm hoặc trên Padlet
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có) trên zalo nhóm lớp/môn…
* Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài mới.
********************************
Tiết ………: NGÔN NGỮ CÁC VÙNG MIỀN |
I. Mục tiêu:
1. Năng lực
- Hiểu được đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng của ngôn ngữ các vùng miền khác nhau
- Biết sử dụng ngôn ngữ các vùng miền đúng hoàn cảnh giao tiếp
2. Phẩm chất
- Tự tin thể hiện quan điểm của bản thân.
- Biết lắng nghe, hợp tác nhóm.
II. Thiết bị và học liệu
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính,...
2. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập, rubric đánh giá.
III.Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức ngữ văn, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học
b. Nội dung hoạt động: HS tham gia trò chơi: ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học
Dự kiến câu trả lời:
Tên sự vật | ( Dự kiến)Tên gọi ở địa phương miền Nam |
Hình 1: Quả dứa | Trái thơm |
Hình 2: Cái bát (ăn cơm) | Cái chén |
Hình 3: Cái mũ | Cái nón |
Hình 4: Bắp ngô | Trái bắp |
Hình 5: Quả roi | Trái mận |
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phổ biến luật chơi: Có 5 bức tranh, HS quan sát tranh để trả lời nội dung các bức tranh trong ảnh. Nếu HS trả lời sai, HS khác có quyền trả lời.
Câu hỏi: HS quan sát tranh, bằng sự hiểu biết của mình em hãy cho biết sự vật được thể hiện trong bức tranh, ở địa phương miền Nam sự vật ấy được gọi là gì?
Tên sự vật |
Hình 1: Quả dứa |
Hình 2: Cái bát (ăn cơm) |
Hình 3: Cái mũ |
Hình 4: Bắp ngô |
Hình 5: Quả roi |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS quan sát tranh để nhận biết các sự vật trong tranh.
GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS phát biểu. Trình bày ý kiến
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. Dẫn dắt vào bài.
GV kết nối vào tiết học: Các em thân mến, chúng ta có thể thấy ngôn ngữ các vùng miền rất đa dạng, góp phần làm nên sự giàu đẹp của Tiếng Việt. Tiết học hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu phần thực hành tiếng việt: Ngôn ngữ các vùng miền.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm, tác dụng, cách sử dụng của ngôn ngữ các vùng miền khác nhau.
b. Nội dung: HS trình bày sản phẩm dự án học tập của nhóm
c. Sản phẩm: Sản phẩm dự án học tập của HS.( Sơ đồ tư duy, bài thuyết trình,…)
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS | Dự kiến sản phẩm | |||||||||
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV chia 3 nhóm, đọc phần KT ngữ văn trang 14 để hoàn thành phiếu học tập: (HS chuẩn bị ở nhà)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS trình bày sản phẩm chuẩn bị của nhóm bằng sơ đồ tư duy hoặc bằng bảng nhóm Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. + Nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần. Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức. GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tri thức ngữ văn | |||||||||
|
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: HS vận dụng các tri thức ngữ văn vào thực hành các bài tập và thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung: HS thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, phiếu học tập.
Dự kiến SP:
Phiếu học tập số 1
Câu | Từ | Nghĩa | Phạm vi sử dụng | Tác dụng |
1.a | Tía | Cha | Miền Nam | Phản ánh cách nói của nhân vật; Phù hợp với bối cảnh của tác phẩm. |
1.b | Má | Mẹ | Miền Nam | Phản ánh cách nói của nhân vật; Phù hợp với bối cảnh của tác phẩm. |
1.c | Giùm/ qua | Giúp / anh | Miền Nam | Phản ánh cách nói của nhân vật; Phù hợp với bối cảnh của tác phẩm. |
1.d | Bả | Bà | Miền Nam | Phản ánh cách nói của nhân vật; Phù hợp với bối cảnh của tác phẩm. |
2.b | Ni | Này | Miền Trung | nt |
2.c | Mi / Dớ dận | Mày / Vớ vẩn | Miền Trung | nt |
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS | Dự kiến sản phẩm | ||||||||||||||||||||
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1,2 SGK GV cho lớp hoạt động cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 1. Phiếu học tập số 1
? Tìm một số từ ngữ sử dụng ở địa phương em? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS hoàn thành phiếu học tập cá nhân Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Đại diện HS trình bày câu trả lời + HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần. Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức. GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Gv cho HS chấm chéo bài của nhau (dựa vào bảng kiểm) | II. Luyện tập 1. Bài tập 1,2 | ||||||||||||||||||||
Bảng kiểm chấm điểm
| |||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3 SGK GV chia lớp thành 2 đội tham gia phần thi tiếp sức với 2 vòng thi: Vòng 1: Mỗi đội 3 (hoặc 4) bạn tham gia thực hiện nhiệm vụ a của BT3: Trong thời gian 1 phút viết các từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v. Mỗi bạn HS được viết 1 từ, lần lượt xoay vòng đến các bạn còn lại cho đến khi hết giờ. Hết thời gian, đội nào viết đúng và nhiều hơn sẽ chiến thắng. Vòng 2: Mỗi đội 3 (hoặc 4) bạn tham gia thực hiện nhiệm vụ c của BT3: Trong thời gian 1 phút viết các từ các thanh hỏi, thanh ngã. Mỗi bạn HS được viết 1 từ, lần lượt xoay vòng đến các bạn còn lại cho đến khi hết giờ. Hết thời gian, đội nào viết đúng và nhiều hơn sẽ chiến thắng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện trò chơi Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Đại diện HS kiểm tra kết quả các đội Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức. GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Cho điểm | 2. Bài tập 3
| ||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV chiếu đoạn thơ: Gọi HS đọc chuẩn chính tả đoạn thơ đó: Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng Lúa nếp là lúa nếp làng Lúa lên lớp lớp làm lợn no nê. Lên núi lấy lá non về làm nón lá. Lúa nếp là lúa nếp non Lúa lên lá nõn lá non nõn nà. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát đoạn thơ Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Đại diện HS đọc các đoạn thơ + HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần. Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức. GV nhận xét, đánh giá, nhận xét cách đọc. Chấm điểm. | |||||||||||||||||||||
Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4 SGK: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc. - Hình thức: Đoạn văn, đủ số câu quy định, đúng chính tả, ngôn từ trong sáng. - Nội dung: Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc.(Người đàn ông cô độc giữa rừng; Dọc đường sứ Nghệ) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS dựa vào các văn bản đã học để tìm ý viết đoạn văn đúng yêu cầu. Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Đại diện HS đọc đoạn văn của mình. Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức. GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | 3. Bài tập 4 |
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
b. Nội dung: HS tìm hiểu từ ngữ sử dụng ở địa phương mình
c. Sản phẩm: Sổ tay cá nhân có các từ địa phương
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
? Sưu tầm các từ địa phương được sử dụng ở địa phương em. Cho biết các từ toàn dân tương ứng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS sưu tầm
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Trình bày trước lớp các từ ngữ đã sưu tầm được (Tiết học sau)
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức: GV nhận xét, cho điểm phần sưu tầm của HS (giờ học sau)
Văn bản:
DỌC ĐƯỜNG XỨ NGHỆ
(Trích Búp sen xanh) Sơn Tùng
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức:
+ Tri thức về thể loại tiểu thuyết lịch sử ( bối cảnh, đề tài, nhân vật, các sự kiện…); nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản.
+ Bối cảnh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX và gia cảnh thuở nhỏ của Bác Hồ.
+ Tấm lòng của nhà văn đối với lãnh tụ và đất nước.
2. Về năng lực:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, từ ngữ địa phương.. ), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) được thể hiện trong văn bản.
- Hiểu được cách thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện qua văn bản và tác dụng, ý nghĩa của những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.
- Phân tích được nhân vật, chi tiết, tình huống trong văn bản.
- Viết được đoạn văn nêu cảm nhận về một nhân vật trong truyện.
3. Về phẩm chất:
- Trân trọng, tự hào, kính yêu và biết ơn đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Sống có trách nhiệm với quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, giấy A0, …
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
PHIẾU HỌC TẬP
Đọc kĩ văn bản và câu hỏi 2,3 cuối bài để hoàn thành phiếu học tập sau:
CHÂN DUNG NHÂN VẬT CÔN VÀ QUAN PHÓ BẢNG
Quan Phó bảng Sắc | Cậu bé Côn | ||
Lời nói, hành động | |||
Tính cách, phẩm chất của nhân vật | |||
Nhận xét chung | Cách kể chuyện | ||
Tình cảm, thái độ của tác giả |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu.
a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức đã chuẩn bị bài vào nội dung của bài học.
b. Nội dung: Giáo viên chia sẻ cho HS theo dõi video bài hát về Bác & nêu yêu cầu. HS thực hiện theo y/c.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
B 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV chiếu video bài hát “Người về thăm quê” của nhạc sĩ Thuận Yến và giao nhiệm vụ cho HS.
1, Em cảm nhận được điều gì về chân dung Bác Hồ được gợi ra từ những lời ca và giai điệu của ca khúc?
2, Chia sẻ những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Suy nghĩ cá nhân.
- Gv: theo dõi, khích lệ học sinh làm việc tích cực.
B 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV: tổ chức cho hs chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- HS trả lời câu hỏi.
B 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Mục tiêu: HS nêu được những nét chính về nhà văn Sơn Tùng và đọc hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật vb “ Dọc đường xứ Nghệ”.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày sản phẩm đã tìm hiểu về tác giả, tác phẩm; cách đọc văn bản và thực hiện kĩ thuật chỉ huy để đọc văn bản.
c. Sản phẩm: Các phiếu học tập, sơ đồ tư duy của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN | SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu chung về TG, TP. Bước 1: G/v chuyển giao n/v: 1, Chia sẻ nội dung tìm hiểu của mình về những hiểu biết chung về tác giả và tác phẩm (thể loại, ngôi kể, nv chính) ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + H/s: làm việc cá nhân hoàn thành sản phẩm trc ở nhà. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS trình bày, HS khác nhận xét đánh giá. + Giáo viên: Quan sát, theo dõi, điều hành quá trình học sinh thực hiện. Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn kiến thức, h/s điều chỉnh sản phẩm nếu cần. Nhiệm vụ 2: Đọc và tóm tắt VB. Bước 1: G/v chuyển giao n/v. Lớp phó học tập thực hiện kĩ thuật chỉ huy: điều hành lớp đọc và tìm hiểu về bối cảnh chung diễn ra sự việc, nhân vật, nội dung chính trong văn bản. Lớp phó, cả lớp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + H/s: Thực hiện nhiệm vụ theo sự điều hành của lớp phó. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS khác nhận xét đánh giá. + Giáo viên: điều hành quá trình học sinh thực hiện, chỉnh sửa, uốn nắn Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS. Chuẩn lại một số kiến thức cơ bản.
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nhân vật Côn và người cha trên hành trình dọc đường xứ Nghệ B 1: Chuyển giao nhiệm vụ 1, Xem lại, hoàn chỉnh sản phẩm PHT cá nhân đã chuẩn bị. 2, Trao đổi cặp đôi về nội dung PHT, chú ý phần Nhận xét chung 3, Báo cáo sản phẩm của cặp. B 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc cá nhân, trao đổi cặp đôi theo hướng dẫn. - GV theo dõi, quan sát, gợi ý B 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Hs trình bày, hs khác nhận xét. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn kiến thức + Hs điều chỉnh sản phẩm (nếu cần) Nhiệm vụ 5: Tìm hiểu về thiên nhiên và con người dọc đường xứ Nghệ. Bước 1: Chuyển giao n/ vụ: 1, Tìm chi tiết trong văn bản tác giả tái hiện thiên nhiên xứ Nghệ? 2. Qua nội dung cuộc trò chuyện của hai anh em Khiêm, Côn với cha, em có cảm nhận và suy nghĩ như thế nào về con người và văn hoá của vùng đất xứ Nghệ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + H/s: Trả lời câu hỏi. + Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS báo cáo kết quả, HS khác nhận xét đánh giá. + Gv: Quan sát, theo dõi, điều hành quá trình học sinh thực hiện. Bước 4: Kết luận, nhận định: +GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn kiến thức Nhiệm vụ 6: Khái quát những nét chính về ND và NT của VB. B 1: Chuyển giao nhiệm vụ Nhận xét khái quát về nghệ thuật và nội dung ý nghĩa của văn bản? B 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lv cá nhân, trình bày theo ý hiểu. - GV theo dõi, quan sát. B 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Hs trình bày, hs khác nhận xét. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B 4: Đánh giá - GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn kiến thức. Hs điều chỉnh sp nếu cần | I. Đọc và tìm hiểu chung: 1. Tác giả và tác phẩm Búp sen xanh a. Tác giả: - Tên thật là Bùi Sơn Tùng - Sinh năm 1928 tại Nghệ An, mất ngày 22 tháng 7 năm 2021 tại Hà Nội. - Ông tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ; trực tiếp chiến đấu trên các chiến trường từ Bắc vào Nam. - Ông sớm có ý tưởng sưu tầm tìm hiểu những tư liệu về cuộc đời, gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh để viết sách lưu lại cho thế hệ sau - Là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam, Tác phẩm tiêu biểu nhất là tiểu thuyết Búp sen xanh viết về cuộc đời Hồ Chí Minh. b. Tác phẩm Búp sen xanh: - Hoàn cảnh sáng tác: + TP được nhà văn sưu tầm tư liệu và thai nghén suốt hơn 30 năm. Hoàn thành năm 1981 + Xuất bản lần đầu năm 1982 tại NXB Kim Đồng - Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử - Ngôi kể: Ngôi 3 🡪Tác dụng: kể khách quan, linh hoạt những sự việc và kết hợp miêu tả, biểu cảm hợp lí. - Nội dung: Tp viết về Bác Hồ từ khi còn nhỏ đến khi ra đi tìm đường cứu nước năm 1911) 🡪Là tác phẩm văn học đầu tiên viết về những năm tháng tuổi thơ của Bác Hồ. 2. Văn bản Dọc đường xứ Nghệ. a. Đọc và tóm tắt. * Đọc: * Tóm tắt: - Trên đường cùng cha và anh qua địa phận Diễn Châu, cậu bé Côn hỏi cha về ngôi đền thờ Thục Phán và được cha kể cho nghe câu chuyện về Mỵ Châu – Trọng Thuỷ. Nghe xong cậu cảm kích trước cách vua Thục chém con rồi tự vẫn để giữ trọn chữ tín. - Quan Phó bảng Sắc còn kể cho con nghe câu chuyện người xưa lí giải về hính dáng núi Hai Vai, núi Trống Thủng, núi Cờ Rách làm cậu bé Côn thêm thấm thía khát vọng của cha ông xưa. - Khi đi qua đền Quả Sơn, cậu bé Côn rất thắc mắc về sự uy nghi của ngôi đền và công trạng của vị quan được thờ. Ông Sắc đã kể lại cho các con nghe công trạng của Uy Minh hầu Lí Nhật Quang giúp con không chỉ biết rõ hơn về vị tướng mà còn hiểu ra ý nghĩa sâu xa trong câu vè dân gian bà ngoại từng đọc cho nghe. - Hai anh em Khiêm, Côn được cha dẫn qua nhiều nơi có phong cảnh đẹp, những di tích lịch sử của Nghệ An rồi qua Hà Tĩnh, thăm mộ cụ Nguyễn Du. Côn tần ngần không hiểu vì sao người tài thơ văn như vậy mà không được lập đền thờ, còn kẻ ăn trộm bị đánh chết thì lại có miếu thờ thật trang nghiêm… * Một số từ ngữ cần chú ý: - Các từ ngữ cuối các trang văn bản. - Một số danh từ riêng về các địa danh: b. Tìm hiểu chung * Bối cảnh: * Nhân vật chính: Cha con cụ Nguyễn Sinh Sắc. Lưu ý: Đây là đoạn trích trong tiểu thuyết văn học có yếu tố lịch sử, không phải văn bản lịch sử thuần tuý nên nhân vật được xây dựng theo góc nhìn chủ quan của tác giả. * Nội dung chính: Vb kể lại hành trình quan Phó bảng Sắc dẫn hai người con trai đi thăm bạn bè họ hàng dọc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh sau khi thi đỗ Phó bảng với cuộc trò chuyện về thiên nhiên, con người, văn hoá của dải đất Miền Trung. II. Đọc - hiểu chi tiết văn bản. 1. Anh em Côn và cha trên hành trình dọc đường xứ Nghệ. a. Quan Phó bảng Sắc.
b. Cậu bé Côn
🡪 Tính cách, phẩm chất:
🡪Đó chính là những biểu hiện của một con người sớm có lòng yêu nước sâu sắc. c. Nhận xét chung * Cách kể chuyện
* Tình cảm, thái độ của tác giả
2. Thiên nhiên, con người, văn hoá dọc đường xứ Nghệ. - Thiên nhiên, mây trời đẹp như bức tranh gấm thêu; dãy núi xa xa rất nhiều hình nhiều vẻ..; núi non biêng biếc trải tận chân trời xa…; núi Hai Vai, núi Trống Thủng, núi Cờ Rách.. 🡪 Dáng núi non thường thể hiện khát vọng của con người… - Vùng đất xứ Nghệ là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử văn hoá, con người giàu khát vọng xây dựng và bảo vệ quê hương. III. Tổng kết : 1. Nghệ thuật: - Sử dụng ngôi kể thứ ba với các tình tiết, diễn biến hợp lí. - Xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại, hành động, suy nghĩ giúp nhân vật hiện lên sinh động, chân thực, có chiều sâu. - Kết hợp kể, tả và bộc lộ cảm xúc suy nghĩ 🡪 Giúp câu chuyện hấp dẫn, gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa. 2. Nội dung: - Văn bản kể lại hành trình anh em Khiêm, Côn được cha dẫn qua những nơi của Nghệ An, Hà Tĩnh. - Qua đó, tác giả tái hiện sinh động chân thực chân dung cậu bé Côn với những quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm và suy nghĩ sâu sắc trước mọi cảnh sắc và câu chuyện trong cuộc sống; đồng thời phần nào giúp người đọc cảm nhận được tình cảm yêu thương, cách dạy đạo lí của Quan Phó bảng Sắc với các con và tấm lòng của ông với quê hương mình - VB cũng thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng và biết ơn của tác giả với những vẻ đẹp và giá trị lịch sử văn hoá của vùng đất xứ Nghệ nói riêng và của cả dân tộc nói chung. |
Hoạt động luyện tập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chi tiết, hình ảnh nào trong truyện khiến em có cảm xúc nhất? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh tiếp nhận: Nắm được yêu cầu, thực hiện nhiệm vụ.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh báo cáo. HS khác nhận xét.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Giáo viên sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
Hoạt động Vận dụng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Viết đoạn văn 7-10 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật Côn trong truyện.
+ Vẽ tranh minh họa một chi tiết/ sự việc trong văn bản..
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
*Hướng dẫn học bài.
- Tìm đọc “Búp sen xanh” và những tư liệu về tuổi thơ của Bác
- Chuẩn bị bài mới: Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.
Phụ lục 1: Sản phẩm dự kiến cho hoạt động 3.
CHÂN DUNG NHÂN VẬT CÔN VÀ QUAN PHÓ BẢNG
Quan Phó bảng Sắc | Cậu bé Côn | ||
Lời nói, hành động, suy nghĩ. |
…….. |
| |
Tính cách, phẩm chất của nhân vật |
|
🡪Đó chính là những biểu hiện của một con người yêu nước sâu sắc | |
Nhận xét chung | Cách kể chuyện |
| |
Tình cảm, thái độ của tác giả |
|
KẾ HOẠCH DẠY THỰC HÀNH VIẾT
VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ MỘT CON NGƯỜI HOẶC SỰ VIỆC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Xác định đối tượng biểu cảm.
- Các bước chuẩn bị trước khi viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc.
- Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc.
- Trình bày cảm xúc, tình cảm về một con người hoặc sự việc.
2. Năng lực
- Giới thiều được đối tượng biểu cảm (con người hoặc sự việc) và nêu ấn tượng ban đầu về đối tượng đó.
- Nêu được những đắc điểm nổi bật khiến người, sự việc đó để lại tình cảm, ấn tượng sâu đậm trong người viết (Đặc điểm nổi bật nào của con người về ngoại hình, tính cách… Sự việc đó diễn ra trong không gian, thời gian nào? Những ai tham gia sự việc và học đã làm gì?)
- Thể hiện được tình cảm, suy nghĩ đối với người hoặc sự việc được nói đến (yêu mến, kính trọng, biết ơn với người đó… xúc động, khó quên… đối với sự việc đó).
- Biết các sử dụng ngôn ngữ sinh động, giàu cảm xúc (Những biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, từ láy tượng hình, tượng thanh, câu cảm thán…)
- Việt được bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc.
3. Phẩm chất
- Yêu mến, quý trọng những người xung quanh.
- Tự hào, trân trọng những sự việc đã diễn ra.
- Bồi đắp thêm tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, sơ đồ tư duy.
- Các phương tiện kỹ thuật, tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
- Thực hiện nhiệm vụ mà GV giao cho.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
* Ổn định lớp (1’)
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, kích thích sự tìm tòi khám phá của HS về bài mới
b) Nội dung: GV tổ chức hoạt động “Think – Pair – Share”
c) Sản phẩm: Chia sẻ cảm xúc của HS
d) Tổ chức hoạt động:
Tổ chức hoạt động | |
Chuyển giao nhiệm vụ | HOẠT ĐỘNG “THINK – PAIR – SHARE” - GV tổ chức hoạt động “Think – Pair – Share” ? Note lại cảm nhận của em về những hình ảnh và sự việc sau? - HS tiếp nhận, quan sát hình ảnh và sự việc. |
Thực hiện nhiệm vụ | - GV: + Chiếu 1 số hình ảnh và sự việc lên máy chiếu. + Yêu cầu HS viết cảm nhận của mình về những hình ảnh và sự việc vừa quan sát vào giấy Note. - HS sau khi quan sát: + Think: Suy nghĩ và note lại suy nghĩ của bản thân về hình ảnh và sự việc GV chiếu trên máy chiếu. + Pair: Trao đổi giấy Note cho bạn cùng bàn. + Share: Chia sẻ với cả lớp cảm nhận - HS quan sát và note lại cảm xúc - GV theo dõi, quan sát HS |
Báo cáo thảo luận | - HS chia sẻ cảm xúc của bản thân. - GV lắng nghe và trao đổi lại cảm xúc của mình về những cảm xúc của HS. |
Đánh giá kết quả | - GV chia sẻ với HS rồi vào bài - HS viết tên đầu bài vào vở |
=> GV chuyển ý: Trong cuộc sống có những con người, những sự việc để lại cho em những ấn tượng không thể phai mờ. Vậy hãy chia sẻ cùng cả lớp về những suy nghĩ, tình cảm của bản thân về những con người, sự việc em thấy trong cuộc sống.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a) Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.
b) Nội dung: Tổ chức các hoạt đọng cá nhân, hoạt đông cặp đôi và hoạt động nhóm nhằm giúp HS thực hành viết bào văn biểu cảm về con người hoặc sự việc.
c) Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS, nhóm HS.
d) Tổ chức hoạt động:
I. ĐỊNH HƯỚNG
Chuyển giao nhiệm vụ | HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI - GV chuyển giao nhiệm vụ cặp đôi thông qua phiếu học tập: (1) Kiểu bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc là nêu lên điều gì? (2) Để viết được bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc em cần chú ý điều gì? (3) Trong phần thực hành để viết được bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc cần thực hiện mấy bước đó là những bước nào? - HS tiếp nhận | ||
Thực hiện nhiệm vụ | - GV yêu cầu HS bắt cặp và hoạt động nhóm cặp đôi. - HS bắt cặp và cùng nhau hoàn thành PHT. | ||
Báo cáo thảo luận | - GV tổ chức cho các nhóm cặp đôi trình bày sản phẩm. - HS cử đại diện nhóm hoặc luân phiên 2 thành viên trong nhóm trình bày sản phẩm thảo luận. * Dự kiến sản phẩm: (1) Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc là nêu lên những tình cảm, cảm xúc, những suy nghĩ và thái độ của người viết về con người, sự việc nào đó trong cuộc sống hoặc trong tác phẩm văn học. (2) Để viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc, các em cần chú ý: - Xác định đối tượng biểu cảm: Con người, sự việc em định viết bài văn biểu cảm là ai hay là gì? Đó là một con người, một sự việc trong đời sống hay trong tác phẩm văn học? - Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Con người hoặc sự việc ấy gợi cho em những cảm xúc, tình cảm và những suy nghĩ, bài học gì? - Lập dàn ý cho bài viết. - Viết bài văn theo một dàn ý hợp lí; nêu lên những tình cảm, cảm xúc và những suy nghĩ, thái độ của em một cách trung thực. (3) Các bước để viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc: - B1: Chuẩn bị - B2: Tìm ý và lập dàn ý - B3: Viết bài - B4: Kiểm tra và chỉnh sửa | ||
Đánh giá kết quả | - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá lẫn nhau - Giáo viên nhận xét, đánh giá | ||
Dự kiến ghi bảng |
|
=> GV bổ sung, chuyển ý: Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc là nêu lên những tình cảm, cảm xúc, những suy nghĩ và thái độ của người viết về con người, sự việc nào đó trong cuộc sống hoặc trong tác phẩm văn học. Vậy để thực hành viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc ta thực hiện 4 bước chuẩn bị - tìm ý và lập dàn ý – viết bài – kiểm tra và chỉnh sửa. Cùng thực hành để tạo ra 1 văn bản biểu cảm hoàn chỉnh về một con người hoặc sự việc.
II. THỰC HÀNH
Chuyển giao nhiệm vụ | HOẠT ĐỘNG NHÓM - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm từ 6-8 HS - GV chuyển giao nhiệm vụ bằng phiếu học tập - HS cử đại diện nhóm bốc phiếu học tập cho nhóm mình:
(1) Xác định nhân vật/ sự việc mà em định viết bài biểu cảm? (2) Tìm ý bằng việc trả lời các câu hỏi sau: ? Nhân vật hoặc sự việc gây cho em nhiều ấn tượng là ai, sự việc nào (giới thiệu nhân vật, sự việc)? ? Nhân vật hay sự việc ấy để lại trong em những tình cảm, cảm xúc gì (yêu thích, cảm động hay buồn bã...)? ? Nhân vật hay sự việc ấy gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì (về những phẩm chất đáng quý, bài học làm người, kinh nghiệm sống, ...)? (3) Lập dàn ý a. Mở bài: viết đoạn văn giới thiệu khái quát về nhân vât/ sự việc sẽ biểu cảm? b. Thân bài: Lần lượt nêu những cảm xúc và suy nghĩ từ khái quát đến các biểu hiện cụ thể. - Nêu ấn tượng và cảm xúc chung về nhân vật hoặc sự việc. - Nêu các biểu hiện cụ thể của tình cảm, suy nghĩ về con người hoặc sự việc.
c. Kết bài: viết đoạn văn khẳng định lại ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của em về con người hoặc sự việc được nói đến. - HS tiếp nhận | ||||
Thực hiện nhiệm vụ | - GV tổ chức cho lớp hoạt động nhóm - HS chia nhóm, cử đại diện bốc thăm phiếu học tập (2 nhóm biểu cảm về 1 con người, 2 nhóm biểu cảm về sự việc). - HS thảo luận nhóm hoàn thành PHT. | ||||
Báo cáo thảo luận | - GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm. - Nhóm HS cử đại diện nhóm báo cáo sản phẩm. - Nhóm còn lại ghi lại nhận xét. | ||||
Đánh giá kết quả | - GV tổ chứ cho HS đánh giá. - HS trong nhóm từ đánh giá quá trình tham gia của các thành viên. - HS các nhóm nhận xét phần báo cáo của nhóm khác - GV quan sát quả trình tham gia hoạt động nhóm và đánh giá | ||||
Dự kiến viết bảng |
=> GV bổ sung, chuyển ý: Sau khi có dàn ý chi tiết để định hướng các ý chính cần đưa vào bài, ta tiến hành thực hành, luyện tập viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc qua hoạt động luyện tập
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
b) Nội dung: Luyện tập viết phần thân bài của bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc thông qua hoạt động: “Think - Writing – Pair – Share”
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức hoạt động:
Chuyển giao nhiệm vụ | HOẠT ĐỘNG “THINK – WRITING – PAIR – SHARE” - GV tổ chức hoạt động “Think - Writing – Pair – Share”: + Think: Đọc lại dàn ý đã lập suy nghĩ, sắp xếp câu từ. + Writing: Viết độc lập lập. + Pair: Trao đổi bài với bạn cùng bàn. + Share: Đọc bài trước lớp. - HS tiếp nhận | ||
Thực hiện nhiệm vụ | - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hành viết phần thân bài. - HS thực hiện đúng các hoạt động “Think - Writing – Pair – Share” | ||
Báo cáo thảo luận | - GV tổ chức cho HS báo cáo sản phẩm. - HS đọc trước lớp bài viết phần thân bài của mình. - HS khác ghi lại nhận xét. * Dự kiến bài viết về mẹ: “Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Trên đời này, có lẽ chẳng còn có điều gì hạnh phúc và sung sướng bằng việc được ở bên cạnh những người mà chúng ta hết mực yêu thương, đặc biệt là được sống bên cha, bên mẹ mỗi ngày. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, ôm ấp cho ta từng lời ru điệu hát ngọt ngào nâng bước ta vào đời, thế nên trong trái tim của tôi mẹ luôn có một vị trí vô cùng đặc biệt và thiêng liêng. Mẹ tôi đã 40 tuổi, không còn là cái tuổi xuân sắc, xinh đẹp nữa, bởi mẹ đã hy sinh hết cho chúng tôi rồi. Đôi tay mẹ chai sần thô ráp, thế nhưng khi bàn tay mẹ nắm tay tôi, hay ôm tôi vào lòng lại ấm áp hơn tất thảy, đôi mắt của mẹ gần đây đã xuất hiện rất nhiều nếp nhăn, nhưng ánh mắt hiền từ và nhân hậu ấy vẫn chẳng thay đổi qua bao nhiêu năm tháng. Dáng người mẹ hơi thấp, có chút mập mạp nhưng đối với tôi đó là dáng người hoàn mỹ nhất, bởi nó chứa đựng trong đó biết bao nhiêu sự hy sinh, bao nhiêu đắng cay gian khổ của cuộc đời. Nước da của mẹ có thể không trắng, nhưng nó lại đẹp lạ kỳ, đẹp bởi những ngày mưa nắng dãi dầu trên đồng ruộng, bán lưng cho đất bán mặt cho trời để nuôi chị em tôi khôn lớn. Bấy nhiêu cay đắng, tảo tần ấy quả thật dù có đi hết kiếp tôi cũng chẳng bao giờ hoàn trả lại cho mẹ được, bởi sự hy sinh ấy to lớn và thiêng liêng quá. Còn nhớ mãi những ngày tôi 4 tuổi, còn em gái tôi hai tuổi, thuở ấy bố mẹ tôi mới đi vào nam lập nghiệp, cuộc sống bấp bênh và khổ cực vô cùng, thế nên bố mẹ đã tạm gửi chị em tôi về Bắc cho ông bà nội chăm hộ. Vì còn quá nhỏ và không hợp khí hậu, nên chúng tôi bệnh tật liên miên, đặc biệt là em tôi, nó cứ gầy đét, rồi bị hết bệnh này đến bệnh khác. Vì xót chúng tôi xa cha mẹ, lại ốm đau nhiều, nên mới hơn một năm bố mẹ tôi đã vội khăn gói về quê để đón chúng tôi vào nam lại. Tôi vẫn nhớ mãi ngày ấy, khi nhìn thấy bố mẹ về đến cổng nhà ông nội, cô chú cứ bảo chị em tôi ra đón bố mẹ, nhưng chúng tôi thì do xa cha mẹ lâu quá nên cứ đứng nép sau chân bà nội không chịu ra đón. Chẳng biết ai đã nói câu rằng: “Chắc chúng nó quên cả bố mẹ rồi”, khiến bố tôi lặng cả đi, còn mẹ tôi thì bật khóc nức nở, cô chú phải an ủi mãi, từ đó trở đi mẹ chẳng bao giờ còn nghĩ sẽ xa chúng tôi nữa dù cuộc sống có khó khăn đến thế nào. Nghĩ lại đến giờ, tôi bỗng thấy vừa có lỗi, vừa xót xa, có nỗi đau, sự tổn thương nào bằng việc con cái quên đi cả người làm mẹ. Rồi tôi nhớ lúc 6, 7 tuổi, vào những ngày mưa dầm, bão bấc mẹ vẫn lặn lội cõng tôi ra trạm xá, để tiêm vắc-xin phòng bệnh, thậm chí có những lần mẹ còn dùng đôi quang gánh vẫn thường gánh rau đi bán, gánh chúng tôi đi. Một bờ vai nhỏ bé, nhưng gánh cả hai cuộc đời, nghĩ cũng đủ để hiểu có bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn. Thế nhưng tôi chưa từng thấy mẹ oán trách, than thở bao giờ, mặc cho những cơn đau lưng hành hạ, những cơn đau đầu hoành hành, mẹ cũng chỉ yên lặng chịu đựng vì không muốn chúng tôi lo lắng. Ôi, thế gian này quả thật chẳng có ai hy sinh nhiều như mẹ, lấy chồng rồi, mẹ mất tất cả chỉ được lời mỗi mấy đứa con thơ dại. Con là tất cả của mẹ, mẹ chấp nhận đánh đổi cả cuộc đời, để cho con một tương lai tươi đẹp mà không hề tiếc nuối. Càng nghĩ tôi lại càng thương mẹ biết bao nhiêu. * Dự kiến bài viết về sự việc: Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Thầy có là những người có công ơn dạy dỗ, dìu dắt chúng ta trong hành trình tìm đến với tri thức. Trong cuộc đời, mỗi người hẳn đều có một người thầy, cô giáo mà bản thân rất kính trọng. Và tôi cũng như vậy. Người giáo viên mà tôi yêu quý và kính trọng nhất là cô Nguyễn Thu Hà. Cô là giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi, cũng là giáo viên dạy môn Ngữ văn. Năm nay, cô ba mươi sáu tuổi. Khuôn mặt của cô trông rất hiền dịu. Nước da trắng hồng, cùng mái tóc dài ngang vai. Đôi mắt với ánh nhìn dịu dàng. Nụ cười của cô luôn rạng rỡ trên môi. Mỗi khi đến lớp, cô thường mặc những trang phục đơn giản, nhưng toát lên vẻ thanh lịch. Tôi cảm thấy cô rất xinh đẹp, trẻ trung. Trong giờ học, cô là một giáo viên rất nghiêm khắc. Dù vậy, cô cũng rất tâm lí. Cô luôn dành thời gian để truyền đạt cho học sinh kiến thức của môn học một cách tốt nhất. Giọng nói của cô vừa truyền cảm, vừa ấm áp. Tôi rất yêu thích giọng nói của cô. Mỗi khi có bạn không chú ý nghe giảng, cô đều nhắc nhở nhẹ nhàng. Cô rất hay ở lại lớp trong những giờ ra chơi để trò chuyện cùng chúng tôi. Cô tâm sự với cả lớp rất nhiều điều: từ việc học tập, đến vấn đề trong cuộc sống. Nhờ có cô, tôi cảm thấy học được rất nhiều điều bổ ích. Tôi còn nhớ mãi một kỉ niệm về cô. Hôm đó, cô gọi tôi lên bảng để kiểm tra bài cũ. Nhưng tối hôm trước, tôi đã không học bài do mải xem phim. Khi nghe cô hỏi, tôi không trả lời được câu hỏi. Lúc đó, tôi nhìn thấy ánh mắt của cô rất buồn. Từ trước tới nay, tôi luôn là một học sinh chăm chỉ. Việc xảy ra ngày hôm nay có lẽ đã khiến cô cảm thấy thất vọng. Cô không trách mắng, mà yêu cầu tôi về chỗ. Cả buổi học hôm đó, tâm trạng của tôi rất nặng nề. Tôi tự trách bản thân. Cuối buổi học, tôi đã chủ động lên xin lỗi cô. Lời nhắc nhở của cô khiến tôi còn nhớ mãi. Nhờ có cô, tôi mới ý thức học tập chăm chỉ hơn. “Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy” - Đó là câu tục ngữ đề cao vai trò của người giáo viên. Bởi vậy, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân phải yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. | ||
Đánh giá kết quả | - HS nhận xét lẫn nhau - GV nhận xét đánh giá | ||
Dự kiến ghi bảng |
=> GV bổ sung:
- Giới thiệu khái quát về đối tượng cần biểu cảm: người thân trong gia đình, trong xã hội (trường lớp, quan hệ xung quanh nhà…)
- Nêu khái quát tình cảm em dành cho người ấy: Yêu mến, quý trọng, thương yêu…
* Cách mở bài:
- Trực tiếp: Đi thẳng vào vấn đề
VD: Trong gia đình ai em cũng em yêu quý những để nói về người em yêu quý nhất không thể không nhắc đến...
- Gián tiếp: Đi từ 1 câu thơ, câu ca dao, lời bài hát, chủ đề của đề bài cho.
VD: Câu thơ:
+ Mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Mỗi lần ai đó nhắc đến câu thơ/ cao dao trên là long tôi lại nao nao nhớ về mẹ - người phụ nữ sinh thành ra tôi, nuôi nấng tôi khôn lớn thành người. Đó còn là người mà tôi luôn yêu thương và kính trọng.
+ Cha/ bố:
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
+ Câu hát: “Trên trời cao có muôn ngàn ánh sao…và mẹ tôi chỉ có một mà thôi”
* Yêu cầu cần đạt: Đảm bảo các ý sau: 5 ý là 5 đoạn văn
- Biểu cảm được những nét khái quát về đối tượng: Tuổi tác, dáng người, nghề nghiệp
VD: Mẹ tôi năm nay chạc 40 tuổi, nhưng so tuổi thì mẹ tôi già hơn nhiều, chắc bởi vì cả cuộc mẹ vất vả lo cho chị em chúng từng miếng cơm, manh áo nên mái mẹ đã pha sương. Với cái dáng người nhỏ nhắn, gầy guộc không ai nghĩ rằng mẹ tôi lại là một người phụ nữ nông dân khỏe khoắn. Mẹ làm mọi việc từ giúp người ta lau dọn nhà cửa đến việc nặng nhọc như bê vác mẹ đều làm hết. Mẹ chỉ mong chúng tôi được trường như bao bạn khác…
- Biểu cảm chi tiết về ngoại hình của đối tượng: Tóc, trán, lông mày, mắt, gò má, sống mũi, đôi môi, khuôn mặt, bàn tay, bờ vai, bắp chăn, hàm răng…
VD:
+ Tóc: Mái tóc của mẹ tôi đã chuyển màu hoa râm (trắng đen) => miêu tả
Vì năm tháng khó nhọc và khổ cực mái tóc của mẹ tôi không còn đen như trước nữa mà nó dần chuyển sang màu hoa râm. Đó là là dấu hiệu của năm tháng vất vả ngược xuôi ở một người đàn bà truân chuyên… Tôi yêu lắm mái tóc hoa râm, thô ráp ấy, bởi chính có nó hi sinh mới có hình hài xinh xắn của tôi giờ đây…=> biểu cảm
+ Mắt: Mắt mẹ tôi nhỏ, lông mi ngắn, khóe mắt nhăn nheo => Miêu tả
Mẹ tôi có một đôi mắt không long lanh, cuốn hút như những người phụ nữ xinh đẹp. Đôi mắt ấy nhỏ, đôi hàng mi ngắn và bị sụt mí, quanh khóe mắt đã xuất hiện những nếp nhăn đó là sự hằn in (dấu hiệu) của năm tháng để lại trên khuôn mặt mẹ tôi. Đôi mắt ấy tuy không đẹp nhưng với chúng tôi đôi mắt ấy là món quà vô giá mà thượng đế ban cho mẹ. Đôi mắt luôn nhìn chúng tôi với ánh nhìn đầy trìu mến, yêu thương; đôi mắt ấy sẽ trùng xuống và xuất hiện hiện thêm những giọt sương trong suốt khi chúng tôi phạm lỗi lầm hay ngang bướng. Và cũng chính đôi mắt ấy luôn rộng lượng, bao dung khi chúng tôi nhận ra lỗi và biết sửa sai. Quả đúng như người ta nói rằng: “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” và mẹ tôi có cửa sổ tâm hồn chan chứa tình yêu thường và sự bao dung.
- Biểu cảm về tính tình, cách cư xử với mọi người:
+ Nóng tính, hiền dịu, hay nói to…
+ Cách cư xử với mọi người: người đó với người lớn (ông bà), bạn đời (bố/mẹ), hàng xóm, bản thân em.
- Biểu cảm về kỉ niệm với đối tượng: vui, buồn, bài học rút
- Nêu ra vai trò của đối tượng trong cuộc sống của em.
- Khẳng định lại tính cảm của dành cho đối tượng
- Hứa hẹn trong tương lai
=> Mở bài (1 đoạn văn) + Thân bài (5 ý <=> 5 đoạn văn) + Kết bài (1 đoạn văn) = 7 đoạn văn.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
b) Nội dung: Hoàn thiện phần sưu tầm và làm bài tập của mình ở nhà
c) Sản phẩm: Tranh ảnh/ video/ bài viết của HS
d) Tổ chức hoạt động:
Chuyển giao nhiệm vụ | - GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS: ? Sưu tầm những bức ảnh/ vẽ tranh về đề tài “Gia đình em” và viết bài văn biểu cảm về một người hoặc sự việc liên quan đến bức tranh đó thông qua các bước đã thực hành ở các phần trên? - HS tiếp nhận |
Thực hiện nhiệm vụ | - HS làm việc cá nhân (tại nhà) |
Báo cáo thảo luận | - HS up bài lên Padlet - GV thu thập bài. |
Đánh giá kết quả | - HS: + Nhận xét lẫn nhau; HS chấm điểm dưới phần bài của các bạn. + Thư kí lớp chốt điểm và báo cho GV. - GV: Nhận xét, đánh giá, chốt điểm và trao thưởng cho những bài viết ấn tượng |
* Hướng dẫn về nhà
- Note lại dàn ý chung cho bài văn biểu cảm về một con người hoặc một sự việc và sổ tay văn học.
- Hoàn thành bài tập được giao và đưa lên Padlet của lớp.
- Chuẩn bị bài mới: Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề.
==================🙞🕮🙜=================
Tiết ………: NÓI VÀ NGHE TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG |
I. Mục tiêu:
1. Năng lực
- Nói được ý kiến của bản thân minh về một vấn đề trong đời sống.
- Biết phát triển năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.
- Biết cách nói và nghe phù hợp với vấn đề là nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc/ sự kiện.
2. Phẩm chất
- Tự tin thể hiện quan điểm của bản thân.
- Biết lắng nghe, hợp tác nhóm.
II. Thiết bị và học liệu
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính,...
2. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập, rubric đánh giá.
III.Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học
Dự kiến câu trả lời:
Cột K Những điều em đã biết khi thực hiện để thuyết phục các bạn của mình tin vào vấn đề mà mình đưa ra trong buổi thuyết trình. | Cột W Những điều em muốn biết thêm, nhắc lại để để thuyết phục các bạn của mình tin vào vấn đề mà mình đưa ra trong buổi thuyết trình. | Cột L Những điều em rút ra sau phần thực hành trình bày ý kiến về một vấn đề để thuyết phục các bạn về vấn đề đó. |
- Chuẩn bị nội dung trình bày cụ thể, rõ ràng.
| - Muốn biết quy trình khi trình bày một vấn đề trong đời sống. - Cần lưu ý những gì khi trình bày một vấn đề ? | ……………………… ………………………. |
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu hỏi: Khi được giáo viên giao một nhiệm vụ thuyết trình về một vấn đề nào đó, em sẽ làm thế nào để thuyết phục các bạn của mình tin vào vấn đề mà mình đưa ra?
Theo em, trong một cuộc họp, để đưa ra được những nguyên nhân cho kết quả của một sự kiện thì ta phải trải qua những công việc nào?
Điền vào cột K, cột W trong bảng KWL sau đây:
Cột K Những điều em đã biết khi thực hiện để thuyết phục các bạn của mình tin vào vấn đề mà mình đưa ra trong buổi thuyết trình. | Cột W Những điều em muốn biết thêm, nhắc lại để để thuyết phục các bạn của mình tin vào vấn đề mà mình đưa ra trong buổi thuyết trình. | Cột L Những điều em rút ra sau phần thực hành trình bày ý kiến về một vấn đề để thuyết phục các bạn về vấn đề đó. |
……………………… ………………………. | ……………………… ……………………… | ……………………… ………………………. |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS nhớ lại và điền cột K, cột W trong bảng KWL.
GV quan sát, hỗ trợ nếu cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS phát biểu. Trình bày ý kiến
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét câu trả lời của HS. Dẫn dắt vào bài.
GV kết nối vào tiết học: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống thực chất là nêu lên những suy nghĩ của người nói trước một vấn đề trong đời sống. Vậy làm thế nào để vấn đề ấy thuyết phục được người nghe? Tiết học hôm nay sẽ củng cố cho các em kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Trước khi nói: Tìm hiểu chung về trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
a. Mục tiêu: HS hiểu được định nghĩa và các yêu cầu chung của bài nói nghe trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
b. Nội dung: HS xác định được nội dung của tiết học nói và nghe trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
c. Sản phẩm: Sản phẩm bài nói, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS | Dự kiến sản phẩm |
HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI CHIA SẺ: Bước 1: GV giao nhiệm vụ: HS đọc mục Định hướng trong SGK và cho biết: + Thế nào là trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống ? + Lấy ví dụ về các vấn đề có thể nêu lên để trao đổi có thể lấy từ cuộc sống hằng ngày. + Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống cần chú ý những yêu cầu nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: + Tổ chức chia sẻ cặp đôi trả lời các câu hỏi (dựa vào phần định hướng trong SGK) + GV quan sát, khuyến khích Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Đại diện một số cặp đôi phát biểu. + Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung nếu cần. Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức. | I. Tìm hiểu chung về trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. 1 Khái niệm - Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống là nêu lên những suy nghĩ của người nói trước một vấn đề trong đời sống, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của mình, nhằm thuyết phục người nghe. VD: Vấn đề nêu lên để trao đổi có thể lấy từ cuộc sống hằng ngày như: -Thế nào là lòng vị tha? -Thế nào là lòng dũng cảm? 2. Yêu cầu chung: Để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống các em cần: - Xác định sự việc, sự kiện. - Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói. - Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ như tranh, ảnh, máy chiếu…(Nếu có) và chú ý kĩ năng thuyết trình trước tập thể. |
2.2. Thực hành về trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống.
a. Mục tiêu:
- Biết trình bày một vấn đề trong đời sống.
- HS nói đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông.
b. Nội dung:
- GV phân chia HS thành nhóm nhỏ. Sử dụng phương pháp dạy học dự án hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu được phân công từ tiết học trước.
- HS Lựa chọn phương tiện hỗ trợ trao đổi, thảo luận (nếu cần) như: giấy, máy tính, tranh ảnh, sơ đồ,...
c. Sản phẩm: Sản phẩm thảo luận nhóm.
Biểu hiện lòng yêu nước | Văn bản: “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) | Văn bản: “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi) | Văn bản “Buổi học cuối cùng” (Đô -đê) |
Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn yêu quê hương đất nước, ham muốn tìm hiểu về cội nguồn gốc gác | Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của tía con An với chú Võ Tòng – người đàn ông cô độc giữa rừng. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đó cho người đọc thấy được tính cách, tinh thần kiên cường dũng cảm của những con người trong thời kì đất nước bị xâm chiếm. | Tình cảm trân trọng và yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha -men, của dân làng và cậu bé Ph răng | |
Tại sao đó là biểu hiện của lòng yêu nước | - Những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn:…. - Những câu trả lời của cụ Phó bảng | - Hành động chế vũ khí của Võ Tòng để bắn giặc Pháp. | - Tình yêu với tiếng mẹ đẻ là biểu hiện sâu sắc của tình yêu nước. |
d. Tổ chức thực hiện:
HĐ của GV và HS | Dự kiến sản phẩm | |||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Trình bày ý kiến về vấn đề các văn bản đã học: “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và Buổi học cuối cùng (Đô -đê) đều nói đến biểu hiện của lòng yêu nước. Ý kiến của em như thế nào? Câu hỏi gợi ý: ? Nội dung nào của các văn bản đã học liên quan đến lòng yêu nước? ? Lòng yêu nước được biểu hiện cụ thể trong mỗi văn bản thế nào? (Hoàn thành phiếu học tập số 1) ? Tại sao đó lại là những biểu hiện của lòng yêu nước? Phiếu học tập số 1
| II. Thực hành về trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. 1. Chuẩn bị: (Học sinh chuẩn bị bài ở nhà theo nhóm) | |||||||||||||||||||||||||||
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: + HS thực hiện yêu cầu của GV theo nhóm ở nhà Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. | ||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: Thực hành Bước 1: GV giao nhiệm vụ: ? HS dựa vào dàn ý để trình bày bài nói theo cá nhân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: + HS chuẩn bị bài nói cá nhân Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận + HS thực hiện bài nói của bản thân trước lớp + HS khác chú ý lắng nghe Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. - Người nói: + Trình bày bài nói + Sử dụng điệu bộ, cử chỉ tự nhiên + Điều chỉnh giọng điệu phù hợp - Người nghe: + Tập trung và nắm được thông tin + Sử dụng ánh mắt khích lệ người nói | 2. Thực hành nói và nghe Dàn ý: *Mở đầu: Nêu tình yêu nước của cả 3 văn bản *Nội dung chính: - Lòng yêu nước của cả 3 văn bản. - Lí lẽ vì sao đó là biểu hiện của lòng yêu nước. *Kết thúc: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ cuộc sống ngày nay. | |||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV giao nhiệm vụ Sau khi HS trình bày bài nói. HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến theo bảng kiểm kĩ năng nói và bảng tự kiểm kĩ năng nghe theo mẫu: - Cuối giờ học, HS hoàn thành cột L trong bảng KWL. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS đánh giá theo các tiêu chí Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức. GV nhận xét, cho điểm dựa theo các tiêu chí của bảng kiểm | 3. Tự đánh giá | |||||||||||||||||||||||||||
* Bảng kiểm tra kĩ năng nói:
| * Bảng tự kiểm tra kĩ năng nghe:
|
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống
b. Nội dung: HS tự chuẩn bị và thực hành nói và nghe trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống với người thân, bạn bè ngoài cuộc sống
c. Sản phẩm: Sản phẩm bài nói, dự kiến bài trình bày bằng ngôn ngữ nói, giọng điệu của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
? Nói với người thân trong gia đình về tình yêu với quê hương em.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chuẩn bị nội dung bài nói
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Thực hành nói với người thân (ở nhà)
Bước 4: Đánh giá, chuẩn kiến thức: GV nhận xét, cho điểm phần chuẩn bị bài nói của HS (giờ học sau)
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIÁO SOẠN BÀI 2- DỰ ÁN GIÁO ÁN MIỄN PHÍ 2022
BỘ SGK CÁNH DIỀU
BÀI | HỌ VÀ TÊN | ĐƠN VỊ CÔNG TÁC | SĐT | CÔNG VIỆC |
Bài 2 | 1. Trương Thị Giang | Trường THCS Phú Xuân- TP Thái Bình | 0933049966 | |
2. Nguyễn Thị Thanh Nga | Trường THCS Phú Xuân- TP Thái Bình | 0972579455 | ||
3. Bùi Thị Thúy | Trường THCS Phú Xuân- TP Thái Bình | 0989146637 | ||
4. Lê Thị Hạnh | Trường THCS Phú Xuân- TP Thái Bình | 0378808266 | ||
5. Phùng Thị Hằng Nga | Trường THCS Phú Xuân- TP Thái Bình | 0834200199 | ||
6. Hà Thị Hằng | Trường THCS Phú Xuân- TP Thái Bình | 0946113884 |
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
MẸ
– Đỗ Trung Lai –
Thời gian thực hiện : 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1 Về kiến thức:
- Vài nét chung về nhà thơ Đỗ Trung Lai.
- Một số yếu tố hình thức (về vần, nhịp, dòng và khổ thơ), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa,…) của bài thơ bốn chữ.
- Nội dung bài thơ : thể hiện sự vất vả của người mẹ, tình yêu thương chân thành của người con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần.
- Đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ.
2 Về năng lực:
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thể thơ bốn chữ thể hiện trong bài “Mẹ”- Đỗ Trung Lai.
- Chỉ ra được kết cấu bài thơ;
- Nhận biết và thông hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ trong bài thơ;
- Cảm nhận được những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ Mẹ;
- Cảm nhận được tình cảm yêu thương, trân trọng mẹ mà nhà thơ gửi gắm;
- Thấm thía tình yêu thương cha mẹ dành cho chúng ta.
3 Về phẩm chất:
- Yêu thương, biết ơn, trân trọng và hiếu thảo với cha mẹ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về nhà thơ Đỗ Trung Lai và văn bản “Mẹ”.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Hãy tưởng tượng khi mẹ đã già, hãy miêu tả lại hình ảnh đó và nêu cảm xúc của em?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy từng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao mẹ thầy.
Câu ca dao ấy đã thể hiện được những vất vả, hi sinh, được công ơn lớn hơn trời bể của mẹ. Thời gian cứ chảy trôi, người mẹ của chúng ta mỗi ngày càng già đi. Nhà thơ Đỗ Trung Lai đã khắc họa rất thành công hình ảnh người mẹ lúc về già và qua đó thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ. Trong tiết học hôm nay, cô và cả lớp sẽ cùng tìm hiểu bài thơ “Mẹ” để trân quý những phút giây được ở bên cạnh cha mẹ của mình.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
I. ĐỌC-TÌM HIỂU CHUNG | ||
1. Tác giả | ||
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà thơ Đỗ Trung Lai và văn bản “Mẹ” b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi - Hs đọc, quan sát SGK và tìm thông tin để trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện | ||
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị. ? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Đỗ Trung Lai? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin. HS quan sát SGK. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. | 1.Tiểu sử - Đỗ Trung Lai (1950) - Quê quán: Phùng Xá, Mỹ Đức, Hà Tây cũ (nay Hà Nội). 2. Sự nghiệp: + Tốt nghiệp khoa Vật lý Đại học Sư phạm Hà Nội, sau dạy học trong quân đội và làm nhà báo. + Phong cách sáng tác: giọng thơ trữ tình đằm thắm nhưng gửi gắm nhiều tâm sự, triết lý nhẹ nhàng, tự nhiên. - Các tác phẩm tiêu biểu: + Đêm sông Cầu (thơ, 1990) + Anh em và những người khác (thơ, 1990) + Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991) + Thơ và tranh (1998) + Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000) | |
2. Tác phẩm | ||
a) Mục tiêu: Giúp HS - Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, bố cục…) b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS thảo luận nhóm. - HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS d) Tổ chức thực hiện | ||
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. - Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ: ?Nêu xuất xứ của bài thơ. ? Xác định thể thơ? Chỉ ra những yếu tố đặc trưng của thể thơ qua bài thơ (vần, nhịp, dòng, khổ thơ). ?Xác định PTBĐ chính. ? Bài thơ gồm mấy khổ thơ? Có thể chia văn bản thành mấy phần và nội dung từng phần? ? Bài thơ là lời của ai? Thể hiện cảm xúc về ai? Cảm xúc như thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc văn bản - Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. GV:- Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). GV: - Nhận xét cách đọc của HS. - Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . | a) Đọc và tìm hiểu chú thích - HS đọc đúng, truyền cảm. b) Tìm hiểu chung - Xuất xứ: Trích tập thơ “Đêm sông Cầu”. - Thể thơ: 4 chữ. + Mỗi câu gồm 4 tiếng, số câu trong bài không hạn định.Các khổ, đoạn trong bài được chia linh hoạt, tùy theo nội dung và cảm xúc. + Gieo vần chân: chữ cuối cùng của câu hai vần với chữ cuối cùng của câu bốn trong mỗi khổ. + Các câu thơ được ngắt nhịp 2/2 hoặc 1/3 - PTBĐ: Biểu cảm - Bố cục: 2 phần + P1: Hình ảnh người mẹ. + P2: Tình cảm của người con dành cho mẹ. - Bài thơ là lời của người con thể hiện tình yêu thương dành cho mẹ khi nhận ra sự già đi của người mẹ theo năm tháng. |
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT | |||||||||||||
1. Hình ảnh người mẹ. | |||||||||||||
a) Mục tiêu: Giúp HS - Tìm được những chi tiết nói về hình ảnh người mẹ. - Cảm nhận về hình ảnh đó. b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện | |||||||||||||
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | ||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV đặt câu hỏi gợi dẫn, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi: ? Để làm nổi bật hình ảnh “mẹ” tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? ? Qua đó, hình ảnh người mẹ được hiện lên như thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: trao đổi theo nhóm đôi. GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức và bổ sung thêm hành động của người mẹ: + Khi con còn bé bổ cau làm tư. + Hiện tại: cau bổ tám mẹ còn ngại to. 🡺Tác giả mượn hình ảnh nhai trầu quen thuộc để khắc họa hình ngời mẹ. Miếng trầu bổ nhỏ gợi ra tuổi già móm mém của mẹ. | *Những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ: + Cau: thẳng, ngọn xanh rờn, cao, gần với giời
- Những hình ảnh đối lập như
=> Gợi ra sự liên tưởng về tuổi già khiến lòng người con quặn thắt khi “Cau gần với trời – Mẹ thì gần đất”. - Biện pháp tu từ so sánh “Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ”: ví von hình ảnh mẹ già như miếng cau khô để gợi lên hình ảnh già nua héo hắt của người mẹ. | ||||||||||||
GV: Lời thơ ngỡ như lời nhận xét thông thường những đằng sau mỗi con chữ là bao đắng đót, xót xa khi nhận ra thời gian, nỗi vất vả cuộc đời đã hằn lên lưng còng, trên mái đầu bạc trắng của mẹ. Không cần nhiều lời chỉ qua hai hình ảnh lưng còng và mái đầu bạc trắng của mẹ mà gợi ra bao cảm nhận về công lao của mẹ, sự nhọc nhằn, đắng cay trong cuộc đời mẹ cho con khôn lớn, trưởng thành. Người con thảng thốt nhận ra quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, không tránh khỏi quy luật cuộc đời và ngày con xa mẹ đang đến gần, chúng ta cùng tìm hiểu tình cảm của người con dành cho mẹ. | |||||||||||||
2. Tình cảm của người con dành cho mẹ | |||||||||||||
a) Mục tiêu: Giúp HS - Cảm nhận được tình cảm của người con dành cho mẹ qua các chi tiết trong bài. - Nhận diện và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ, đặc biệt là biện pháp tu từ so sánh. b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần) c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành. d) Tổ chức thực hiện | |||||||||||||
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | ||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm đôi. - Giao nhiệm vụ: ?Tìm những hành động thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ? ?Em thích nhất hành động nào của người con để thể hiện tình cảm của con dành cho mẹ. ?Qua những hành động đó, em cảm nhận tình cảm của người dành cho mẹ như thế nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - 2 phút làm việc cá nhân - 3 phút thảo luận cặp đôi B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau. | - Các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ: “Một miếng cau khô Khô gầy như mẹ Con nâng trên tay Không cầm được lệ”. -Tình cảm của người con:
=> Qua hình ảnh miếng cau khô, ta cảm nhận được nỗi niềm của con dành cho mẹ. Con thấu hiểu những khó nhọc, cay đắng của đời mẹ, trân trọng những hi sinh mẹ đã dành cho con nhưng không khỏi đau đớn trước những vất vả của mẹ. - Với sự xót xa, con tự vấn trời đất cũng là tự vấn bản thân mình: Sao mẹ ta già? => Câu hỏi tu từ thể hiện sự vô vọng, sự bất lực của người con không thể níu kéo thời gian chậm lại, níu kéo mẹ ở lại mãi mãi bên con. "Mây bay về xa" như mái tóc mẹ hòa vào mây trắng. Lời thơ mở ra dư âm nghẹn ngào, nỗi xúc động dưng dưng. | ||||||||||||
III. TỔNG KẾT | |||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp theo bàn - Phát phiếu học tập số 5 - Giao nhiệm vụ nhóm: ? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? ? Nội dung chính của văn bản “Về thăm mẹ”? ? Ý nghĩa của văn bản. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS:
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS: - Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Chuyển dẫn sang đề mục sau. | III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Thể thơ bốn chữ - Lời thơ giản dị, tự nhiên. - Hình ảnh thơ gần gũi. - Kết hợp các biện pháp nghệ thuật tu từ : so sánh, ẩn dụ, đối lập… 2. Nội dung Bài thơ mượn hình ảnh cây cau quen thuộc để khắc họa hình ảnh người mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần. 3. Ý nghĩa - Tình yêu thương bao la của cha mẹ dành cho ta thể hiện từ những điều bình dị, giản đơn nhất ; - Mỗi chúng ta cần biết yêu thương, trân trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ của mình. |
3. HĐ 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.
c) Sản phẩm: Bài vẽ thể hiện phù hợp nội dung văn bản.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập:Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung bài học.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS vẽ tranh minh họa
B3: Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.
4. HĐ 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã học vào thực tiễn cuộc sống.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
? Viết và gửi tặng mẹ tấm bưu thiếp.
? Sưu tầm ca dao, danh ngôn về tình mẫu tử.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS thực hiện làm bưu thiếp và viết những lời yêu thương dành tặng mẹ.
HS làm bưu thiếp và viết tặng mẹ suy nghĩ về bài học, suy nghĩ về mẹ hoặc chúc mẹ những điều tốt đẹp,...
B3: Báo cáo, thảo luận
HS có thể chia sẻ những nội dung các em viết trong bưu thiếp với cô hoặc với các bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Chia sẻ với HS suy nghĩ khi đọc những bưu thiếp của các em.
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết học sau.
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
ÔNG ĐỒ
– Vũ Đình Liên–
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực * Năng lực chung - Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm. - Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà. - Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản. * Năng lực đặc thù - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn . - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. 2. Về phẩm chất: Giáo dục lòng yêu những di sản văn hoá của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập. - Tranh ảnh về nhà văn Vũ Đình Liên và văn bản “Ông Đồ”. - Các phiếu học tập (Phụ lục đi kèm).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HĐ 1: Xác định vấn đề a. Mục tiêu: HS xác định được nội dung chính của văn bản đọc – hiểu từ phần khởi động.
b. Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi để hỏi HS, sau đó kết nối với nội dung của văn bản đọc – hiểu. HS quan sát video, suy nghĩ cá nhân, kết nối tri thức trong video với tri thức trong thực tiễn với nội dung bài học c. Sản phẩm: Cảm nhận của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên. d. Tổ chức thực hiện: Quan sát video về phong tục chơi chữ ngày Tết
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát video, lắng nghe lời trong video và suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi của GV hướng dẫn HS quan sát video, có thể tạm dừng video để HS quan sát.
B3: Báo cáo, thảo luận: GV: chỉ định HS trả lời câu hỏi. HS: trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV): - Nhận xét câu trả lời của HS cũng như ý kiến nhận xét của các em. - Kết nối vào nội dung đọc – hiểu văn bản.
Các em thân mến! Dòng thời gian tuy vô hình song cũng thật mạnh mẽ, dữ dội. Cả một thành trì văn hóa phong kiến khoa bảng hàng mười mấy thế kỉ cũng bị vết rày xéo của bọn thực dân làm cho mai một. Song chính hoàn cảnh đó lại là nguồn cảm hứng để những thi nhân gửi gắm nỗi niềm tâm sự của mình. Nhờ vậy mà ngày nay, cô trò chúng ta có dịp ngồi lại để thưởng thức những tác phẩm văn học đó. Có một tác phẩm được trình làng cách đây hàng 80 năm rồi nhưng đến khi đọc lại, chúng ta vẫn thấy nỗi niềm đau đáu và tâm sự nhớ về quá khứ vàng son của mình. Bài thơ mang tên “ Ông đồ” của cố thi sĩ Vũ Đình Liên phần nào giúp chúng ta ngược dòng thời gian trở về quá khứ.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mục tiêu: - Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà. - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn . Nội dung: - GV sử dụng KT sơ đồ tư duy để khai thác phần tìm hiểu chung. - HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm cặp đôi. - Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết. Phiếu học tập số 1 B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. - HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. B4: Kết luận, nhận định HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). GV: - Nhận xét thái độ làm việc và sp của các cặp đôi. - Chốt kiến thức, chuyển dẫn sang mục sau 2. Tác phẩm B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) a. Đọc - Hướng dẫn đọc nhanh. + Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát. + Thể hiện rõ được tâm trạng và nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ. 2 khổ đầu: giọng vui tươi, phấn chấn. 3 khổ tiếp: chậm rãi, trầm buồn, sâu lắng, thiết tha... - Hướng dẫn cách đọc chậm (đọc theo thẻ). + Đọc thẻ trước, viết dự đoán ra giấy. + Đọc văn bản và đối chiếu với sản phẩm dự đoán. - Cho học sinh thực hành đọc văn bản theo hướng dẫn. b. Yêu cầu HS tiếp tục quan sát phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi còn lại: ? Nêu hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ ? Bài thơ được tác giả viết theo thể thơ nào? ? Nêu các PTBĐ của bài thơ? Đâu là PTBĐ chính? ? Có thể chia bài thơ này ra làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV:1. Hướng dẫn HS cách đọc 2. Theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: 1. Đọc văn bản, các em khác theo dõi, quan sát bạn đọc. 2. Xem lại nội dung phiếu học tập đã chuẩn bị ở nhà. B3: Báo cáo, thảo luận GV: Yêu cầu HS trả lời, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). HS: - Trả lời các câu hỏi của GV. - HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập qua sự chuẩn bị của HS bằng việc trả lời các câu hỏi. - Chốt kiến thức, cung cấp thêm thông tin (nếu cần) và chuyển dẫn sang đề mục sau. | 1. Tác giả - Vũ Đình Liên ( 1913 -1996). - Quê gốc Hải Dương nhưng sống ở Hà Nội. - Là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. - Ông là nhà thơ, nhà dịch thuật, nhà giáo. - Thơ ông nặng lòng thương người và niềm hoài cổ - Một số tác phẩm tiêu biểu: Ông đồ, Lòng ta là những thành quách cũ, Lũy tre xanh,… 2. Tác phẩm a) Đọc và giải nghĩa từ - Đọc - Giải nghĩa từ: + Ông Đồ: Người dạy học chữ nho xưa. Nhà nho nếu không đỗ đạt làm quan, thường làm nghề dạy học, gọi là ông Đồ hoặc thầy đồ. + Mực tàu: Thỏi mực đen, mài với nước làm mực để viết chữ Hán hoặc chữ nho. + Nghiên: Dụng cụ làm bằng chất liệu cứng, có lòng trũng để mài mực tàu. b) Tìm hiểu chung - Hoàn cảnh sáng tác: Khổ 1 viết năm 1935, mùa xuân năm 1936 mới hoàn thành nốt 4 khổ còn lại. - Xuất xứ: In trên tạp chí “Tinh Hoa”. - Thể thơ: Ngũ ngôn (5 chữ) - PTBĐ: Biểu cảm ( Tự sự, miêu tả) - Bố cục: 3 phần + Phần 1 (K1,2) : Hình ảnh ông đồ thời đắc ý + Phần 2 (K3,4): Hình ảnh ông đồ thời tàn lụi + Phần 3 (K5): Nỗi lòng của nhà thơ. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Sản phẩm tổng hợp: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
II. ĐỌC & TÌM HIỂU CHI TIẾT VB | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
1. Hình ảnh ông Đồ thời đắc ý ( khổ 1+2) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mục tiêu: Giúp HS phân tích và nắm được nội dung, nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa của đoạn thơ, từ đó thấy được một nét đẹp văn hóa của dân tộc và yêu những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nội dung: GV đặt câu hỏi để tìm hiểu nội dung đoạn thơ HS: Suy nghĩ và làm việc cá nhân để trả lời câu hỏi của giáo viên. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
. Phiếu học tập số 2 B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Đọc hai khổ thơ và suy nghĩ thảo luận theo nhóm bàn để TLCH GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu bằng cách đặt các câu hỏi phụ (nếu HS không trả lời được). ? Em có nhận xét gì về bối cảnh đó? ? Hỉnh ảnh ông đồ hiện lên ntn? Câu thơ nào miêu tả công việc và tài năng của ông? ? Để làm nổi bật hình ảnh và tài năng của ông đồ, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? B3: Báo cáo thảo luận GV: Yêu cầu nhóm trưởng trình bày kết quả thảo luận HS: Trả lời câu hỏi của GV, những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời và câu nhận xét của HS - Chốt nội dung (sản phẩm). - Chuyển dẫn sang nội dung sau. | a. Bối cảnh xuất hiện
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
GV: Theo phong tục, khi tết đến, người ta thường sắm câu đối họăc đôi chữ nho viết trên giấy đỏ hoặc lụa đỏ để dán trên vách, trên cột nhà, vừa để trang hoàng nhà cửa thêm đẹp, vừa để gửi gắm lời chúc tốt lành. Khi đó, người ta phải tìm đến ông đồ (người hay chữ). Ông đồ tài hoa và cốt cách là trung tâm của không gian ngày Tết. Đó là sự hòa hợp của các yếu tố thiên thời, địa lợi (thiên nhiên đẹp đẽ, ấm áp, không khí vui tươi với những bông hoa đào nở,...) và bên cạnh đó là sự hòa hợp của con người - nhân hòa (người thuê viết chữ ông rất đông). Hình ảnh của ông đồ xuất hiện trong ngày Tết là một nét phong tục tao nhã, một nét đẹp văn hóa của dân tộc. Qua hai khổ thơ đầu, chúng ta không chỉ thấy được sự trân trọng của mọi người mà còn thấy được tấm lòng trân trọng của nhà thơ đối với ông đồ cũng như đối với nét đẹp văn hóa dân tộc. Nhưng đến những năm đầu TK20, nền Hán học (chữ nho) dần mất vị thế quan trọng khi chế độ thi cử PK bị bãi bỏ (Khoa thi cuối cùng vào năm 1915), một thành trì văn hóa cũ sụp đổ. Các nhà nho từ chỗ là nhân vật trung tâm trong đời sống VH tinh thần của dân tộc được XH tôn vinh bỗng chốc bước lạc hướng thời đại, bị bỏ quên và cuối cùng vắng bóng. Trẻ con không đi học chữ nho nữa mà học chữ Pháp, Nhật, quốc ngữ. Cuộc sống tây hóa khiến người ta không còn vui sắm câu đối chơi tết nữa. Ông đồ vắng bóng và biến mất trên đường phố ngày tết và trong tâm trí của mọi người. Và hình ảnh ông đồ được phác họa ntn, chúng ta chuyển sang khổ 3,4. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
2. Hình ảnh ông đồ thời tàn lụi | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mục tiêu: Hình dung rõ hình ảnh ông đồ thời tàn cùng thái độ của nhà thơ trước thực tại. Nội dung: GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tìm hiểu về hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành phiếu học tập và trình bày sản phẩm. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp: 4 nhóm = 4 câu hỏi - Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 3 bằng cách trả lời các câu hỏi 1, 2, 3,4. - Thời gian: 7 phút
Dự kiến tình huống khó khăn: HS gặp khó khăn trong câu hỏi số 2. Tháo gỡ: (GV gợi ý HS bằng cách hướng dẫn các em phát hiện biện pháp NT nhân hóa, từ đó hiểu được nỗi buồn của con người,… B2: Thực hiện nhiệm vụ HS - Quan sát những chi tiết trong SGK (GV đã chiếu trên màn hình). - Đọc các khổ thơ 1,2,3,4 B3: Báo cáo, thảo luận GV:- Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS:- Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm. - HS còn lại theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS. - Chốt kiến thức, bình giảng và chuyển dẫn sang mục sau. |
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
GV: Giờ đây ông đồ trở nên trơ trọi lạc lõng, tội nghiệp giữa dòng đời trôi chảy, ông ngồi trong mưa bụi bay và lá vàng rơi trên giấy. Ông ngồi đấy lặng lẽ mà trong lòng ông là một tấn bi kịch, là sự sụp đổ hoàn toàn. Ông đồ ở 2 khổ thơ sau là ông đồ một thời tàn, bị bỏ rơi vào sự vô tình, lãng quên của mọi người. Hình ảnh đầy xót xa, thương cảm của một lớp người tài hoa đang bị lãng quên, đang tàn tạ trước sự thay đổi của thời cuộc. Con người đã lạnh lùng từ chối một giá trị, một nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân tộc. Hình ảnh ông đồ chính là “ di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn” - nói như lời của tác giả. Và nhà thơ Tú Xương cũng đã phản ánh sự suy tàn của chữ nho: “ Nào có hay gì cái chữ nho Ông nghè, ông cống cũng nằm co…” | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
3. Nỗi lòng của nhà thơ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mục tiêu: HS hiểu được tình cảm, thái độ của nhà thơ đối với lớp nhà nho xưa, cảm xúc nuối tiếc một nét đẹp văn hóa dân tộc. Nội dung: GV sử dụng KT đặt câu hỏi, KT thảo luận cặp đôi để HS tìm hiểu về nỗi lòng của tác giả HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ và báo cáo sản phẩm. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) 1. Trong hai câu thơ đầu, tác giả sử dụng biện pháp NT gì? Tác dụng? 2. Câu hỏi tu từ cuối bài thể hiện tâm tư gì của nhà thơ? Qua đó, em hiểu nhà thơ là người ntn? 3. Trao đổi và chia sẻ để trả lời các câu hỏi. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: đọc ngữ liệu trong SGK (khổ 3), suy nghĩ cá nhân để trả lời câu hỏi, trao đổi cặp đôi. GV: giải thích, bình thêm. B3: Báo cáo, thảo luận GV:- Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS- Gọi HS trải lời câu hỏi - Các hs khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ làm việc, ý kiến nhận xét và sản phẩm của HS. - Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang nội dung sau Phiếu bài tập số 4
| + 2 câu đầu: - Sử dụng NT: phép đối: thấy >< không thấy. - Kết cấu đầu cuối tương ứng ( Hình ảnh hoa đào) chặt chẽ làm nổi bật chủ đề: “Cảnh cũ người đâu”. => Sự thất thế, tàn tạ đáng buồn của ông đồ. Hình ảnh ông đồ đã trở thành dĩ vãng, vắng bóng trong cuộc sống hiện đại. + 2 câu cuối: Là một câu hỏi tu từ, một lời tự vấn của nhà thơ. Câu thơ chứa đầy cảm xúc và mang ý nghĩa khái quát. Từ hình ảnh ông đồ ngồi viết câu đối mỗi độ xuân về, nhà thơ đã nói đến cả một lớp “người muôn năm cũ”- những nhà Nho xưa. => Câu hỏi đã toát lên niềm thương cảm chân thành cho những nhà Nho danh giá một thời nay bị lãng quên do thời cuộc thay đổi. - Thương tiếc những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc ta nay bị tàn tạ, lãng quên. => Đó chính là tinh thần dân tộc, lòng yêu nước kín đáo của nhà thơ. - Ông muốn nhắn nhủ thế hệ trẻ: hãy giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của dân tộc.
=> Sự tương phản làm nổi bật sự thăng trầm của số phận ông đồ, sự phai nhạt một nét đẹp văn hóa => Thể hiện cảm hứng thương người và hoài cổ của Vũ Đình Liên. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
GV: Tổng hợp lại kiến thức: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nỗi ngậm ngùi, xót thương, hoài niệm
III. TỔNG KẾT | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mục tiêu: Khái quát được nội dung, nghệ thuật của bài thơ Nội dung: - GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi để khái quát giá trị nghệ thuật và nội dung của văn bản… - HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và báo cáo sản phẩm | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
B1 Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm theo bàn. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: ? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? ? Nội dung chính của văn bản “Ông đồ”? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần). GV hướng dẫn và yêu cầu HS trình bày, nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Nhận xét và chốt sản phẩm lên Slide | 1. Nghệ thuật: - Thể thơ ngũ ngôn được sử dụng, khai thác có hiệu quả. Giọng điệu chủ yếu của bài là ngậm ngùi, trầm lắng. - Kết cấu tương phản, có hình ảnh đầu cuối lặp lại. - Ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị mà giàu sức gợi. Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ. 2. Nội dung: - Tình cảnh thất thế, tàn tạ đáng thương của ông đồ. - Niềm thương cảm của tác giả trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa. 3. Ý nghĩa: Khắc họa hình ảnh ông đồ, nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai. |
3. HĐ 3: Luyện tập (16’)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học để chơi trò chơi ô chữ.
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân => trả lời các câu hỏi trong trò chơi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS ? Hoàn thiện ô chữ trong trò chơi
1.Ô chữ có 11 chữ cái. Đây là một trong những nguồn cảm hứng lớn trong thơ Vũ Đình Liên.
2.Ô chữ có 6 chữ cái. Đây là tín hiệu mùa xuân đồng hiện với hình ảnh ông đồ trong khổ thơ thứ nhất.
3.Ô chữ có 9 chữ cái. Thủ pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong bài thơ?
dụng trong bài thơ Ông đồ.
Ô chữ có 6 chữ cái. Điền vào phần chấm của câu văn:
Hình ảnh ông đồ dần biến mất sau làn ………
Ô chữ có 6 chữ cái. Đây là thú chơi tao nhã của ông cha dịp Tết đến xuân về.
Ô chữ có 8 chữ cái. Điền vào phần chấm của hai câu thơ sau: Năm nay đào lại nở, / Không thấy ………
Từ chìa khóa: Ô chữ có 7 chữ cái. Một trong hai cảm hứng chính trong thơ Vũ Đình Liên?
B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Chiếu trò chơi
HS: Chọn câu hỏi và trả lời – Tìm ra chữ chìa hóa: HOÀI CỔ
4. HĐ 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Đoạn văn thuyết trình của hs d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Tích hợp kiến thức môn Mỹ thuật, lĩnh vực văn hóa.
? Trưng bày một số bức tranh về chữ Nho và phong tục viết chữ Nho của dân tộc (ở chùa đầu xuân) Học sinh nêu cảm nhận về nét văn hóa truyền thống xưa. ? Các em làm gì để giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa của dân tộc?
B2: Thực hiện nhiệm vụ GV gợi ý cho HS bằng việc bám sát văn bản và qua quan sát, tìm hiểu của cá nhân.
HS: suy nghĩ cá nhân và viết đoạn văn. B3: Báo cáo, thảo luận GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm trên zalo nhóm hoặc trên Padlet HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có) trên zalo nhóm lớp/môn…
* Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài “Tiếng gà trưa”
********************************
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(1 tiết)
1. MỤC TIÊU
1.1 Về kiến thức:
- Tác dụng của một số biện pháp tu từ: đối lập, so sánh, câu hỏi tu từ,…
1.2 Về năng lực:
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của một số biện pháp tu từ: đối lập, so sánh, câu hỏi tu từ,…
1.3 Về phẩm chất:
- Yêu mến vẻ đẹp của Tiếng Việt, tự hào về nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, bồi đắp tình mẫu tử, từ đó có ý thức trước những hành động của mình.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Sách 99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt.
- Phiếu học tập.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
* Trò chơi tiếp sức: Lớp chia thành 2 đội. Trong 5 phút: kể tên các biện pháp tu từ tiếng Việt, cho ví dụ minh họa. Kể tên biện pháp tu từ đúng được 5 điểm, nêu ví dụ đúng được 10 điểm. Đội nào nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS chuẩn bị kiến thức về các biện pháp tu từ để tham gia trò chơi.
B3: Báo cáo, thảo luận:
Hs tham gia cuộc thi do GV điều hành.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét phần thi của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Khái niệm một số biện pháp tu từ | |||||||||||||||||||||||
a) Mục tiêu: Nhắc lại khái niệm về một số biện pháp tu từ. b) Nội dung: Trò chơi Những mảnh ghép hoàn hảo. Nhóm đôi. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện | |||||||||||||||||||||||
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | ||||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS ghép thông tin 2 cột để có khái niệm đúng về các biện pháp tu từ. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS đọc và ghép cột. HS hoạt động nhóm đôi. B3: Báo cáo, thảo luận Chọn 1 cặp đôi lên trình bày. B4. Kết luận, nhận định (GV) - HS nhận xét lẫn nhau. - GV Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. |
| ||||||||||||||||||||||
3. Hoạt động 3: Luyện tập (Thực hành) | |||||||||||||||||||||||
Nêu tác dụng của biện pháp tu từ | |||||||||||||||||||||||
a) Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết các biện pháp tu từ. - Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các câu thơ, đoạn thơ. b) Nội dung: - GV sử dụng Kỹ thuật mảnh ghép cho HS thảo luận. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện | |||||||||||||||||||||||
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | ||||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Vòng chuyên gia (8 phút: 4p cá nhân, 4p thảo luận nhóm) - Chia lớp ra làm 4 nhóm (Dãy A: Nhóm 1A, 2A; Dãy B: Nhóm 1B, 2B): - Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2-1,2-… - Phát phiếu học tập cho cá nhân (Đủ tất cả các câu hỏi của 2 vòng thảo luận). Câu hỏi thảo luận vòng chuyên gia: Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ (tác dụng diễn đạt, tác dụng biểu thị nội dung, tác dụng thể hiện tình cảm của tác giả)? Bài 1. (Biện pháp đối lập) Lưng mẹ còng rồi Cau thì vẫn thẳng Bài 2. (Biện pháp so sánh) Một miếng cau khô Ngẩng hỏi giời vậy Bài 4. (Câu hỏi tu từ) Năm nay đào lại nở Nhóm 2A, 2B: Bài 3,4. * Vòng chia sẻ (7 phút) - Tạo nhóm mới trong từng dãy A, B (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới) & giao nhiệm vụ mới: - 4p: Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên gia? - 3p: Hoàn thành câu hỏi nhận xét chung: Nhận xét chung về tác dụng của các biện pháp tu từ? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Làm việc theo các bước hướng dẫn ở trên. GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm: + Cách thức: mỗi nhóm trình bày 1 nội dung. Gv hỗ trợ: Chụp ảnh nội dung thảo luận của nhóm, chiếu trên màn hình. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang phần tổng kết. | 1. Bài 1 - Biện pháp đối lập: + Lưng mẹ còng – cau vẫn thẳng. + Cau xanh rờn – Đầu mẹ bạc trắng. + Cau càng cao – Mẹ càng thấp. + Cau gần trời – Mẹ gần đất. - Tác dụng: + Làm cho lời thơ hay, sinh động hơn. + Nhấn mạnh: Dấu vết thời gian trên dáng hình của mẹ. + Thể hiện tình cảm của nhà thơ: yêu mẹ, thương mẹ ngày càng già yếu. 2. Bài 2 - Biện pháp so sánh: + Miếng cau khô gầy như mẹ. - Tác dụng: + Làm cho lời thơ hay, sinh động hơn. + Nhấn mạnh sự gầy gò, già yếu của mẹ. + Thể hiện tình cảm của nhà thơ: xót xa trước sự già nua của mẹ. 3. Bài 3 - Câu hỏi tu từ: + Sao mẹ ta già? - Tác dụng: + Làm cho lời thơ hay, sinh động hơn. + Khẳng định tuổi già của mẹ. + Thể hiện tình cảm của nhà thơ: thương mẹ tuổi cao, sức yếu. 4. Bài 4 - Câu hỏi tu từ: + Hồn ở đâu bây giờ? - Tác dụng: + Làm cho lời thơ hay, sinh động hơn. + Thể hiện tình cảm của nhà thơ: tiếc nuối một nét đẹp văn hóa dân tộc đã bị phai tàn. * Nhận xét đặc điểm chung về tác dụng của các biện pháp tu từ: - Tác dụng với sự diễn đạt: Lời thơ hay và giàu sức biểu cảm hơn. - Tác dụng biểu thị nội dung: Nhấn mạnh nội dung được thể hiện. - Tác dụng thể hiện tình cảm của tác giả. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
Bài tập: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong 3 đoạn thơ mà em thích (Ngoài các đoạn thơ đã làm trong sgk).
- Nộp sản phẩm bằng giấy kiểm tra hoặc trên phần mềm Padlet.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ.
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và lên ý tưởng cho bài thơ.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV theo hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
TIẾNG GÀ TRƯA
– Xuân Quỳnh –
Thời gian thực hiện : 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1 Về kiến thức:
- Biết về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người cuộc sống trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng tình nghĩa.
- Nắm được nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ điệp câu trong bài thơ.
2 Về năng lực:
- Đọc- hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình sử dụng các yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong bài.
- NL xác định giá trị, NL lắng nghe tích cực, NL tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác.
3 Về phẩm chất:
- HS biết yêu cuộc sống tốt đẹp hiện nay và có ý thức phấn đấu học tập tốt để trở thành người chủ tương lai của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Tranh ảnh về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ “Tiếng gà trưa”.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài
b) Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra
- GV: Cho hs xem video và chia sẻ cảm xúc của mình.
c) Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu của giáo viên .
- HS: Hs bộc lộ cảm xúc của riêng mình.
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
B2: Thực hiện nhiệm vụ: Viết ra giấy
B3: Báo cáo, thảo luận: HS báo cáo kết quả
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- GV dẫn dắt: Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã từng viết:
“Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không nhớ nổi thành người”
Quả đúng như vậy. Ai cũng có một quê hương cho riêng mình và mỗi người có những kỷ niệm gắn bó máu thịt với quê hương yêu dấu. Để rồi khi đi xa luôn đau đáu nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Nữ sĩ Xuân Quỳnh cũng đã nhớ về quê hương của mình với những kỷ niệm ấu thơ gắn bó với hình ảnh người bà kính yêu. Nỗi nhớ của Xuân Quỳnh được thể hiện qua bài thơ “Tiếng gà trưa” mà hôm nay cô trò ta cùng thưởng thức.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
I. TÌM HIỂU CHUNG | ||
1. Tác giả | ||
Hoạt động 1: Giới thiệu chung a) Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu thông tin về tác giả và tác phẩm b) Nội dung: HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Nắm rõ thông tin về tác giả và tác phẩm. d) Tổ chức thực hiện: | ||
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV: Căn cứ vào phần chú thích và những hiểu biết của em về Xuân Quỳnh, hãy trình bày tóm tắt đôi điều về tác giả của bài thơ này? - GV: Hãy cho biết bài thơ được sáng tác trong thời điểm nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh dựa vào sự chuẩn bị ở nhà để trình bày. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + HS trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá. GV bổ sung: - Xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ khi còn nhỏ, xa cha, sống với bà ở La Khê - thời gian này là nguồn cảm hứng để tác giả thể hiện trong sáng tác của mình. - Tập thơ đầu tay: Chồi biếc (1963). Xuân Quỳnh mất ngày 29/8/1988 trong một tai nạn giao thông cùng với chồng - nhà viết kịch hiện đại Lưu Quang Vũ và con trai út Lưu Quỳnh Thơ 13 tuổi. - GV giới thiệu 1 số tác phẩm của Xuân Quỳnh: Tơ tằm, chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Gió Lào cát trắng (1974), Lời ru trên mặt đất (1978), Sân ga chiều em đi (1978), Tự hát (1984), Hoa cỏ may - Tập thơ đạt giải thưởng văn học năm 1990 của hội nhà văn VN. - Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án. | I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. - Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). - Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm - Thơ Xuân Quỳnh trẻ trung, sôi nổi, đôn hậu, giàu nữ tính. | |
2. Tác phẩm | ||
a) Mục tiêu: Giúp HS - Biết được những nét chung của văn bản (Thể loại, bố cục…) b) Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng phiếu học tập cho HS thảo luận nhóm. - HS dùng phiếu học tập để trả lời, làm việc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Câu trả lời và phiếu học tập đã hoàn thành của HS d) Tổ chức thực hiện | ||
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. - Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ: ? Nêu hoàn cảnh sáng tác?Xác định thể thơ? Chỉ ra những yếu tố đặc trưng của thể thơ qua bài thơ (vần, nhịp, dòng, khổ thơ). ? Bài thơ gồm mấy khổ thơ? Có thể chia văn bản thành mấy phần và nội dung từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc văn bản - Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. GV: - Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). GV: - Nhận xét cách đọc của HS. - Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . | a) Đọc và tìm hiểu chú thích - HS đọc đúng, truyền cảm. b) Tìm hiểu chung * Hoàn cảnh sáng tác: Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Bài thơ được in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh. * Thể thơ: ngũ ngôn (5 chữ). * Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả kết hợp biểu cảm. * Bố cục Gồm 3 phần: Phần 1: Từ đầu đến “Nghe gọi về tuổi thơ” (Những rung cảm ban đầu của cháu khi nghe tiếng gà trưa). Phần 2: Tiếp theo đến “Đi qua nghe sột soạt” (Tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ). Phần 3: Còn lại. Những suy tư của cháu từ tiếng |
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN | ||
1. Tiếng gà trưa làm thức dậy tình cảm làng quê | ||
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích a) Mục tiêu: HS phân tích văn bản b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp. c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện: | ||
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Khổ thơ 1 kể về 1 sự việc bình thường mà thú vị. Theo em đó là sự việc gì? Em có nhận xét gì về thời điểm xảy ra sự việc? - GV: Theo em, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ này và tác dụng của nó? - GV: Sử dụng điệp từ “nghe” cho ta thấy tác giả đã cảm nhận âm thanh tiếng gà trưa bằng những giác quan nào? - GV: Ngoài phép điệp từ, em có nhận xét gì về hình ảnh, ngôn ngữ thơ ở đây? - GV: Đường hành quân xa là đường ra trận, với người ra trận tiếng gà trưa gợi cảm giác mới lạ nào. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung - Thời điểm cụ thể về thời gian, không gian, nơi chốn - Điệp từ : nghe - nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa - cảm xúc lan toả trong tâm hồn - GV: đây là biện pháp tu từ ta sẽ học kĩ ở tiết sau. - Thính giác, cảm nhận bằng tâm tưởng, hồi ức, bằng cảm xúc của tâm hồn. Như vậy ở đây có sự chuyển đổi cảm giác. Chữ nghe được điệp lại làm cho giọng thơ ngọt ngào hơn, tha thiết hơn, mở ra những liên tưởng đáng yêu. - Hình ảnh ngôn ngữ chân thực, giản dị - Nắng trưa xao động, bàn chân đỡ mỏi, tuổi thơ hiện về. - Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án. NV3 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV: Vậy điều đó nói lên tình cảm gì của người chiễn sĩ đối với làng xóm quê hương? - GV: Từ việc phân tích trên, em hiểu điều gì về con người, tâm hồn của tác giả? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thảo luận Cặp đôi - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung + Tiếng gà là âm thanh của làng quê, âm thanh bình dị, thân thuộc bao đời, âm thanh mang lại niềm vui cho con người chốn thôn quê. + Tiếng gà vang lên phá tan cái tĩnh lặng buổi trưa của làng quê, tiếng gà đem lại niềm vui. + Tiếng gà gợi kỉ niệm ấu thơ. - Tình cảm gắn bó với làng xóm quê hương - tình yêu quê hương thắm thiết, sâu nặng. - Tâm hồn rộng mở, yêu làng xóm quê hương tha thiết. - Sự nhạy cảm, tinh tế, yêu những gì đơn sơ, bình dị nhỏ bé nhưng rất đỗi thân thương. Một tiếng gà trưa cũng gợi mở bao cảm xúc thẳm sâu trong lòng. Tiếng gà trưa là âm thanh đồng vọng của gia đình, làng xóm, quê hương đất nước. - Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án. GV bình: Như vậy, tiếng gà nhảy ổ như một phép thần kì đã truyền cho người chiễn sĩ bao niềm vui, bao nghị lực. Người lính trẻ nghe tiếng gà trưa như cảm thấy trong nắng trưa đang lung linh, đang nhảy múa xôn xao trước mắt thật vui, tưởng như có làn gió mát thổi qua tâm hồn mình làm vơi đi, làm dịu bớt ánh nắng buổi trưa, như xua tan cái mệt mỏi và tiếp thêm sức mạnh để vượt qua chặng đường phía trước, sẵn sàng dấn thân vào cuộc chiến đấu đầy gian khổ. Nghe tiếng gà trưa người chiến sĩ thêm xao xuyến, mọi kỉ niệm tuổi thơ như được đánh thức, bừng dậy, ùa về. | - Hoàn cảnh: Người cháu đang trên đường hành quân, nhìn thấy xóm làng liền ghé vào nghỉ ngơi. - Âm thanh: tiếng gà “cục tác cục ta”. - Tâm trạng: điệp từ “nghe” kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “xao động nắng trưa”, “bàn chân đỡ mỏi”, “trở về tuổi thơ”. => Tiếng gà trưa trở thành âm thanh gợi về những kỉ niệm tuổi thơ. => Tác giả là người có tình yêu làng quê sâu sắc. | |
2. Tiếng gà trưa gắn liền với kỉ niệm ấu thơ thân thương | ||
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân tích a) Mục tiêu: HS phân tích văn bản b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ,làm phiếu bài tập. c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện: | ||
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | |
NV1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV: yêu cầu HS đọc khổ thơ 2,3,4,5,6 Và yêu cầu hs làm phiếu bài tập số 2 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh suy nghĩ hoàn thành phiếu bài tập. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung. - Tiếng gà trưa đã khơi dậy hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng. - Những chi tiết gợi tả một màu sắc tươi sáng. Qua những chi tiết đó người đọc như thấy hiện ra hình ảnh đàn gà đẹp đẽ xinh xắn đáng yêu. Vẻ đẹp ấy gợi liên tưởng tới cuộc sống đầm ấm hiền hoà bình dị. - GV: Lời thơ “Này ... mái” như tiếng gọi được lặp lại trong đoạn thơ có tác dụng gì? - Biểu hiện tình cảm nồng hậu gẫn gũi thân thương sự gắn bó của gia đình và làng quê. - Kỉ niệm xem trộm gà đẻ bị bà mắng. - Hình ảnh người bà chăm chút từng quả trứng để giành cho gà mái ấp. - Nỗi lo lắng của người bà mỗi khi mùa đông trời “Cứ hàng...muối”. - Niềm vui thuở ấu thơ khi xuân về tết đến có được quần áo mới. - Đó là lời mắng yêu. Bà có mắng cháu thì cũng xuất phát từ tình yêu thương, từ mong muốn cháu xinh đẹp có hạnh phúc. GV bình: rõ ràng chi tiết này thể hiện chân thật tình cảm giản dị mà sâu sắc trong tình yêu bà dành cho cháu. - Bước 4: Kết luận, nhận định: NV2 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV: Hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng gợi cho em suy nghĩ gì về bà. - GV: Những câu thơ “Cứ hàng ... áo mới” nói về điều gì? - GV: Em có nhận xét gì về nỗi lo của bà? - GV: Chi tiết niềm vui được quần áo mới gợi cho em cảm nghĩ gì về tuổi thơ và tình bà cháu? - GV: Qua tất cả những chi tiết trên, em có nhận xét gì về bà? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung - Luôn chiu thương, chịu khó tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo khổ. - Nói về nỗi lo của bà khi gió mùa đông tới, khi trời có sương. Thực chất của nỗi lo đó bà lo gà hỏng không có gà bán không có tiền mua quần áo mới cho cháu. - Là nỗi lo vì niềm vui của cháu. Nỗi lo ấy cho ta thấy được tình yêu thương giản dị thầm lặng của người bà quê hương. - Tuổi thơ gắn liền với niềm vui bé nhỏ trong lành ở gia đình và làng quê. - Vui vì có quần áo mới song vui hơn vì được sống trong sự yêu thương của bà. | - Kỉ niệm tuổi thơ bên người bà lần lượt hiện ra qua dòng hồi tưởng của người cháu: - Hình ảnh: con gà mái mơ - mình hoa đốm trắng, con gà mái vàng - lông óng như màu nắng. Đó là hình ảnh thân thuộc, gần gũi với nông thôn. - Kỉ niệm: người cháu tò mò xem gà đẻ trứng, bị bà mắng “Gà đẻ mà mày nhìn/ Rồi sau này lang mặt” khiến đứa cháu lo lắng. Đó là những nỗi lo hồn nhiên và rất con trẻ. - Hình ảnh: - Bà khum soi trứng, chắt chiu từng quả để đem bán lấy tiền mua quần áo mới cho cháu. - Mùa đông tới, trời trở lạnh, bà lại lo lắng đàn gà sẽ chết. => Thể hiện tình cảm của bà dành cho cháu, một tình cảm yêu thương trìu mến. | |
- GV: Qua tất cả những chi tiết trên, em có nhận xét gì về bà? - Bà là người nghèo khó nhưng giàu tình yêu thương giàu đức hi sinh sống hết lòng vì cháu - Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án. | - Bà là người nghèo khó nhưng giàu tình yêu thương giàu đức hi sinh sống hết lòng vì cháu => Vẻ đẹp của bà chình là vẻ đẹp muôn đời của người bà, người mẹ Việt Nam, vẻ đẹp của người bà trong truyện cổ tích ... | |
3. Tiếng gà trưa và những suy tư của người chiến sĩ | ||
NV3 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu: HS đọc hai khổ thơ cuối. - GV đặt câu hỏi. - GV: Theo em trong “giấc ngủ ...trứng ” thì con người chỉ có thể mơ thấy điều gì? - GV: Trong khổ thơ cuối tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng? ? Đó là một mục đích chiến đấu như thế nào? - GV: Vì sao người chiến sĩ có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là “vì.... thơ’’? - GV: Tất cả những điều ấy giúp con hiểu gì về người chiến sĩ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh suy nghĩ tìm ra câu trả lời - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung + Trong đoạn thơ này tiếng gà trưa đã gợi lên điều gì? + Vì sao có thể nghĩ rằng “Tiếng ...phúc”? - Tiếng gà trưa đã thức dậy bao tình cảm bao kỷ niệm. Tiếng gà trưa là âm thanh bình dị của làng quê đem lại niềm yêu thương cho con người. - Mơ thấy những điều tốt lành, những niềm vui và hạnh phúc. - Điệp từ “vì” có tác dụng khẳng định mục đích chiến đấu, lí tưởng chiến đấu của người chiến sĩ. ? Đó là một mục đích chiến đấu như thế nào? - Mục đích vừa cao cả vừa bình dị. - Ổ trứng và tiếng gà là những điều chân thật thân thương quý giá; là biểu tưọng hạnh phúc ở một miền quê. Vì thế cuộc chiến đấu hôm nay còn có thêm ý nghĩa bảo vệ những điều chân thật và quý giá đó. - Là người gắn bó với gia đình, quê hương đất nước. - Bước 4: Kết luận, nhận định: + GV nhận xét thái độ và kết quả làm việc của HS, chuẩn đáp án. GV bình: như vậy đối với người chiến sĩ âm thanh của tiếng gà trưa như là nút khởi động, như là chiếc đũa thần chỉ chạm khẽ vào kí ức đã làm sống dậy những tình cảm, những kỉ niệm tuổi ấu thơ. Không những thế đối với cuộc sống hiện tại âm thanh ấy còn như lời thúc giục người chiến sĩ chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp. Rõ ràng nếu không phải là ngưòi yêu mến và gắn bó với gia đình với quê hương đất nước thì làm sao một âm thanh rất đỗi bình dị ấy lại gợi lên trong lòng người chiến sĩ những tình cảm lớn lao cao đẹp như vậy. | - Ý nghĩa của tiếng gà trưa: mang bao nhiêu hạnh phúc, kỉ niệm về người bà. - Điệp từ "vì": khẳng định mục đích chiến đấu của người chiến sĩ: bảo vệ Tổ quốc, gia đình, quê hương, mục đích lớn lao được bắt nguồn từ những gì bình thường, giản dị nhất. => Mục đích chiến đấu cao cả, thiêng liêng thể hiện lòng yêu Tổ quốc. | |
III. TỔNG KẾT | ||
Hoạt động 4 : Hướng dẫn tổng kết a) Mục tiêu: Học sinh biết cách tổng kết nội dung kiến thức bài học. b) Nội dung: HS vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ, trả lời ra giấy nháp. c) Sản phẩm: Đáp án của HS d) Tổ chức thực hiện: | ||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Khái quát lại những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? - GV: Nêu nội dung và ý nghĩa bài thơ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: -HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá. -Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đánh giá - HS đọc ghi nhớ trong sgk. | III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Thể thơ năm chữ diễn đạt tình cảm tự nhiên. - Sử dụng các biện pháp tu từ: nhân hóa, điệp ngữ, ẩn dụ. 2. Nội dung: - Tiếng gà trưa đã khơi gợi những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Tình cảm gia đình đã góp phần làm cho tình cảm yêu nước trở nên sâu sắc. |
3. HĐ 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS trả lời các câu hỏi
c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện:
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.
c) Sản phẩm: Bài vẽ hoặc viết đoạn văn thể hiện phù hợp nội dung văn bản
d) Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Đọc diễn cảm bài thơ và hoàn thành nội dung bài thơ bằng sơ đồ tư duy.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh tự vẽ sơ đồ tư duy.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
HS trình bày kiết quả.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá
4. HĐ 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: HS phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.
b) Nội dung: GV tổ chức cho HS làm các bài tập
c) Sản phẩm: Đáp án của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Viết đoạn văn biểu cảm từ 5 đến 7 câu về kỉ niệm tuổi thơ mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh thảo luận, suy nghĩ tìm ra câu trả lời và ghi ra giấy nháp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
-HS đứng tại chỗ trình bày miệng, HS khác nhận xét đánh giá.
-Bước 4: Kết luận, nhận định:
Giáo viên nhận xét, đánh giá
VIẾT
TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ
(2 tiết)
1. MỤC TIÊU
1.1 Về kiến thức:
- Đặc điểm cơ bản của thơ 4 chữ, 5 chữ: nguồn gốc, số câu, số chữ, gieo vần, ngắt nhịp..
1.2 Về năng lực:
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của thể thơ bốn chữ, năm chữ;
- Bước đầu biết làm bài thơ bốn chữ, năm chữ.
1.3 Về phẩm chất:
- Biết thể hiện tình cảm của bản thân (với mọi người, với thiên nhiên,...) qua các bài thơ 4 chữ, 5 chữ, từ đó có ý thức trước những hành động của mình.
2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy chiếu, máy tính.
- Phiếu học tập.
3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1:
1. HĐ 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ về chủ đề thơ ca.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh về chủ đề thơ ca.
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
* Trò chơi ô chữ: Lớp chia thành 2 đội. Các đội lần lượt chọn câu hỏi để trả lời. Trả lời đúng câu hỏi hàng ngang được 10 điểm; đoán đúng ô chữ hàng dọc chủ đề được 30 điểm; trả lời sai thì nhường quyền cho đội còn lại. Đội nào nhiều điểm hơn sẽ giành chiến thắng.
1. Thể thơ chủ yếu dùng trong các bài ca dao Việt Nam? (6 chữ cái) – Lục bát.
2. Nhà thơ được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam? (5 chữ cái) – Tố Hữu.
3. Thao tác chọn những tiếng giống nhau phần vần ở các câu thơ trong một bài thơ được gọi là gì? (7 chữ cái) – Gieo vần.
4. Trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, hình tượng nhân vật trung tâm là ai? (5 chữ cái) – Bác Hồ.
5. Các bài thơ “Lượm”, “Đêm nay Bác không ngủ”, “Mẹ”, “Tiếng gà trưa” là những sáng tác thuộc thời kỳ nào văn học nào của Việt Nam? (7 chữ cái) – Hiện đại.
B2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS chuẩn bị kiến thức về thơ ca để tham gia trò chơi.
B3: Báo cáo, thảo luận:
Hs tham gia cuộc thi do GV điều hành.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét phần thi của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: Tìm hiểu đặc điểm thơ 4 chữ, 5 chữ
a) Mục tiêu: kiến thức cơ bản về thơ 4 chữ, 5 chữ. b) Nội dung: Kỹ thuật lớp học đảo ngược, Hoạt động nhóm đôi, Sơ đồ tư duy c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện | |||
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | ||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS trình bày sơ đồ tư duy nêu hiểu biết về thơ 4 chữ, 5 chữ. (GV giao việc trước cho hs trên phần mềm hoặc phiếu học tập in sẵn) B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS đọc và tìm thông tin: Nguồn gốc, đặc điểm (số câu, số chữ, gieo vần, ngắt nhịp, nội dung) thơ 4 chữ, 5 chữ. HS tự tìm hiểu thông tin ở nhà. Trong giờ học thảo luận nhóm đôi, hoàn thiện sơ đồ của mình. B3: Báo cáo, thảo luận Chọn 1 cặp đôi lên trình bày. Cặp đôi thống nhất chọn sơ đồ tư duy của 1 bạn và trình bày theo sơ đồ đó. B4. Kết luận, nhận định (GV) - HS nhận xét lẫn nhau. - GV trình chiếu trang padlet có phần chuẩn bị cá nhân của các học sinh. Nhận xét thái độ, tinh thần chuẩn bị của hs. - GV Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. - GV bổ sung: + Nguồn gốc của thơ 4 chữ: Vè, đồng dao,… VD (video): Xúc xắc xúc xẻ (Đồng dao) Xúc xắc xúc xẻ Năm mới năm mẻ Nhà nào còn thức Mở cửa cho chúng tôi… + Nguồn gốc của thơ 5 chữ: Hát dặm: Là thể ca 5 chữ gồm nhiều trổ (khổ), mỗi trổ thường có 5 câu, trong đó thường có một câu láy lại. Ví dụ (video minh họa): Thuyền và bến (Hò bơi thuyền) Nước sông Lam dào dạt Đây cảnh đẹp Nam Đàn Ai đi chợ Sa Nam Mà xem thuyền, xem bến Thuyền xưa nay còn nhớ Nơi bến cũ sông nhà Dù thuyền có đi xa Bến vẫn chờ, vẫn đợi Dù con nước vơi đầy Thuyền xuôi ngược đó đây Vẫn nhớ về bến cũ Thuyền vẫn về bến cũ - Neo đậu bến xưa (An Thuyên). + Nhịp trong thơ: Nhịp thơ là chỗ ngắt dòng thơ, câu thơ thành từng vế khi đọc; hoặc cách xuống dòng cuối các câu thơ.Vai trò: Tạo tiết tấu, làm nên nhạc điệu của bài thơ, đồng thời góp phần biểu đạt nội dung bài thơ. + Cách gieo vần: Là chọn các tiếng có phần vần giống nhau hoặc gần giống nhau để tạo âm điệu trong thơ. Dựa vào vị trí của dòng thơ có chứa vần: - Vần liền: Các câu thơ chứa vần ngay cạnh nhau. - Vần cách: Các câu thơ chứa vần không cạnh nhau. 2. Dựa vào vị trí của vần trong dòng thơ: - Vần chân: Tiếng chứa vần nằm cuối câu thơ. - Vần lưng: Tiếng chứa vần nằm giữa câu thơ * Bài tập nhanh: Nhận diện cách gieo vần: 1. Lưng mẹ còng rồi Cau thì vẫn thẳng | * Thơ 4 chữ - Nguồn gốc: Thể thơ bốn chữ có nguồn gốc Việt Nam, xuất hiện từ xa xưa và được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, do thích hợp với lối kể chuyện. - Mỗi dòng thơ: 4 tiếng. - Số câu không hạn định. - Có thể chia khổ thơ, thường mỗi khổ có 4 câu. - Ngắt nhịp: 2/2; 1/3; 3/1 - Dựa vào vị trí của vần trong câu: + Vần lưng. + Vần chân. - Dựa vào vị trí của câu có chứa vần: + Vần liền. + Vần cách. - Chủ đề: phong phú. * Thơ 5 chữ - Nguồn gốc: Phổ biến trong Tục ngữ và trong hát dặm Nghệ Tĩnh. Trong thơ thì sau này người ta mới dùng. - Mỗi dòng thơ: 5 tiếng. - Số câu không hạn định. - Có thể chia khổ thơ, thường mỗi khổ có 4 câu. - Ngắt nhịp: 2/3; 3/2; 1/2/2; 4/1; 1/4. - Dựa vào vị trí của vần trong câu: + Vần lưng. + Vần chân. - Dựa vào vị trí của câu có chứa vần: + Vần liền. + Vần cách. - Chủ đề: phong phú. - VD 1 số bài thơ 4 chữ, 5 chữ. VD1: Vần chân – vần cách. VD2: Vần chân – vần liền. | ||
3. Luyện tập: (thực hành) | |||
3.1. Thi thả thơ (Điền từ thích hợp vào chỗ trống) | |||
a) Mục tiêu: Giúp HS - Biết cách chọn từ ngữ thích hợp trong thơ đảm bảo ý nghĩa câu thơ và vần, nhịp. b) Nội dung: - GV sử dụng trò chơi Thả thơ. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện | |||
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | ||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Hướng dẫn cách chơi. Luật chơi: Mỗi đội cử 5 hs đại diện tham gia trò chơi. Mỗi bạn cầm 1 tờ giấy, ghi 1 từ có thể điền vào chỗ trống. Đội nào hoàn thành trước, đúng và lý giải hợp lý sẽ giành chiến thắng. ? Lựa chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống? 1. (Ngay, trong, đây) Bóng bàng tròn lắm Tròn như cái nong Em ngồi vào ….. Mát ơi là mát! 2. (băm, cày, lao) (mịt, sương, mờ) Ngựa phăm phăm bốn vó Như … xuống mặt đường Mặc sớm rừng mù …. Mặc đêm đông giá buốt. 3. Trung thu đón trăng sáng Trời bỗng mù mịt … Em thở dài ngao ngán Trăng ướt nhòe, buồn chưa! 4. Trung thu đón trăng sáng Trời bỗng mù mịt sương Em thở dài ngao ngán Trăng ướt nhòe, buồn … ! 5. Bé em ơi hãy ngủ Ba mẹ đi làm rồi Ngủ ngoan nhé … Trong lời ru của chị Gió hiu hiu thổi … Thơm hương bưởi nồng nàn Hoa cúc thắm nắng … Nghiêng vào trong giấc ngủ. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Dán từ cần điền vào chỗ trống. B3: Báo cáo HS: - Trả lời câu hỏi của giáo viên. - Nhận xét câu trả lời của bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và kết luận đội thắng cuộc. | 1. Bóng bàng tròn lắm Tròn như cái nong Em ngồi vào trong Mát ơi là mát! 2. Ngựa phăm phăm bốn vó Như băm xuống mặt đường Mặc sớm rừng mù sương Mặc đêm đông giá buốt. 3. Trung thu đón trăng sáng Trời bỗng mù mịt mưa Em thở dài ngao ngán Trăng ướt nhòe, buồn chưa! 4. Trung thu đón trăng sáng Trời bỗng mù mịt sương Em thở dài ngao ngán Trăng ướt nhòe, buồn thương! 5. Bé em ơi hãy ngủ Ba mẹ đi làm rồi Ngủ ngoan nhé bé ời Trong lời ru của chị Gió hiu hiu thổi nhẹ Thơm hương bưởi nồng nàn Hoa cúc thắm nắng vàng Nghiêng vào trong giấc ngủ. | ||
3.2. Viết tiếp một số câu thơ theo dòng thơ mở đầu cho sẵn | |||
a) Mục tiêu: Giúp HS - Tập phát triển một số câu thơ theo chủ đề được gợi ý. b) Nội dung: - GV sử dụng Kỹ thuật thảo luận nhóm. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện | |||
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | ||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia lớp ra làm 4-6 nhóm (Mỗi dãy gồm 2-3 nhóm): Viết tiếp để tạo thành bài thơ 4 chữ, 5 chữ (từ 4 đến 8 câu) Dãy A: Mùa xuân xinh tươi Dãy B: Ngày đầu em đến lớp B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Làm việc theo nhóm. GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm: - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. | * Học sinh tự bộc lộ. | ||
Tiết 2: 3.3. Tập làm một bài thơ 4 chữ, 5 chữ. | |||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Hs tự làm một bài thơ 4 chữ, 5 chữ theo các chủ đề: Người thân, kỷ niệm, loài cây, con vật,… B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Làm việc cá nhân. GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn). - Em muốn viết về đối tượng nào? Tình cảm của em với đối tượng? - Tìm hình ảnh, sự việc ấn tượng nhất về đối tượng? - Dự kiến sử dụng biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, điệp từ,… - Chú ý cách gieo vần, số tiếng trong dòng thơ. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu học sinh lên trình bày. HS: - Cá nhân lên trình bày sản phẩm: Bài thơ của bản thân. - Các hs khác theo dõi, quan sát, nhận xét, giúp bạn hoàn thiện bài thơ. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của học sinh, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong sản phẩm của HS. | * HS tự bộc lộ. |
4. HĐ 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
- Sưu tầm thêm bài thơ hay 4 chữ, 5 chữ.
- Nộp sản phẩm bằng giấy ktra hoặc trên phần mềm.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: Tìm hiểu nguồn tư liệu ở sách, báo, internet…
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau.
VIẾT
VIẾT ĐOẠN VĂN GHI LẠI CẢM XÚC SAU KHI ĐỌC XONG MỘT BÀI THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực:
- Biết trình bày cảm nghĩ của mình về một bài thơ bốn chữ, năm chữ theo quy trình 4 bước: chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết đoạn văn và kiểm tra, chỉnh sửa.
- Rèn luyện tư duy cách nghĩ và cách biểu đạt suy nghĩ để viết đoạn văn cảm nghĩ về một bài thơ bốn chữ, năm chữ.
- Biết tạo lập văn bản dưới hình thức một đoạn văn
- Rèn năng lực tự học, hợp tác và sáng tạo trong viết cảm nghĩ về bài thơ bốn chữ, năm chữ.
2. Về phẩm chất:
- Biết cảm nhận, rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống và con người.
- Yêu quý, trân trọng những nhân vật, sự vật, sự việc cao đẹp, ý nghĩa trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, máy chiếu, máy tính.
- Phiếu học tập số 1, số 2, bảng kiểm.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Phân tích đoạn văn mẫu) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: (1) Bài thơ “ Mẹ” của nhà thơ Đỗ Trung Lai là một trong những bài thơ hay viết về mẹ. (2) Đọc bài thơ em vô cùng xúc động. (3) Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh sóng đôi: mẹ và cau. (4) Nhà thơ đã chọn một thứ cây rất gần gũi trong đời sống ở mỗi làng quê cùng nghệ thuật đối lập qua từng khổ thơ đã đem đến cho người đọc những cảm nhận hết sức chân thực: “Lưng mẹ còng rồi/Cau thì vẫn thẳng/Cau - ngọn xanh rờn/Mẹ - đầu bạc trắng”. (5) Lời thơ ngỡ như lời nhận xét thông thường những đằng sau mỗi con chữ là bao đắng đót, xót xa của con khi nhận ra thời gian, nỗi vất vả cuộc đời đã hằn lên lưng còng, trên mái đầu bạc trắng của mẹ. (6) Không cần nhiều lời chỉ qua hai hình ảnh lưng còng và mái đầu bạc trắng của đã cho cúng ta thấy được công lao của mẹ; sự nhọc nhằn, đắng cay me trải qua để nuôi con khôn lớn, trưởng thành. (7) Cùng với thời gian, cau ngày càng cao, mẹ ngày một thấp: “ Cau gần với giời/Mẹ thì gần đất” đọc lên nghe thật xót xa. (8) Khoảng cách về sự gần đất của mẹ theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng cho thấy quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều. (9) Mẹ như ngọn đèn trước gió, như chuối chín cây, thời khắc con không còn mẹ đang đến ngày một gần. (10) Thời gian làm mẹ ngày một già đi, răng rụng dần nên miếng cau nhỏ nhưng vẫn khó khăn với mẹ. (11) Đọc những vần thơ ấy, ai không rưng rưng nghẹn ngào, không thảng thốt giật mình nghĩ tới mẹ của mình để rồi tự vấn lương tâm “ mình đã làm được gì cho mẹ?” giống như nhà thơ, kết thúc bài thơ bằng câu hỏi tu từ không lời đáp: “Ngẩng hỏi giời vậy/- Sao mẹ ta già?/Không một lời đáp/ Mây bay về xa”. (12) Với thể thơ 4 chữ, hình ảnh thơ mộc mạc gần gũi cùng nghệ thuật đối lập tương phản, bài thơ đã gây bao xúc động trong lòng người đọc bởi cảm xúc chân thành, chạm đến tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người: TÌNH MẪU TỬ. (13) Chúng ta, những người làm con hãy ghi nhớ công ơn trời biển của cha mẹ và hãy làm sao để nụ cười luôn nở trên môi của mẹ nhé. . (Theo bài làm của học sinh, có sửa chữa)
|
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 (Thực hành tìm ý cho đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả)
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||
BẢNG KIỂM (Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ bốn chữ, năm chữ)
|
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HĐ1: Xác định vấn đề | |
a) Mục tiêu: - Tái hiện kiến thức về bài thơ bốn chữ, năm chữ. - Hiểu được việc ghi lại cảm xúc về bài thơ bốn chữ, năm chữ là gì? b) Nội dung: - GV đặt câu hỏi. - HS: Trao đổi, chia sẻ, thảo luận. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: | |
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ GV hỏi: Em đã từng được học, được đọc, được nghe những bài thơ nào được làm theo thể thơ bốn chữ, năm chữ? Trong đó em thích nhất bài thơ nào? Vì sao? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS:- Xem lại phần chuẩn bị bài học ở nhà. - Chuẩn bị ý kiến cá nhân GV: - Quan sát, hỗ trợ nếu có. B3: Báo cáo, thảo luận HS:- Trả lời câu hỏi dựa trên sự chuẩn bị ở nhà. - Trình bày ý kiến cá nhân. GV: - Giúp học sinh xác định đúng các bài thơ bốn chữ, năm chữ. - Lắng nghe, chia sẻ, dẫn dắt học sinh trao đổi ý kiến cá nhân. B4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét câu trả lời của HS. - Kết nối với bài học: Như vậy qua hoạt động trên, các em đã biết trình bày miệng những ý kiến, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về các bài thơ bốn chữ, năm chữ. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách để ghi những suy nghĩ, ý kiến, cảm xúc đó của mình thành một đoạn văn hoàn chỉnh. | - Học sinh kể được tên các bài thơ có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả. - Học sinh biết trình bày miệng những ý kiến, suy nghĩ về bài thơ bốn chữ, năm chữ. |
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới | |
|
a) Mục tiêu: HS phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa đoạn văn và bài văn; yêu cầu về hình thức và nội dung của một đoạn văn. b) Nội dung: - GV đặt câu hỏi, giao phiếu bài tập, hoạt động nhóm. - HS suy nghĩ, thảo luận cặp đôi/ nhóm bàn c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 d) Tổ chức thực hiện
2. Phân tích kiểu văn bản | ||||||||||||||||||
a. Mục tiêu: Nhận biết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ bốn chữ, năm chữ chữ: Hình thức, nội dung. HS xác định các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ bốn chữ, năm chữ dựa vào phần Định hướng (SGK/53). b) Nội dung: HĐ phân tích mẫu: HS làm việc cá nhân và nhóm trên phiếu h. tập số 2. c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2. d) Tổ chức thực hiện: | ||||||||||||||||||
HĐ 3: Thực hành, vận dụng | ||||||||||||||||||
a) Mục tiêu: HS biết viết đoạn văn đúng quy trình các bước và đảm bảo các yêu cầu về hình thức, nội dung. b) Nội dung: - GV hướng dẫn HS phân tích đề bài và tiến hành các bước chuẩn bị (trước khi viết) bằng phiếu học tập số 2. - HS viết bài. - Đánh giá bằng bảng kiểm. c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 2, bài viết của học sinh và kết quả đánh giá bài viết dựa trên bảng kiểm. d) Tổ chức thực hiện: | ||||||||||||||||||
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến | |||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ GV trình chiếu đề bài và cung cấp phiếu học tập số 3.
B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: - Hướng dẫn HS đọc các gợi ý trong SGK/53,54 và hoàn thiện các yêu cầu trong phiếu học tập số 3. HS: - Đọc những gợi ý trong SGK và lựa chọn đề tài. - Tìm ý bằng việc hoàn thiện phiếu. - Lập dàn ý và viết bài theo dàn ý. - Sửa lại bài sau khi viết. B3: Báo cáo, thảo luận * Giai đoạn 1: GV: Gọi một số HS trình bày phần tìm ý của cá nhân. HS: Lắng nghe, trao đổi, thảo luận, chỉnh sửa, hoàn thiện ý tưởng. * Giai đoạn 2: - HS viết bài. - GV gọi một số HS trình bày bài viết của cá nhân. HS: - Trình bày bài viết của cá nhân. - Theo dõi, nhận xét, đánh giá bài viết của bạn dựa trên bảng kiểm. B4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét sản phẩm của HS, rút kinh nghiệm và chốt kĩ năng, phẩm chất cần đạt. - Yêu cầu học sinh về nhà hoàn thiện bài viết sau chỉnh sửa. | 2. Thực hành Đề bài: Em hãy viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ bốn chữ, năm chữ đã học (Ông đồ - Vũ Đình Liên).
c. Viết bài. d. Kiểm tra và chỉnh sửa. Đoạn văn tham khảo: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về bài thơ “Ông đồ” |
4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện: |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của em sau khi học xong bài “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành (dàn ý) Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò: Hoàn thành bài viết đoạn văn hoàn chỉnh. - Chuẩn bị bài sau. |
NÓI VÀ NGHE
TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trao đổi về một vấn đề trong tác phẩm văn học
- Xác định được thể thơ 4 chữ, 5 chữ.
2, Về năng lực:
- Biết lập ý và trình bày một vấn đề bằng lời văn nói của bản thân
- Biết kết hợp ngôn ngữ nói với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt (ngôn ngữ hình thể)
- Biết cách nói và nghe phù hợp với nội dung bài trình bày.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: Trân trọng, yêu mến những tác phẩm văn học.
- Chăm chỉ: Luôn nỗ lực, sáng tạo những điều mới mang dấu ấn cá nhân.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính,...
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tài liệu tham khảo, phiếu học tập...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục đích: Kết nối kiến thức thực tế với bài học, tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh. b) Nội dung: Giáo viên chiếu ảnh các bài thơ: “Mẹ”-của tác giả Đỗ Trung Lai, “Ông đồ” của Vũ Đình Liên,”Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, đặt ra các câu hỏi để HS trả lời. Bài tập: Trong các bài thơ “ Mẹ” ( Đỗ Trung Lai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao? c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV chiếu các bài thơ ? Bài tập: Trong các bài thơ “ Mẹ” ( Đỗ Trung Lai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh), em thích nhất bài thơ nào? Vì sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát, lắng nghe câu hỏi và suy nghĩ cá nhân - GV nhắc nhở những HS chưa tập trung (nếu có), phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - HS trả lời câu hỏi của GV GV: Rất nhiều các ý kiến khác nhau nhưng đa số chọn bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh . ? Vì sao em thích bài thơ đó? Vì bài thơ có nội dung thể hiện tình bà cháu rất thân thuộc, gần gũi với các em thường ngày và một số nghệ thuật đặc sắc các em đã học. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài Gv: Vì đại đa số các em đều lựa chọn bài Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh nên trong tiết : Nói và nghe hôm nay chúng ta cùng luyện nói với đề bài: Qua bài thơ “ Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh) , em thích nhất biện pháp nghệ thuật nào? Vì sao? GV: + Chúng ta đã từng gặp các dạng đề như : trình bày ý kiến về một vấn đề và thường là vấn đề về các hiện tượng đời sống thì trong buổi luyện nói và nghe hôm nay, việc trao đổi về một vấn đề về nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ có điểm gì khác không? |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Định Hướng a) Mục tiêu: - HS xác định được mục đích nói và người nghe - Chuẩn bị nội dung thuyết trình b) Nội dung: - GV hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS. - HS trả lời câu hỏi của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: | ||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Nhiệm vụ 1: Phân biệt giữa việc nêu ý kiến về một hiện tượng đời sống xã hội với nêu ý kiến về một tác phẩm văn học. - HS thực hiện câu hỏi ? Em hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa việc nêu ý kiến về một hiện tượng đời sống xã hội với nêu ý kiến về tác phẩm văn học? Hs làm việc nhóm (bàn) qua phiếu học tập (2 p). Các nhóm nhận xét chéo sản phẩm của nhau Gv: Chốt, Đưa đáp án qua phiếu học tập. * Nhiệm vụ 2: Xác định yêu cầu, định hướng đề bài. - GV yêu cầu HS đọc lại phần Định hướng và nêu những băn khoăn, thắc mắc. - GV yêu cầu học sinh xem lại phần thực hành Đọc hiểu trước đó (bài thơ Tiếng gà trưa) vì phần này sẽ cung cấp tư liệu cho các HĐ nói-nghe. - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi ? Xác định nội dung cần trao đổi là gì - Là bài thơ Tiếng gà trưa - Lựa chọn vấn đề cần trao đổi là gì? - Là một đặc điểm nổi bật về nghệ thuật / nội dung của bài thơ. GV: Cần có sự chuẩn bị về bài thơ bằng việc xem lại nội dung đọc hiểu bài thơ Tiếng gà trưa. *Nhiệm vụ 3: Hs thực hiện câu hỏi của gv ? Nêu các bước để thực hiện bài trình bày Hs trả lời cá nhân Gồm các bước: - Bước 1: Định hướng (đã thực hiện ở trên) - Bước 2: Chuẩn bị a, Tìm hiểu đề b, Tìm ý và lập dàn ý 3, Thực hành luyện nói và nghe. 4, Trao đổi, góp ý, chỉnh sửa. - HS nhận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ câu hỏi của GV. Bước 3: Thảo luận, báo cáo - HS trả lời cá nhân câu hỏi của GV. * Tìm hiểu đề ? Trong phần tìm hiểu đề, các em cần làm gì ? Gạch chân chú ý các từ: Bài thơ Tiếng gà trưa, nghệ thuật/ nội dung đặc sắc. ? Hiểu thế nào là đặc sắc? Là nổi bật, gây ấn tượng khiến em chú ý. ? Em phát hiện ra nghệ thuật đó bằng cách nào? Đọc nhiều lần và tìm ra dấu hiệu nhận biết. Chẳng hạn: Biện pháp điệp ngữ là nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, ngữ hay đoạn nào đó nhằm nhấn mạnh ý tưởng, cảm xúc… * Tìm ý: Hs thảo luân (cặp đôi) qua phiếu tìm ý Hs trả lời câu hỏi của gv GV chốt * Lập dàn ý: - Chia nhóm 4 học sinh/ bàn trao đổi về dàn ý bài thuyết trình. - Học sinh tập trình bày trong nhóm và góp ý cho nhau. - Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp (Có dàn ý cho cả lớp xem). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV: Nhận xét câu trả lời của HS và nhắc lại các bước trình bày bài nói, chuyển dẫn sang mục sau. | A, PHÂN BIỆT Phiếu học tập B. YÊU CẦU, ĐỊNH HƯỚNG (1)- Lựa chọn các vấn đề cần trao đổi. - Xác định các nội dung, ý kiến cần trao đổi.. -Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó. Lưu ý: - Khi trao đổi cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân đồng thời tôn trọng các ý kiến khác. - Cần xác định được nét đặc sắc về giá trị nghệ thuật mà em đã chọn làm bật lên nội dung của bài thơ. C. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN (1): Định hướng (đã thực hiện ở trên) (2): Chuẩn bị a, Tìm hiểu đề - Khi tìm hiểu đề, cần đọc kĩ đề bằng cách gạch chân các ý chính đó là dựa vào bài thơ Tiếng Gà trưa để tìm và chỉ ra các yếu tố nghệ thuật, chọn lấy 1 nghệ thuật đặc sắc ấn tượng. - Thể loại: Nghị luận. (Trao đổi một vấn đề về nội dung hoặc nghệ thuật một tác phẩm văn học, tức là các em cần bàn bạc rồi đưa ra ý kiến của mình bằng các dẫn chứng tìm được trong bài thơ và dùng lý lẽ, dẫn chứng vừa tìm được để thuyết phục về việc tại sao em lại ấn tượng nhất về nghệ thuật đó). b, Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói * Tìm ý (phiếu tìm ý) Hs trả lời các câu hỏi trong phiếu tìm ý Trong bài thơ em thích hoặc ấn tượng với điều gì nhất? Điều đó được thể hiện ở những yếu tố nào? Vì sao em thích hoặc ấn tượng với điều đó? Ấn tượng nhất là cụm từ: Tiếng gà trưa được nhắc lại tới 5 lần gây ấn tượng và cảm xúc mạnh với người đọc. Âm thanh tiếng gà nhảy ổ vào ban trưa kéo dài và lan tỏa, xuyên suốt bài thơ tạo âm vang về những kỉ niệm của nhân vật trữ tình với Tiếng gà trưa. * Dàn ý tham khảo: - Lời chào. - MB: Nêu điều em thích hoặc ấn tượng nhất ở bài thơ. - TB: + Nêu ý kiến cụ thể của em về các biện pháp tu từ nghệ thuật đặc sắc. Ở khổ đầu điệp từ nghe nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật trữ tình khi nghe tiếng gà nhảy ổ vào ban trưa: Nghe xao động nắng trưa. Nghe bàn chân đỡ mỏi. Nghe gọi về tuổi thơ. Động từ nghe có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người. Theo Đinh Trọng Lạc “Tiếng gà cũng làm kí ức ta quay lại với những kỉ niệm của tuổi thơ” Những nghệ thuật đặc sắc ấy đã làm bật lên giá trị của nội dung bài thơ đó là tình cảm bà cháu nồng đượm, sự biết ơn của người cháu trước công lao chăm sóc dạy dỗ chỉ bảo của bà dành cho cháu Điệp từ vì: “Cháu chiến đấu hôm nay. Vì lòng yêu tổ quốc ……………………. Ổ trứng hồng tuổi thơ” Ở khổ thơ cuối nhấn mạnh lòng biết ơn của người cháu đối với bà và những kỉ niệm tuổi thơ về tiếng gà, những con gà mái, về bà. - Lời kết KB: Với giá trị nghệ thuật điệp ngữ qua từ “nghe, vì” mang lại cho bài thơ vẻ đẹp độc đáo của nghệ thuật ngôn từ. | |||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 2: TRÌNH BÀY BÀI NÓI a) Mục tiêu: Giúp HS - Luyện kĩ năng nói cho HS - Giúp HS nói đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông. b) Nội dung: GV yêu cầu: HS nói theo dàn ý đã chuẩn bị & nhận xét HĐ nói của bạn. c) Sản phẩm: - Sản phẩm nói của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: | ||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị cho bài thuyết trình. Bước 2: - Chia nhóm (bàn) trao đổi về dàn ý bài thuyết trình - Học sinh tập trình bày trong nhóm và góp ý cho nhau Bước 3: Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp. - GV hướng dẫn HS nói B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét HĐ của HS - Tôn trọng các ý kiến khác nhau - Chú ý lí lẽ và dẫn chứng phải chọn lọc, tiêu biểu có sức thuyết phục - Chuyển dẫn sang mục sau. | II- THỰC HÀNH NÓI VÀ NGHE - Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp (Dựa vào dàn ý để trình bày). | |||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 3: TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI III. TRAO ĐỔI, CHỈNH SỬA a) Mục tiêu: Giúp HS - Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. - Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài nói. - Chỉnh sửa bài nói cho mình và cho bạn. b) Nội dung: - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả. c) Sản phẩm: Lời nhận xét về HĐ nói của từng HS. d) Tổ chức thực hiện: | ||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Giáo viên: * Trình / gắn bảng phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí. - GV: Đưa ra phiếu tiêu chí đánh giá PHIẾU TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ - GV hướng dẫn các nhóm cho điểm bài nói nhóm bạn dựa vào phiếu tiêu chí trên , cho điểm vào phiếu nhận xét, thang điểm 10 PHIẾU NHẬN XÉT
* Yêu cầu HS đánh giá: * GV đặt thêm câu hỏi: + Với người nghe: Em thích nhất điều gì trong phần trình bày của bạn? Nếu muốn thay đổi, em muốn thay đổi điều gì trong phần trình bày của bạn? + Với người nói: Em tâm đắc nhất điều gì trong phần trình bày của mình? Em muốn trao đổi, bảo lưu hay tiếp thu những góp ý của các bạn và thầy cô? Nếu được trình bày lại, em muốn thay đổi điều gì? - Học sinh: tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí. HS: Ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra phiếu nhận xét. Bước 3: Thảo luận, báo cáo - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. - HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói. Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét ý kiến của HS và kết nối sang hoạt động sau. | ||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Yêu cầu học sinh làm bài luyện tập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ-2P - HS tìm ý và lập dàn ý cho đề luyện tập. - GV hướng dẫn HS . Bước 3: Báo cáo, thảo luận-6p - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định-1p GV nhận xét bài làm của HS. | IV. LUYỆN TẬP Trong bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh) ngoài biện pháp nghệ thuật điệp ngữ còn biện pháp nghệ thuật nào cũng đặc sắc không kém, em hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy? Gợi ý: Ở khổ đầu biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác (xao động nắng trưa), xúc giác (bàn chân đỡ mỏi), cảm xúc kỉ niệm (gọi về tuổi thơ). | |||||||||||||||||||
4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện: | ||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. | V. VẬN DỤNG Bài tập :Qua 2 bài thơ: “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Mẹ” (Đỗ Trung Lai) em thích nhất biện pháp nghệ thuật nào, vì sao ? |
* Kết thúc: GV gọi HS nhắc lại nội dung bài học:
? Khi nói nghe: “trao đổi về một vấn đề” các em cần có những bước nào?
GV chốt bài. Nhắc nhở, dặn dò học sinh.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIÁO SOẠN BÀI 3- DỰ ÁN GIÁO ÁN MIỄN PHÍ 2022
BỘ SGK CÁNH DIỀU
BÀI | HỌ VÀ TÊN | ĐƠN VỊ CÔNG TÁC | SĐT | CÔNG VIỆC |
Bài 3 | 1. Bùi Thị Thu Huyền | Trường THCS Đông Minh, Tiền Hải, Thái Bình | 0974381879 | Thực hành đọc hiểu: Nhật trình Sol 6 |
2. Bùi Thị Hồng Liên | THCS Cẩm Bình, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh | 0364706895 | ||
3. Phạm Thị Hương | Trường TH&THCS Phong Châu, Đông Hưng, Thái Bình | 0386427665 | Đọc hiểu văn bản 1: Bạch tuộc | |
4. Trương Thị Hằng | TH và THCS Đông Xuyên, Tiền Hải, Thái Bình. | 0904595171 | Đọc hiểu văn bản 2: Chất làm gỉ | |
5. Hoàng Thị Tĩnh | TH và THCS Thái Xuyên, Thái Thụy, Thái Bình. | 0936303829 | 1. Nói và nghe: Thảo luận nhóm về một vấn đề | |
2. Phần khung G.A chung của toàn bộ bài 3 (Phần đầu và cuối giáo án bài 3) | ||||
6. Đỗ Thị Vân Anh | THCS Quang Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình | 0976851221 | 1. Thực hành tiếng Việt: Số từ - Phó từ | |
2. Viết: Viết bài văn biểu cảm về một con ngươì hoặc sự việc |
BÀI 3
Truyện khoa học viễn tưởng
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tri thức Ngữ văn (Truyện khoa học viễn tưởng, đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật....
- Số từ và phó từ
- Viết bài văn biểu cảm về con người và sự việc
- Thảo luận vấn đề gây tranh cãi
2. Về năng lực
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện khoa học viễn tưởng như: đề tài, sự kiện, tình huống, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian; tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
- Nhận biết được tính cách nhân vật thể hiện qua: cử chỉ, hành động, lời thoại, ý nghĩ của các nhân vật khác trong truyện, lời người kể chuyện; nhận biết và nêu được tác dụng của việc thay đổi kiểu người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba).
- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với cách giải quyết vấn đề của tác giả; nêu được lí do.
- Nhận biết và vận dụng được phó từ và số từ vào đọc hiểu nói và nghe có hiệu quả
- Viết được bài văn biểu cảm về con người và sự vật .
- Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi.
3. Phẩm chất
- Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Một số tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Máy tính, Máy chiếu hoặc bảng đa phương tiện dùng để chiếu VB mẫu.
- Giấy A0 để HS trình bày kết quả làm việc nhóm.
- Phiếu học tập:
- Bảng kiểm đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài thảo luận nhóm của HS về một vấn đề gây tranh cãi.
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
b) Nội dung:
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, hình ảnh gợi cho em suy nghĩ điều gì.
- HS quan sát các hình ảnh trên màn chiếu suy nghĩ cá nhân và trả lời.
c) Sản phẩm: HS nêu/trình bày được
- Nội dung của hình ảnh
- Cảm xúc của cá nhân (định hướng mở)
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
1. Chiếu hình ảnh, yêu cầu HS quan sát và đặt câu hỏi:
? Những hình ảnh trên gợi cho em cảm xúc và mong muốn gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ cá nhân.
GV hướng dẫn HS quan sát.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu cá nhân lên trình bày sản phẩm.
- Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn).
HS:
- Trả lời câu hỏi của GV.
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động đọc
Harry Potter là tên của series tiểu thuyết phim huyền bí gồm bảy phần của nhà văn Anh Quốc J. K. Rowling. Bộ truyện viết về những cuộc phiêu lưu phù thủy của cậu bé Harry Potter cùng hai người bạn thân là Ronald Weasley và Hermione Granger, lấy bối cảnh tại Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts nước Anh.
- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề và chuyển dẫn tri thức ngữ văn.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1: BẠCH TUỘC ( Trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) Giuyn Vec- nơ Ngày soạn: Ngày dạy: |
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực:
a. Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
b. Năng lực đặc thù
- Biết cách đọc hiểu một văn bản khoa học viễn tưởng.
- Xác định được ngôi kể trong văn bản.
- Phân tích được đề tài, sự kiện,tình huống và nhân vật, bối cảnh truyện.
- Biết trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
2. Về phẩm chất:
+ Lòng dũng cảm, tình yêu thương và tinh thần đồng đội được thể hiện qua việc mọi người cùng nhau dùng vũ khí chiến đấu với con quái vật, không ai nề hà run sợ hay lùi bước.
+ Tình yêu thương còn thể hiện qua thái độ nuối tiếc, xót thương khi có người bị mất tích sau cuộc chiến khốc liệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
2. Học liệu
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh về nhà văn Giuyn vec- nơ và văn bản “Bạch tuộc”.
Phần 1 | Hình ảnh con bạch tuộc khổng lồ |
Phần 2 | Cuộc chiến của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ |
Phiếu số 2
Hãy sắp xếp các chi tiết, sự kiện theo trình tự xuất hiện trong đoạn trích | |
| |
Phiếu số 3
Con bạch tuộc | Đoàn thủy thủ |
Phiếu số 4
Nghệ thuật | |
Nội dung |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
b. Nội dung: GV hỏi, HS trả lời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Em đã bao giờ xem một bộ phim khoa học viễn tưởng chưa? Khi đó, em có những suy nghĩ gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Tri thức đọc, hiểu | |||||||||||||||||
a. Mục tiêu: - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (Sự kiện, tình huống, cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa,…) của văn bản “ Bạch tuộc” b. Nội dung: - GV sử dụng KT chia sẻ nhóm đôi. - HS dựa vào sơ đồ tư duy đã chuẩn bị ở nhà để hoàn thành nhiệm vụ nhóm. c. Tổ chức thực hiện: | |||||||||||||||||
Hoạt động của GV- HS | Nội dung cần đạt | ||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm cặp đôi - Các cặp đôi trao đổi sản phẩm đã chuẩn bị cho nhau để cùng nhau trao đổi về sơ đồ tư duy đã chuẩn bị từ ở nhà, có thể chỉnh sửa nếu cần thiết. ? Đề tài của truyện KHVT thường gắn với các lĩnh vực khoa học nào? ? Truyện KHVT các sự kiện có thật hay do nhà văn tưởng tượng ra? ?Tình huống trong truyện KHVT thường diễn ra như thế nào? ?Nhân vật trong truyện KHVT thường là những con người như thế nào? ? Bối cảnh trong truyện là gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát phiếu học tập của bạn, cùng nhau chia sẻ, trao đổi và thống nhất ý kiến. B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu 1 vài cặp đôi báo cáo sản phẩm. - HS đại điện cặp đôi trình bày sản phẩm. Các cặp đôi còn lại theo dõi, nhận xét và ghi chép kết quả thảo luận của các cặp đôi báo cáo. B4: Kết luận, nhận định HS: Những cặp đôi không báo cáo sẽ làm nhiệm vụ nhận xét, bổ sung cho cặp đôi báo cáo (nếu cần). GV: - Nhận xét thái độ làm việc và sản phẩm của các cặp đôi. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau. | 1. Đề tài Đề tài của truyện KHVT thường gắn với các lĩnh vực khoa học như: Công nghệ tương lai, du hành vũ trụ,người ngoài hành tinh, khám phá đại dương và lòng trái đất... 2. Sự kiện Sự kiện trong truyện KHVT có thể bắt đầu từ sự kiện có thật; từ đó, nhà văn hình dung, tưởng tượng ra câu chuyện. 3. Tình huống Tình huống trong truyện KHVT thường đột ngột, bất ngờ, có phần li kì, mạo hiểm 4. Cốt truyện Cốt truyện trong tác phẩm KHVT thường gắn với các sự kiện khoa học và công nghệ; với những sự kiện “ đi trước thời gian”, những tình huống táo bạo, bất ngờ,.. 5. Nhân vật Nhân vật trong truyện KHVT thường là những con người thông thái ( nhà khoa học, nhà phát minh, sáng chế,… trong các lĩnh vực ( đề tài) mà tác phẩm đề cập. 6. Bối cảnh Bối cảnh trong truyện KHVT thường gắn với đề tài của truyện. | ||||||||||||||||
2.2 Đọc, hiểu văn bản | |||||||||||||||||
I. TÌM HIỂU CHUNG | |||||||||||||||||
1. Tác giả | |||||||||||||||||
a.Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Giuyn Vec- nơ và tác phẩm “Ba vạn dặm dưới đáy biển” cũng như đoạn trích “Bạch tuộc”. b.Nội dung: - HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin. - GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: | |||||||||||||||||
Hoạt động của GV-HS | Nội dung cần đạt | ||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Giuyn Véc- nơ? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát SGK. B3: Báo cáo, thảo luận HS trả lời câu hỏi. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. | - Giuyn Véc-nơ (1828- 1905), Pháp. - Người đi tiên phong trong thể loại văn học Khoa học viễn tưởng và được coi là một trong những "cha đẻ" của thể loại này. - Ông là người có tác phẩm được dịch nhiều thứ ba trên thế giới, những tác phẩm của ông cũng được chuyển thể thành phim nhiều lần. | ||||||||||||||||
2. Tác phẩm | |||||||||||||||||
a. Mục tiêu: Giúp HS - Biết được những nét chung của văn bản (Xuất xứ, thể loại, ngôi kể, bố cục…) b. Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận nhóm. - HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: | |||||||||||||||||
Hoạt động của GV-HS | Nội dung cần đạt | ||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. + Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát. + Thể hiện rõ lời thoại - Chia nhóm lớp, giao nhiệm vụ: (Phiếu học tập số 1) ? Truyện “Bạch tuộc” thuộc thể loại gì? Em hiểu gì về thể loại đó? ? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai? ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc văn bản - Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ + 2 phút đầu, HS ghi kết quả làm việc ra phiếu cá nhân. + 5 phút tiếp theo, HS làm việc nhóm, thảo luận và ghi kết quả vào ô giữa của phiếu học tập, dán phiếu cá nhân ở vị trí có tên mình. GV: - Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). GV: - Nhận xét cách đọc của HS. - Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . | a) Đọc và tóm tắt - HS đọc đúng. b) Tìm hiểu chung - Xuất xứ: Trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển. - Văn bản thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng. (Tri thức Ngữ văn trang 58) - Sử dụng ngôi thứ nhất (lời kể của nhân vật Tôi). - Văn bản chia làm 2 phần + P1: Từ đầu… đèn trên trần bật sáng 🡪 Hình ảnh con bạch tuộc khổng lồ. + P2: Còn lại: 🡪 Cuộc chiến của đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. | ||||||||||||||||
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT | |||||||||||||||||
1. Hình ảnh con bạch tuộc khổng lồ | |||||||||||||||||
a. Mục tiêu: Giúp HS - Tìm được những chi tiết nói về những con bạch tuộc - Hoàn cảnh xuất hiện. b. Nội dung: - GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: | |||||||||||||||||
Hoạt động của GV-HS | Nội dung cần đạt | ||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Vòng chuyên sâu (7 phút) - Chia lớp ra làm 2 nhóm hoặc 4 nhóm: - Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,… (nếu 2 nhóm) hoặc 1,2,3,4 (nếu 4 nhóm)... - Phát phiếu học tập số 2& giao nhiệm vụ: Nhóm I: Tìm những chi tiết nói về hoàn cảnh xuất hiện những con bạch tuộc? Nhóm II: Tìm những chi tiết miêu tả về con bạch tuộc? * Vòng mảnh ghép (8 phút) - Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới & giao nhiệm vụ mới: 1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu? 2. Trong cuộc nói chuyện giữa Nét với Giáo sư A-rôn-nác, hình ảnh những con bạch tuộc được miêu tả như thế nào? 3. Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả về những con bạch tuộc? 4. Qua đó em biết gì về những con bạch tuộc? B2: Thực hiện nhiệm vụ * Vòng chuyên sâu HS: - Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân. - Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm). GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). * Vòng mảnh ghép (7 phút) HS: - 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. - 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại. GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2 | a. Hoàn cảnh xuất hiện: - Tàu No-ti-lớt lặn xuống biển, cách mặt biển một ngàn năm trăm mét. - Cuộc nói chuyện của Nét với Giáo sư A-rôn-nác về những con bạch tuộc. => Qua cuộc nói chuyện giữa Nét và Giáo sư A-rôn-nác, độc giả có những hình dung ban đầu về con bạch tuộc. Đó là một con vật to lớn, khổng lồ, rất đáng sợ, bí ẩn dưới đại dương. b. Con bạch tuộc khổng lồ xuất hiện: - Con bạch tuộc dài chừng tám mét. - Nó bơi lùi rất nhanh. - Mát nó màu xanh xám, nhìn thẳng không động đậy. - Tám chân từ đầu mọc ra, dài gấp đôi thân và luôn luôn uốn cong. - Có hai trăm rưỡi cái giác ở trong vòi. - Hàm răng giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại. - Lưỡi nó cũng bằng chất sừng, hàm răng nhọn, rung lên bần bật mỗi khi thò ra khỏi mồm. - Thân hình thoi. - Nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn. - Màu sắc thay đổi từ xám chỉ sang nâu đỏ. - Vòi bạch tuộc có khả năng mọc lại. => Con bạch tuộc được miêu tả rất cụ thể, chi tiết, rõ ràng. Đây là một con vật rất to lớn, như một con quái vật dưới biển sâu. Trong miêu tả của tác giả, có những chi tiết giống với đặc điểm thực tế của loài bạch tuộc, có những chi tiết mang tính tưởng tượng. Khi tác phẩm ra đời, chỉ một số người đi biển mới từng gặp bạch tuộc. Bằng trí tưởng tượng rất phong phú, tác giả đã giúp độc giả hình dung được một loài vật đáng sợ. | ||||||||||||||||
2. Cuộc chiến đấu với con bạch tuộc | |||||||||||||||||
a. Mục tiêu: Giúp HS - Cuộc giáp chiến của thủy thủ đoàn với những con bạch tuộc. - Nghệ thuật kể chuyện . b. Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần) c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: | |||||||||||||||||
Hoạt động của GV-HS | Nội dung cần đạt | ||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Chuyện gì đã xảy ra với con tàu? ? Giải thích nghĩa của từ “Giáp chiến”? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: 2 phút làm việc cá nhân. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. HS:Trình bày những hiểu biết của mình B4: Kết luận, nhận định (GV) - Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau. | a) Trước khi giáp chiến - Con tàu bỗng dừng lại, toàn thân rung lên, đứng yên không nhúc nhích, chân vịt không quay nữa - Giáp chiến nghĩa là tiến gần đến để giao tranh. | ||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm. - Phát phiếu học tập số 3 & giao nhiệm vụ: 1. Tìm những chi tiết miêu tả cuộc chiến đấu của thủy thủ đoàn với những con bạch tuộc 2. Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - 2 phút làm việc cá nhân. - 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau. | b) Cuộc giáp chiến
| ||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Cuộc giáp chiến kết thúc như thế nào? ? Tại sao mắt Nê- Mô ứa lệ? ? Thông qua cuộc giáp chiến em có nhận xét gì về đoàn thủy thủ? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Làm việc cá nhân 5’ (đọc SGK, tìm chi tiết) - Học sinh trả lời, các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn. GV: Hướng theo dõi, quan sát hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi. Mắt Nê-mô ứa lệ vì ông vừa mất một người đồng hương của mình trong trận chiến với lũ quái vật bạch tuộc - Các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục 3. | c. Cuộc giáp chiến kết thúc
| ||||||||||||||||
3. Những chi tiết đặc sắc | |||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ?Những chi tiết cho thấy tác giả dựa vào thành tựu của khoa học? ?Những chi tiết tưởng tượng của nhà văn? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Làm việc cá nhân 5’ (đọc SGK, tìm chi tiết) - Học sinh trả lời, các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn. GV: Hướng theo dõi, quan sát hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi. - Các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau. | * Những chi tiết cho thấy tác giả dựa vào thành tựu của khoa học: - Sự ra đời của tàu ngầm. - Hình ảnh con bạch tuộc - một loài vật mà có người đã trực tiếp thấy. * Những chi tiết tưởng tượng của nhà văn: - Tàu No-ti-lớt lặn xuống sâu hai, ba ngàn mét. => Khi tác phẩm ra đời, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai nhưng tác giả đã tưởng tượng đến viễn cảnh chiếc tàu có thể lặn được thực tế ở độ sâu hai, ba ngàn mét. - Chi tiết miêu tả những con bạch tuộc: lao nhọn, súng bắn đều vô hiệu, bạch tuộc rất to lớn, khổng lồ, vòi của bạch tuộc có khả năng mọc lại, đặc điểm của loài bạch tuộc... => Lúc này, chỉ một số người đi biển mới nhìn thấy bạch tuộc, nhưng tác giả đã có thể hình dung được những đặc điểm cụ thể của loài bạch tuộc (về kích cỡ), tưởng tượng ra trận chiến giữa chúng với đoàn thủy thủ. => Tác giả đã dựa trên những thành tựu của khoa học và công nghệ cùng với những hiểu biết của mình và trí tưởng tượng phong phú để sáng tạo nên một câu chuyện kịch tính, li kì, hấp dẫn, mở ra một thế giới mới mẻ, thú vị cho độc giả. | ||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp theo bàn - Phát phiếu học tập số 4. - Giao nhiệm vụ nhóm: ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện? ? Nội dung chính của văn bản “Bạch tuộc”? ? Từ câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho mình khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS: - Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Chuyển dẫn sang đề mục sau. | III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Ngôi kể thứ nhất làm câu chuyện chân thực, bộc lộ cảm xúc của người kể chuyện. - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị. - Từ ngữ giàu gợi hình gợi cảm. - Sử dụng nhiều từ ngữ bộc lộ cảm xúc, những câu cảm thán. 2. Nội dung, Bài học - Văn bản kể về cuộc chiến đấu dũng cảm của đoàn thủy thủ trên tàu No-ti-lớt với quái vật của biển cả - những con bạch tuộc khổng lồ, hung dữ. Qua đó, độc giả thấy được lòng dũng cảm, kiên cường, trách nhiệm, tinh yêu thương và tinh thần đồng đội của những người thủy thủ. - Bài học: Khi gặp khó khăn hay hiểm nguy, hãy dũng cảm đói mặt với nó, hãy “ chiến đấu” với những thử thách đến cùng. Chiến thắng sẽ thuộc về những người kiên cường, dũng cảm, mạnh mẽ. Hãy biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ những người gặp khó khăn; không nên ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân mình mà bỏ mặc người khác. Đoàn kết sẽ taọ nên sức mạnh để vượt qua, chiến thắng được khó khăn, thử thách trong cuộc sống. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập
d. Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS.
Bài tập 1: Hãy sắp xếp các chi tiết, sự kiện sau theo trình tự xuất hiện trong đoạn trích Bạch tuộc.
1 | Lũ bạch tuộc thất bại, lặn xuống biển sâu. |
2 | Cuộc chiến giữa đoàn thủy thủ với những con bạch tuộc khổng lồ. |
3 | Những con bạch tuộc khổng lồ xuất hiện. |
4 | Đoàn tàu No-ti-lớt lặn giữa biển |
5 | Cuộc nói chuyện giữa "tôi" và Nét về những con bạch tuộc khổng lồ. |
Bài 2: Theo em tình huống nào trong văn bản được mô tả hấp dẫn nhất?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV giao bài tập cho HS.
- HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
-> Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống giáp chiến của thủy thủ tàu No-ti-lớt với những con quái vật bạch tuộc
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
? Nhân vật nào trong đoạn trích “ Bạch tuộc” để lại trong em nhiều ấn tượng nhất? Hãy miêu tả ( Khoảng 4,5 dòng) hoặc vẽ trên giấy chân dung nhân vật này?
- Nộp sản phẩm vào trang paled hoặc lớp học classzoom.
https://classroom.google.com/c/Mzc0OTc0NzM2NjQ5?cjc=xgvj3j3
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết tiếp theo.
Đọc hiểu văn bản 2 CHẤT LÀM GỈ - RÂY BRET-BƠ-RY - Ngày soạn: Ngày dạy: |
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực:
- Biết cách đọc hiểu một văn bản khoa học viễn tưởng.
- Xác định được ngôi kể trong văn bản.
- Phân tích được đề tài, sự kiện, tình huống và nhân vật, bối cảnh truyện.
- Biết trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
2. Về phẩm chất:
+ Từ ý tưởng tạo ra chất làm gỉ để phá hủy mọi vũ khí và ngăn chặn chiến tranh trên thế giới của viên trung sĩ đã bồi dưỡng những ý tưởng sáng tạo, nghiên cứu khoa học kĩ thuật của giới trẻ.
+ Truyện thể hiện ước mơ của người viết về một thế giới hòa bình và sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Từ đó bồi dưỡng tinh thần yêu chuộng hòa bình và phát triển.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh về nhà văn Rây Bret-bơ-ry và văn bản Chất làm gỉ.
- Máy chiếu, máy tính.
- Bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học.
b. Nội dung: GV cho HS xem đoạn video nói về chiến tranh. GV hỏi, HS trả lời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Khi xem xong đoạn video, em có suy nghĩ gì về chiến tranh?
? Nếu em trong vai trò là một người lính, em sẽ làm gì để ngăn chặn cuộc chiến tranh?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
Nhận xét câu trả lời của HS và kết nối vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. TÌM HIỂU CHUNG | ||||||||||||||||||||||
1. Tác giả | ||||||||||||||||||||||
a. Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Rây Bret-bơ-ry và tác phẩm Chất làm gỉ. b. Nội dung: - HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin. - GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: | ||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến | |||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi ? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Rây Bơret-Bơ-Ry? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát SGK. B3: Báo cáo, thảo luận HS trả lời câu hỏi. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. | * Tiểu sử: - Rây Bret-bơ-ry (Ray Bradbury Douglas) (22/8/1920- 5/6/2012) là một nhà văn chuyên về sáng tác các tác phẩm kinh dị, khoa học viễn tưởng và bí ẩn người Mĩ. - Là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất thế kỷ XX và XXI của nước Mĩ. - Ông đã được giải thưởng Franh-klin (Franklin) và O Hen-ry (O Henry) * Các tác phẩm chính: - Nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết 451 độ F (Fahrenheit 451, 1953) và tập hợp những câu chuyện khoa học viễn tưởng như Xứ Tháng Mười (The Martian Chronicles -1950) và Người minh họa (The Illustrated Man, 1951). Nhiều tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim và chương trình truyền hình. | |||||||||||||||||||||
2. Tác phẩm | ||||||||||||||||||||||
a. Mục tiêu: Giúp HS - Biết được những nét chung của văn bản (Xuất xứ, thể loại, ngôi kể, bố cục…) b. Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận nhóm. - HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: | ||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến | |||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. + Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát. + Thể hiện rõ lời thoại. - GV gọi 3 học sinh phân vai để đọc rõ lời thoại của các nhân vật đồng thời thể hiện rõ tư tưởng, tính cách, hành động của nhân vật mình hóa thân. - Tóm tắt văn bản: Viên đại tá cho gọi anh trung sĩ đến để nói cho anh biết về kế hoạch thuyên chuyển anh đến một nơi khác vì đại tá nghe nói anh trung sĩ có những biểu hiện không bình thường về thần kinh gây ảnh hưởng đến công việc. Anh trung sĩ không đồng ý và nêu ra ý tưởng của mình là không muốn có chiến tranh nên đã nghiên cứu ra chất làm gỉ để phá hủy các loại vũ khí ngăn chặn chiến tranh. Sau một hồi nói chuyện, Đại tá vẫn không tin vào ý tưởng của anh trung sĩ, cho rằng anh đang mắc chứng bệnh hoang tưởng và cần được bác sĩ Mét-thiu hỗ trợ. Sau cuộc nói chuyện, anh trung sĩ đi ra khỏi phòng. Ngay sau đó, viên Đại tá được tận mắt chứng kiến sự phá hủy của chất làm gỉ ngay trong cuộc nói chuyện với bác sĩ Mét – thiu, với anh lính gác khiến đại tá tức điên lên. - GV giao nhiệm vụ: ? Nêu xuất xứ của văn bản Chất làm gỉ? ? Truyện Chất làm gỉ thuộc thể loại gì? Em hiểu gì về thể loại đó? ? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? ? Chỉ ra các PTBĐ của văn bản? ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? ? Gỉ sét là gì? Nguyên nhân tạo ra gỉ sét (chất làm gỉ)? (GV có thể giải thích thêm: Khi sắt hay hợp kim của sắt (như thép…) tiếp xúc với oxy và độ ẩm trong một khoảng thời gian dài, tạo thành một hợp chất mới gọi là oxít sắt hay còn gọi là gỉ sắt. Chất xúc tác chính cho quá trình gỉ là nước. Cấu trúc sắt hoặc thép có vẻ chắc chắn, nhưng các phân tử nước có thể xâm nhập vào các lỗ nhỏ và vết nứt trong bất kỳ kim loại nào kể cả sắt, sự kết hợp của nguyên tử hidro có trong nước với các nguyên tố khác để hình thành axít, ăn mòn sắt, làm cho sắt bị phơi ra nhiều hơn. Nếu trong môi trường nước biển, sự ăn mòn có thể xảy ra nhanh hơn. Trong khi đó các nguyên tử oxy kết hợp với các nguyên tử sắt để hình thành oxít sắt hay gỉ sắt, chúng làm yếu sắt và làm cho cấu trúc của sắt trở nên giòn và xốp.) B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc văn bản. Tóm tắt được văn bản. - Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ GV: - Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). - Theo dõi, hỗ trợ HS. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). GV: - Nhận xét cách đọc của HS. - Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . | 2.1. Đọc và tóm tắt a. Đọc: - HS đọc đúng. b. Tóm tắt: 2.2. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ: Trích Truyện khoa học viễn tưởng chọn lọc, Thái Hà dịch. b. Thể loại: Truyện ngắn (Truyện khoa học viễn tưởng). c. Ngôi kể: Ngôi thứ ba. d. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. e. Bố cục: (2 phần) - Phần 1 (từ đầu đến “Tạm biệt đại tá”): Cuộc nói chuyện của trung sĩ và viên đại tá. - Phần 2 (còn lại): Sự phá hủy của chất làm gỉ. g. Nhan đề: CHẤT LÀM GỈ - Gỉ sét là gì? Gỉ sét (hay rỉ sét) là sắt bị oxy hóa. Gỉ sét được hình thành do sắt kết hợp với oxy khi có mặt nước hoặc không khí ẩm. Trên bề mặt sắt thép bị rỉ hình thành những lớp vảy rất dễ vỡ, thường có màu nâu, nâu đỏ hoặc đỏ. Lớp gỉ này không có tác dụng bảo vệ sắt ở phía trong. Nếu có đủ thời gian, oxy và nước, bất kỳ khối sắt nào cũng sẽ bị gỉ hoàn toàn và phân hủy. - Chất làm gỉ? Sắt kết hợp với oxy và nước (ở môi trường) bị biến thành các oxít sắt, làm hư kết cấu sắt ban đầu. => Dựa trên cơ sở khoa học về chất làm gỉ, viên trung sĩ đã nghiên cứu và tạo ra chất có thể phá hủy các loại vũ khí để ngăn chặn các cuộc chiến tranh => Ý tưởng về chất có thể làm cho thế giới được hòa bình => Tư tưởng nhân văn ngay từ nhan đề truyện. | |||||||||||||||||||||
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | ||||||||||||||||||||||
1. Cuộc nói chuyện giữa trung sĩ và viên đại tá | ||||||||||||||||||||||
a. Mục tiêu: Giúp HS - Chỉ ra nội dung và ý nghĩa của cuộc nói chuyện; biết được tính cách của từng nhân vật. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua lời đối thoại. b. Nội dung: - GV sử dụng phiếu học tập, câu hỏi cho HS thảo luận; sử dụng KT đặt câu hỏi cho HS trả lời. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: | ||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến | |||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Phiếu học tập số 1: - Chia lớp ra làm 2 nhóm hoặc 4 nhóm: - Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,… (nếu 2 nhóm) hoặc 1,2,3,4 (nếu 4 nhóm)... - Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:
- Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về mong muốn và niềm tin của 2 nhân vật. - Nhóm 3,4: Tìm hiểu về dự định của 2 nhân vật và kết quả của cuộc nói chuyện. - Cả 2 nhóm đánh giá về cuộc nói chuyện. B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Làm việc cá nhân 2’, nhóm 5’ GV: Theo dõi, hỗ trợ HS. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). GV: Hướng dẫn HS trình bày bằng cách nhắc lại từng câu hỏi. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) HS trả lời các câu hỏi sau: Nhân vật anh trung sĩ: ? Nhân vật anh trung sĩ được giới thiệu qua lời của ai? Và được giới thiệu như thế nào? ? Em có nhận xét gì về mong muốn của anh trung sĩ? ? Em có nhận xét gì về ý tưởng của trung sĩ? ? Qua cuộc nói chuyện với viên đại tá, em hãy cho biết trung sĩ trẻ là một người như thế nào? Nhân vật viên đại tá: ? Viên đại tá trong truyện được giới thiệu như thế nào? ? Em có nhận xét gì về mong muốn của viên đại tá? ? Em hãy nhận xét về thái độ của viên đại tá trong cuộc nói chuyện với trung sĩ trẻ? Qua cuộc nói chuyện với trung sĩ trẻ, em hãy cho biết viên đại tá là một người như thế nào? Nghệ thuật: ? Trong phần 1, tác giả Rây Bret-bơ-ry đã sử dụng những nghệ thuật nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: 2 phút làm việc cá nhân. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. HS:Trình bày những hiểu biết của mình B4: Kết luận, nhận định (GV) - Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau. | a. Cuộc nói chuyện giữa hai nhân vật: * Mong muốn: - Viên đại tá muốn thuyên chuyển anh trung sĩ trẻ đi nơi khác, có thể là sang bên kia đại dương và phục vụ trong một quân đoàn nào đó thật xa. - Muốn sống không có chiến tranh. Anh muốn biết làm cách nào đó để trong một đêm, những cỗ đại bác trên toàn thế giới biến thành sắt gỉ, những vi khuẩn trong ruột các quả bom trở thành vô hại, những chiếc xe tăng bỗng đổ rụi, chui qua mặt đường nhựa và giống như những con quái vật thời tiền sử, chúng nằm im trong các hố có lấp đầy nhựa đường. * Niềm tin: - Viên đại tá không tin vào ý tưởng của viên trung sĩ. - Trung sĩ rất tin tưởng vào ý tưởng của bản thân, bởi vì anh đã nghiên cứu về chất làm gỉ dựa trên cơ sở khoa học. * Dự định: - Đại tá dự định gọi điện cho bác sĩ Mét-thiu vì đại tá nghĩ rằng viên trung sĩ cần có sự giúp đỡ của bác sĩ khám chữa. - Anh trung sĩ dự định phá hủy vũ khí chiến tranh bằng chất làm gỉ, đầu tiên là khắp châu Mỹ trong vài ngày, sau đó sẽ sang châu Âu. Trong vòng một tháng, sẽ làm cho cả thế giới tránh được thảm họa chiến tranh. * Kết thúc cuộc nói chuyện: - Đến lúc này, đại tá vẫn chưa tin viên trung sĩ. - Trung sĩ dùng chất làm gỉ để phá hủy tất cả các vũ khí để ngăn chặn chiến tranh. => Cuộc nói chuyện không mang tính xây dựng do viên đại tá và trung sĩ trẻ có cách nhìn nhận khác nhau về chiến tranh và sự tiến bộ của khoa học. b. Nhân vật trung sĩ trẻ: - Tên là Hô – lit. Là một người lính trẻ đã trải qua cuộc chiến tranh 16 năm. - Mong muốn cao cả, tốt đẹp: Xóa bỏ vũ khí, chấm dứt chiến tranh. - Ý tưởng thông minh, sáng tạo, dựa trên cơ sở khoa học để tạo ra chất làm gỉ phá hủy các loại vũ khí để kết thúc chiến tranh trên thế giới. => Trung sĩ trẻ là một người tài giỏi, có lí tưởng, có ước mơ cao đẹp. c. Nhân vật viên đại tá: - Là cấp trên của trung sĩ trẻ, có quyền lực chỉ huy đơn vị. - Mong muốn tầm thường, vì lợi ích của cuộc chiến tranh - Ông gạt phăng tất cả những dự định, ước mơ của trung sĩ và khăng khăng yêu cầu cấp dưới phải làm theo mệnh lệnh. => Viên đại tá là người có tính cách nóng nảy, bị kích động, không biết lắng nghe và tin tưởng cấp dưới, chuyên quyền độc đoán, bảo thủ. * Nghệ thuật: - Xây dựng nhân vật qua lời đối thoại trực tiếp, từ đó bộc lộ tính cách, tâm lí của nhân vật. - Nghệ thuật đối lập trong con người và tính cách của hai nhân vật chính thông qua đối thoại. - Trí tưởng tượng độc đáo dựa trên sự tiến bộ của khoa học. => Làm nổi bật tư tưởng nhân văn của Rây Bret-bơ-ry về một thế giới không còn chiến tranh. | |||||||||||||||||||||
2. Sự phá hủy của chất làm gỉ | ||||||||||||||||||||||
a. Mục tiêu: Giúp HS - Tìm hiều sự phá hủy của chất làm gỉ là có thật. Từ đó thấy được tư tưởng nhân văn của tác giả: Mong muốn thế giới không còn chiến tranh. - Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, trí tưởng tượng phong phú... b. Nội dung: - GV sử dụng KT khăn trải bàn, tổ chức hoạt động nhóm cho HS. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần) c. Sản phẩm: Câu trả lời của từng nhóm học sinh. d. Tổ chức thực hiện: | ||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến | |||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Làm việc nhóm theo KT khăn trải bàn: Chia lớp thành 3 nhóm: (Tiết này GV có thể cho HS ngồi theo hình chữ U). Nhóm 1 trình bày câu 1, 2 Nhóm 2 trình bày câu 3, 4 Nhóm 3 trình bày câu hỏi trung tâm. 1. Nội dung phần 2 kể về điều gì? 2. Khi viên đại tá nói chuyện với bác sĩ Mét – thiu thì chuyện gì đã xảy ra? Thái độ của viên đại tá như thế nào? 3. Tại sao người lính gác không thể làm theo lệnh của viên đại tá là bắt hoặc bắn chết trung sĩ trẻ? 4. Kết thúc truyện có gì đặc sắc? Thái độ của đạo tá như thế nào? Liệu đại tá có làm gì được viên trung sĩ không? CHTT: Em hãy nhận xét về tình huống truyện? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân. - Thảo luận nhóm 3 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm). GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục tiếp theo. | a. Tình huống truyện: - Phần (2) kể về việc đại tá gọi cho bác sĩ Mét-thiu để nhờ chữa bệnh cho viên trung sĩ. Nhưng sau đó, tất cả những điều viên trung sĩ nói đã xảy ra, khiến đại tá tức giận và đòi bắt anh ta. - Khi đại tá đang nói chuyện với bác sĩ Mét – thiu thì cây bút của ông ta đã biến thành gỉ vàng trong sự sững sờ và tức giận của đại tá. - Lính gác không thể làm theo lệnh của đại tá bởi vì khẩu súng của anh ta đã biến thành gỉ sắt màu vàng. - Đại tá tức giận và phải dùng chiếc ghế gỗ để tóm viên trung sĩ. Đại tá không thể làm gì được viên trung sĩ, vì anh ta có thể đã trốn thoát. => Tình huống truyện bất ngờ, tự nhiên, li kì, hấp dẫn, trí tưởng tượng phong phú. | |||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Trả lời các câu hỏi: ? Trung sĩ trẻ Hô – lit đã chứng minh điều gì? ? Chất làm gỉ có sức mạnh như thế nào? ? Ý nghĩa của chất làm gỉ là gì? ? Nghệ thuật được sử dụng trong phần 2? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Làm việc cá nhân 5’ (đọc SGK, tìm chi tiết) - Học sinh trả lời, các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn. GV: Hướng theo dõi, quan sát hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục Tổng kết. | b. Sự phá hủy của chất làm gỉ - Trung sĩ trẻ đã chứng minh chất làm gỉ là có thật dựa trên cơ sở khoa học. - Chất làm gỉ có sự phá hủy ghê gớm, nó có thể biến những thiết bị quân sự, những vũ khí chiến tranh biến thành chất bột có màu vàng đỏ: Cái bút, khẩu súng, máy bay, tàu thuyền quân sự... c. Ý nghĩa của chất làm gỉ - Mong muốn chấm dứt chiến tranh, thế giới được sống trong bình yên. - Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của chất làm gỉ của tác giả. => Tư tưởng nhân văn của tác giả Rây Bret-bơ-ry muốn thế giới thoát khỏi những cuộc chiến tranh, con người được sống trong hòa bình. * Nghệ thuật: - Xây dựng tình huống bất ngờ, li kì, nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn. - Xây dựng tâm lý, tính cách, hành động của nhân vật để bộc lộ chủ đề của tác phẩm. 🡪 Ước mơ chất làm gỉ dựa trên cơ sở của khoa học kĩ thuật sẽ trở thành hiện thực để cứu thế giới ra khỏi những cuộc chiến tranh. | |||||||||||||||||||||
III. Tổng kết | ||||||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp theo bàn - Phát phiếu học tập số 3. - Giao nhiệm vụ nhóm: ? Nội dung chính của văn bản Chất làm gỉ. ? Từ câu chuyện, em rút ra ý nghĩa gì? ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS: - Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Chuyển dẫn sang đề mục sau. | 1. Nội dung: Câu chuyện kể về cuộc nói chuyện giữa viên đại tá và trung sĩ trẻ về một loại chất làm gỉ có thể làm han gỉ tất cả các loại vũ khí để ngăn chặn chiến tranh trên thế giới và sự phá hủy của chất làm gỉ xảy ra thực sự bất chấp sự tức giận và sự bất lực trong việc ngăn cản trung sĩ trẻ của viên đại tá. 2. Ý nghĩa: Qua câu chuyện về chất làm gỉ có thể phá hủy tất cả các loại vũ khí để ngăn chặn chiến tranh, tác giả Rây Bret-bơ-ry đã cho người đọc thấy trí tưởng tượng độc đáo dựa trên cơ sở của khoa học kĩ thuật và tư tưởng nhân văn lớn của tác giả: Mong muốn thế giới luôn được sống trong hòa bình và sự tiến bộ của khoa học công nghệ. 3. Nghệ thuật: - Xây dựng nhân vật thông qua đối thoại trực tiếp, nghệ thuật đối lập làm nổi bật tính cách, hành động, lời nói của các nhân vật. - Trí tưởng tượng phong phú, độc đáo dựa trên cơ sở của khoa học kĩ thuật. - Xây dựng tình huống bất ngờ, li kì, nghệ thuật kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc chơi trò chơi: DÙNG CHẤT LÀM GỈ NGĂN CHẶN CHIẾN TRANH. b. Nội dung: Bạn hãy cùng trung sĩ trẻ dùng chất làm gỉ để ngăn chặn chiến tranh bằng cách trả lời đúng các câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng sẽ phá hủy được 1 vũ khí chiến tranh. Trả lời được hết tất cả các câu hỏi sẽ nhận được biểu tượng hòa bình. c. Sản phẩm: Đáp án đúng của trò chơi d. Tổ chức thực hiện | |
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên tổ chức trò chơi cho HS. Câu 1: Truyện “Chất làm gỉ” thuộc thể loại nào? A. Truyện trinh thám B. Truyện khoa học C. Truyện khoa học viễn tưởng D. Truyện truyền kì Câu 2: Dòng nào nêu đúng tên các nhân vật của truyện?
Câu 3: Đâu không phải là các sự kiện chính của truyện?
Câu 4: Dòng nào không nêu đúng những dự định mà viên trung sĩ đã nói với đại tá? A. Sẽ phá hủy các vũ khí chiến tranh bằng chất làm gỉ. B. Sẽ phá hủy các căn cứ quân sự bằng khí độc. C. Đầu tiên sẽ đi khắp châu Mỹ trong vài ngày, sau đó sẽ sang châu Âu để phá hủy các vũ khí chiến tranh bằng chất làm gỉ. D. Mục tiêu trong vòng một tháng, thế giới sẽ tránh được thảm họa chiến tranh. Câu 5: Em hiểu “chất làm gỉ” là gì? A. Là một chất hóa học có thể phá hủy mọi thứ vũ khí. B. Là chất tạo ra phản ứng khiến cho các loại vũ khí bằng kim loại đều bị gỉ và tan thành bụi. C. Là một phép thuật có khả năng phá hủy mọi thứ. D. Là một thiết bị mà con người có thể dùng để điều khiển theo ý muốn. Câu 6: Ý tưởng làm hoen gỉ các vật bằng kim loại của viên trung sĩ dựa trên cơ sở nào?
Câu 7: Vì sao người lính gác không thể làm theo lệnh của đại tá?
Câu 8: Dòng nào không nêu đúng nhận xét về tính cách của nhân vật viên đại tá?
Câu 9: Ý tưởng về chất làm gỉ của viên trung sĩ có ý nghĩa gì?
Câu 10: Truyện thể hiện ước mơ gì của người viết? A. Ước mơ chinh phục vũ trụ B. Ước mơ chinh phục những chân trời khoa học. C. Ước mơ về một thế giới hòa bình và sự tiến bộ của khoa học công nghệ. D. Ước mơ được khẳng định bản thân. B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Điều khiển trò chơi. HS: Đọc yêu cầu của câu hỏi và lựa chọn đáp án B3: Báo cáo, thảo luận: - GV yêu cầu HS lựa chọn đáp án. - HS trả lời, các em còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá HS bằng điểm số hoặc bằng cách chốt đáp án đúng. | Đáp án các câu hỏi: Câu 1: Đáp án C Câu 2: Đáp án: A Câu 3: Đáp án: D Câu 4: Đáp án: B Câu 5: Đáp án: B Câu 6: Đáp án: A Câu 7: Đáp án: B Câu 8: Đáp án: D Câu 9: Đáp án: A Câu 10: Đáp án: C |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn. b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh (Sau khi đã được GV góp ý, nhận xét và chỉnh sửa). d. Tổ chức thực hiện | |
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về ý tưởng chất làm gỉ phá hủy các vũ khí để ngăn chặn chiến tranh sau khi học xong văn bản Chất làm gỉ? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV gợi ý cho HS bằng việc bám sát văn bản (đặc biệt là những chi tiết nói về ý tưởng và sự phá hủy của chất làm gỉ). HS đọc lại văn bản, suy nghĩ cá nhân và viết đoạn văn. B3: Báo cáo, thảo luận GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm trên zalo nhóm. HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có) trên zalo nhóm lớp/môn… |
4. Hoạt động 5: Dặn dò về nhà:
- Học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài Thực hành tiếng việt.
********************************
TUẦN…….. Tiết ….. Ngày soạn: ………………. | THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: SỐ TỪ - PHÓ TỪ |
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực:
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc suy ngẫm và chuẩn bị bài ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động vận dụng kiến thức đã học vào giao tiếp.
* Năng lực đặc thù:
- Nhận diện được số từ, phó từ trong câu.
- Biết vận dụng số từ và phó từ trong đọc, viết, nói và nghe.
2. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu/Ti vi, máy tính.
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
- Các phiếu học tập được sử dụng trong bài:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu | Phó từ | Đi kèm loại từ | Ý nghĩa bổ sung cho từ trung tâm |
a | |||
b | |||
c | |||
d | |||
e | |||
f | |||
g | |||
h | |||
i | |||
k |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu | Số từ | Nghĩa mà từ bổ sung cho danh từ trung tâm | Hiện tượng biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm đầu |
a | |||
b | |||
c | |||
d |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: Từ video bài hát quen thuộc, học sinh phát hiện và kết nối vào bài học.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): - GV cho cả lớp quan sát bài tập trên màn chiếu và gọi 1 HS đọc câu hỏi: ?Tìm các danh từ, động từ, tính từ có trong các câu văn sau: Các bạn học sinh đang trao đổi rất say sưa hai bài tập cô giáo đã giao. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận nhóm theo bàn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS đại diện nhóm trình bày kết quả. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá GV nhận xét và giới thiệu bài học: Các em vừa xác định được các danh từ, động từ, tính từ trong câu. Vậy các từ còn lại: các, đang, rất, hai, đã giữ vai trò gì trong câu? Trong bài học ngày hôm nay, cô sẽ giúp các em tìm hiểu thêm về các từ đó qua bài học: Số từ và Phó từ nhé! | - Danh từ: bạn, học sinh, bài tập, cô giáo - Động từ: trao đổi, giao - Tính từ: say sưa |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. Kiến thức Ngữ văn
a) Mục tiêu:
- Học sinh hiểu và nhận biết được số từ, phó từ. .
- Sử dụng được số từ, phó từ trong đọc, viết, nói và nghe.
b) Nội dung: Các kiến thức cơ bản về số từ và phó từ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
Nội dung 1: Số từ
- Tổ chức trò chơi: “Ai nhanh hơn”. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện (Yêu cầu đã được giao tới các nhóm từ tiết trước): ? Tìm và ghi lại những các câu văn có chứa các từ chỉ số lượng và số thứ tự trong văn bản “Bạch tuộc” của Giuyn Vec-nơ. - GV chiếu ví dụ mẫu. HS Quan sát và phân tích các ví dụ mẫu: ? Xác định ý nghĩa của từ in đậm và cho biết chúng bổ nghĩa cho danh từ nào trong câu: a) Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. b) Cuộc chiến đấu kéo dài mười lăm phút. c) Năm 1861, về phía tây bắc Tê-nê-rip, cũng ở khoảng vĩ độ này, thủy thủ tàu A-lếch-tơn phát hiện ra một con bạch tuộc khổng lồ đang bơi cùng tuyến đường. ?Nhận xét về vị trí của các số từ so với danh từ mà nó bổ sung ý nghĩa? ?Trở lại với ví dụ phần khởi động, e hãy xác định số từ có trong câu và nêu ý nghĩa? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh thực hiện theo nhóm: Tìm và ghi lại các câu văn - HS quan sát ví dụ mẫu -> thực hiện yêu cầu Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. => Tổ trọng tài đếm nhanh và công bố nhóm thắng cuộc là nhóm tìm được nhiều câu văn đúng yêu cầu nhất. - HS trình bày cá nhân phát hiện trên ví dụ mẫu. => GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | 1. Số từ - Ý nghĩa: + Tám, mười lăm, một: chỉ số lượng + 1861: chỉ số thứ tự - Bổ sung ý nghĩa cho các danh từ: + tám -> mét + mười lăm: phút + 1861: Năm + một: con (bạch tuộc) => Những từ chỉ số lượng hoặc số thứ tự của sự vật ta gọi là Số từ. - Vị trí: + Số từ đứng trước danh từ bổ sung ý nghĩa về số lượng + Số từ đứng sau danh từ bổ sung ý nghĩa về thứ tự - Số từ: ba -> chỉ số lượng |
Nội dung 2: Phó từ
*Ví dụ 1: GV chiếu lại Bài tập phần Khởi động: ? Các từ in đậm trong câu sau bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? Các bạn học sinh đang học bài rất say sưa, cố hoàn thành ba bài tập cô giáo đã giao. ? Xác định các ý nghĩa mà từ in đậm đã bổ sung cho các động từ, tính từ và danh từ? ? Nhắc lại khái niệm Phó từ? *Ví dụ 2: ? Các từ in đậm trong câu sau bổ sung nghĩa cho những từ nào? a) Con vật khủng khiếp quá! (Véc-nơ) b) Đúng là tàu đang đỗ ở chỗ nước trong... (Véc-nơ) c) Đó là mơ ước tự nhiên của mỗi người trong chúng ta (Brét-bơ-ry) d) Vòi và đuôi bạch tuộc có khả năng mọc lại. (Véc-nơ) e) Tôi biết đó là vô vọng nhưng tôi vẫn cố khởi động thiết bị liên lạc. (En-đi uya) f) ... Anh đừng để tâm đến chuyện hôm nay. (Brét-bơ-ry) g) Tôi cũng đưa mắt nhìn qua ô cửa và bất giác lùi lại. (Véc-nơ) h) Dù có vấp phải cái gì, chúng ta cũng không ngại vì tàu đang đỗ ở chỗ nước trong. (Véc-nơ) i) Tôi đã quyết định rồi. (Brét-bơ-ry) k) Hai hàm răng bạch tuộc giống cái mỏ vẹt bằng sừng, luôn luôn mở ra, khép lại. (Véc-nơ) ? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? ? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa gì cho các động từ, tính từ và danh từ? ? Khái quát các ý nghĩa mà phó từ thường bổ sung cho các từ đi kèm với nó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu - HS thảo luận theo nhóm. Bước 3: Báo cáo, thảo luận + HS trình bày kết quả cá nhân + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức bằng sơ đồ tư duy. | 2. Phó từ - Bổ sung ý nghĩa: + các -> bạn (Danh từ) + đang -> học (Động từ) + rất -> say sưa (Tính từ) + đã -> giao (Động từ)
+ các: chỉ số nhiều + đang: chỉ thời gian + rất: chỉ mức độ + đã: chỉ thời gian => Các từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ hoặc đại từ để bổ sung ý nghĩa... ta gọi là phó từ. - Bổ sung ý nghĩa: a. quá -> khủng khiếp (Tính từ) b. đang -> đỗ (Động từ) c. mỗi -> người (Danh từ) d. lại -> mọc (Động từ) e. vẫn -> cố (Động từ) f. đừng -> để tâm (Động từ) g. cũng -> đưa (mắt) (Động từ) h. không -> ngại (Động từ) i. rồi -> quyết định (Động từ) k. luôn luôn -> mở, khép (Động từ)
+ quá: chỉ mức độ + đang: chỉ thời gian + mỗi: chỉ số ít + lại: chỉ sự lặp lại + vẫn: chỉ sự tiếp diễn + đừng: chỉ sự cầu khiến + cũng: chỉ sự diễn ra đồng thời, tương tự + không: chỉ sự phủ định + rồi: chỉ sự hoàn thành, kết quả + luôn luôn: chỉ tính thường xuyên, liên tục. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập.
b) Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm tập SGK/69-70
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
Nội dung cần đạt | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- GV phát phiếu học tập. HS hoạt động theo nhóm ? Từ các ví dụ 2 trong bài học về phó từ, thực hiện bảng thống kê theo Phiếu học tập số 1:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thực hiện yêu cầu Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm trình bày - GV gọi 1 nhóm nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. Bài 2/70
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ - HS nghe yêu cầu -> thực hiện yêu cầu - HS thảo luận theo nhóm. Bước 3:Báo cáo, thảo luận + HS trình bày kết quả của các nhân + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Bài 3/70
? HS đọc đề bài ? Các tổ hợp "số từ + danh từ" in đậm trong những câu dưới đây giúp em hình dung về loài bạch tuộc như thế nào? a) Đó là một con bạch tuộc dài chừng tám mét. (Véc-nơ) b) Thân nó hình thoi phình ở giữa, là một khối thịt nặng chừng hai mươi, hai lăm tấn. (Véc-nơ) c) Con quái vật có tám vòi thì bảy vòi đã bị chặt đứt. (Véc-nơ) Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3:Báo cáo, thảo luận - HS trình bày kết quả của mình - GV gọi hs nhận xét, bổ sung phần trình bày của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | II. Thực hành Bài 1
Bài 2
Bài 3 a) Số lượng và kích thước của con bạch tuộc. (Số lượng: một con; kích thước: tám mét) b) Số lượng khối thịt và cân nặng của con bạch tuộc. (Số lượng khối thịt: một; cân nặng: hai mươi, hai lăm tấn). c) Số lượng vòi của bạch tuộc. (Bạch tuộc có tám vòi, trong đó có bảy vòi đã bị chặt đứt). | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b) Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi c) Sản phẩm: Bài làm của HS d) Tổ chức thực hiện: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc, trong đó có sử dụng phó từ và số từ. Xác định nghĩa mà số từ bổ sung cho danh từ trung tâm trong đoạn văn đó. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS: - Viết 1 đoạn văn. - Nội dung: cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Bạch tuộc, trong đó có sử dụng phó từ và số từ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm. HS: Nộp sản phẩm cho GV qua zalo của cô giáo. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà. | HS có thể tham khảo đoạn văn sau: Sau khi học xong văn bản Bạch tuộc, tôi cảm thấy trí tưởng tượng của con người thực là phong phú. Ở thời điểm tác phẩm ra đời, tàu ngầm vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm sơ khai và chúng ta mới chỉ biết sơ qua về loài bạch tuộc. Thế nhưng Véc-nơ, tác giả của Hai vạn dặm dưới đáy biển đã đưa vào tác phẩm của mình những tưởng tượng phong phú đi trước thời gian. Những tưởng tượng đó đã khiến tôi khâm phục sự sáng tạo của con người. - Phó từ: đang - Số từ: hai vạn - Nghĩa mà số từ bổ sung cho danh từ trung tâm: bổ sung ý nghĩa số lượng của chiều sâu dưới đáy biển. 2. Từ l |
* HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI Ở NHÀ:
- Học và nắm chắc ND bài học.
- Hoàn thiện các bài tập và chọn viết về một nhân vật trong văn bản còn lại.
- Chuẩn bị bài: Thực hành đọc hiểu: Nhật trình Sol 6 (En-đi Uya)
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT TRÌNH SOL 6 ( Trích tiểu thuyết Người về từ sao Hỏa) Andy –Weir Ngày soạn: Ngày dạy: |
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực:
- Thực hành đọc hiểu một văn bản khoa học viễn tưởng.
- Xác định được ngôi kể trong văn bản.
- Phân tích được đề tài, sự kiện,tình huống và nhân vật, bối cảnh truyện.
- Biết trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.
2. Về phẩm chất:
+ Lòng dũng cảm, khả năng ứng biến linh hoạt trước những hoàn cảnh khó khăn bất ngờ tưởng chừng như tuyệt vọng.
+ Ý chí nghị lực, khát vọng sống, tinh thần vượt khó, khả năng giải quyết vấn đề khi bản thân và người khác rơi vào những tình huống nguy hiểm, khẩn cấp…
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh về nhà văn Andy – Weir, tiểu thuyết “Người về từ sao hỏa” , văn bản “Nhật trình Sol 6
- Máy chiếu, máy tính.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
Phiếu số 1: Xác định thông tin văn bản
a. Xuất xứ | |
b. Thể loại (Thể loại? đề tài, PTBĐ? Ngôi kể?) | |
c. Bố cục (Nội dung và giới hạn từng phần) |
Phiếu số 2
QUÁ TRÌNH TÔI GẶP VÀ VƯỢT QUA TAI NẠN | |
1. Vì sao nhân vật tôi lại bị thương?Cảm giác của tôi khi đó như thế nào? | |
2. Tôi tỉnh lại như thế nào? Tình trạng khi đó? | |
3. Dụng cụ nào đã giúp tôi vượt qua tai nạn? Vì sao? | |
4. Sau khi tỉnh lại tôi đã làm gì? | |
5.Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn? | |
* Qua đó em nhận xét gì về tình huống tôi và đồng đội đã gặp phải – Đặc biệt là tình huống của tôi? Dự đoán điều tệ nhất có thể xảy ra trong tình huống đó? ................................................................................................................................... ,.................................................................................................................................. ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... | |
=> Kết quả của tình huống? Từ việc tôi đã làm, nhận xét, đánh giá về nhân vật? …………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………… |
Phiếu số 3
Tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật | Hành động | |
* Nhận xét: ............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. | ||
* Tình cảnh và những nguy cơ mà nhân vật gặp phải khi mắc kẹt tại sao Hỏa? | ||
Tình cảnh | Nguy cơ | |
|
Phiếu số 4
Nghệ thuật | |
Nội dung |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a. Mục tiêu: HS kết nối kiến thức trong văn học, cuộc sống vào nội dung của bài học.
b. Nội dung: Chơi trò chơi “Đoán nhân vật”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Cách 1:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV đưa ra thông tin 3 thông tin về một nhân vật liên quan chủ đề sinh tồn nơi hoang dã để Hs suy nghĩ, vận dụng kiến thức của bản thân đoán nhân vật
1. Đây là nhân vật rất nổi tiếng trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Anh Daniel – Defoe.
2. Do bị đắm tàu, nhân vật này đã bị trôi dạt vào đảo hoang, chống chọi với đói rét, mưa nắng, thú dữ, bệnh tật, sự cô đơn…
3. Chiếu chân dung nhân vật
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ – trả lời cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
- Nhân vật Rô-bin-sơn Cru-xo _ Trí thông minh nghị lực, sự khéo léo đã giúp Rô – Bin sơn tồn tại, chiến thắng nghịch cảnh để sinh tồn trên hoang đảo hơn 10 năm.
GV: Liên hệ - dẫn dắt – giới thiệu vào văn bản: Câu chuyện về nghị lực sinh tồn luôn hấp dẫn người đọc. Như Robinson ít ra vẫn đấu tranh sinh tồn ở môi trường trái đất, nhưng nếu chẳng may em rơi vào hoàn cảnh gần như Robinson nhưng lại ở môi trường ngoài trái đất thì sao? Điều gì có thể xảy ra? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Cách 2:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
GV cho Hs xem 1 video về đề đề tài Sao Hỏa/ Du hành vũ trụ và trả lời câu hỏi
https://laodong.vn/the-gioi/da-mat-voi-video-cac-chuyen-du-hanh-vu-tru-cua-nasa-977955.ldo
? Vi deo nói về điều gì?
? Em có suy nghĩ gì về “Du hành vũ trụ”?
? Nội dung vi deo phản ánh điều gì về sự phát triển của thế giới?
B2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ – trả lời cá nhân.
B3: Báo cáo, thảo luận: HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV):
GV: Liên hệ - dẫn dắt – giới thiệu vào văn bản:
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
I. TÌM HIỂU CHUNG | |||||||
1. Tác giả | |||||||
a.Mục tiêu: Giúp HS nêu được những nét chính về nhà văn Andy-Weir và tác phẩm “Người về từ sao Hỏa” cũng như đoạn trích “Nhật trình Sol 6”. b.Nội dung: - HS thực hiện BT dự án, tìm kiếm và chia sẻ thông tin về tác giả - tác phẩm - GV hướng dẫn HS đọc văn bản và đặt câu hỏi c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: | |||||||
Hoạt động của GV-HS | Nội dung cần đạt | ||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * BT dự án: - Nhóm 1: HS đọc SGK, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả ở nhà qua Internet -> Thuyết trình trước lớp về tác giả và tiểu thuyết “Người về từ sao Hỏa” ? Nêu những hiểu biết của em về nhà văn Andy – Weir ? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Đọc SGk, xem lại thông tin đã tìm hiểu ở nhà B3: Báo cáo, thảo luận HS trả lời câu hỏi. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. | - Andy Weir sinh ngày 16/06/1972 tại California, Mỹ. Năm 15 tuổi, ông được thuê làm lập trình viên cho một phòng thí nghiệm quốc gia và kể từ đó đến nay, vẫn làm việc như một kỹ sư phần mềm. - Ông rất đam mê khoa học không gian, thích nghiên cứu thuyết tương đối, cơ học quỹ đạo và lịch sử du hành vũ trụ có người lái. - Người về từ sao Hỏa (Tên gốc: The Martian) là tiểu thuyết đầu tay, được ông bắt đầu viết từ năm 2009. Bị từ chối bởi nhiều nhà xuất bản, Andy Weir đã quyết định đăng tác phẩm trên website cá nhân dưới dạng truyện dài kỳ cho độc giả đọc miễn phí. Sau đó, trước yêu cầu của người hâm mộ, ông đã phát hành phiên bản Amazon Kindle với giá tối thiếu 99 cent. Trong vòng ba tháng, phiên bản Kindle đã bán được 35,000 bản, nằm trong top sách khoa học giả tưởng bán chạy nhất của Amazon. Thành công này đã thu hút sự chú ý của các nhà xuất bản, và đến năm 2013, sách đã được ký hợp đồng xuất bản dưới dạng audiobook và sách giấy. Bộ phim cùng tên chuyển thể từ cuốn sách, với sự tham gia của Matt Damon, đã trở thành bom tấn của mùa thu 2015 và được giới chuyên môn đánh giá rất cao, nhận được 7 đề cử cho giải Oscar. | ||||||
2. Tác phẩm | |||||||
a.Mục tiêu: Giúp HS - Biết được những nét chung của văn bản (Xuất xứ, thể loại, ngôi kể, bố cục…) b.Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, sử dụng KT khăn trải bàn cho HS thảo luận nhóm. - HS suy nghĩ cá nhân để trả lời, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: | |||||||
Hoạt động của GV-HS | Nội dung cần đạt | ||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Hướng dẫn cách đọc & yêu cầu HS đọc. + Đọc giọng to, rõ ràng và lưu loát. + Thể hiện rõ lời thoại - Giải thích một số từ: Sol, Hap, MAV… - HS hoàn thiện, thảo luận trong nhóm Phiếu học tập số 1 (đã chuẩn bị ở nhà) ? Đoạn trích “Nhật trình Sol” thuộc thể loại gì? Em hiểu gì về thể loại đó? Xác định đề tài của tác phẩm? ? Truyện sử dụng ngôi kể nào? Dựa vào đâu em nhận ra ngôi kể đó? Lời kể của ai? ? Văn bản chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Đọc văn bản - Thảo luận thống nhất trong nhóm (2’) - Nhóm 2 lên thuyết trình (2’) - Các nhóm còn lại nhận xét, bổ xung (1’ GV: - Chỉnh cách đọc cho HS (nếu cần). - Theo dõi, hỗ trợ HS trong hoạt động nhóm. B3: Báo cáo, thảo luận HS: Trình bày sản phẩm của nhóm mình. Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). GV: - Nhận xét cách đọc của HS. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn vào mục sau . | a) Đọc và chú thích - HS đọc đúng. - Tóm tắt nội dung đoạn trích b. Xuất xứ: Trích tiểu thuyết Người về từ sao Hỏa c. Thể loại: Văn bản thuộc thể loại truyện khoa học viễn tưởng. (Tri thức Ngữ văn trang 58) - Đề tài: Du hành vũ trụ - Sử dụng ngôi thứ nhất (lời kể của nhân vật Tôi). d. Bố cục: Văn bản chia làm 2 phần + P1: (Đầu – tình trạng này quá lâu): Nguyên nhân và quá trình mắc nạn của tôi + P2: Còn lại: Tình cảnh và những nguy cơ mà tôi gặp phải khi mắc kẹt lại sao hỏa. | ||||||
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT | |||||||
1. Nguyên nhân và quá trình mắc nạn của nhân vật tôi | |||||||
a. Mục tiêu: Giúp HS - Tìm được những chi tiết nói về nguyên nhân mắc nạn của nhân vật tôi - Quá trình tôi vượt qua nguy hiểm. b. Nội dung: - GV sử dụng bảng kiểm, KT đặt câu hỏi - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ. - HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn . c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: | |||||||
Hoạt động của GV-HS | Nội dung cần đạt | ||||||
ND 1: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia lớp ra làm hoặc 4 - 6 nhóm: - Các nhóm thảo luận, gạch chân bằng bút chì vào văn bản + Tìm những chi tiết nói về nguyên nhân mắc nạn của tôi. + Tìm những chi tiết miêu tả bộ đồ dù hành và cách tôi khắc phục lỗi của nó để tự cứu mình. - Hoàn thiện phiếu BT số 2 1. Vì sao nhân vật tôi lại bị thương? Cảm giác của tôi khi đó như thế nào 2. Tôi tỉnh đã tỉnh lại như thế nào? Tình trạng khi đó? 3. Dụng cụ nào đã giúp tôi vượt qua tai nạn? 4. Sau khi tỉnh lại tôi đã làm gì? 5. Nhận xét về cách kể chuyện của nhà văn? * Qua đó em nhận xét gì về tình huống tôi và đồng đội đã gặp phải – Đặc biệt là tình huống của tôi? Dự đoán điều tệ nhất có thể xảy ra trong tình huống đó. => Kết quả của tình huống? Từ việc làm của tôi em có đánh giá, nhận xét gì về nhân vật? ? B2: Thực hiện nhiệm vụ B1: HS: - Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân. - Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm). GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần). B2: - GV yêu cầu các nhóm trao đổi phiếu bài tập cho nhau để kiểm tra chéo - GV đưa bảng kiểm chuẩn, yêu cầu 1 HS đọc, các nhóm đối chiếu, tích kết quả đúng, bổ sung chi tiết, đáp án còn thiếu. HS: Thực hiện nhiệm vụ B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một – hai nhóm lên nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm bạn qua bảng kiểm của GV - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - 5 phút đầu các nhóm kiểm tra chéo kết quả của nhóm bạn - 3 phút tiếp: Các nhóm công bố kết quả nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS. - Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang nội dung 2 ND2: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ?Những chi tiết cho thấy tác giả dựa vào thành tựu của khoa học? ?Những chi tiết tưởng tượng của nhà văn? ? Tác dụng của yếu tố tưởng, siêu nhiên trong đoạn trích? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Làm việc cá nhân 5’ (đọc SGK, tìm chi tiết) - Học sinh trả lời, các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn. GV: Hướng theo dõi, quan sát hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi. - Các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau. | a. Nguyên nhân: - Trận bão cát ác liệt đã khiến Na Sa hủy nhiệm vụ. Tôi cùng những người đồng hành phải từ căn cứ quay lại tàu không gian (MAV) trong bộ đồ chuyên dụng của phi hành gia. b. Quá trình mắc nạn và vượt qua của tôi - Đĩa liên lạc bị gió thổi bay đâm vào ăn ten thu tầm. - Một trong những chiếc đăng tên đâm vào tôi xuyên qua áo du hành -> Tôi cảm nhận cơn đau đớn nhất cuộc đời xé toạc một bên người + Áp xuất trong bộ đồ giảm, đôi tai ù lên đau đớn - Tôi thức dậy nhờ tiếng báo động ôxi trong bộ đồ + Chiếc ăng –ten xuyên thủng bọ đồ và bên hông. + Tôi bị đánh bật xa về phía sau, lăn xuống một ngọn đồi dốc… + Máu tuôn trào từ vết thương…bộ đồ trung hòa trở lại -> Bộ đồ du hành đã cứu nhân vật tôi sống sót - Sau khi tỉnh lại: + Cẩn thận xem xét bên hông, khắc phục lỗi hỏng trên bộ đồ + Rút đăng ten ra khỏi người dù đau đớn => Trí tưởng tượng phong phú, kết hợp với vốn hiểu biết sâu về KH, tác giả đã tạo ra một tình huống nguy hiểm đặc biệt khiến nhân vật đối diện với tử thần, làm nền tảng cơ sở cho những tình tiết truyện phát sinh về sau. - Bằng một chút may mắn, vốn kiến thức tích lũy từ trước, cùng với sự dũng cảm, kiên cường, nhân vật tôi đa bình tĩnh xử lý trước những vấn đề khó khăn và TẠM THỜI vượt qua được nguy hiểm. * Những chi tiết cho thấy tác giả dựa vào thành tựu của khoa học: - Những chuyến du hành vũ trụ, khám phá các hành tinh trong đó có sự thật con người đã đặt chân đến sao Hỏa. - Tàu vũ trụ, áo phi hành gia, các thiết bị liên lạc, thông tin ... * Những chi tiết tưởng tượng của nhà văn: - Cơn bão cát trên sao Hỏa - Căn cứ Háp - Quá trình tôi gặp nạn và vượt qua tai nạn => Tác giả đã dựa trên những thành tựu của khoa học và công nghệ cùng với những hiểu biết của mình và trí tưởng tượng phong phú để sáng tạo nên một câu chuyện kịch tính, li kì, hấp dẫn, mở ra một thế giới mới mẻ, thú vị cho độc giả. | ||||||
2. Tình cảnh và những nguy cơ mà tôi phải đối mặt khi mắc kẹt tại sao Hỏa? | |||||||
a. Mục tiêu: Giúp HS - Nhận biết những nguy cơ mà tôi gặp phải sau khi bị mắc kẹt. - Đánh giá tình huống mà tôi gặp phải. - Nghệ thuật kể chuyện b. Nội dung: - GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS. - HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần) c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: | |||||||
Hoạt động của GV-HS | Nội dung cần đạt | ||||||
ND1: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Điều gì khiến “ tôi vui mừng không tả” và điều gì khiến “ Tôi buồn da diết” ? Tại sao chiếc MAV được coi là quan trọng nhất? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: 1 phút làm việc cá nhân. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. HS:Trình bày câu trả lời của mình B4: Kết luận, nhận định (GV) - Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau. | - Điều khiến “tôi vui mừng khôn tả”: Căn Háp vẫn còn nguyên vẹn - Điều khiến “Tôi buồn da diết”: Chiếc MAV đã đi rồi => MAV là thiết bị kết nối liên lạc với căn cứ dưới trái đất và là phương tiện duy nhất cỏ thể đưa đoàn phi hành gia trở về trái đất. | ||||||
ND2: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm. - Phát phiếu học tập số 3 & giao nhiệm vụ: 1. Tìm những chi tiết miêu tả suy nghĩ và hành động của nhân vật tôi? 2. Em có nhận xét gì về tâm trạng, suy nghĩ và hành động của nhân vật? 3. Chỉ ra tình cảnh mà tôi và những nguy cơ mà tôi có thể gặp sau khi xem xét mọi thứ ? Em có nhận xét gì về tình cảnh đó? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - 3 phút làm việc cá nhân. - 5 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS - Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV đưa ra bảng kiểm các nhóm đối chiếu kết quả. - Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm. - Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau. ND3: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Tình huống trong vb này nói riêng và các tình huống trong các văn bản KHVT đã học nói chung có gì khác so với tình huống trong các truyện ngắn các em đã học? Tình huống như vậy có tác dụng gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - Làm việc nhóm bàn, trao đổi, thống nhất ý kiến. - Học sinh trả lời, các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn. GV: Hướng theo dõi, quan sát hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi. - Các bạn khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho bạn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập của HS. - Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang mục sau. |
=> Suy nghĩ, nhìn nhận thẳng thắn vào tình cảnh của mình. Hành động nhanh nhẹn, dứt khoát, không chịu từ bỏ hy vọng dù trong hoàn cảnh tuyệt vọng. * Tình cảnh của nhân vật tôi - Mắc kẹt trên sao Hỏa, không có cách nào liên lạc với trung tâm. Ở Trái đất ai cũng nghĩ rằng mình đã chết. - Nguy cơ có thể gặp: + Nếu máy oxi hỏng -> Chết ngộp + Máy lọc nước hóng -> Chết khát + Căn Háp thủng lỗ -> Tôi nổ tung + Hết thức ăn -> Đói chết => Tình huống vô cùng khó khăn tuyệt vọng, phải đối diện với nhiều nguy cơ mang tính sinh tồn, chưa có cách giải quyết. - Tình huống đột ngột bất ngờ, có phần li kì, mạo hiểm -> Đặc trưng về tình huống trong truyện KHVT => Tác dụng: Tăng sức hấp dẫn, thu hút người đọc dõi theo câu chuyện. | ||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm lớp theo bàn - Phát phiếu học tập số 4. - Giao nhiệm vụ nhóm: ? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện? ? Nội dung chính của văn bản “Nhật trình Sol 6”? ? Vì sao truyện này có tính chất viễn tưởng? ? Từ câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho mình khi gặp những tình huống khó khăn và thử thách nguy hiểm trong cuộc sống? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS
GV hướng theo dõi, quan sát HS thảo luận nhóm, hỗ trợ (nếu HS gặp khó khăn). B3: Báo cáo, thảo luận HS: - Đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận nhóm, HS nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn. GV: - Yêu cầu HS nhận xét, đánh giá chéo giữa các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm. - Chuyển dẫn sang đề mục sau. | III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Đề tài hấp dẫn, mang tính hiện đại - Ngôi kể thứ nhất làm câu chuyện chân thực, bộc lộ cảm xúc của người kể chuyện. - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, thú vị khi tạo ra tình huống truyện bất ngờ li kì, hấp dẫn. 2. Nội dung, Bài học - Văn bản kể về tình cảnh khi gặp nạn và những nguy cơ mà phi hành gia Mark Watney phải đối mặt -> Truyện này có tính chất viễn tưởng bởi nó có nhiều yếu tố tưởng tượng, hư cấu dựa trên những kiến thức thành tựu của khoa học vũ trụ hiện đại, đề tài mới lạ, gắn với công nghệ tương lai kết hợp với bối cảnh vũ trụ hùng vĩ, bí hiểm. - Bài học: Khi gặp khó khăn hay hiểm nguy, hãy bình tĩnh dũng cảm đối mặt với nó. Kiến thức và những kĩ năng của bản thân sẽ giúp chúng ta vượt qua nguy hiểm. Trong mọi tình huống đừng bao giờ tuyệt vọng. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS.
Bài tập 1: Những chi tiết nào trong văn bản Nhật trình Sol 6 thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ?
1 | Những thông số kĩ thuật khoa học chính xác |
2 | Cấu trúc, cấu tao hoạt động của những thiết bị liên lạc, Ăn ten, tàu vũ trụ |
3 | Kiến thức vật lý, hóa học vũ trụ |
4 | Cấu tạo, chức năng, cách thức hoạt động và cách khắc phục lỗi của bộ đồ phi hành gia |
5 | Những nguyên lý trong ngành hàng không vũ trụ |
… |
Bài tập 2: Phân biệt yếu tố thần kì siêu nhiên trong truyện khoa học viễn tưởng và yếu tố kì ảo, huyền huyễn trong truyện dân gian?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV giao bài tập cho HS.
- HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
BT 2: Phân biệt yếu tố thần kì, siêu nhiên trong truyện khoa học viễn tưởng và yếu tố kì ảo, huyền huyễn trong truyện dân gian:
- Yếu tố tưởng tương siêu nhiên trong truyện KHVT: Những chi tiết tưởng tượng phải luôn dựa trên những kiến thức hoặc lí thuyết khoa học tại thời điểm tác phẩm ra đời.
B4: Kết luận, nhận định:
GV nhấn mạnh một lần nữa các đặc trưng của thể loại truyện khoa học viễn tưởng, cách đọc hiểu một văn bản khoa học viễn tưởng. Đánh giá bài làm của HS, động viên, khích lệ những bài tốt bằng cách cho điểm.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực sử dụng CNTT trong học tập.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)
Bài tập:
1. Giả sử ở trong hoàn cảnh của nhân vật “Tôi”, em sẽ có suy nghĩ và hành động như thế nào?
2. Tìm xem bộ phim cùng tên được chuyển thể từ tác phẩm và viết cảm nhận của mình sau khi xem.
- Nộp sản phẩm vào trang paled hoặc lớp học classzoom.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS xác nhiệm vụ và tìm kiếm tư liệu trên nhiều nguồn…
HS đọc, xác định yêu cầu của bài tập và tìm kiếm tư liệu trên mạng internet
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho tiết tiếp theo.
TUẦN …….. Tiết …….. Ngày soạn: ……… | HOẠT ĐỘNG VIẾT: VIẾT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ MỘT CON NGƯỜI HOẶC SỰ VIỆC |
I. MỤC TIÊU:
1. Về năng lực:
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm.
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc suy ngẫm và chuẩn bị bài ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động vận dụng kiến thức đã học vào việc tạo lập văn bản.
* Năng lực đặc thù:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tạo lập văn bản.
- Rèn kĩ năng trình bày những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ và thái độ về một người, một sự việc nào đó trong cuộc sống hay trong tác phẩm văn học.
2. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào hoàn cảnh thực tế, kiên trì, học hỏi, sáng tạo.
- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu/Ti vi, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học b) Nội dung: HS lắng nghe video bài hát và trình bày cảm nhận. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: | |
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV chiếu video. - HS lắng nghe đoạn video bài hát “Mẹ là phật sống đời con” và trả lời câu hỏi: ? Theo em nội dung đoạn bài hát nói ai? Và nói về điều gì? ? Cảm xúc của em khi nghe doạn bài hát như thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV chỉ định 1 - 2 học sinh trình bày câu trả lời của mình. - HS trình bày. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV kết nối với dạng bài Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc để giới thiệu dẫn dắt vào bài mới: Các em thân mến, trong cuộc sống việc bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm… của bản thân đối với một ai đó hay một sự việc nào đấy rất quen thuộc đối với mỗi chúng ta, đúng không nào? Và, để việc bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm… trong giao tiếp của các em đạt hiệu quả, ngày hôm nay, cô trò mình sẽ cùng tìm hiểu và thực hành viết một dạng văn biểu cảm quen thuộc nhé. Chúng ta sẽ đến với bài học: Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc | - Nội dung đoạn bài hát nói về Mẹ. Nói về những tình cảm và lòng biết ơn của con dành cho mẹ kính yêu. - Nghe đoạn bài hát em rất xúc động và thêm yêu kính, biết ơn mẹ nhiều hơn. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1: Định hướng a) Mục tiêu: - HS biết được kiểu bài Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc và các yêu cầu đối với kiểu bài này. b) Nội dung: - Thế nào là Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc. - Những lưu ý khi viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện: | |
HĐ của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - Quan sát phần Định hướng SGK/75 và trả lời câu hỏi: ? Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc là gì? ? Để Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc ta cần lưu ý điều gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: suy nghĩ và trả lời cá nhân - GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV chỉ định 1 – 3 học sinh trình bày câu trả lời của mình. - HS trình bày. - Các bạn còn lại nhận xét và bổ sung nội dung còn thiếu (nếu có). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức. - Kết nối với đề mục: Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc | - Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc là nêu lên những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ và thái độ về một người, một sự việc nào đó trong cuộc sống hay trong tác phẩm văn học. - Để Viết bài văn biểu cảm về một con người hoặc sự việc ta cần lưu ý: + Xác định đối tượng biểu cảm: con người, sự việc em định viết trong bài văn biểu cảm là ai hay là gì? Đó là một con người, sự việc trong đời sống hay trong tác phẩm văn học? +Suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Con người ấy/ sự việc ấy gợi cho em những cảm xúc tình cảm hay những suy nghĩ/ bài học gì? + Lập dàn ý cho bài viết. + Viết bài văn theo một dàn ý hợp lí; nêu lên những tình cảm, cảm xúc và những suy nghĩ, thái độ của em một cách trung thực. |
Nhiệm vụ 2: Thực hành a) Mục tiêu: Giúp HS - Biết viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc theo trình tự các bước. - Biết cách trình bày những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ và thái độ về một người, một sự việc nào đó trong cuộc sống hay trong tác phẩm văn học. b) Nội dung: - Các bước cụ thể để Viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc. c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: ? Nhắc lại các bước cần thực hiện khi thực hành Viết một bài văn hoàn chỉnh? - GV giao nhiệm vụ cho HS thực hành một đề bài cụ thể: Viết bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích “Bạch tuộc” (Véc-nơ) đã học. 1. Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản “Bạch tuộc” (Vec-nơ) 2. Xác định nhân vật hoặc sự việc mà em định viết bài văn biểu cảm. 3. Tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo dàn ý. 4. Sửa lại bài sau khi đã viết xong? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: - Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu Viết bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích “Bạch tuộc” (Véc-nơ) đã học, tìm ý và lập dàn ý. - Phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS. - Sửa bài cho học sinh. Học sinh: - Tìm ý theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. - Lập dàn ý ra giấy và viết bài theo dàn ý. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV: Yêu cầu HS báo cáo sản phẩm. - HS: + Trình bày sản phẩm của mình. + Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau. | II. THỰC HÀNH - Cần đảm bảo 4 bước: + Chuẩn bị + Tìm ý và lập dàn ý + Viết bài văn hoàn chỉnh + Kiểm tra lại và sửa chữa Bước 1. Chuẩn bị - Đọc kĩ văn bản “Bạch tuộc” - Xem lại tiết đọc hiểu văn bản. - Xác định nhân vật hoặc sự việc yêu thích. Bước 2. Tìm ý và lập dàn ý a) Tìm ý Tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi: - Nhân vật hoặc sự việc gây cho em nhiều ấn tượng nhất trong văn bản “Bạch tuộc” là ai, sự việc nào? (Giới thiệu nhân vật/tóm tắt sự việc) - Nhân vật hay sự việc ấy để lại cho em những tình cảm, cảm xúc gì? (yêu thích, cảm động, sung sướng hay buồn bã…) - Nhân vật hay sự việc ấy gợi cho em những suy nghĩ, bài học gì (Về những phẩm chất đáng quý, bài học làm người, kinh nghiệm sống…)? b) Lập dàn ý * Mở bài: Nêu tên nhân vật hoặc sự việc trong đoạn trích “Bạch tuộc” mà em muốn viết bài văn biểu cảm. * Thân bài: Lần lượt nêu những cảm xúc, suy nghĩ từ khái quát đến các biểu hiện cụ thể. Ví dụ: - Nêu ấn tượng và cảm xúc chung về nhân vật hoặc sự việc. (Ví dụ: Cảm phục, ngưỡng mộ thuyền trưởng Nê-mô; Cảm nghĩ về giáo sư A-rôn-nác, nhân vật xưng tôi trong truyện hoặc cảm xúc về trận chiến với Bạch tuộc.) - Nêu các biểu hiện cụ thể của tình cảm, suy nghĩ về con người hoặc sự việc cụ thể. Như: + Theo em, thuyền trưởng Nê-mô là người dũng cảm, vị tha (kể lại 1 số chi tiết, hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, suy nghĩ… của ông); hoặc sự việc chiến đấu với đàn bạch tuộc khổng lồ là một cuộc chiến đấu căng thẳng, nguy hiểm và dữ dội (kể tóm tắt lại trận chiến) + Em cảm phục, ngưỡng mộ vị thuyền trưởng có lòng dũng cảm và luôn vì người khác; hay trận chiến đấu với bạch tuộc đã để lại trong em những ấn tượng và cảm xúc tự hào về sức mạnh của con người trước biển cả. + Rút ra bài học từ nhân vật hoặc sự việc vừa nêu. - Kết bài: Khẳng định lại ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ của em về con người hoặc sự việc được nói đến trong bài văn. Bước 3. Viết bài - Dựa vào dàn ý đã lập em hãy viết một bài văn biểu cảm về một sự việc hoặc nhân vật mà em yêu thích trong đoạn trích “Bạch tuộc” (Véc-nơ) đã học. Bước 4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết - Đọc lại bài viết, kiểm tra các ý đã đầy đủ, đúng trình tự ở dàn ý hay chưa. - Đọc và phát hiện các lỗi và sửa lại bài viết. Như: + Lỗi về ý: thiếu ý (sơ sài, chưa nêu được hết những điều cần viết); ý lộn xộn (các ý không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí); lạc ý (nêu các ý không liên quan đến nội dung bài yêu cầu); ý tản mạn (nêu các ý không tập trung vào nội dung chính của bài viết);… +Lỗi về diễn đạt (dùng từ, đặt câu), chính tả… |
Nhiệm vụ 3: Trả bài a) Mục tiêu: Giúp HS - Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết. - Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn. b) Nội dung: - GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn. - HS đọc bài viết, làm việc nhóm. c) Sản phẩm: Bài của học sinh đã chữa d) Tổ chức thực hiện: | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV giao nhiệm vụ - HS làm việc theo nhóm Bước 3: Báo cáo thảo luận - GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. - HS nhận xét bài viết. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết. - Chiếu bài tham khảo lên màn chiếu và cho một HS đọc to bài tham khảo trước lớp. | III. TRẢ BÀI HS có thể tham khảo bài viết sau: Trong đoạn trích Bạch tuộc, em ấn tượng nhất là thuyền trưởng Nê-mô, một người vừa có vẻ đẹp của thể lực lẫn tinh thần. Thuyền trưởng Nê-mô trong đoạn trích Bạch tuộc hiện lên là một người sẵn sàng chiến đấu với lũ bạch tuộc, nói cách khác, ông là một người quyết đoán, gan dạ. Ông đã sẵn sàng chiến đấu với những con bạch tuộc bằng rìu và đã đã chém đứt các vòi của chúng. Khi Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, giáo sư A-rôn-nác đã lao tới cứu anh ta. Nhưng Nê-mô đã đến trước giáo sư. Lưỡi rìu của Nê-mô cắm phập vào mồm quái vật, và thế là Nét thoát chết trong gang tấc. Ở chi tiết này, có thê thấy sức mạnh cùng sự nhanh nhẹn của một thuyền trưởng. Phải có sức khỏe về thể chất, Nê-mô mới có thể sẵn sàng chiến đấu với lũ "quái vật" này và có những hành động vô cùng nhanh như vậy. Không những thế, Nê-mô còn là một người có cả vẻ đẹp về tâm hồn – ông sống rất tình cảm. Vì sao ông phải chiến đấu với lũ bạch tuộc? Đó không chỉ còn là vì lũ bạch tuộc khiến con tàu No-ti-lớt không đi được mà còn vì những con người trên chiếc tàu ấy. Nếu không chiến đấu với lũ bạch tuộc, sẽ không có cơ hội nào để cứu người thủy thủ kia, không có cơ hội nào để cứu Nét Len. Việc Nê-mô chặt đứt vòi bạch tuộc hay rìu của ông cắm phập vào mồm quái vật vừa cho thấy sức mạnh thể chất của ông, nhưng cũng nói lên sự giận dữ của ông với lũ "quái vật" dám động vào những người trên tàu. Nói cách khác, đó là tình cảm giữa người với người, tình cảm của những người đã thân thiết dành cho nhau. Tôi nhớ nhất là chi tiết mắt Nê-mô ứa lệ khi nghĩ về "biển cả vừa nuốt mất một người đồng hương của mình". Tôi ấn tượng bởi đó là sự xúc động của một con người dành cho một con người, của người có quê hương dành cho đồng hương của mình, của một thuyền trưởng dành cho thuyền viên. Tôi còn ấn tượng bởi ông không khóc nức nở, không khóc thành tiếng hay một sự xúc động thái quá. Ở đây, Nê-mô chỉ "ứa nước mắt", những giọt nước mắt của ông cứ trào ra, ông không hề kêu lên hay cố tình thể hiện mà nó là cảm xúc chất chứa đến hồi bộc phát. Chi tiết này là một chi tiết đắt giá nói lên vẻ đẹp tinh thần của Nê-mô. Nhân vật Nê-mô với sự gan dạ, quyết đoán và tình thương người đã để lại trong tôi sự cảm phục và ngưỡng mộ. Ông cũng cho tôi hiểu về sức mạnh của con người, sức mạnh của tinh thần đồng đội. Chính Nê-mô đã cho tôi biết cách cần phải rèn luyện bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần. |
3. Hoạt động 3: Vận dụng a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao. c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS. Bài tập: Hãy viết bài văn biểu cảm về một người thân mà em yêu quý. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS: - Dựa vào các bước trong cách làm biểu cảm về một con người hoặc sự việc để thực hiện đối với bài văn biểu cảm về một người thân mà em yêu quý. - Chú ý những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc…, tìm các ý, lập dàn ý cho bài văn. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm. HS: Nộp sản phẩm cho GV qua zalo của cô giáo. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà. |
* HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI Ở NHÀ:
- Học và nắm chắc ND bài học.
- Hoàn thiện các bài viết vào vở bài tập.
- Soạn bài: Nói và nghe “Thảo luận nhóm về một vấn đề”
TUẦN: Tiết: Ngày soạn: | NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN NHÓM VÀ MỘT VẤN ĐỀ |
I. MỤC TIÊU
2. Về kĩ năng
*Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông
*Năng đặc thù:
- Nắm được mục đích, yêu cầu thảo luận nhóm về một vấn đề còn gây tranh cãi là dùng hình thức nói ( thuyết trình) để trao đổi, tranh luận vấn đề còn có ý kiến thống nhất .
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học
- Năng lực vận dụng kiến thức văn học vào cuộc sống…
- Biết thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi
- Trình bày vấn đề trước tập thể
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Hiểu và tự hào về sự phong phú của tiếng Việt, bồi dưỡng tình yêu với tiếng Việt – ngôn ngữ của dân tộc chúng ta.
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm,...
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
Tiêu chí | Mức độ | ||
Chưa đạt | Đạt | Tốt | |
1. Lựa chọn vấn đề gây tranh cãi | Chưa nêu được vấn đề | Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; thể hiện nhưng chưa rõ quan điểm. | Xác định đúng vấn đề cần nghị luận; thể hiện rõ quan điểm. |
2. Lập luận | Không biết cách tổ chức hệ thống lí lẽ kết hợp với dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm | Luận điểm tương đối phù hợp, rõ ràng. Hệ thống lí lẽ hợp lí, được củng cố bằng dẫn chứng | Luận điểm phù hợp, rõ ràng, sâu sắc và tất cả được chứng minh bằng lí lẽ và dẫn chứng sắc bén |
3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm. | Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng… | Giọng điệu tương đối phù hợp với đề bài, nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu. | Giọng điệu phù hợp với đề bài, nói to, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng. |
4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp. | Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp. | Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện. | Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động. |
5. Mở đầu và kết thúc hợp lí | Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói. | Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói. | Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn. |
TỔNG ĐIỂM: ………………../10 điểm |
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HĐ 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: – Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết. b)Nội dung: HS dựa kiến thức đã học thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. d) Tổ chức thực hiện: | |
Hoạt động của GV và HS | Nội dung cần đạt |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Yêu cầu học sinh đọc lại văn bản : “Bạch tuộc” và Chất làm gì”, tóm tắt hai văn bản B2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm (hay hoạt động cá nhân) - GV theo dõi, hỗ trợ (nếu cần) B3: Báo cáo, thảo luận: HS trình bày sản phẩm của nhóm (hay của cá nhân) B4: Kết luận, nhận định (GV): - HS nhận xét, bổ sung - GV đánh giá kết quả của học sinh trên cơ sở đó dẫn dắt học sinh vào bài mới. | - Văn bản Bạch tuộc kể lại câu chuyện: cuộc giáp chiến giữa các nhà thám hiểm trên con tàu No-ti-lớt với những con bạch tuộc khổng lồ. Kết quả của cuộc giáp chiến: một người đã bị bắt đi, bạch tuộc chết và bị thương phải lẩn xuống biển. - Văn bản “ Chất làm gỉ”: viên trung sĩ Hô- lít gặp đại tá và trình bày về ý tưởng của mình là nghiên cứu một chất làm hoen gỉ sắt thép để giữ gìn hòa bình thế giới. Viên đại tá không tin và yêu cầu anh đi gặp bác sĩ để kiểm tra. Và kết truyện là những vật dụng sắt thép bị hoen gỉ và đại tá muốn giết viên trung sĩ nhưng không được . |
Gv giới thiệu bài mới : Truyện khoa học viễn tưởng là những câu chuyện do tác giả tưởng tượng nhưng luôn dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ, truyện khoa học viễn tưởng hấp dẫn người đọc bằng các sự kiện giàu kịch tính, tình huống bất ngờ; kích thích trí tưởng tượng. truyện khoa học viễn tưởng rất ít khi chứa các yếu tố thần kì, siêu nhiên mà luôn dựa trên những kiến thức hoặc lí thuyết khoa học tại thời điểm tác phẩm ra đời. Đề tài của truyện khoa học viễn tưởng thường gắn với các lĩnh vực khoa học như công nghệ tương lai, du hành vũ trụ, người ngoài hành tinh, khám phá đại dương và lòng Trái Đất,... Sự kiện trong truyện khoa học viễn tưởng có thể bắt đầu từ sự kiện có thật; từ đó, nhà văn hình dung, tưởng tượng ra câu chuyện. Như vậy trong truyện khoa học viễn tưởng, có yếu tố có thật và yếu tố không có thật...
2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
CHUẨN BỊ BÀI NÓI 1. Định hướng a) Mục tiêu: Lựa chọn vấn đề tranh cãi b) Nội dung : Ý kiến cá nhân về vấn các điểm chưa thống nhất
| |||||||||||||||||||
2. Thực hành a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được nội dung cần thảo luận b) Nội dung: HS đọc lại 2 văn bản phần đọc hiểu, thực hiện theo yêu cầu của GV - Xem lại nội dung bài đọc hiểu. - Tìm hiểu thông tin về khoa học viễn tưởng. | |||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | ||||||||||||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Thảo luận: Sự việc và con người được kể trong văn bản “Bạch tuộc” hoặc “Chất làm gỉ” có thực hay không? GV chia lớp thành 2 nhóm N1,3: Tìm những chi tiết có thật và không có thật về sự vật và con người trong Văn bản : Bạch tuộc N2,4: Tìm những chi tiết có thật và không có thật về sự vật và con người trong văn bản : Chất làm gỉ: B2: Thực hiện nhiệm vụ HS thảo luận theo nhóm , đưa ra ý kiến thống nhất B3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện nhóm trình bày
B4: Kết luận, nhận định GV Yêu cầu các nhóm nhận xét, cho ý kiến |
|
2. Thực hành
Phiếu học tập số 1
Mục đích thảo luận ? | Mục đích thảo luận là nêu lên những điểm thống nhất và khác biệt giữa các thành viên trong nhóm thuyết trình để tìm cách giải quyết. |
Nội dung thảo luận | “Sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc hoặc Chất làm gỉ có thực hay không? |
Ý kiến đồng ý | Những nguy hiểm có thật trong nơi biển cả |
Ý kiến phản bác | Những con bạch tuộc với những vòi khổng lồ không có thật |
Ý kiến thống nhất và các điểm còn khác biệt | Sự việc có thật : Những hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại. Sự việc không có thật: Những con bạch tuộc khổng lồ với những đặc điểm kì dị, con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét… |
Phiếu học tập số 2
LẬP DÀN Ý | ||
Mở đầu | Nêu vấn đề cần thảo luận: “Sự việc và con người được kể trong văn bản Bạch tuộc hoặc chất làm gỉ có thực hay không?” | - Giới thiệu thể loại: - Giới thiệu vấn đề tranh cái đó là sự việc gì, trong tác phẩm nào? |
Nội dung chính | + Nếu tóm tắt nội dung câu chuyện Bạch tuộc (ngắn dài, tuỳ thời gian). + Nêu các điểm gây tranh cãi. Ví dụ: Có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản ấy không có thực; một số người cho là có thực. + Nêu các lí lẽ và bằng chứng về chuyện có thực và không có thực. + Nêu ý kiến nhằm giải quyết các điểm gây tranh cãi. | Văn bản Bạch tuộc kể lại câu chuyện là cuộc giáp chiến giữa các nhà thám hiểm trên con tàu No-ti-lớt với những con bạch tuộc khổng lồ của đại dương với các cảnh như tay bạch tuộc quấn chặt lấy tên thủy thủ, cảnh Nê- mô liên tiếp xông tới chặt đứt vòi bạch tuộc để giải cứu cho đồng đội của mình nhưng đã bị chúng tấn công bằng loại “mực” đen. Và kết quả của cuộc giáp chiến: một người đã bị bắt đi, bạch tuộc chết và bị thương phải lẩn xuống biển. Đứng trước các sự việc diễn ra trong văn bản, có người cho là sự việc và con người được kể trong văn bản ấy không có thực; một số người cho là có thực. Bản thân em cho rằng những con bạch tuộc khổng lồ với những đặc điểm kì dị như: con vật khổng lồ mắt màu xanh, thân hình thoi và đổi màu từ xám sang nâu đỏ. Con bạch tuộc dài chừng 8m, có 8 râu dài uốn cong, hàm răng nhọn rung lên bần bật, thân hình là khối thịt tầm 20, 25 tấn. Con tàu lặn dưới biển hai, ba nghìn mét rồi nổi lên gần mặt biển năm trăm mét… là những chi tiết không có thật bởi trên thực tế con bạch tuộc rất nhỏ, những con tàu ngầm hiện đại cũng không lặn sâu như vậy. Còn những chi tiết sự hiểm nguy trong lòng biển cả, về lòng dũng cảm của con người, về mơ ước và khao khát có những con tàu ngầm hiện đại là có thật. Ngày nay, ước mơ chế tạo những con tàu ngầm hiện đại đã trở thành hiện thực. |
Kết thúc | Khẳng định lại ý kiến của cá nhân về những điều có thực và tưởng tượng trong văn bản đang được thảo luận. | Trên đây là bài trình bày của em về những điều có thực và tưởng tượng trong văn bản Bạch tuộc đang được thảo luận. Trong bài em cũng đưa ra và giải thích về những điều có thật và không có thật đó. |
TRÌNH BÀY NÓI | |
a) Mục tiêu: Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét, phản hồi về nội dung và kĩ năng nói của người trình bày. Từ đó, GV nhận xét về kĩ năng và nội dung nói – nghe của HS; đưa ra các uốn nắn về kĩ thuật nói. b) Nội dung: HS Trình bày bài nói theo dàn bài đã chuẩn bị | |
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm - Nhóm trưởng chủ trì, nêu vấn đề cần thảo luận. - Các cá nhân dựa vào dàn ý đã làm, nêu ý kiến của mình trước nhóm - Trao đổi, tranh luận các ý kiến còn khác biệt. Chú ý các lỗi cần tránh khi nghe và có thái độ phù hợp trong thảo luận, trao đổi - Nhóm trưởng tổng kết việc thảo luận, các điểm thống nhất và điểm còn khác biệt B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận trong nhóm B3: Báo cáo, thảo luận Các thành viên báo cáo trước nhóm B4: Kết luận, nhận định - Gv yêu câu các nhóm cử đại diện trình bày - Hs trình bày vấn đề được thảo luận của nhóm mình - HS khác trình bày nhận xét đưa ra ý kiến phản bác . - Gv nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của học sinh. | - Bài nói của học sinh |
TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI | |||||||||
a) Mục tiêu: HS trao đổi, nhận xét, phản hồi về nội dung và kĩ năng nói của người trình bày b) Nội dung: Dựa vào bài nói của học sinh GV yêu cầu các học sinh nhận xét : | |||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm | ||||||||
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV): GV cùng HS thống nhất các nguyên tắc thảo luận: 1. Lắng nghe lẫn nhau. 2. Tôn trọng ý kiến trái chiều. 3. Phản biện dựa trên lí lẽ, dẫn chứng. Yêu cầu HS nhận xét theo yêu cầu sau :
B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS lắng nghe bài nói của bạn - Nhận xét theo các tiêu chí B3: Báo cáo, thảo luận HS đưa ra nhận xét của mình về bài của bạn B4: Kết luận, nhận định HS trao đổi về bài nói GV nhận xét thống nhất ý kiến ( nếu cần) |
3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào làm bài tập cụ thể. b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân, làm bài tập của GV giao. c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh. d) Tổ chức thực hiện: | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS: Sự việc và con người trong Văn bản Chất làm gỉ có thật hay không Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS dựa vào phiếu tìm ý lập dàn ý - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần). Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét bài làm của HS, những ưu điểm của bài nói này so với bài trước. - Chuyển dẫn sang mục khác. | |
4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức, nội dung của bài học cho HS, b) Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d) Tổ chức thực hiện: | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập 1: Hãy tìm hiểu xem những điều viết trông hai văn bản trên ngày nay đã trở thành hiện thực chưa . Bài tập 2: Hãy giới thiệu một vấn đề nào đó trong phim hay một câu chuyện khoa học viễn tưởng em đã được đọc hoặc được xem . Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập 1 & 2. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS; - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. |
Phụ Lục
Phiếu học tập số 1
PHIẾU TÌM Ý
Họ và tên HS: ………………………….
Nhiệm vụ: Lựa chọn vấn đề cần thảo luận
Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái.
Mục đích thảo luận ? | ……………………………………… |
Nội dung thảo luận | ……………………………………… |
Ý kiến đồng ý | ……………………………………… |
Ý kiến phản bác | ……………………………………… |
Ý kiến thống nhất và các điểm còn khác biệt | ……………………………………… ……………………………………… |
Phiếu học tập số 2
LẬP DÀN Ý | ||
Mở đầu | Nêu vấn đề cần thảo luận: | |
Nội dung chính | + Nếu tóm tắt nội dung câu chuyện . + Nêu các điểm gây tranh cãi. + Nêu các lí lẽ và bằng chứng về chuyện có thực và không có thực. + Nêu ý kiến nhằm giải quyết các điểm gây tranh cãi. | |
Kết thúc | Khẳng định lại ý kiến của cá nhân về những điều có thực và tưởng tượng trong văn bản đang được thảo luận. |
TỰ ĐÁNH GIÁ
Câu 1. Nội dung chính của đoạn chữ in nghiêng ở phía trên văn bản Một trăm dặm dưới mặt đất là gì?
A. Kể lại những câu chuyện phiêu lưu và thám hiểm miệng núi lửa
B. Miêu tả cảnh một giáo sư người Đức thực hiện cuộc du hành trong lòng đất
C. Giới thiệu khái quát tiểu thuyết Cuộc du hành vào lòng đất của Véc-nơ
D. Kể lại cảnh đoàn thám hiểm khám phá những bí mật trong trung tâm Trái Đất
ĐA:
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích Một trăm dặm dưới mặt đất là gì?
A. Kể lại câu chuyện A-xen bị tai nạn, rơi vào một chiếc hang rộng vô cùng
B. Kể lại câu chuyện vị giáo sư đã khám phá ra chiếc hang trong lòng đất
C. Kể lại việc vì sao cậu bé A-xen lại bị rơi vào chiếc hang rộng vô cùng
D. Kể lại cảnh cậu bé A-xen khám phá ra bí mật của vùng biển Lin-đen-brốc
ĐA
Câu 3. Không gian trong đoạn trích là không gian nào?
A. Trong hang và trên mặt đất
B. Trong lòng chiếc hang khổng lồ
C. Bãi biển và bầu trời
D. Bầu trời sao và vòm đá hoa cương
ĐA
Câu 4. Vì sao biển ngắm trong đoạn trích lại có tên là Lin-đen-brốc?
A. Tên biển đã có từ thời xa xưa
B. Do người dân địa phương đặt từ lâu
C. Lấy tên vị giáo sư đã khám phá ra nó
D. Lấy tên từ một truyền thuyết về biển cả
ĐA
C. Lấy tên vị giáo sư đã khám phá ra nó
Câu 5. Trí tưởng tượng phong phú của tác giả thể hiện ở việc miêu tả cảnh nào?
A. Cảnh vòm đá hoa cương của chiếc hang rộng mênh mông
B. Cảnh cậu bé A-xen bị hất xuống một đường hầm thẳng đứng
C. Cảnh từng đợt sóng theo nhau xô lên bãi cát vàng mịn
D. Cảnh khối núi đá kéo dài in hình trên nền chân trời mù sương
ĐA:
Câu 6. Phương án nào nêu nhận xét đúng về cách viết của tác giả trong đoạn trích trên?
A. Sử dụng nhiều chi tiết thần kì, hoang đường, không có thực
B. Sử dụng nhiều cảnh tượng mang yếu tố thần linh, siêu nhiên
C. Sử dụng nhiều chi tiêt tưởng tượng, nhưng có cơ sở khoa học
D. Tạo ra tình huống li kì chỉ có trong truyện thần thoại, truyền thuyết
Câu 7. Câu văn nào thể hiện rõ người viết dựa vào kiến thức khoa học?
A. Khả năng chiếu sáng, sự khuếch tán, sắc sáng trắng và khô, sự tăng nhiệt độ,..., tất cả chứng tỏ ánh sáng này thuần túy do điện mà ra.
B. Không tài nào tưởng tượng nổi, tôi ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!
C. Nhưng cháu sẽ được nhìn thấy tận mắt và tự hiểu là có những điều mà khoa học địa chất chưa khám phá hết!
D. Vòm đá hoa cương treo trên đầu tôi giống hệt một bầu trời với những đám mây óng ảnh đổi màu chuyển động.
Câu 8. Câu nào sau đây chứa số từ?
A. Trí tưởng tượng của tôi hoàn toàn bất lực trước khoảng rộng bao la ấy!
B. Không tài nào tưởng tượng nổi, tôi ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!
C. ... Sau bốn mươi bảy ngày bị cầm tù trong một đường hầm chật hẹp, nay được hít thở cái không khí ẩm và mặn của biển, còn gì vui sướng hơn!
D. Không lẽ cháu bị điên vì cháy thấy ánh sáng Mặt Trời, cháu nghe tiếng gió thổi và cả tiếng sóng vỗ nữa.
ĐA: C. Sau bốn mươi bảy ngày bị cầm tù trong một đường hầm chật hẹp, nay được hít thở cái không khí ẩm và mặn của biển, còn gì vui sướng hơn!
Câu 9. Câu văn "Vòm đá hoa cương treo trên đầu tôi giống hệt một bầu trời với những đám mây óng ánh đổi màu chuyển động." đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Hoán dụ
ĐA: B. So sánh
Câu 10. Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) trả lời câu hỏi: Vì sao cuối đoạn trích, nhân vật "tôi" lại "ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!"?
Gợi ý: nhân vật "tôi" đã "ngắm nhìn, ngẫm nghĩ, chiêm ngưỡng mà trong lòng thấy sửng sốt và kinh hãi!"
. + Do vẻ đẹp trong lòng hang dưới mặt đất quá sức tưởng tượng của nhân vật "tôi".
+ Vẻ đẹp thiên nhiên dưới lòng đất đẹp đến nỗi trí tưởng tượng của nhân vật "tôi" hoàn toàn bất lực, và "tưởng như đang ở một hành tinh nào đó rất xa lạ với con người".
+ Cái ngỡ ngàng, sửng sốt của nhân vật tôi chắc chắn là do nhìn thấy cảnh đẹp ngoài sức tưởng tượng; và có lẽ trong lòng anh cũng đang reo lên những cảm xúc lẫn lộn về sự kì vĩ của tạo hóa.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIÁO SOẠN BÀI 4- DỰ ÁN GIÁO ÁN MIỄN PHÍ 2022
BỘ SGK CÁNH DIỀU
BÀI | HỌ VÀ TÊN | ĐƠN VỊ CÔNG TÁC | SĐT | CÔNG VIỆC |
Bài 4 | 1. Vũ Long Hiệp | Trường TH-THCS Hà Nội Thăng Long | 0963336073 | |
2. Lê Thị Thuỳ Trang | Trường THCS Tân Phú - Huyện Quốc Oai - Hà Nội | 0965929891 | ||
3. Đỗ Thị Thu Hoài | THCS Đông Phương Yên, Chương Mỹ, Hà Nội | 0981389219 | ||
4. Nguyễn Thị Huệ | THCS An Đà- Ngô Quyền- Hải Phòng | 0765617975 | ||
5. Nguyễn Thị Lý | THCS Tân Hội- Đan Phượng- Hà Nội |
BÀI 4: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
VĂN BẢN 1: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI
TRONG TRUYỆN “ĐẤT RỪNG PHƯƠNG NAM”
----------------
A. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm .
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
* Năng lực đặc thù
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng,...), nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa,...) của văn bản nghị luận văn học : mối quan hệ giữa đặc điểm và mục đích của văn bản nghị luận. Ham tìm hiểu và yêu thích văn học
- Đọc hiểu nội dung: Nhận biết được nội dung mỗi văn bản thể hiện: Tình cảm cảm của nhà văn Đoàn giỏi trong các sáng tác của mình, tình yêu thiên nhiên, thêm tự hào về vẻ đẹp thiện nhiên và trân quí con người, trân quí tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình trong các tác phẩm văn học.
- Đọc hiểu hình thức: Nhận biết đặc trưng thể loại nghị luận ( ý kiến, luận điểm, lý lẽ, dẫn chứng) trong văn bản. Phát hiện và phân tích cách lập luận của giả.
- Liên hệ, mở rộng: Hiểu thêm về tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu quê hương qua văn bản “ Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam”: hiểu thêm về tình cảm gia đình trong “ Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người qua “ Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển”.
2. Về phẩm chất: Có tình yêu thương con người, biết cảm thông và chia sẻ với người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
- Tranh ảnh về nhà văn Bùi Hồng và tác phẩm “Đất rừng phương Nam”.
- Các phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT ….
HĐ 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a.Mục tiêu: Hoạt động nhằm khởi động - kích hoạt kiến thức nền, kết nối kiến thức đã biết với bài học. Qua đó tạo sự hứng thú, tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động học tập của học sinh
b. Nội dung:- HS quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi .....
c. Sản phẩm:Tất cả HS nắm được nhiệm vụ học tập- chia sẻ được hiểu biết của bản thân.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV -HS | Kết quả cần đạt |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) Cho hs nghe bài hát về vùng đất phương Nam “ Bài ca đất phương Nam” – Tô Thanh Phương? Lời bài hát gợi cho em nhớ tới văn bản nào? Của ai? Em còn nhớ gì về nhân vật chính trong văn bản đó? B2.HS quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi. B3.Tổ chức cho HS nhận xét ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: | -Lời bài hát gợi cho em nhớ tới văn bản “ Người đàn ông cô độc giữa rừng” – tác phẩm “ Đất rừng phương Nam” - Đoàn giỏi - Nhân vật Võ Tòng- một con người mộc mạc giản dị chân thành cởi mở và có lòng yêu nước |
HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I.TRI THỨC NGỮ VĂN
a.Mục tiêu: Sau hoạt động này, HS có thể:
- Phát biểu được đặc điểm của văn bản nghị luận văn học và giá trị nhận thức của văn học.
- Xác định được kiến thức cần tìm hiểu trong SGK: Tiếp cận văn bản, các kiến thức Ngữ văn trong mục “ Kiến thức Ngữ văn” để kết nối vào bài học
b. Nội dung: HS làm việc với SGK và tham gia trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Sổ tay văn học, vở ghi
d. Tổ chức thực hiện:
1. Đặc điểm của văn bản nghị luận văn học
Hoạt động của GV -HS | Dự kiến kết quả |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1. Đọc phần “ Kiến thức Ngữ văn” SGK. Hãy chia sẻ những hiểu biết về đặc điểm của nghị luận văn học? Giá trị nhận thức của nghị luận văn học? B2.HS suy nghĩ, lựa chọn câu trả lời B3.Tổ chức cho HS thuyết trình những nội dung thu thập được. B4.Giáo viên tổng hợp, khắc sâu kiến thức. | -Đặc điểm của nghị luận văn học Mục đích: thuyết phục người đọc về một vấn đề văn học Nội dung: thường tập trung phân tích vẻ đẹp về nội dung hoặc sự độc đáo về hình thức của tác phẩm văn học |
Ở lớp 6, HS đã biết về mục đích của VB nghị luận thông qua khái niệm VB nghị luận. Ở đây,mục đích của VB nghị luận là để thuyết phục người đọc, người nghe về ý kiến, quan điểm của người viết trước một vấn đề cuộc sống hoặc văn học. Nội dung chính của VB nghị luận là một khái niệm mới, GV cần chú ý giải thích khái niệm và cách xác định nội dung chính của VB nghị luận (dựa vào tri thức đọc hiểu trong SGK).
Ở lớp 6, HS đã biết về khái niệm ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong VB nghị luận và nhận biết các yếu tố này trong những VB nghị luận đơn giản, chỉ có một tầng ý kiến. Tuy vậy, ở một số VB nghị luận cụ thể (đặc biệt là nghị luận văn học), tác giả trình bày ý kiến thành các tầng, bậc, rồi mới triển khai lí lẽ và bằng chứng. Do vậy, để HS có thể đọc hiểu VB nghị luận có hai tầng ý kiến, có thể là khái niệm Ý kiến lớn và ý kiến nhỏ trong VB nghị luận. GV cần kích hoạt kiến thức nền của HS về khái niệm ý kiến, lí lẽ, bằng chứng (đã học trong Ngữ văn 6), sau đó dựa vào phần tri thức đọc hiểu và sơ đồ trong SGK để HS nhận ra khái niệm ý kiến lớn, ý kiến nhỏ.
2. Giá trị nhận thức của văn học
Hoạt động của GV -HS | Dự kiến kết quả |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) Chia sẻ kiến thức “ Kiến thức Ngữ văn” SGK về giá trị nhận thức của văn học B2.HS chia sẻ phần tự học, nghiên cứu SGK. B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: | Giá trị nhận thức của văn học: tác phẩm văn học không chỉ mang lại cho con người hiểu biết về thiên nhiên con người và cuộc sống xã hội mà còn giúp người đọc hiểu chính mình. Văn học có giá trị nhận thức là muốn khẳng định tác phẩm văn học mang lại hiểu biết cho người đọc. |
GV lưu ý hs một số giá trị của tác phẩm văn học như giá trị thẩm mĩ, giá trị giáo dục…
II. Tìm hiểu chung
1.Đọc văn bản 1 kết hợp tìm hiểu thông tin theo định hướng trong hộp chỉ dẫn.
2. Trả lời các câu hỏi trong SGK, phần chuẩn bị theo mẫu.
PHIẾU SỐ 1
1. Nhà văn Bùi Hồng | |
2.Những chú ý khi đọc văn bản nghị luận văn học | |
Cách đọc | |
Thể loại | |
Phương thức biểu đạt: | |
Bố cục |
Hoạt động của GV -HS | Dự kiến kết quả |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) HS làm việc dự án cho phiếu số 1 (1)Nêu hiểu biết của em về tác giả? (2) Gọi HS đọc đoạn 1 và nêu cách đọc văn bản nghị luận (3) Văn bản viết theo thể loại gì? PTBĐ của văn bản? (4) Trình bày bố cục của văn bản? B2.HS chia sẻ phần tự học, nghiên cứu SGK. B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: | 1. Tác giả: Nhà văn: Bùi Hồng ( 1931- 2012) quê ở Hà Tĩnh 2. Tác phẩm: - Cách đọc: đọc chậm rãi, rõ ràng , chú ý nhấn giọng ở những câu văn nêu dẫn chứng “ ba ba to bằng cái nia....khiêng nổi” Đọc với giọng tha thiết với những dẫn chứng được trích từ tác phẩm “ Đất rừng phương Nam” - Thể loại: Nghị luận văn học - phương thức biểu đạt: Nghị luận - Bố cục: 3 phần Phần 1: từ đầu...trẻ em🡪 giới thiệu những nét đặc sắc của tác phẩm “ Đất rừng phương Nam” Phần 2: tiếp ...vô tận 🡪 nghệ thuật miêu tả cảnh trong Đất rừng phương Nam Phần 3: còn lại 🡪 nghệ thuật miêu tả con người trong Đất rừng phương Nam |
HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU VĂN BẢN
III. Tìm hiểu chi tiết
Hoạt động của GV -HS | Dự kiến kết quả |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) GV chia nhóm cặp đôi (1)Văn bản viết về vấn đề gì? Vấn đề đó nằm ở phần nào của văn bản? ( nằm ở nhan đề văn bản) (2)Nhan đề đã thể hiện vấn đề đó như thế nào? ( thể hiện khái quát vấn đề nghị luận) (3)Mục đích của văn bản là gì? (4) Để thuyết phục người đọc hiểu rõ vấn đề nghị luận, tác giả đã làm cách nào B2. HS làm việc theo cặp – sau đó đại diện cặp báo cáo kết quả B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: | 1. Vấn đề nghị luận trong văn bản: a. Vấn đề chính: Đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm Đất rừng phương Nam. b. Mục đích của văn bản: Cho người đọc thấy được vẻ đẹp của khung cảnh và nghệ thuật miêu tả con người trong tác phẩm. Từ đó, người đọc có được những hiểu biết về con người, thiên nhiên Nam Bộ, khơi gợi sự yêu thích đối với nơi này. c. Phương pháp: để thuyết phục người đọc, người viết đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến. GV chốt lại bằng sơ đồ tư duy 2. Hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng |
Tìm hiểu hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng
PHIẾU SỐ 2 ( GV cho hs làm ở nhà)
Ý kiến | Lí lẽ | Bằng chứng |
Ý kiến 1: | ||
Ý kiến 2 | ||
Ý kiến 3 | ||
Nhận xét đánh giá |
Hoạt động của GV -HS | Dự kiến kết quả | |||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) GV sử dụng kĩ thuật vấn đáp khi cho hs tìm hiểu đoạn 1- sgk (tìm hiểu ý kiến 1). Còn đoạn 2 và 3 GV cho hs sử dụng KT mảnh ghép để tìm hiểu hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng – rút ra nhận xét đánh giá - Chia nhóm lớp. Vòng 1: Nhóm 1,2: tìm hiểu về thiên nhên trong Đất rừng phương Nam Nhóm 3,4: tìm hiểu về con người trogn Đất rừng phương Nam Vòng 2: - Tạo nhóm mới - Giao nhiệm vụ: Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng 1 Rút ra nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả - Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2 bằng cách trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 - Thời gian: 10 phút (1)Tìm hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong từng đoạn (2)Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? (3) Qua hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong từng đoạn, em thấy tác giả đã thể hiện thái độ gì? GV hỏi thêm để mở rộng vấn đề (4) Trong phần 3 tác giả so sánh hai nhân vật ông Hai bán rắn và chú Võ Tòng. Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau của hai nhân vật này?
Nhờ có cách so sánh, tác giả đã khắc họa rõ nét hơn đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm: hình ảnh ông Hai rắn hiện lên đẹp đẽ, tự do còn chú Võ Tòng hiện lên với tính cách cương trực, mạnh mẽ, dũng cảm và ngoại hình có phần bặm trợn, hung dữ. Tác giả đã phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc trong tiểu thuyết: có sự kết hợp giữa chuyện thực và chuyện ảo; có sự trộn lẫn giữa cổ điển phương Tây và cổ điển phương Đông. Từ đó, tính cách của nhân vật được làm rõ và qua đó cũng là để khẳng định tài năng của nhà văn Đoàn Giỏi khi xây dựng nhân vật B2. HS làm việc theo cặp – sau đó đại diện cặp báo cáo kết quả B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: GV chốt lại bằng bảng tổng hợp kiến thức Chuyển ý: Qua hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong từng đoạn, em thấy tác giả đã làm rõ được mục đích của văn bản chưa? | 2. Hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng * Ý kiến 1: Đặc điểm khái quát của Đất rừng phương Nam- Nhân vật: thuộc nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề. - Kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian, thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ. => Tác giả cho người đọc cái nhìn bao quát về những đặc sắc của tác phẩm. * Ý kiến 2: Đặc sắc về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong tác phẩm Đất rừng phương Nam.
=> Những bằng chứng cụ thể, giàu hình ảnh, sinh động, làm sáng tỏ lí lẽ, đem đến ngạc nhiên cho người đọc. 🡪 Tác giả đưa ra những nhận định đúng đắn, giúp người đọc hiểu hơn về vẻ đẹp của Đất rừng phương Nam. Để làm sáng tỏ lí lẽ của mình, tác giả nêu rõ những dẫn chứng được trích từ trong tiểu thuyết của Đoàn Giỏi. Chắc hẳn phải rất yêu thích, hiểu rõ về tác phẩm, Bùi Hồng mới có thể đưa ra những nhận định xác đáng và dẫn chứng rõ ràng, thuyết phục như vậy. * Ý kiến 3: Đặc sắc về nghệ thuật miêu tả con người Nam bộ trong tác phẩm Đất rừng phương Nam.
=> Tác giả đã phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc trong tiểu thuyết: có sự kết hợp giữa chuyện thực và chuyện ảo; có sự trộn lẫn giữa cổ điển phương Tây và cổ điển phương Đông. Từ đó, tính cách của nhân vật được làm rõ. |
Giá trị nhận thức của văn bản nghị luận
Hoạt động của GV -HS | Dự kiến kết quả |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) HS làm việc cặp đôi (1) Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1? (2) Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh như thế nào? B2.HS chia sẻ phần ý kiến của mình với bạn bàn dưới B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: | 3. Giá trị nhận thức - Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được nội dung và mục đích của cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa ông Hai và chú Võ Tòng trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương Nam) đã học ở Bài 1 - Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" đã giúp em hiểu văn học góp phần mở rộng kiến thức về con người và thế giới xung quanh. Cụ thể: Văn bản Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" đã cho em hiểu thêm về đặc điểm thiên nhiên và tính cách con người Nam Bộ vùng châu thổ Cửu Long Giang. Từ đó văn bản khơi gợi trong lòng người đọc tình cảm yêu mến với mảnh đất này. |
Hoạt động của GV -HS | Dự kiến kết quả |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) HS làm việc cặp đôi - Chia nhóm theo bàn. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: ? Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản? ? Nội dung chính của văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam”? ? Qua giờ học, em rút ra bài học gì khi khám phá một tác phẩm nghị luận văn học và giá trị nhận thức sau khi học văn bản nghị luận văn học. (4) Trình bày bố cục của văn bản? B2.HS chia sẻ phần tự học, nghiên cứu SGK. B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: | III. Tổng kết 1. Nghệ thuật- Lí lẽ xác đáng, thuyết phục. - Dẫn chứng cụ thể, rõ ràng. - Ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc. 2. Nội dung Văn bản phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi. 3. Những lưu ý khi đọc hiều văn bản nghị luận văn học - Xác định vấn đề nghị luận - Hiểu mục đích của văn bản viết để làm gì? - Chỉ rõ hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản - Hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào? - Liên hệ và rút ra bài học nhận thức sau khi học văn bản nghị luận để thấy được văn bản đã giúp em hiểu thêm về văn bản được phân tích và chính văn bản nghị luận này. |
3. HĐ 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao.
1. Đoạn trích trên viết về vấn đề gì?
A. Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm “ Đất rừng phương Nam”
B. Kể chuyện về vùng đất phương Nam
C. Miêu tả về vùng đất phương Nam
D. Giới thiệu về nhà văn Đoàn Giỏi
2. Vì sao văn bản “Thiên nhiên và con người trong truyện "Đất rừng phương Nam" là văn bản nghị luận?
A. Vì văn bản tập trung miêu tả vùng đất phương Nam
B. Vì tác giả kể về cái hay cái đẹp của văn bản “ Người đàn ông cô độc giữa rừng”
C. Vì tác giả giúp người đọc hiểu người đàn ông cô độc là ai
D. Vì tác giả phân tích cái hay về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm “ Đất rừng phương Nam”
3. Theo em mục đích chính của người viết đoạn trích trên là gì”?
A. Ca ngợi Võ Tòng
B. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên vùng đất phương Nam
C. Nêu lên cách xây dựng nhân vật của tác giả Đoàn Giỏi
D. Chỉ ra cái hay của tác phẩm “ Đất rừng phương Nam”
4. Người viết đã bày tỏ cảm xúc về tác phẩm qua câu văn nào?
A. Nhân vật trong Đất rừng phương Nam có nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề như một xã hội thu nhỏ
B. Đoàn Giỏi đã từng viết một loạt sách về các con vật trên rừng dưới biển…
C. Người đọc không chỉ ngạc nhiên mà còn thấm đẫm cảm xúc bởi Đoàn Giỏi là một nhà thơ, một thi sĩ của đất rừng phương Nam.
D. Cả ba ý trên đều đúng
c) Sản phẩm: Câu 1: A; Câu 2: D; Câu 3: D; Câu 4: C
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Chiếu bài tập
HS: Đọc yêu cầu của bài và lựa chọn đáp án
B3: Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS lựa chọn đáp án.
- HS trả lời, các em còn lại theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số hoặc bằng cách chốt đáp án đúng.
4. HĐ 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh (Sau khi đã được GV góp ý, nhận xét và chỉnh sửa).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Viết một đoạn văn bày tỏ quan điểm của em khi có ý kiến cho rằng “ Tác giả Bùi Hồng đã phân tích cái hay của tác phẩm Đất rừng phương Nam bằng cách đưa ra được các bằng chứng rất thuyết phục. Em có đồng ý với ý kiến đó không?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV gợi ý cho HS bằng việc bám sát văn bản (đặc biệt là những chi tiết kể/tả về Võ Tòng…
HS đọc lại văn bản, suy nghĩ cá nhân và viết đoạn văn.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm trên zalo nhóm hoặc trên Padlet
HS nộp sản phẩm cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có) trên zalo nhóm lớp/môn…
* Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”
********************************
VĂN BẢN 2: “VẺ ĐẸP CỦA BÀI THƠ TIẾNG GÀ TRƯA"
----------------
A.MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm .
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
* Năng lực đặc thù
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng,...), nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa,...) của văn bản nghị luận văn học : mối quan hệ giữa đặc điểm và mục đích của văn bản nghị luận. Ham tìm hiểu và yêu thích văn học
- Đọc hiểu nội dung: Nhận biết được nội dung mỗi văn bản thể hiện: Tình cảm cảm của nhà văn Đoàn giỏi trong các sáng tác của mình, tình yêu thiên nhiên, thêm tự hào về vẻ đẹp thiện nhiên và trân quí con người, trân quí tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình trong các tác phẩm văn học.
- Đọc hiểu hình thức: Nhận biết đặc trưng thể loại nghị luận ( ý kiến, luận điểm, lý lẽ, dẫn chứng) trong văn bản. Phát hiện và phân tích cách lập luận của giả.
- Liên hệ, mở rộng: Hiểu thêm về tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu quê hương qua văn bản “ Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam”: hiểu thêm về tình cảm gia đình trong “ Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người qua “ Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển”.
2. Về phẩm chất: Có tình yêu thương con người, biết cảm thông và chia sẻ với người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, bảng phụ và phiếu học tập.
- Tranh ảnh về nhà nghiên cứu Đinh Trọng Lạc và tác phẩm “Tiếng gà trưa”, “Tuyển tập thơ Xuân Quỳnh”.
- Các phiếu học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT ….
HĐ 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a.Mục tiêu: Huy động kiến thức nền, kết nối kiến thức đã biết với bài học; tạo sự hứng thú, tâm thế sẵn sàng tham gia hoạt động học tập của học sinh.
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “Món quà bí mật” gồm 4 câu hỏi. Trả lời chính xác câu hỏi, HS được nhận phần quà (Điểm tốt, cộng điểm, tràng pháo tay...)
c. Sản phẩm: Câu trả lời chính xác của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV -HS | Kết quả cần đạt |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1 GV tổ chức trò chơi “Món quà bí mật” ?1 Mục đích chính của nghị luận văn học là gì? ?2 Nội dung của bài nghị luận văn học là gì? ?3 Các yếu tố của bài NLVH là gì? ?4 (Từ một bức tranh) Bức tranh này gợi em nhớ đến bài thơ nào em đã học? B2.HS quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi. B3.Tổ chức cho HS nhận xét ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học | - Mục đích của NLVH: Thuyết phục người đọc về một vấn đề văn học. - Nội dung của NLVH: Phân tích vẻ đẹp nội dung hoặc nghệ thuật của tác phẩm - Các yếu tố của bài NLVH: ý kiến, lí lẽ, bằng chứng - Bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh. |
HĐ2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Đọc - Tìm hiểu chung
a.Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức chung về tác giả Đinh Trọng Lạc và tác phẩm “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” (Xuất xứ, thể loại, PTBĐ, bố cục).
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ tìm hiểu tại nhà theo nhóm 4 người, thảo luận và trả lời Phiếu học tập số 1.
c. Sản phẩm: Bản thuyết trình của HS về sản phẩm đã thảo luận tại nhà.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV -HS | Dự kiến kết quả |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1. – GV hướng dẫn HS đọc văn bản. Cách đọc: to, rõ ràng, diễn cảm ở những khổ thơ là dẫn chứng trong bài. - GV giao nhiệm vụ nghiên cứu PHT số 1 ở tiết trước. Mời các nhóm xung phong thuyết trình kết quả. B2. HS chia sẻ phần tự học, nghiên cứu tại nhà. B3. Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức. | 1. Tác giả: Nhà nghiên cứu: Đinh Trọng Lạc (1928- 2000) quê ở Hà Nội. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: Bài viết được in trong sách “Vẻ đẹp ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4, 5” b. Thể loại: Nghị luận văn học c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận d. Bố cục: 4 phần - Phần 1: từ đầu...tuổi thơ🡪 Vẻ đẹp khổ thơ thứ nhất - Phần 2: tiếp ...vui sướng 🡪 Vẻ đẹp khổ thơ thứ hai - Phần 3: tiếp...của bà 🡪 Vẻ đẹp của sáu dòng thơ đặc biệt trong bài - Phần 4: Còn lại🡪 Vẻ đẹp khổ cuối. |
II. Đọc - Tìm hiểu chi tiết
a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm văn bản nghị luận văn học “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”; đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của bài thơ “Tiếng gà trưa”, nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả Đinh Trọng Lạc.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân kết hợp hoạt động nhóm tại lớp, đại diện trình bày kết quả thảo luận.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và Bản thuyết trình thảo luận nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV -HS | Dự kiến kết quả |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1 (1) GV chia nhóm cặp đôi (1) Văn bản viết về vấn đề gì? Vấn đề đó nằm ở phần nào của văn bản? (nằm ở nhan đề văn bản) (2) Nhan đề đã thể hiện vấn đề đó như thế nào? (Thể hiện khái quát vấn đề nghị luận) (3) Bài thơ “Tiếng gà trưa” được tác giả phân tích theo trình tự nào? (4) Mục đích của văn bản là gì? (5) Để thuyết phục người đọc hiểu rõ vấn đề nghị luận, tác giả đã làm cách nào B2. HS làm việc theo cặp – sau đó đại diện cặp báo cáo kết quả B3. Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4. Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức. | 1. Đặc điểm kiểu bài nghị luận văn học của văn bản a. Vấn đề nghị luận: Đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ “Tiếng gà trưa”. b. Trình tự nghị luận: Bám sát mạch cảm xúc bài thơ “Tiếng gà trưa”. Cảm xúc được bắt nguồn từ âm thanh tiếng gà khơi nguồn nỗi nhớ về tuổi thơ, kí ức về người bà; cảm xúc được tiếp nối bằng kỉ niệm và cảm xúc biết ơn, yêu kính bà; cuối cùng lắng đọng ở mục đích chiến đấu cao đẹp của người chiến sĩ ở khổ thơ cuối. c. Mục đích của văn bản: Giúp người đọc hiểu được sự độc đáo nghệ thuật (ngôn từ, biện pháp tu từ, nhịp điệu) và nét đặc sắc nội dung (tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước) của bài thơ “Tiếng gà trưa”. Từ đó, văn bản khơi gợi và bồi dưỡng cho người người đọc tình yêu đối với tác phẩm văn chương và tình cảm gia đình cao quý, c. Phương pháp nghị luận: để thuyết phục người đọc, người viết đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến. GV chốt lại bằng sơ đồ tư duy |
Tìm hiểu hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng
Hoạt động của GV -HS | Dự kiến kết quả | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1 (1) GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm (gồm 6 bạn) để tìm hiểu hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng - Chia nhóm lớp. - Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2 bằng cách trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 - Thời gian: 10 phút (1)Tìm hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong từng đoạn (2)Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? (3) Qua hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong từng đoạn, em thấy tác giả đã thể hiện thái độ gì? B2. HS làm việc theo nhóm – sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4. Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức GV chốt lại bằng bảng tổng hợp kiến thức GV phát vấn cá nhân HS, mở rộng, nâng cao kiến thức. (4) Trong văn bản, tác giả đã rất chú trọng phân tích hình thức nghệ thuật ( từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ) để làm nổi bật nội dung bài thơ. Em học hỏi được điều gì từ cách viết của tác giả để cảm nhận và phân tích vẻ đẹp của một bài thơ? (5) Qua hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong từng đoạn, em thấy tác giả đã đạt được mục đích của văn bản nghị luận văn học chưa? Vì sao? → GV mời HS trả lời. GV nhận xét, chốt kiến thức. | 2. Hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng * Ý kiến 1: Vẻ đẹp của khổ thơ thứ nhất
* Ý kiến 2: Vẻ đẹp của khổ thơ thứ hai
* Ý kiến 3: Vẻ đẹp của sáu dòng thơ đặc biệt trong bài
* Ý kiến 4: Vẻ đẹp của khổ thơ cuối: “Khổ thơ cuối là hay nhất, cảm động nhất”
→ Nhận xét: Lời văn giàu cảm xúc, bám sát đặc trưng văn bản thơ; lí lẽ và dẫn chứng giàu sức thuyết phục. |
Giá trị nhận thức của văn bản nghị luận
Hoạt động của GV -HS | Dự kiến kết quả |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) HS làm việc cặp đôi (1) Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về bài thơ “Tiếng gà trưa” đã học ở Bài 2? (2) Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” đã bồi đắp tâm hồn em như thế nào? B2. HS thảo luận nhóm đôi. B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên nhận xét, chốt kiến thức. | 3. Giá trị nhận thức - Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được đặc sắc nghệ thuật và nội dung bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đã học ở Bài 2) - Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” đã bồi đắp tâm hồn em về tình cảm gia đình, tình cảm bà cháu, tình yêu Tổ quốc, quê hương; tạo động lực để em tiếp tục học tập và cống hiến. |
III. Tổng kết
a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS khái quát đặc sắc nghệ thuật và nội dung của văn bản.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ HS hoạt động cá nhân, trình bày kết quả suy nghĩ.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV -HS | Dự kiến kết quả |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1 GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân. ? Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện đặc sắc nghệ thuật và nội dung của văn bản? ? Trình bày hiểu biết của em khi đọc hiểu văn bản nghị luận văn học? B2.HS chia sẻ phần tự học, nghiên cứu SGK. B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: | III. Tổng kết 1. Nghệ thuật- Lí lẽ xác đáng, thuyết phục. - Dẫn chứng cụ thể, rõ ràng. - Ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc. 2. Nội dung Văn bản phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ “Tiếng gà trưa”. 3. Những lưu ý khi đọc hiều văn bản nghị luận văn học - Xác định vấn đề nghị luận - Xác định mục đích văn bản nghị luận - Chỉ rõ hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản - Chỉ rõ tác dụng của hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản. - Liên hệ và rút ra bài học nhận thức sau khi học văn bản nghị luận để thấy được văn bản đã giúp em hiểu thêm về văn bản được phân tích và chính văn bản nghị luận này. |
3. HĐ 3: LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS: Có ý kiến cho rằng “Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” là một văn bản nghị luận giàu sức thuyết phục”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao? Em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày quan điểm của mình.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Chiếu bài tập
HS: Đọc yêu cầu của bài thực hiện viết bài.
B3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời HS đọc bài, chấm chữa.
- GV mời HS khác nhận xét bài của bạn.
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS, nhận xét, rút kinh nghiệm.
4. HĐ 4: VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh (Sau khi đã được GV góp ý, nhận xét và chỉnh sửa).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Em hãy trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp một bài thơ em yêu thích.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV gợi ý cho HS bằng việc bám sát văn bản.
HS tự chọn ngữ liệu, suy nghĩ cá nhân và viết đoạn văn.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV giao nhiệm vụ kiểm tra ở tiết học sau.
HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
GV kiểm tra vào tiết học hôm sau.
* Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc, chuẩn bị trước bài “Thực hành Tiếng Việt”
********************************
BÀI 4: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
TUẦN .....- TIẾT .....: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
MỞ RỘNG THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU BẰNG CỤM CHỦ VỊ
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm .
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
* Năng lực đặc thù
- Nhận biết được các cách thực hiện mở rộng thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ)
+ Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm chủ ngữ
+ Dùng cụm chủ vị trực tiếp cấu tạo chủ ngữ
- Rèn luyện được kĩ năng nói, viết, đặt câu có mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị
2. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Máy chiếu, máy tính, Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập.
- Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị kết nối vào bài học, tạo tâm thế hào hứng cho học sinh và nhu cầu tìm hiểu. b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh xác định các thành phần câu và nêu vai trò của từng thành phần câu. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: | |
Hoạt động của GV và HS | Kết quả cần đạt |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP Bước 1. GV đưa câu hỏi 1. Xác định thành phần chính trong câu văn sau: (a) Xuân đã về. (b) Mùa xuân tươi đẹp đã về. 2. Nhận xét về cấu tạo cấu tạo của CN câu b có gì đặc biệt? Bước 2 + HS suy nghĩ, làm việc cá nhân. Bước 3 + HS trình bày. + HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học Trong nhiều trường hợp chúng ta bắt gặp cụm chủ-vị làm một thành phần nào đó của câu hoặc một thành phần của cụm từ. Cách dùng như vậy gọi là mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ - vị. Để hiểu kĩ cách dùng này bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.. | - HS xác định: (a) Xuân/ đã về. CN VN (b) Mùa xuân/ tươi đẹp/ đã về. CN VN |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu: - Các cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị. - Vận dụng được kiến thức, kĩ năng mở rộng các thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị vào đọc hiểu, viết, nói và nghe có hiệu quả b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập bằng sơ đồ tư duy. c. Sản phẩm: Sơ đồ tư duy của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: 1. Xem lại phần chuẩn bị bài ở nhà, trao đổi với bạn bên cạnh (2 phút) thống nhất phần tìm hiểu các cách mở rộng thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ) bằng cụm chủ vị. Bước 2: - HS trao đổi, thảo luận. - Cử đại diện báo cáo kết quả. Bước 3: - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Dự kiến SP: Việc mở rộng thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ) bằng cụm chủ vị thường được thực hiện bằng một trong hai cách: - Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm chủ ngữ hoặc vị ngữ - Dùng cụm chủ vị trực tiếp cấu tạo chủ ngữ hoặc vị ngữ. Bước 4: Kết luận, nhận định: - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS. - Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Kiến thức cơ bản Việc mở rộng thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ) bằng cụm chủ vị thường được thực hiện bằng một trong hai cách: - Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm chủ ngữ hoặc vị ngữ - Dùng cụm chủ vị trực tiếp cấu tạo chủ ngữ hoặc vị ngữ. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - HS thực hành làm bài tập để hiểu kiến thức về mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị. b. Nội dung: Học sinh làm tập SGK/90-91. c. Sản phẩm: Phần bài tập hs đã làm. d. Tổ chức thực hiện: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 1: HS làm bài tập 1. Bước 1: 1. GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1(SGK/90) 2. GV phát phiếu bài tập, HS hoạt động cá nhân làm bài tập vào phiếu bài tập trong 2 phút, sau đó đổi bài và chấm chéo.
Bước 2: - Hs hoạt động cá nhân làm bài tập vào phiếu bài tập trong 2 phút, sau đó đổi bài và chấm chéo Bước 3: - Trình bày kết quả làm việc nhóm - HS khác nhận xét và bổ sung. Bước 4: - GV đánh giá, nhận xét - GV chốt kiến thức Nhiệm vụ 2: HS làm bài tập 2. Bước 1: 1. GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 2(SGK/90) 2. Hãy hoạt động nhóm đôi thống nhất đáp án bài tập 2 sau đó trình bày. Bước 2: - HS trao đổi, thảo luận. - Cử đại diện báo cáo kết quả. Bước 3: - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV đánh giá, nhận xét - GV chốt kiến thức: Nhiệm vụ 3: HS làm bài tập 3. Bước 1: - GV yêu cầu HS đọc bài tập 3. - GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm bàn ( 3 phút) thực hiện các nhiệm vụ: 1. Tìm chủ ngữ là cụm danh từ 2. Xác định danh từ trung tâm và thành tố phụ là cụm chủ vị trong mỗi chủ ngữ đó. Bước 2: + HS thảo luận nhóm. + Cử đại diện báo cáo. Bước 3: + Đại diện nhóm HS trình bày sản phẩm thảo luận. + Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS. - Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 4: HS làm bài tập 4. Bước 1: 1. GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 4(SGK/91) 2. Hãy hoạt động nhóm đôi thống nhất đáp án bài tập 4 sau đó trình bày. Bước 2: - HS trao đổi, thảo luận. - Cử đại diện báo cáo kết quả. Bước 3: - Đại diện nhóm báo cáo kết quả. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: - GV đánh giá, nhận xét - GV chốt kiến thức: | II. Thực hành: Bài tập 1
Bài tập 2 a) nét mặt hầm hầm. b) tay cầm một chiếc nỏ lên ngắm nghía... Bài tập 3
Bài tập 4 a) trời mưa to b) Câu nói nghĩa lí của con bé bảy tuổi hình như có một sức mạnh thần bí | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: - HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học. b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 5SGK/91 và bài tập mở rộng. c. Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhiệm vụ 4: HS làm bài tập mở rộng. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Gv yc hs hoạt động nhóm tham gia trò chơi: “Nhìn hình đặt câu” Thể lệ: Gv chia lớp thành 3 nhóm, hs thảo luận nhóm theo 3 bước: + Bước 1: Suy nghĩ độc lập: (1’). + Bước 2: Chia sẻ với bạn bên cạnh: (1’). + Bước 3: Thống nhất trong nhóm và cử đại diện trình bày trước lớp. Gv đưa 3 hình ảnh, hs đặt câu và dựa theo câu: tôi thấy .... Bức tranh 1 Bức tranh 2 Bức tranh 3 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc cá nhân và hoàn thiện nhiệm vụ nhóm. - Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Trình bày kết quả làm việc nhóm - Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS. - GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS: + Kết quả làm việc của học sinh. + Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Nhiệm vụ 5: HS làm bài tập 5. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV yc hs hoạt động cá nhân trong 5 phút và trả lời câu hỏi sau: Viết đoạn văn (Khoảng 5-7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học, trong đó có sử dụng ít nhất một vị ngữ và một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Suy nghĩ cá nhân và viết ra giấy kết quả. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Trình bày kết quả. - HS khác nhận xét và bổ sung. Bước 4: Kết luận, nhận định: - Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS. - Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. Đoạn văn tham khảo Văn bản “Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa” là một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ “Tiếng gà trưa”, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của nhà thơ Xuân Quỳnh. Tác giả của văn bản - Đinh Trọng Lạc đã lần lượt phân tích nghệ thuật trong các khổ thơ. Sự ấn tượng của tôi dồn cả vào việc tác giả phân tích khổ thơ cuối. Ở khổ thơ cuối, anh chiến sĩ thốt lên tiếng gọi “Bà ơi” thật cảm động. Đó là tình cảm chất chứa lâu ngày nay được phát tiết. Việc Xuân Quỳnh để cho từ “Vì” ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần đã góp phần biểu hiện ý chí chiến đấu mạnh mẽ của người cháu - chiến sĩ. Đó là vì Tổ quốc, vì nhân dân mà trong đó bao gồm cả những người thân yêu trong gia đình, mà sâu sắc nhất là người bà với biết bao kỉ niệm tuổi thơ êm đẹp. - Một vị ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "một văn bản nghị luận văn học đã phân tích những đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài thơ Tiếng gà trưa, giúp người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về tác phẩm của Xuân Quỳnh.". - Một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị: "Việc Xuân Quỳnh để cho từ Vì ở đầu các dòng thơ lặp lại nhiều lần". | Bài tập 5: |
* Dặn dò
- Ôn tập lại kiến thức về mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị
- Hoàn thiện các bài tập trong phần luyện tập và vận dụng vào vở.
Chuẩn bị bài: Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển
- Đọc kĩ phần kiến thức Ngữ Văn trang 83.
- Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Làm các phiếu học tập.
BÀI 4.
VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
(NGHỊ LUẬN VĂN HỌC)
TUẦN.....TIẾT ....: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
SỨC HẤP DẪN CỦA TÁC PHẨM HAI VẠN DẶM DƯỚI ĐÁY BIỂN
__Lê Phương Liên__
I. MỤC TIÊU
1.Về năng lực:
a. Năng lực chung.
- Biết tự học, tự chủ trong việc đọc - hiểu một văn bản nghị luận văn học , biết hợp tác và sáng tạo để tìm hiểu tư liệu về tác giả, tác phẩm, nhiệm vụ đặt ra trong bài học.
b. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ý kiến, lí lẽ, bằng chứng,...), nội dung (đề tài, vấn đề, tư tưởng, ý nghĩa,...) của văn bản nghị luận văn học : mối quan hệ giữa đặc điểm và mục đích của văn bản nghị luận. Ham tìm hiểu và yêu thích văn học
- Đọc hiểu nội dung: Nhận biết được nội dung văn bản thể hiện: Sự sáng tạo và trí tưởng tượng của nhà văn Giuyn Véc-nơ trong các sáng tác của mình, khẳng định ông là nhà văn tiên phong trong thể loại khoa học viễn tưởng. Khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người
- Đọc hiểu hình thức: Nhận biết đặc trưng thể loại nghị luận ( ý kiến, luận điểm, lý lẽ, dẫn chứng) trong văn bản. Phát hiện và phân tích cách lập luận của tác giả.
- Liên hệ, mở rộng: Hiểu thêm về tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu quê hương qua văn bản “ Thiên nhiên và con người trong truyện Đất rừng phương Nam”: hiểu thêm về tình cảm gia đình trong “ Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa”, khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người qua “ Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển”.
2. Về phẩm chất:
- Chăm học, chăm làm: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.
- Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, có trách nhiệm với đất nước, chủ động rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Kế hoạch bài dạy
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển”
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
SGK, SBT Ngữ văn 7, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: HS chia sẻ
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Bước 1: GV nhắc lại yêu cầu: Trong tiết trước, cô đã yêu cầu các em về nhà đọc trước cuốn truyện “Hai vạn dặm dưới đáy biển”. Một bạn hãy kể tóm tắt lại truyện. HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS nghe và trả lời Bước 3: + HS trình bày sản phẩm + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học + GV dẫn dắt: Văn học cổ điển luôn có một sức lôi cuốn riêng của nó, và tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” cũng không ngoại lệ. Tác giả Jules Verne đã đưa ra nhiều ý tưởng đi trước thời đại về tàu ngầm, và cách mô tả đáy biển của ông khiến người đọc bị cuốn hút Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu một văn bản nghị luận về truyện này. |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
I. Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm, thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | Dự kiến kết quả |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP Bước 1: – GV hướng dẫn HS đọc văn bản. Cách đọc: to, rõ ràng, chú ý nhấn giọng ở những câu văn nêu dẫn chứng. - GV giao nhiệm vụ nghiên cứu PHT số 1 ở tiết trước. Mời các nhóm xung phong thuyết trình kết quả. 1. Em hãy giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Lê Phương Liên 2.Em cho biết thể loại, phương thức biểu đạt của văn bản? 3.Văn bản “Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển” viết về vấn đề gì? 4.Có thể chia văn bản thành mấy phần và nội dung từng phần? Bước 2: + HS trao đổi thảo luận và trả lời Bước 3: + HS đại diện trình bày sản phẩm thảo luận, HS khác bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bản | 1. Tác giả - Tác gải: Lê Phương Liên - Sinh năm 1951 - Quê quán: Hà Nội. - Từng là cô giáo dạy sau khi tốt nghiệp khoa Toán - Lý trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. - Tác phẩm: truyện vừa “Những tia nắng đầu tiên” và truyện ngắn “Câu hỏi trẻ thơ” là tác phẩm đầu tay. Bên cạnh đó còn có các tác phẩm: Khi mùa xuân đến, Hoa dại, Bức tranh còn vẽ, Én nhỏ, Khúc hát hạnh phúc, Dòng thu, Cuộc phiêu lưu của chú rối Tễu, Khu vườn biết nói, Ký ức ánh sáng.. - Bà đã được nhận nhiều giải thưởng như: Giải thưởng Trung ương Đoàn, Giải thưởng Bộ Giáo dục năm 1970 cho truyện ngắn Câu hỏi trẻ thơ, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1997. - Bà có rất nhiều những sáng tác đặc sắc dành cho thiếu nhi 2. Tác phẩm a. Thể loại: Nghị luận văn học. b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận. c. Bố cục: - Phần 1: Từ đầu ... kì lạ. Giới thiệu những nét đặc sắc của tác phẩm. - Phần 2: Tiếp ...của tác giả. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc - Phần 3: Tiếp ... tình người? Sự sáng tạo của Véc-nơ. - Phần 4: Còn lại. Vị trí của Véc-nơ trên diễn đàn văn học thế giới. |
II. Đọc – Tìm hiểu chi tiết
a. Mục tiêu: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm văn bản nghị luận văn học “Sức hấp dẫn của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển”; đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm “ Hai vạn dặm dưới đáy biển, nghệ thuật viết văn nghị luận của tác giả Lê Phương Liên
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và Bản thuyết trình thảo luận nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV -HS | Dự kiến kết quả |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP Bước 1. GV yêu cầu HS đọc phần (1) và trả lời các câu hỏi: (1) Văn bản viết về vấn đề gì? Vấn đề đó nằm ở phần nào của văn bản? (nằm ở nhan đề văn bản) (2) Nhan đề đã thể hiện vấn đề đó như thế nào? (Thể hiện khái quát vấn đề nghị luận) (3) Mục đích của văn bản là gì? (4) Để thuyết phục người đọc hiểu rõ vấn đề nghị luận, tác giả đã làm cách nào - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2. + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3. + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4. + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | 1. Đặc điểm kiểu bài nghị luận văn học của văn bản a. Vấn đề nghị luận: Phân tích những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển. b. Mục đích của văn bản: Giúp người đọc hiểu thêm về các nhân vật, lối viết độc đáo của truyện. Đặc biệt, đó là thông điệp mà tác giả muốn truyền tải đến người đọc qua các tình huống truyện được dựng lên Từ đó người đọc thấy được sự hấp dẫn của tác phẩm c. Phương pháp nghị luận: để thuyết phục người đọc, người viết đưa ra lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến. GV chốt lại bằng sơ đồ tư duy |
Tìm hiểu hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng
Hoạt động của GV -HS | Dự kiến kết quả |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm ( gồm 6 bạn) để tìm hiểu hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng - Chia nhóm lớp. - Giao nhiệm vụ: hoàn thiện phiếu học tập số 2 + Nhóm 1: Tìm hiểu phần 1 + Nhóm 2: Tìm hiểu phần 2 + Nhóm 3: Tìm hiểu phần 3 + Nhóm 4: Tìm hiểu phần 4 - Thời gian: 10 phút (1)Tìm hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong từng đoạn (2)Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? (3) Qua hệ thống ý kiến, lí lẽ và bằng chứng trong từng đoạn, em thấy tác giả đã thể hiện thái độ gì? B2. HS làm việc theo nhóm – sau đó đại diện nhóm báo cáo kết quả B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: GV chốt lại bằng bảng tổng hợp kiến thức | 2. Hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng * Ý kiến 1. Giới thiệu tác phẩm - Đặc sắc của tác phẩm: có nhiều yếu tố li kì và có tính nhân văn. - Tóm tắt: Câu chuyện về cuộc hành trình bất đắc dĩ của nhà nghiên cứu biển A-rôn-nác, Giáo sư Viện bảo tàng Pa-ri, cùng người cộng sự Công-xây và người thợ săn cá voi Nét Len sau khi đột nhiên bị rơi vào con tàu No-ti-lớt kì lạ. => Phần mở đầu cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản nhất của tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển. * Ý kiến 2. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật đặc sắc - Con người luôn luôn muốn tiến ra biển, muốn làm chủ biển cả và muốn chiếm lĩnh trọn vẹn tất cả các đại dương + Hình ảnh thuyền trưởng Nê-mô xuất hiện trong Hai vạn dặm dưới đáy biển là một con người bí ẩn gần như huyền thoại, chính là hình tượng anh hùng mang tư tưởng của tác giả Véc – nơ + Thuyền trưởng Nê-mô là một con người vừa có trí tuệ, vừa có tính phiêu lưu, mạo hiểm. + Đọc Hai vạn dặm dưới đáy biển, người đọc được chia sẻ khát vọng khám phá cuộc sống cả về nội tâm và ngoại cảnh với nhân vật tự sự, Giáo sư A -rôn-nác, có lẽ cũng chính là hiện thân của tác giả. =>Tác giả xây dựng được những nhân vật mang những tính cách, hành động riêng biệt, có cá tính riêng, tạo sự thu hút, hấp dẫn cho tác phẩm. * Ý kiến 3. Sự sáng tạo của Véc-nơ trong tác phẩm - Véc-nơ đã ghi dấu ấn vào lịch sử văn học thế giới chính là ở những sáng tạo mang tính khoa học viễn tưởng + Những máy móc công nghệ hiện đại. + Những dự cảm về không gian tận đáy biển xa xôi, nơi con người chưa đặt chân đến. => Véc-nơ có vốn hiểu biết sâu rộng về địa lí thế giới, am hiểu cặn kẽ về kiến thức vật lí, toán học, sinh học, lịch sử, tự nhiên và xã hội... Chính những điều này đã tạo nên thành công cho tác phẩm của ông. - Đặc sắc trong tác phẩm: + Một lối kể chuyện hấp dẫn. + Tình huống bất ngờ, nghẹt thở, đầy kịch tính. + Giọng văn hài hước, dí dỏm, chan chứa tình cảm yêu thương con người. => Tạo nên sức hấp dẫn trong mọi thời đại của tác phẩm. - Giá trị nhân văn + Ca ngợi sức mạnh của con người. + Thể hiện sự hòa đồng giữa con người với biển cả: con người cần biển cả, yêu biển cả, hiểu về biển cả hơn như tìm hiểu bản thân mình. + Thể hiện tình cảm giữa con người với con người. => Tác phẩm mang những giá trị nhân văn sâu sắc, có giá trị mọi thời đại. * Ý kiến 4. Vị trí của Véc-nơ trên diễn đàn văn học thế giới - Nhà văn tiên phong trong thể loại khoa học viễn tưởng. - Thể hiện khát vọng chinh phục thế giới. |
Giá trị nhận thức của văn bản nghị luận
Hoạt động của GV -HS | Dự kiến kết quả |
HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP B1(1) HS làm việc cặp đôi (1) Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về văn bản Bạch Tuộc (trích tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển) đã học ở Bài 3? B2.HS chia sẻ phần ý kiến của mình với bạn bàn dưới B3.Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn? B4.Giáo viên tổng hợp, kết nối bài học: | 3. Giá trị nhận thức Văn bản này giúp ta hiểu thêm về văn bản Bạch tuộc nó không chỉ là một câu chuyện phiêu lưu, mạo hiểm, mang lại cho ta những cảm xúc nhất thời, hơn hết nó mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc thể hiện khao khát muốn tìm hiểu, muốn sống chung với biển cả của nhân loại. |
III. Tổng kết
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | NỘI DUNG CẦN ĐẠT |
Bước 1. GV đặt câu hỏi 1. Rút ra nội dung và ý nghĩa của văn bản? 2. Nhận xét về nghệ thuật văn bản Bước 2. + HS tiếp nhận nhiệm vụ. + HS trả lời từng câu hỏi Bước 3. + HS trình bày + HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4. + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng | III. Tổng kết 1. Nội dung - Văn bản cho người đọc hiểu hơn về nội dung, nhân vật, sự sáng tạo trong tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển. Qua đó, người đọc cũng hiểu rõ hơn về tác giả và vị trí của ông trên diễn đàn văn học thế giới. 2. Nghệ thuật Lí lẽ bằng chứng chặt chẽ, giàu sức thuyết phục. - Bố cục mạnh lạc, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận. 3. Những lưu ý khi đọc hiều văn bản nghị luận văn học - Xác định vấn đề nghị luận - Hiểu mục đích của văn bản viết để làm gì? - Chỉ rõ hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản - Hệ thống ý kiến, lí lẽ, bằng chứng phục vụ cho mục đích của văn bản như thế nào? - Liên hệ và rút ra bài học nhận thức sau khi học văn bản nghị luận để thấy được văn bản đã giúp em hiểu thêm về văn bản được phân tích và6 chính văn bản nghị luận này. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
b) Nội dung: HS hoạt động cá nhân làm bài tập của GV giao.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS: Hãy viết đoạn văn ( từ 5 – 7 dòng) về nhân vật thuyền trưởng Nê-mô, trong đó có sử dụng ít nhất một vị ngữ và một chủ ngữ được mở rộng bằng cụm chủ vị.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Chiếu bài tập
HS: Đọc yêu cầu của bài thực hiện viết bài.
B3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời HS đọc bài, chấm chữa.
- GV mời HS khác nhận xét bài của bạn.
B4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá bài làm của HS, nhận xét, rút kinh nghiệm.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào giải quyết tình huống trong thực tiễn.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Đoạn văn của học sinh (Sau khi đã được GV góp ý, nhận xét và chỉnh sửa).
d) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Em hãy trình bày suy nghĩ của em về sức hấp dẫn của một tác phẩm mà em đã học
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV gợi ý cho HS bằng việc bám sát văn bản.
HS tự chọn ngữ liệu, suy nghĩ cá nhân và viết đoạn văn.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV giao nhiệm vụ kiểm tra ở tiết học sau.
HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
GV kiểm tra vào tiết học hôm sau.
Dặn dò: Về học kĩ nội dung của bài học và đọc phần định hướng, chuẩn bị trước bài “Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật”
********************************
KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 7
Bài 4: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
TÊN TIẾT DẠY: VIẾT: VIẾT BÀI PHÂN TÍCH VỀ ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT
Môn: Ngữ văn
Thời gian thực hiện:
I. MỤC TIÊU:
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm .
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
* Năng lực đặc thù
- Dùng lời văn của bản thân để viết bài phân tích đặc điểm của một nhân vật trong tác phẩm văn học (đã học, đã đọc, đã nghe) đầy đủ bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Hiểu được các chi tiết, đặc điểm về nguồn gốc, gia đình, tính cách, con người và số phận hoặc tình huống... làm nên nét độc đáo, nổi bật của nhân vật, từ đó dùng lời văn của bản thân để phân tích, đánh giá về nhân vật văn học.
- Biết lựa chọn một số từ ngữ, cách đặt câu, tìm dẫn chứng, dùng lí lẽ để phân tích, đánh giá về nhân vật thông qua các đặc điểm đã được tác giả nói tới, kết hợp yếu tố tự sự, yếu tổ miêu tả, biểu cảm theo cảm nhận của mình.
- Tập trung trọng tâm vào các đặc điểm của nhân vật để đưa ra cái nhìn toàn diện và sâu sắc nhất, qua đó thấy được nét riêng độc đáo trong hình tượng nhân vật được phân tích.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào hoàn cảnh thực tế, kiên trì, học hỏi, sáng tạo.
- Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A1hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm, rubic chấm đoạn văn, bài trình bày của HS.
2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....
+ Phiếu học tập số 1:
PHIẾU TRUYỆN
Họ và tên HS: ………………………….
Nhiệm vụ: Đọc lại văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” và xác định các đặc điểm của nhân vật Võ Tòng theo các gợi ý sau:
Ngoại hình: | ……………………………………………………….. ……………………………………………………….. |
Xuất thân: | ………………………………………………………. ………………………………………………………. |
Hình dáng | ………………………………………………………. ………………………………………………………. |
Suy nghĩ, lời nói: | ……………………………………………………….. ……………………………………………………….. |
Việc làm | ……………………………………………………….. ……………………………………………………….. |
\\\
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học d. Tổ chức thực hiện hoạt động: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Yêu cầu: GV đưa ra câu hỏi phát vấn: Trong các tác phẩm văn học đã đọc, học hay nghe kể lại em thích nhất là nhân vật nào? Điều gì về nhân vật khiến em ấn tượng và yêu thích nhân vật ấy? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS chia sẻ Bước 4: Kết luận 🡺GV dẫn dắt vào nội dung tiết học: Khi đọc một tác phẩm tự sự nào đó chắc hẳn mỗi chúng ta sẽ đều yêu thích, ấn tượng hoặc thậm trí có tình cảm rất sâu sắc đối với một nhân vật được tác giả xây dựng trong tác phẩm. Và hình ảnh của nhân vật ấy sống mãi trong lòng bạn đọc là nhờ tài năng của tác giả đã tạo ra những đặc điểm riêng biệt ấn tượng để nhân vật ấy có nét riêng khác biệt với các nhân vật khác. Vậy đặc điểm của nhân vật có ảnh hưởng như thế nào tới cách nhìn của người đọc về nhân vật ấy? Khi viết một bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật văn học ta cần khai thác các đặc điểm của nhân vật đã được xây dựng ra sao? Để trả lời câu hỏi đó tiết học này cô và các em cùng củng cố và phát triển kĩ năng viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học. b. Nội dung: GV phát phiếu học tập số 1, HS trả lời vào phiếu học tập. c. Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh d. Tổ chức thực hiện: |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: Định hướng a. Mục tiêu: HS biết được các yêu cầu đối với kiểu bài văn phân tích đặc điểm nhân vật: - Dùng lời văn của mình. - Biết cách lựa chọn từ ngữ, cách đặt câu;biết sử dụng dẫn chứng, lí lẽ để làm sáng toe vấn đề, biết đánh giá, nhận xét nhân vật dựa vào các đặc điểm mà tác giả đưa ra trong tác phẩm, thêm các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm để bài viết chặt chẽ, giàu cảm xúc hơn. b. Nội dung: - GV sử dụng KT động não để hỏi HS về xác định yêu cầu, nội dung của đề. - HS trả lời c. Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện: | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi Với đề bài: “Viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học” thì: 1. Kiểu bài yêu cầu chúng ta làm gì? 2. Khi viết bài phân tích đặc điểm nhân vật chúng ta cần lưu ý những điều gì? Cần dựa vào đâu để phân tích? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS: - HS dựa vào các gợi ý từ SGK để trả lời câu hỏi - Trao đổi cặp đôi và thống nhất nội dung. GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện học sinh của một vài cặp đôi trình bày. - Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần). HS: - Trình bày kết quả làm việc nhóm. - Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức. - Kết nối với đề mục: Thực hành viết bài phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Trích tiểu thuyết “Đất rừng Phương Nam” của Đoàn giỏi) | I. ĐỊNH HƯỚNG 1. Đề bài: Viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật văn học. 2. Các yêu cầu - Phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu, miêu tả, nêu lên nhận xét về những nét tiêu biểu của nhân vật trong tác phẩm như: lai lịch, hình dáng, tính cách, những suy nghĩ, lời nói, việc làm... -Lựa chọn nhân vật sẽ phân tích trong tác phẩm vặn học và đọc kĩ tác phẩm viết về nhân vật đó. - Ghi chép những đặc điểm của nhân vật đã được nói đến trong tác phẩm. Đưa ra đánh giá, suy nghĩ về nhân vật dựa trên những đặc điểm đó. - Lập dàn ý và viết bài phân tích đặc điểm của nhân vật theo dàn ý đã lập. |
Hoạt động 2: Thực hành a. Mục tiêu: Giúp HS - Biết viết bài theo các bước. - Tập trung vào các đặc điểm nổi bật làm nên số phận của nhân vật - Lựa chọn một số từ ngữ để viết câu, viết đoạn, sử dụng dẫn chúng, lí lẽ hợp lí đưa ra các nhận xét, đánh giá về nhân vật một cách khách quan; bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm và tìm ý, lập dàn ý. b. Nội dung: - GV sử dụng phiếu học tập số 1, yêu cầu học sinh thực hiện nhiệm vụ trong phiếu. - HS suy nghĩ cá nhân và trả lời độc lập vào phiếu được phát. c. Sản phẩm: - Câu trả lời của học sinh. - Phiếu học tập đã làm của HS. d. Tổ chức thực hiện: | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 1. Yêu cầu HS đọc lại văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” của Đoàn Giỏi, tìm các đặc điểm của nhân vật Võ Tòng và thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập số 1. 2. Tìm ý, lập dàn ý và viết bài theo dàn ý. 3. Sửa lại bài sau khi đã viết xong? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: - Hướng dẫn học sinh đọc lại văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” của Đoàn Giỏi để thực hiện các yêu cầu trong phiếu học tập, tìm ý và lập dàn ý. - Phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS. - Sửa bài cho học sinh. Học sinh: - Hoàn thiện phiếu học tập số 1. - Tìm ý theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. - Lập dàn ý ra giấy và viết bài theo dàn ý. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV: Yêu cầu HS báo cáo sản phẩm. - HS: + Trình bày sản phẩm của mình. + Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau. | II. THỰC HÀNH Đề bài: Viết bài phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Trích tiểu thuyết “Đất rừng Phương Nam” của Đoàn giỏi). 1. Chuẩn bị Hoàn thiện phiếu học tập số 1 2. Tìm ý và lập dàn ý a. Tìm ý Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi: - Đặc điểm của nhân vật Võ Tòng được khắc họa từ những đặc điểm nào? (Chỉ rõ qua các từ ngữ trong văn bản) - Qua các đặc điểm ấy em thấy nhân vật Võ Tòng được khắc họa như thế nào? -Nhân vật Võ Tòng để lại trong em những ấn tượng, tình cảm và suy nghĩ gì về con người Nam Bộ? b) Lập dàn ý - Mở bài: Giới khái quát về nhân vật Võ Tòng, tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn trích được khai thác. - Thân bài: Phân tích và làm sáng tỏ nhân vật Võ Tòng qua các phương diện: + Lai lịch: Chú tên là gì, quê ở đâu cũng không rõ. Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu. + Ngoại hình: Hai hố mắt sâu hoắm và từ trong đáy hố sâu thẳm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao;… + Lời truyền tụng: Ra tù, Võ Tòng không trả thù kẻ phá hoại gia đình mình, chỉ ngửa mặt cười lớn rồi vào rừng làm nghề săn bẫy thú;… + Hành động và việc làm: - Nhận xét về nhân vật Võ Tòng: Trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của em về các đặc điểm đã phân tích về chú Võ Tòng. -Kết bài - Nêu đánh giá khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là một con người như thế nào?) - Liên hệ với những con người Nam Bộ bình thường, giản dị mà anh dũng, bất khuất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; từ đó rút ra bài học cho mình và thế hệ trẻ hôm nay 3. Viết bài - Dựa vào dàn ý đã làm, thực hành viết với những yêu cầu khác nhau: + Luyện tập viết đoạn mở bài và kết bài + Viết đoạn văn phân tích một đặc điểm nào đó của nhân vật Võ Tòng + Viết đoạn văn phân tích toàn bộ các đặc điểm của nhân vật Võ Tòng 4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết - Đọc và sửa lại bài viết. |
Hoạt động 3: Trả bài a. Mục tiêu: Giúp HS - Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết. - Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn. b. Nội dung: - GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn. - HS đọc bài viết, làm việc nhóm. c. Sản phẩm: Bài của học sinh đã chữa. d. Tổ chức thực hiện: | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - GV giao nhiệm vụ. - HS làm việc theo nhóm. Bước 3: Báo cáo thảo luận - GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn. - HS nhận xét bài viết. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết. - Nhắc HS chuẩn bị nội dung bài nói dựa trên dàn ý của bài viết. | III. TRẢ BÀI |
3. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể. b. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao. c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS. Bài tập: Hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài) Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS: - Dựa vào các bước trong cách làm viết bài văn phân tích đặc điể của nhân vật văn học. - Chú ý chuỗi sự kiện (mở đầu, phát triển, kết thúc), tìm các ý, lập dàn ý cho bài văn. HS: Tìm các chi tiết, đặc điểm của nhân vật Dế Mèn qua đó đưa ra nhận xét, đánh giá về nhân vật. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). Bước 4: Kết luận, nhận định GV đánh giá bài làm của HS bằng nhận xét. | Đề bài: Hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài) 1. Bước 1: Chuẩn bị - Xem lại nội dung văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” - Chú ý các đặc điểm của nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích 2.Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý - HS tìm ý: - Lập dàn ý bằng cách dựa vào các ý đã tìm được, sắp xếp lại theo ba đoạn gồm: + Mở bài: Nêu tên nhân vật, tác giả, tác phẩm vả đoạn trích. + Thân đoạn: a. Vẻ đẹp ngoại hình của Dế Mèn b. Tính cách và thái độ của Dế Choắt c. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn - Nhận xét về nhân vật Dế Mèn: Trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của em về các đặc điểm đã phân tích về Dế Mèn. + Kết đoạn: Đánh giá ý nghĩa của nhân vật Dế Mèn, rút ra bài học nhận thức trong cuộc sống 3. Bước 3: Viết Dựa vào dàn ý, viết thành bài văn hoàn chỉnh phân tích đặc điểm của nhân vật Dế Mèn trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài). |
Nhiệm vụ 2: Trả bài Bước 1: GV giao nhiệm vụ: GV trả bài cho HS, hướng dẫn HS chỉnh sửa lại bài văn theo phiếu đánh giá gợi ý Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ:HS xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Bước 3: HS báo cáo kết quả và thảo luận Bước 4: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ. +HS tự sửa lại bài văn để hoàn chỉnh theo yêu cầu. +Tự kiểm tra lại bài văn của mình theo gợi ý của GV. | 4. Bước 4: Trả bài ( Kiểm tra, chỉnh sửa đoạn văn) |
4. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: Phát triển năng lực phân tích, đánh giá về một nhân vật văn học trong chương trình sách giáo khoa đã được học. b. Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c. Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần). d. Tổ chức thực hiện: | |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ) ? Hãy phân tích đặc điểm về một nhân vật văn học mà em yêu thích trong chương trình sách giáo khoa đã được học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS xác nhiệm vụ. HS: Đọc, xác định yêu cầu của bài tập. Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm. HS: Nộp sản phẩm cho GV qua zalo của cô giáo. Bước 4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà. |
* Hướng dẫn tự học ở nhà: Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài “Nói và nghe”.
*****************************
KẾ HOẠCH BÀI DẠY NGỮ VĂN 7
Bài 4: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
TÊN TIẾT DẠY: NÓI VÀ NGHE: THẢO LUẬN NHÓM VỀ MỘT VẤN ĐỀ
Môn: Ngữ văn
Thời gian thực hiện:
I. MỤC TIÊU:
1. Về năng lực
* Năng lực chung
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm và trình bày sản phẩm nhóm .
- Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà.
- Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản.
* Năng lực đặc thù
- HS nhận biết được yêu cầu mục đích của bài nói; tiếp tục rèn luyện và phát triển kĩ năng nói và nghe thảo luận nhóm về một vấn đề đã được học.
- Có khả năng nắm bắt được thông tin bài nói của các bạn, có thể đưa ra nhận xét, góp ý cho bạn.
- HS tự tin trình bày sản phẩm trước tập thể lớp, biết kết hợp ngôn ngữ nói với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt (ngôn ngữ hình thể).
3. Về phẩm chất:
- Tự tin thể hiện bản thân
- Biết lắng nghe
II. Thiết bị và học liệu
1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính,...
2. Học liệu: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập, rubric đánh giá.
III.Tiến trình dạy học
1.Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học
d. Tổ chức thực hiện hoạt động:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu: Nhắc lại những kiến thức thảo luận nhóm về một vấn đề đã được định hướng ở bài 3 (Trang 77)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ cá nhân
Bước 3: Báo cáo, thảo luận.
Gợi ý:
-Thảo luận nhóm về một vấn đề còn gây tranh cãi là dùng hình thức nói (thuyết trình) đê trao đối, tranh luận về một vấn đề nào đó còn có ý kiến chưa thống nhất. Mục đích thảo luận là nêu lên những điểm thống nhất và khác biệt của các thành viên trong nhóm để tìm cách giải quyết.
-Để thực hiện thào luận nhóm về một vấn đề, các em cần chú ý:
Bước 4: Kết luận, nhận định. GV dẫn dắt vào nội dung tiết học.
Cuộc sống của chúng ta đôi khi trong một cuộc thảo luận nhóm sẽ xảy ra tranh luận, mâu thuẫn về một vấn đề nào đó. Thế nên, trước những vấn đề ấy, các em có thể phát biểu ý kiến, nêu lên suy nghĩ, nhận xét; sử dụng lí lẽ và dẫn chứng cụ thể để làm sáng tỏ, đồng thời phải đưa ra được sự thống nhất trong nhóm khi tham gia thảo luận. Tiết học hôm nay sẽ tiếp tục giúp các em biết cách để thảo luận nhóm về một vấn đề.
2. 1Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới và thực hành
Hoạt động 1: Thực hành nói và nghe
Đề bài: Có người cho rằng, phân tích đặc điềm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng " (trích tiêu thuyết “Đất rừng phương Nam ”) cùa Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ẩy. Em sẽ nêu ý kiến như thế nào trong buổi thảo luận nhóm?
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI NÓI THEO TIÊU CHÍ | |||
NHÓM............................ | |||
TIÊU CHÍ | Chưa đạt (0 điểm) | Đạt (1 điểm) | Tốt (2 điểm) |
1. Giới thiệu được vấn đề trong tác phẩm tự chọn | Chưa có vấn đề để nói | Có giới thiệu vấn đề nhưng chưa gắn với vấn đề được đưa ra. | Giới thiệu ngắn gọn về yêu cầu của đề đưa ra và khẳng định được quan điểm cá nhân |
2. Vấn đề đưa ra thảo luận có nhiều ý kiến chưa thống nhất | Nôi dung sơ sài, chưa có lí lẽ, dẫn chứng để người nghe hiểu được nội dung vấn đề | Có lí lẽ, dẫn chứng để người nghe hiểu được nội dung vấn đề nhưng chưa hấp dẫn. | Lí lẽ sâu sắc, dẫn chứng phong phú, hấp dẫn, thuyết phục người nghe. |
3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm, chủ động thuyết trình | Nói nhỏ, khó nghe, nói lặp lại ngập ngừng nhiều lần, phụ thuộc văn bản chuẩn bị sẵn | Nói to, nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng một vài câu, chủ động thuyết trình | Nói to, truyền cảm hầu như không lặp lại hay ngập ngừng; chủ động thuyết trình |
4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt,..) phù hợp | Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe, nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp. | Điệu bộ tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe, biểu cảm phù hợp với nội dung vấn đề | Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe, nét mặt sinh động. |
5. Mở đầu và kết thúc hợp lí | Không chào hỏi và/ hoặc không có lời kết thúc bài nói. | Chào hỏi và có lời kết thúc bài nói. | Chào hỏi có lời kết thúc bài nói ấn tượng. |
Tổng: ................/10 điểm |
Bài nói tham khảo:
Đề bài: Có người cho rằng, phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy. Ý kiến của em thế nào? Hãy thảo luận nhóm về vấn đề đã nêu.
Chào hỏi, giới thiệu vấn đề bài nói: Xin chào các bạn, tôi là... học sinh lớp ...Hôm nay tôi ở đây để trình bày ý kiến của mình về nhận định sau. Có người cho rằng: Phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì ý kiến này chưa hoàn toàn chính xác. Thứ nhất chúng ta cần hiểu thế nào là kể lại câu chuyện về nhân vật và phân tích đặc điểm nhân vật. Kể lại câu chuyện về nhân vật là dựa vào sự việc trong văn bản để kể lại diễn biến của câu chuyện đó, không cần nêu nhận xét về nhân vật, kể lại thuộc kiểu văn bản tự sự. Còn phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu mô tả những nét tiêu biểu của nhân vật như: lai lịch, xuất thân, hình dáng bên ngoài, suy nghĩ, lời nói, việc làm,…và nêu nhận xét của người viết về nhân vật đó, phân tích nhân vật thuộc kiểu văn bản nghị luận Như vậy khi kể lại câu chuyện về nhân vật Võ Tòng, chúng ta chỉ cần kể lại diễn biến câu chuyện đó từ việc ông Hai đến thăm Võ Tòng, câu chuyện về quá khứ đáng thương của anh và cuộc sống cô độc hiện tại của anh ở căn lều giữa rừng U Minh. Còn khi phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng chúng ta cần chỉ ra lai lịch, xuất thân, hoàn cảnh số phận, tính cách và phẩm chất của Võ Tòng. Để từ đó trình bày những nhận xét , đánh giá của mình về nhân vật này. Như vậy chúng ta có thể khẳng định ý kiến trên chưa thật sự đầy đủ. Mặc dù khi kể lại nhân vật hay phân tích nhân vật chúng ta đều cần dựa vào những sự việc và chi tiết cụ thể về nhân vật Võ Tòng ở trong văn bản. Tuy nhiên khi kể lại câu chuyện cần khách quan, không thêm bớt và không cần nêu nhận xét của người kể lại. Còn khi phân tích đặc điểm nhân vật cần có ý kiến, lí lẽ và nhận xét của người nói. Trên đây là những ý kiến và suy nghĩ của tôi về vấn đề đầu bài đặt ra. Rất mong sẽ nhận được những đóng góp của thầy cô và các bạn. |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu:
- Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập để khắc sâu kiến thức
2. Nội dung:
- GV giao bài tập cho HS.
- HS hoạt động cá nhân để hoàn thành bài tập.
3. Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập
4. Tổ chức thực hiện
* Nhiệm vụ: Đọc bài viết “ VỀ BÀI THƠ ÔNG ĐỒ CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN”
(SGK/ 98) và trả lời các câu hỏi.
Đáp án:
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
C | B | D | B | A | C | B | D | C |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập: Đọc bài viết “ VỀ BÀI THƠ ÔNG ĐỒ CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN”
(SGK/ 98) và trả lời các câu hỏi .
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn HS cách làm.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
-Tổ chức báo cáo sản phẩm trên lớp.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
1. Mục tiêu:
HS hiểu được kiến thức trong bài tập.
2. Nội dung:
HS làm việc cá nhân, đưa ra suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về một vấn đề GV đặt ra.
3. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm học tập nhóm của HS.
4. Tổ chứcthực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập về nhà)
Bài tập: Có ý kiến cho rằng bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh chủ yếu nói lên tình yêu quê hướng đất nước của tác giả. Em sẽ nêu ý kiến như thế nào trong buổi thảo luận nhóm?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, làm việc cá nhân.
- GV khích lệ, giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- HS báo cáo sản phẩm và thảo luận vào buổi chiều hoặc tiết học sau.
- HS khác nhận xét, góp ý.
Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS.
- Cho điểm hoặc phát thưởng.
- Hệ thống hoá kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy.
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIÁO SOẠN BÀI ÔN TẬP HKI-
DỰ ÁN GIÁO ÁN MIỄN PHÍ 2022- BỘ SGK CÁNH DIỀU
BÀI | HỌ VÀ TÊN | ĐƠN VỊ CÔNG TÁC | SĐT | CÔNG VIỆC | |
Ôn tập HKI | 1. Đoàn Thị Thu Phương | Trường TH - THCS Ngô Quyền - Tiên Lữ Hưng Yên | 0835150084 | W | |
PP |
Ngày soạn .................. Ngày dạy:................... | ÔN TẬP VÀ TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I |
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- HS trình bày được các nội dung cơ bản đã học trong học kì I, gồm kĩ năng đọc hiểu, viết, nói và nghe; các đơn vị kiến thức tiếng Việt, văn học.
- Nêu được yêu cầu về nội dung và hình thức của các câu hỏi, bài tập, giúp HS tự đánh giá kết quả học tập cuối kì I.
2. Năng lực cần hình thành
- Năng lực đọc và tổng hợp thông tin
- Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,...
3. Phẩm chất
- Giúp HS có trách nhiệm với việc học tập của bản thân và thêm yêu thích, hứng thú với môn Văn hơn nữa.
B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Sưu tầm tài liệu, lập kế hoạch dạy học .
- Thiết kế bài giảng điện tử.
- Chuẩn bị phương tiện, học liệu:
+ Các phương tiện : Máy vi tính, máy chiếu đa năng...
+ Học liệu: Các câu hỏi kiểm tra kiến thức
2. Học sinh.
Trả lời các câu hỏi phần Nội dung ôn tập ( Tr 119 -> 122/SGK) vào vở soạn bài.
C. TỖ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HĐ 1: KHỞI ĐỘNG (5’)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS kết nối với kiến thức đã học, khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung:
GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi lật mảnh ghép về các tác giả văn học trong chương trình hk I
HS lật mảnh ghép và trả lời các câu hỏi.
GV kết nối với nội dung của bài ôn tập
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh và lời chuyển dẫn của giáo viên.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
-Chia lớp ra làm các đội chơi.
- Tổ chức trò chơi.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ cá nhân để dự đoán câu trả lời.
B3: Báo cáo, thảo luận
GV chỉ định đội chơi trả lời câu hỏi.
HS trả lời câu hỏi của trò chơi.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Chốt đáp án và công bố đội giành chiến thắng.
- Kết nối vào nội dung ôn tập
2. HĐ 2: Ôn tập
a) Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập, củng cố các đơn vị kiến thức học kì I.
b) Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, tham gia trò chơi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện hoạt động:
*GV kiểm tra phần chuẩn bị các câu hỏi phần Nội dung ôn tập ( Tr 119 -> 122/SGK) của HS (GV đã giao làm trước ở nhà).
Nhiệm vụ 1: Củng cố tri thức về văn bản, thể loại
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản đã học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của GV.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia lớp thành các nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm qua phiếu học tập + GV trình chiếu kết hợp phát cho HS Phiếu học tập: - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. | Câu 1: Thống kê ra vở tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo bảng sau: |
GV hướng dẫn HS chốt nhanh kiến thức:
DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
Câu 1: Thống kê ra vở tên các thể loại, kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo bảng sau:
Loại | Thể loại hoặc kiểu loại | Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học | – Truyện ngắn – Thơ | – Buổi học cuối cùng |
Văn bản nghị luận | ||
Văn bản thông tin | - |
Gợi ý
Loại | Thể loại hoặc kiểu loại | Tên văn bản đã học |
Văn bản văn học | - Tiểu thuyết | - Người đàn ông cô độc giữa rừng (Trích “Đất rừng phương Nam - Đoàn Giỏi) - Dọc đường xứ Nghệ (Trích “Búp sen xanh” - Sơn Tùng) - Bạch tuộc (Trích “ Hai vạn dặm dưới đáy biển” - Giuyn Véc nơ) - Nhật trình Sol 6 (Trích “ Người về từ Sao Hỏa” - En - đi Uya) - Một tram dặm dưới mặt đất (Trích “ Cuộc du hành vào lòng đất” - Giuyn Véc nơ) |
- Truyện ngắn | - Buổi học cuối cùng (An – phông – xơ Đô – đê) - Bố của Xi – mông (Guy – đơ Mô – pát – xăng ) - Chất làm gỉ (Rây Bret bơ ry) | |
- Thơ | - Ông đồ(Vũ Đình Liên) - Mẹ (Đỗ Trung Lai) - Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh) - Một mình trong mưa (Đỗ Bạch Mai) | |
Văn bản nghị luận | Nghị luận văn học | - Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng) - Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc) - Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” (Lê Phương Liên) - Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) |
Văn bản thông tin | - Giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi | - Ca Huế (Theo dsvh.gvo.vn) - Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn - Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang (Theo Phi Trường Giang) - Trò chơi dân gian của người Khmer Nam bộ (Theo baocantho.com.vn) |
Nhiệm vụ 2: Củng cố tri thức về nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập 1
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được nội dung chính của các văn bản đọc hiểu đã học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của GV.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia lớp thành các nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm qua phiếu học tập + GV trình chiếu kết hợp phát cho HS Phiếu học tập: - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. | Câu 2: Trình bày ra vở nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo bảng sau: |
GV hướng dẫn HS chốt nhanh kiến thức:
DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
Câu 2: Trình bày ra vở nội dung chính của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 7, tập 1 theo bảng sau:
Loại | Tên văn bản | Nội dung chính |
Văn bản văn học | – Mẹ (Đỗ Trung Lai) | – Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ |
Văn bản nghị luận | ||
Văn bản thông tin | - |
Gợi ý
Loại | Tên văn bản | Nội dung chính |
Văn bản văn học | – Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi) | Kể về nhân vật đặc sắc – Võ Tòng |
| Buổi học tiếng Pháp lần cuối trước khi vùng quê của chú bé Phrăng bị nhập vào nước Phổ | |
| Thời thơ ấu của Bác Hồ | |
| Tình yêu thương, lòng đồng cảm, sự vị tha… | |
– Mẹ (Đỗ Trung Lai) | – Nỗi xúc động, bâng khuâng của tác giả khi nhìn hàng cau và nghĩ về người mẹ | |
| - Kể chuyện Ông đồ viết chữ Nho để nói hộ tâm trạng đầy buồn bã, xót xa, thảng thốt đối với cả một thế hệ nhà nho sắp bị lãng quên. | |
| Tâm sự giản dị mà thật xúc động của tác giả khi nghe tiếng gà trưa | |
| Hình ảnh con cò hay tâm sự của người mẹ vất vả nuôi con | |
| Trận chiến quyết liệt của đoàn thủy thủ với con bạch tuộc khổng lồ | |
| Viên trung sỹ chế ra “chất làm gỉ” có thể phá hủy tất cả các vũ khí bằng kim loại để ngăn chặn chiến tranh | |
| Tình huống bất ngờ, éo le của viên phi công vũ trụ trong một lần lên Sao Hỏa | |
| Cuộc phiêu lưu thú vị của các nhân vật xuống thẳng trung tâm Trái Đất | |
Văn bản nghị luận |
| Phân tích những nét đặc sắc về thiên nhiên và con người trong tác phẩm “Đất rừng phương Nam” (Đoàn Giỏi) |
| Cái hay cái đẹp trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh | |
| Những phân tích của tác giả Lê Phương Liên về giá trị truyện khoa học viễn tưởng của Giuyn Véc - nơ | |
| Những nét đặc sắc trong bài thơ “Ông đồ” | |
Văn bản thông tin | - Ca Huế (Theo dsvh.gvo.vn) | Nêu lên các quy định của một loại hoạt động văn hóa truyền thống rất nổi tiếng ở vùng đất cố đô |
- Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn) | Giới thiệu những luật lệ rất thú vị trong các cuộc thi nấu cơm ở nhiều địa phương khác nhau | |
- Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang (Theo Phi Trường Giang) | Giới thiệu luật lệ của một hoạt động văn hóa - thể thao cộng đồng đặc sắc mang tinh thần thượng võ | |
- Trò chơi dân gian của người Khmer Nam bộ (Theo baocantho.com.vn) | Giới thiệu cách chơi kol rất độc đáo ở vùng đồng bằng sông Cửu Long |
Nhiệm vụ 3: Củng cố tri thức về cách đọc thơ (bốn chữ, năm chữ), truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng) trong sách Ngữ Văn 7 tập một
a. Mục tiêu:
- Nắm được những điểm cần chú ý về cách đọc thơ (bốn chữ, năm chữ), truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng)
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của GV.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia lớp thành các nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm qua phiếu học tập + GV trình chiếu kết hợp phát cho HS Phiếu học tập: - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. | Câu 3:Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ (bốn chữ, năm chữ), truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng) trong sách Ngữ Văn 7 tập một theo mẫu sau |
GV hướng dẫn HS chốt nhanh kiến thức:
DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
Câu 3:Nêu những điểm cần chú ý về cách đọc thơ (bốn chữ, năm chữ), truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện khoa học viễn tưởng) trong sách Ngữ Văn 7 tập một theo mẫu sau
Gợi ý
- Thơ bốn chữ, năm chữ
M
+ Chú ý nhan đề, dòng thơ, số chữ, khổ thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, thanh bằng trắc và biện pháp tu từ có trong bài thơ
+ Hiểu được bài thơ là lời của ai? Nói về ai, về điều gì? Nói bằng cách nào; cách nói ấy có gì độc đáo, đáng nhớ.
+ Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết và những tác động của chúng đến suy nghĩ và tình cảm người đọc.
Cách đọc truyện nói chung:
+ Nhận biết được văn bản kể chuyện gì, có những nhân vật nào, ai là người được chú ý nhất, những chi tiết nào đáng nhớ.
+ Nắm được trình tự diễn ra của các sự việc và mối quan hệ của các sự việc ấy; mở đầu và kết thúc truyện có gì đặc biệt,..
+ Nhận biết được chủ đề của truyện, chỉ ra được sự liên quan của chủ đề ấy với cuộc sống hiện nay của bản thân các em.
Ngoài ra các em cần chú ý thêm một số yêu cầu riêng do đặc điểm mỗi thể loại
*Truyện ngắn:
+Nhận biết tính cách nhân vật qua các chi tiết miêu tả ngoại hình,tâm lý, hành động và lời nói
+ Nhận biết được lời người kể chuyện và lời nhân vật, ngôi kể và tác dụng của ngôi kể trong truyện
*Tiểu thuyết:
+ Tóm tắt được nội dung văn bản (Truyện kể lại sự kiện gì? Xảy ra trong bối cảnh nào?)
+ Nhân vật chính là ai? Nhân vật ấy được thể hiện qua những phương diện nào?
+ Truyện kể theo ngôi nào? Nếu có sự thay đổi ngôi kể thì tác dụng của việc thay đổi ấy là gì?
+ Liên hệ, kết nối với kinh nghiệm sống của bản thân để hiểu thêm truyện
* Truyện khoa học viễn tưởng
+ Tác giả viết về ai? Về sự kiện (đề tài) gì?
+ Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính chất tưởng tượng về một tương lai rất xa so với thời điểm tác phẩm ra đời
+ Những yếu tố nào cho thấy người viết có những hiểu biết và dựa vào thành tựu khoa học, không có các yếu tố thần kì, siêu nhiên như truyện truyền thuyết, cổ tích?
Nhiệm vụ 4: Hãy nêu lên một văn bản trong sách Ngữ Văn 7, tập một có nội dung gần gũi, giàu ý nghĩa đối với đời sống hiện nay và với chính bản thân em
a. Mục tiêu: Từ văn bản văn học liên hệ với thực tế đời sống
- b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của GV.
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia lớp thành các nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm qua phiếu học tập + GV trình chiếu kết hợp phát cho HS Phiếu học tập: - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. | Câu 4: Hãy nêu lên một văn bản trong sách Ngữ Văn 7, tập một có nội dung gần gũi, giàu ý nghĩa đối với đời sống hiện nay và với chính bản thân em |
GV hướng dẫn HS chốt nhanh kiến thức:
DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
Câu 4:Hãy nêu lên một văn bản trong sách Ngữ Văn 7, tập một có nội dung gần gũi, giàu ý nghĩa đối với đời sống hiện nay và với chính bản thân em
(Hs linh hoạt lựa chọn, đưa ra ý kiến cá nhân)
Theo em, trong sách Ngữ văn 7, tập 1, nội dung em thấy gần gũi và có tác dụng với đời sống hiện nay và với chính bản thân em chính là văn bản “Hội thi thổi cơm”(Theo dulichvietnam.org.vn) bởi văn bản này đã giới thiệu nguồn gốc, mục đích và những luật lệ rất thú vị trong các cuộc thi nấu cơm ở nhiều địa phương khác nhau, giúp em hiểu thêm về lịch sử, về những lễ hội xa xưa của cha ông ta lưu truyền qua nhiều thế hệ, nhằm tôn vinh những nét đẹp của văn hoá dân tộc, của nghề trồng lúa nước. Qua đó, văn bản cũng góp phần nhắc nhở ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc trong quá trình toàn cầu hội nhập.
Nhiệm vụ 5: Củng cố tri thức đã học về rèn kĩ năng viết đoạn văn.
a. Mục tiêu:
- Nắm được các yêu cầu của các kiểu văn bản đã luyện viết trong sách Ngữ Văn 7, tập một
- Nắm được các bước tiến hành viết một văn bản và nhiệm vụ của từng bước
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, nhớ lại kiến thức đã học để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
d.Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Chia lớp thành 3 nhóm, phân công nhiệm vụ cho các nhóm qua phiếu học tập từ câu 5 đến câu 7 + GV trình chiếu kết hợp phát cho HS Phiếu học tập: - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn học sinh thực hiện kĩ thuật khăn phủ bàn Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. | Câu 5:Thống kê ra vở tên và yêu cầu của các kiểu văn bản đã luyện viết trong sách Ngữ Văn 7, tập một theo bảng sau: Câu 6:Nêu các bước tiến hành viết một văn bản theo thứ tự trước sau, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước Câu 7:Nêu một số điểm khác biệt giữa văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học với văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi ( Gợi ý: về mục đích, nội dung, hình thức, lời văn…) |
GV hướng dẫn HS chốt nhanh kiến thức:
DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
Câu 5:Thống kê ra vở tên và yêu cầu của các kiểu văn bản đã luyện viết trong sách Ngữ Văn 7, tập một theo bảng sau:
Tên kiểu văn bản | Yêu cầu cụ thể |
– Tự sự | – Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử |
Gợi ý
Tên kiểu văn bản | Yêu cầu cụ thể |
– Tự sự | – Viết bài văn kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử |
- Biểu cảm | - Bước đầu biết làm bài thơ bốn chữ, năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ - Biểu cảm về con người hoặc sự việc |
- Nghị luận | - Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (nghị luận xã hội) và phân tích đặc điểm nhân vật (nghị luận văn học) |
- Thuyết minh |
|
Câu 6:Nêu các bước tiến hành viết một văn bản theo thứ tự trước sau, chỉ ra nhiệm vụ của mỗi bước
Thứ tự các bước | Nhiệm vụ cụ thể |
– Bước 1: Chuẩn bị | – Xác định đề tài: Viết về cái gì? Viết về ai? … |
Gợi ý
Thứ tự các bước | Nhiệm vụ cụ thể | ||||||||||||
– Bước 1:Chuẩn bị | – Xác định đề tài: Viết về cái gì? Viết về ai? – Xác định mục đích viết: + Kể lại sự việc, miêu tả sự vật và bộc lộ tình cảm, cảm xúc + Bàn luận, thuyết phục + Cung cấp thông tin, hướng dẫn hoạt động – Xác định kiểu văn bản: + Tự sự hay miêu tả? + Nghị luận hay biểu cảm? + Thuyết minh hay nhật dụng? – Thu thập tư liệu: + Trong thực tế +Trên sách, báo, internet | ||||||||||||
– Bước 2:Tìm ý và lập dàn ý | - Tìm ý cho bài viết và phát triển các ý bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi, sắp xếp các ý có một bố cục rành mạch, hợp lí.
- Lập dàn ý( có thể bằng sơ đồ tư duy) đầy đủ 3 bước: Mở bài, thân bài, kết bài. | ||||||||||||
- Bước 3: Viết | Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn , bài văn hoàn chỉnh. Chú ý dùng từ, đặt câu, viết chính tả cho chính xác, trong sáng, giàu hình ảnh, biểu cảm, sử dụng các biện pháp tu từ, kết hợp với việc sử dụng hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu…phù hợp với yêu cầu của mỗi kiểu văn bản; có sự mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau. | ||||||||||||
- Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa | Kiểm tra lại văn bản để xem có đạt các yêu cầu đã nêu trong bảng kiểm chưa và cần sữa chữa gì không.
|
Câu 7:Nêu một số điểm khác biệt giữa văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học với văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi ( Gợi ý: về mục đích, nội dung, hình thức, lời văn…)
Gợi ý
Một số điểm khác biệt giữa văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học với văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi
Tiêu chí so sánh | Văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học | Văn bản giới thiệu luật lệ, quy tắc của một hoạt động hay trò chơi |
Mục đích | Thuyết phục người đọc người nghe về một vấn đề văn học (đặc điểm nhân vật) | Cung cấp thông tin giới thiệu luật lệ quy tắc của một hoạt động hay trò chơi |
Nội dung | - Giới thiệu, miêu tả và nêu nhận xét về những nét tiêu biểu của một nhân vật như lai lịch, xuất thân, hình dáng bên ngoài, những suy nghĩ, lời nói, hành động, việc làm…của nhân vật | Giới thiệu những quy định mà thành viên tham gia các hoạt động hay trò chơi ấy cần tôn trọng và tuân thủ |
Hình thức |
|
|
Lời văn |
| - Mang tính khách quan , chân thực |
Nhiệm vụ 6: Củng cố tri thức đã học về rèn kĩ năng nói và nghe
a. Mục tiêu:
- Nắm được các yêu cầu của các kiểu văn bản đã luyện kĩ năng nói và nghe
trong sách Ngữ Văn 7, tập một
- Nắm được các bước tiến hành luyện kĩ năng nói và nghe và nhiệm vụ của từng bước
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, nhớ lại kiến thức đã học để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Phân công nhiệm vụ cho hs làm việc cặp đôi qua phiếu học tập câu 8 + GV trình chiếu kết hợp phát cho HS Phiếu học tập: - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. | Câu 8: Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ Văn 7, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết. |
GV hướng dẫn HS chốt nhanh kiến thức:
DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
Câu 8: Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ Văn 7, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.
Gợi ý
Kĩ năng | Nội dung |
Nói |
|
Nghe |
|
Nói nghe tương tác |
|
=> Học nói học nghe sẽ giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng tiếp thu nội dung thông tin cả về thái độ và tình cảm khi nghe và nói, vận dụng vào trong bài viết của mình và rút được bài học khi đọc hiểu vấn đề
* Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.
Nói - Nghe | Đọc hiểu | Viết | |
Nói | Nghe | ||
| Tóm tắt nội dung trình bày của người khác | Văn bản nghị luận văn học: - Thiên nhiên và con người trong truyện “Đất rừng phương Nam” (Bùi Hồng) - Vẻ đẹp của bài thơ “Tiếng gà trưa” (Đinh Trọng Lạc) - Sức hấp dẫn của tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” (Lê Phương Liên) - Về bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên (Vũ Quần Phương) | Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật |
| Văn bản thông tin: - Ca Huế (Theo dsvh.gvo.vn) - Hội thi thổi cơm (Theo dulichvietnam.org.vn) - Những nét đặc sắc trên đất vật Bắc Giang (Theo Phi Trường Giang) - Trò chơi dân gian của người Khmer Nam bộ (Theo baocantho.com.vn) | Viết bài văn thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong một hoạt động hay trò chơi |
Nhiệm vụ 7: Củng cố tri thức đã học về tiếng Việt
a. Mục tiêu:
- Nắm được các nội dung thực hành tiếng Việt trong sách Ngữ Văn 7, tập một
+ Từ địa phương
+ Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ
+ Số từ và phó từ
+ Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị
+ Mở rộng trạng ngữ
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, nhớ lại kiến thức đã học để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Phân công nhiệm vụ cho hs làm việc cặp đôi qua phiếu học tập câu 9 + GV trình chiếu kết hợp phát cho HS Phiếu học tập: - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm. B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. | Câu 9:Liệt kê tên các nội dung thực hành tiếng Việt được học trong sách Ngữ Văn 7, tập một theo bảng sau: |
GV hướng dẫn HS chốt nhanh kiến thức:
DỰ KIẾN SẢN PHẨM CẦN ĐẠT
Câu 9:Liệt kê tên các nội dung thực hành tiếng Việt được học trong sách Ngữ Văn 7, tập một theo bảng sau:
Bài | Tên nội dung tiếng Việt |
– Bài 2: Thơ bốn chữ, năm chữ | – Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ –… |
Gợi ý
Bài | Tên nội dung tiếng Việt |
|
|
| – Các biện pháp tu từ như so sánh, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ |
- Bài 3: Truyện khoa học viễn tưởng | - Số từ và phó từ |
- Bài 4: Nghị luận văn học | - Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị |
- Bài 5: Văn bản thông tin | - Mở rộng trạng ngữ |
3. HĐ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
a) Mục tiêu:
Giúp HS làm quen với dạng bài đánh giá tổng hợp cuối hk I
b) Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, tham gia trò chơi “Ai là triệu phú”
(Hoàn thành phần tự đánh giá cuối học kì I (sgk/122))
c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân
d) Tổ chức thực hiện hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV phổ biến luật chơi “Ai là triệu phú” Hs bình chọn người chơi - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS báo cáo kết quả; - GV gọi hs khác nhận xét, bổ sung B4: Kết luận, nhận định (GV) - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức. | (Hoàn thành phần tự đánh giá cuối học kì I (sgk/122)) |
* Đọc hiểu: Đọc hai khổ thơ sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6)
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
(Trích “Sang thu” – Hữu Thỉnh)
1. Hai khổ thơ trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và phương thức nào?
A. Tự sự B.Thuyết minh C. Miêu tả D. Nghị luận
2. Các dòng trong hai khổ thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?
A.2/2/1 B. 2/3 C.1/2/2 D.3/2
3. Trong hai khổ thơ những tiếng nào bắt vần với nhau?
A. Ổi – se B. Ngõ – về C. Vã – hạ D. Dàng – hạ
4. Hai khổ thơ trên viết về điều gì?
A. Sự chuyển biến của đất trời khi thu sang
B. Vẻ đẹp của cây cối khi mùa thu về
C. Nỗi buồn của con người trước cảnh thu
D. Sự vui mừng của tác giả khi mùa thu về
5. Các từ “chùng chình, dềnh dàng, vội vã” được xếp vào nhóm từ láy nào?
A. Láy âm đầu
B. Láy vần
C. Láy âm đầu và vần
D. Láy âm đầu và thanh
6. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào trong hai khổ thơ trên?
A.So sánh
B. Hoán dụ
C.Nhân hóa
D. Ẩn dụ
b. Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi (từ câu 7 đến câu 10)
QUY TẮC VÀNG KHI SỬ DỤNG THANG MÁY
1. Đứng bên phải: hãy nhớ rằng khi chờ thang máy bạn nên đứng cách xa cửa thang máy ở bên phải tối thiểu 1m để người bên trong có thể nhanh chóng ra ngoài; chỉ bước vào trong thang máy khi không còn ai bước ra ngoài.
2. Nhấn nút giữ cửa thang máy nếu bạn đứng gần: Có rất nhiều tranh luận xoay quanh vấn đề có nên giữ cửa hay không. Nhưng theo chúng tôi thì có. Bởi trong thang máy, người ở bên trong không dễ dàng gì ra bên ngoài, hãy giữ cửa cho đến khi chắc chắn không còn ai bước ra hoặc vào trong thang máy nữa.
3. Đừng cố gắng bước vào bên trong thang máy khi thang máy đã chật người.
4. Sẵn sàng nhấn nút cho một người khác: nếu bạn đứng gần bảng điều khiển, hãy luôn sẵn sàng bấm nút hộ người khác khi họ có nhu cầu.
5. Di chuyển đến phía sau: khi bước vào thang máy nhanh chóng vào phía sau, bên trong để mọi người đến sau có thể dễ dàng bước vào. […]
6. Nhanh chóng ra khỏi thang máy: khi thang máy dừng tầng tại vị trí bạn muốn đến, hãy nhanh chóng bước ra khỏi thang máy một cách trật tự. Nếu bạn ở phía sau đừng ngại ngần nói rằng: “Xin lỗi cho tôi nhờ một chút!”. […]
(Theo atvin.com.vn)
7. Văn bản “Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy” nói về điều gì?
A. Giới thiệu các loại thang máy khác nhau
B. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi sử dụng thang máy
C. Giới thiệu những ưu điểm và hạn chế của việc đi thang máy
D. Cảnh báo những nguy hiểm và bất lợi khi đi thang máy
8. Phương án nào nêu đúng căn cứ để xác định đoạn trích trên là văn bản thông tin giới thiệu về quy tắc của một hoạt động
A. Nêu lên các biểu hiện đa dạng phong phú về các loại thang máy
B. Nêu lên các lí do vì sao nên đi thang máy nơi công cộng
C. Nêu lên các quy tắc cần chú ý khi đi thang máy nơi công cộng
D. Nêu lên tác dụng và vai trò của thang máy trong các tòa nhà công cộng
9. Phương án nào nêu được cách tóm tắt đầy đủ các quy tắc khi đi thang máy?
A. Đọc kĩ tất cả các tiêu đề mở đầu được in đậm của mỗi mục
B. Đọc kĩ nhan đề của văn bản: “Quy tắc vàng khi sử dụng thang máy”
C. Đọc kĩ phần mở đầu của văn bản: “Đứng bên phải…”
D. Đọc kĩ phần kết thúc của văn bản: “Nhanh chóng ra khỏi thang máy…”
10. Thông tin quan trọng được nêu lên trong đoạn trích trên là gì?
A.Yêu cầu các tòa nhà chung cư hiện đại cần có thang máy
B. Yêu cầu về không gian và thời gian khi sử dụng thang máy
C. Cần chú ý các quy tắc khi sử dụng thang máy nơi công cộng
D. Cần chú ý quy định về phòng chống cháy nổ khi sử dụng thang máy
* Viết (sgk/124)
Chọn một trong hai đề sau để viết thành đoạn hoặc bài văn ngắn
Đề 1: Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ Văn 7, tập 1 mà em có ấn tượng và yêu thích.
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
Giới thiệu nhân vật cần phân tích: có thể giới thiệu đôi nét về tác giả hoặc hoàn cảnh sáng tác/ nội dung chính của tác phẩm có nhân vật cần phân tích rồi sau mới giới thiệu nhân vật. Nêu ngắn gọn những đặc điểm nổi bật của nhân vật.
Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật (nếu có).
Nêu những đặc điểm về ngoại hình lãn tính cách của nhân vật rồi phân tích, chứng mình từng đặc điểm đó.
(lưu ý: mỗi đặc điểm ta sẽ triển khai thành một đoạn văn theo hướng diễn dịch với câu chủ đề nêu lên đặc điểm của nhân vật.) Cụ thể:
Nêu đặc điểm thứ nhất của nhân vật:
Viết câu chủ đề nêu đặc điểm thứ nhất của nhân vật.
Trích dẫn các chi tiết, câu văn trong bài liên quan đến đặc điểm đó của nhân vật; rồi dùng lí lẽ phân tích làm sáng tỏ. (Cố gắng học thuộc lòng các chi tiết chính, quan trọng và trích dẫn trực tiếp thì bài viết sẽ có giá trị hơn)
Chuyển ý sang đặc điểm thứ hai.
Nêu đặc điểm thứ hai của nhân vật:
(cách làm 3 bước tương tự như đặc điểm thứ nhất)
Cứ làm như thế cho tới đặc điểm cuối cùng của nhân vật.
Đánh giá về nhân vật:
Nhân vật đó tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội? qua nhân vật đó tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta bức thông điệp gì?
Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc? (cách xây dựng nhân vật, ngon ngữ miêu tả, tự sự, đối thoại, độc thoại nội tâm, v.v.)
Qua nhân vật đó ta thấy tác giả là người như thế nào?
Khẳng định lại những đặc điểm nổi bật của nhân vật
Liên hệ bản thân (nếu có)
Đề 2: Viết đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) nêu suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi đọc hai khổ thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh nêu trên.
1, Mở đoạn
– Giới thiệu tác giả tác phẩm: bài thơ là một tác phẩm hay, độc đáo, mới lạ về đề tài mùa thu.
– Giới thiệu suy nghĩ và cảm xúc của em về 2 khổ thơ đầu: Cảnh sắc giao mùa khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu.
2, Thân đoạn
a, Cảm nhận của em về những biểu hiện đầu tiên của mùa thu
– Những tín hiệu vô hình trong thiên nhiên:
+ Hương ổi: mùi hương bình dị, dân dã đặc trưng của mùa thu miền Bắc khi mùa ổi chín.
+ Động từ “phả”: sự lan tỏa, trộn lẫn: gợi tả về một không gian dường như mang cả hương thơm của mùa thu, của sự trong lành
+ Gió se: gió hơi lạnh, khô, là gió heo may của mùa thu, không phải cơn gió nam của mùa xuân hay gió bắc mùa đông.
+ Sương: hiện tượng ngưng tụ hơi nước khi thời tiết chuyển lạnh vào buổi tối và sáng sớm.
+ Động từ “chùng chình”: chuyển động chậm rãi, thong thả, nhân hóa cho hình ảnh, sương như có tâm hồn.
– Cảm xúc của tác giả:
+ Giật mình nhận ra mùa thu đang về qua từ “bỗng”
+ Câu hỏi tu từ “Hình như thu đã về”: sự ngỡ ngàng, khó tin, tâm hồn thi sĩ cũng như biến chuyển cùng đất trời.
⇒ Tác giả sử dụng những hình tượng vô hình, chỉ cảm nhận được qua khứu giác, cảm giác chứ không nhìn thấy, không cầm nắm được. Đây là một điểm đặc biệt so với việc dùng những hình ảnh quen thuộc để nói về mùa thu như hoa sữa, quả hồng, cốm non,… cho thấy sự tinh tế trong cảm xúc của tác giả.
b, Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa
– Hình ảnh đối lập: sông “dềnh dàng” với chim “vội vã”. Dòng sông vào mùa thu bắt đầu chảy chậm rãi, đã qua rồi những cơn bão hè khiến sông cuộn trào. Chim thì lại vội vã bay về phương Nam tránh rét
– Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu: một hình ảnh liên tưởng sự níu kéo, lưu luyến của mùa hạ, gợi tả vẻ đẹp bầu trời đặc biệt. Một sắc mây không còn nóng bỏng đầy nắng của mùa hè nhưng cũng chưa nhẹ nhàng thanh thoát của mùa thu.
⇒ Thiên nhiên giao mùa đẹp kì lạ, độc đáo
3, Kết đoạn
– Hai khổ thơ cho thấy: tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa.
– Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh, nhân hóa, liên tưởng.
3. Chuẩn bị kiểm tra chất lượng cuối học kì I.
H. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Sách giáo khoa Ngữ văn 7 – Cánh diều
- Nội dung công văn 5512/BGD-ĐT.
- Một số tài liệu, hình ảnh trên mạng internet
I. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới