I. Thí nghiệm của Menđen:
- Đối tượng thí nghiệm của ông là đậu Hà lan.
- Menđen đã tiến hành giao phấn giữa các giống đậu Hà lan khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản.
- Phương pháp cho hai cây giao phấn: Ông bỏ nhị hoa đỏ, lấy hạt phấn từ hoa trắng sang thụ phấn cho bầy nhụy hoa đỏ.
- Kết quả thu được: toàn bộ \[{F_1}\] là cây hoa đỏ.
- Cho \[{F_1}\] tự thụ phấn thu được ${F_2}$ có sự phân ly kiểu hình xấp xỉ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng.
Ông lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng cũng thu được kết quả tương tự.
Menđen quy ước: hoa đỏ là tính trạng trội, hoa trắng là tính trạng lặn.
II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm
- \[{F_1}\] đều mang tính trạng trội còn tính trạng lặn xuất hiện tại ${F_2}$ giúp Menđen thấy các tính trạng không trộn lẫn vào nhau như quan niệm đương thời.
MenĐen cho rằng mỗi tính trạng của cơ thể do nhân tố di truyền quy định.
- Trong tế bào sinh dưỡng nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp, hai nhân tố di truyền này có thể giống nhau trong trường hợp cơ thể đồng hợp tử như ở P mà Menđen đem lai.
- Từ đây ta có thể gọi: AA , aa: cơ thể đồng hợp tử ( thuần chủng) ; Aa: cơ thể dị hợp tử
- Ông cho rằng hai alen quy định một tính trạng di truyền phân ly ( tách rời nhau) trong quá trình hình thành giao tử và đi về các giao tử khác nhau. Bởi vậy mỗi trứng hoặc tinh trùng chỉ chứa 1 trong 2 giao tử có ở trong tế bào sinh dưỡng.
- P đem lai thuần chủng về 2 tính trạng tương phản nên mỗi bên cho 1 loại giao tử. cơ thể \[{F_1}\] mang 2 alen khác nhau nên khi giảm phân hình thành giao tử tạo ra 2 loại với tỷ lệ 1/2 .
- Sự tổ hợp của các loại giao tử này trong thụ tinh tạo ra tỉ lệ ở ${F_2}$ là 1AA: 2Aa: 1aa. Các tổ hợp AA và Aa đều biểu hiện kiểu hình trội (hoa đỏ).
Tính trạng trội (hoa đỏ, thân cao, quả lục) biểu hiện ở ngay đời F1, còn tính trạng lặn (hoa trắng, thân lùn, quả vàng) đến F2 mới được biểu hiện.
A: thân cao, gen a: thân thấp.
Nên cây thân cao sẽ có hai kiểu gen là AA và Aa.
Cây thân thấp có kiểu gen là aa.
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì tính trạng biểu hiện ngay ở đời F1 ông gọi là tính trạng trội (hoa đỏ, thân cao, quả lục…).
Đây là kiến thức cơ bản SGK Sinh học lớp 9.
Gen A trội hoàn toàn so với gen a $\Rightarrow$ Kiểu gen xuất hiện gen A đều sẽ được biểu hiện thành kiểu hình hoa đỏ (AA, Aa).
Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 tạo ra hai loại giao tử là A và a với tỉ lệ 1A: 1a.
Giống thuần chủng là giống gồm tất cả các cặp gen đều có các alen giống nhau. Ví dụ: AA, aa, AABB, AAbb,...
Menđen gọi tính trạng biểu hiện ngay ở F1 là tính trạng trội (hoa đỏ, thân cao, quả lục), còn tính trạng đến F2 mới được biểu hiện là tính trạng lặn (hoa trắng, thân lùn, quả vàng).
Lai các cặp tính trạng tương phản để dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng ở đời sau.Tránh hiện tượng đời con biểu hiện 2 tính trạng mập mờ, khó phân biệt.