Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Lý thuyết về Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Khái quát chung:

+ Vùng có lãnh thổ hẹp ngang, vùng biển rộng lớn. Diện tích: 44 252 km² chiếm 13,4% diện tích và 10,3% dân số cả nước (năm 2019).

+ Các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp Bắc Trung Bộ.

+ Phía Tây Bắc: Lào.

+ Phía Tây Nam: Đông Nam Bộ.

+ Phía Đông, Đông Nam: biển Đông.

+ Phía Tây, Tây Nam: Tây Nguyên.

- Có nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ý nghĩa:

- Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với các cảng biển phía Đông à thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa.

- Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Đặc điểm

- Địa hình: Các tỉnh đều có địa hình núi, gò ở phía Tây, đồng bằng hẹp ở phía Đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa; Số giờ nắng nhiều.

- Tài nguyên đất:

+ Đất nông nghiệp ở đồng bằng thích hợp để trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất ở đồi núi phát triển rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

- Tài nguyên biển: Vùng biển có tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Tài nguyên rừng: Rừng có nhiều gỗ, quế, tầm hương, kì nam, sâm quy,…

- Tài nguyên khoáng sản: cát thủy tinh, vàng, ti tan à phát triển công nghiệp khai khoáng.

* Khó khăn: 

- Hạn hán kéo dài.

- Thiên tai thường xảy ra.

- Hiện tượng sa mạc hóa ở cực Nam Trung Bộ.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

- Phân bố dân cư không đều, có sự khác biệt giữa miền núi phía Tây và dải đồng bằng ven biển phía Đông.

- Người dân cần cù lao động, kiên cường trong bảo vệ Tổ quốc và giàu kinh nghiệm trong nghề biển.

- Vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa. Mỹ Sơn, Hội An là 2 di sản văn hóa thế giới.

- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội tương đối cao, tuy nhiên một vài tiêu chí còn cần phải thay đổi theo hướng tích cực (tăng dân số, hộ nghèo, thu nhập,…). Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

4. Tình hình phát triển kinh tế

a) Nông nghiệp

* Điều kiện phát triển:

- Thuận lợi:

+  Địa hình đa dạng.

+ Vùng biển rộng lớn.

+ Số giờ nắng cao, ít sông đổ ra biển,...

- Khó khăn:

+ Qũy đất nông nghiệp hạn chế.

+ Nhiều thiên tai, bão lũ.

+ Sản lượng lương thực bình quân đầu người thấp hơn trung bình của cả nước.

* Tình hình phát triển:

- Chăn nuôi bò, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản là thế mạnh của vùng:

+ Đàn bò năm 2019 là 1259,7 nghìn con.

+ Ngư nghiệp: Sản lượng thuỷ sản vượt 750 nghìn tấn (2019), riêng sản lượng cá biển 520 nghìn tấn; các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là mực, tôm, cá đông lạnh.

- Nghề làm muối và chế biến thủy sản khá phát triển; các thương hiệu nổi tiếng: muối Cà Ná, Sa Huỳnh, nước mắm Nha Trang, Phan Thiết.

- Biện pháp:

+ Trồng rừng phòng hộ.

+ Xây dựng hệ thống hồ chứa nước nhằm hạn chế thiên tai và chủ động cấp nước cho sản xuất-sinh hoạt.

b) Công nghiệp

- Giá trị sản xuất công nghiệp còn chiếm tỉ trọng nhỏ so với cả nước nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh và khá cao (từ 4,6% năm 2005 lên 7,7% năm 2013).

- Cơ cấu CN bước đầu được hình thành và khá đa dạng. Các ngành chính: Cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản,... Khai thác cát, titan.

- Các trung tâm công nghiệp lớn: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn,...

c) Dịch vụ

* Giao thông vận tải:

- Điều kiện phát triển: vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.

- Tình hình phát triển:

+ Các hoạt động vận tải trung chuyển trên tuyến Bắc - Nam diễn ra sôi động: Quốc lộ 1A.

+ Các thành phố biển vừa là đầu mối giao thông thủy bộ vừa là cơ sở xuất nhập khẩu quan trọng của các tỉnh trong vùng và Tây Nguyên.

* Du lịch:

- Điều kiện phát triển: có nhiều điểm du lịch nổi tiếng: 

- Tình hình phát triển:

+ Các bãi biển đẹp: Non Nước, Nha Trang, Múi Né,...

+ Các di sản: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn,...

5. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

- Các trung tâm kinh tế của vùng đều là các thành phố biển, có quy mô vừa và nhỏ: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Ngãi.

- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Các tỉnh: Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

+ Vai trò: tác động mạnh tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và có tầm quan trọng ở các vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Các bãi biển thu hút đông đảo khách du lịch ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các bãi biển thu hút đông đảo khách du lịch ở Duyên hải Nam Trung Bộ là Non nước, Nha Trang và Mũi Né. Những bãi biển nơi đây đẹp đã được thế giới công nhận.

Câu 2: Nghề khai thác tổ chim yến phát triển trên một số đảo ven bờ từ tỉnh 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nghề khai thác tổ chim yến phát triển trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hoà đem lại giá trị kinh tế cao.

Câu 3: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành phố nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Huyện đảo Hoàng Sa là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Nẵng bao gồm quần đảo Hoàng Sa, được thành lập năm 1982 thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng và sau này trực thuộc Đà Nẵng ngày 23 tháng 1 năm 1997 theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam.

Câu 4: Ngành chăn nuôi bò có điều kiện phát triển ở khu vực nào của duyên hải Nam Trung Bộ ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngành chăn nuôi bò có điều kiện phát triển ở vùng đất rừng chân núi của duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 5: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm lãnh thổ là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm lãnh thổ là hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. (SGK Địa lí 9 tr 90)

Câu 6: Trung tâm công nghiêp nào dưới đây có qui mô lớn nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xét về quy mô, Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ với nhiều ngành công nghiệp: cơ khí; sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến lương thực, thực phẩm,...

Câu 7: Hai trung tâm cơ khí sửa chữa, lắp ráp của Duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hai trung tâm cơ khí sửa chữa, lắp ráp của Duyên hải Nam Trung Bộ là ở Đà Nẵng và Quy Nhơn.

Câu 8: Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là chăn nuôi bò và khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản.

Câu 9: Ngành thuỷ sản là một trong những thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nhờ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngành thuỷ sản là một trong những thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nhờ vùng có nhiều bãi tôm, bãi cá và hai ngư trường rộng lớn Hoang Sa – Trường Sa, Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 10: Quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là Hoàng Sa, Trường Sa. (SGK Địa lí 9 tr 92)

Câu 11: Khoáng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khoáng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là cát thuỷ tinh, titan, vàng.

Câu 12:  Các hải cảng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Có thể sử dụng Atlat để sắp xếp Các hải cảng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là: Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Vân Phong, Nha Trang (Khánh Hòa).

Câu 13: Cánh đồng muối nổi tiếng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cánh đồng muối nổi tiếng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là ở Cà Ná và Sa Huỳnh, nước mắm là ở Nha Trang và Phan Thiết.

Câu 14: Các bãi biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Có thể sử dụng Atlat để sắp xếp: Các bãi biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là: Mỹ Khê (Đà Nẵng), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Nha Trang (Khánh Hòa), Mũi Né (Bình Thuận).

Câu 15: Một số cây công nghiệp có giá trị được trồng ở các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Một số cây công nghiệp có giá trị được trồng ở các đồng bằng ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ là bông vải, mía đường.

Câu 16: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành phố. Đó là: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Câu 17: Khó khăn của tài nguyên đất ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quỹ đất nông nghiệp hạn chế (do diện tích đất hẹp, đất xấu) ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ.