Thể đa bội

Thể đa bội

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Thể đa bội

Lý thuyết về Thể đa bội

THỂ ĐA BỘI

Khái niệm

 - Thể đa bội là cơ thể mà tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).

- Sự tăng gấp bội số lượng NST, ADN trong tế bào đã dẫn đến tăng cường độ trao đổi chất, làm tăng kích thước tế bào, cơ quan và tăng sức chống chịu của thể đa bội đối với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.

Sự hình thành thể đa bội.

- Dưới tác động của tác nhân vật lí và hoá học vào tế bào đang trong quá trình phân bào hoặc ảnh hưởng của môi trường trong cơ thể có thể gây ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình phân bào.

Image result for sự hình thành thể đa bội

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Đáp án nào sau đây sai khi nói về tên gọi một loại đột biến dị bội thể?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Một số loại đột biến dị bội thể: thể không (2n-2), thể một (2n-1), thể ba (2n+1),…

Câu 2: Một cơ thể thực vật có tế bào bị đột biến dị bội NST dạng 2n-1, dạng đột biến này liên quan đến

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đột biến dị bội 2n-1 là đột biến thể một nhiễm, liên quan đến số lượng một cặp NST, cặp này chỉ có 1 chiếc NST.

Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về đột biến số lượng NST?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đột biến số lượng NST làm thay đổi số lượng NST ở một, một số hoặc tất cả các cặp NST ở một số hoặc tất cả các tế bào của một cơ thể.

Câu 4: Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số NST bị thay đổi về số lượng.

(Khái niệm cơ bản SGK Sinh học 9).

Câu 5: Cặp đột biến dị bội nào sau đây có số lượng NST bằng nhau trong tế bào đột biến (tế bào cùng loài)?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thể đột biến dị bội 2n+1+1 và 2n+2 có số lượng NST bằng nhau trong tế bào đột biến (tăng 2 NST).

Câu 6: Ở người, sự tăng thêm một nhiễm sắc thể ở cặp số bao nhiêu sẽ gây ra bệnh Đao?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở người bị bệnh Đao, trong tế bào có 3 NST số 21( thêm 1 NST ). Như vậy đây là đột biến dị bội thuộc dạng 2n +1.

Các em quan sát hình ảnh bộ NST của người bị bệnh Đao (chú ý cặp NST số 21)

Câu 7: Bộ nhiễm sắc thể của người bị bệnh Đao thuộc dạng nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở người bị bệnh Đao, trong tế bào có 3 NST số 21( thêm 1 NST ). Như vậy đây là đột biến dị bội thuộc dạng 2n +1.

Các em quan sát hình ảnh bộ NST của người bị bệnh Đao (chú ý cặp NST số 21).

Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về đột biến dị bội thể?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đột biến dị bội thể làm thay đổi số lượng NST ở một hoặc một số cặp NST, trên một số hoặc tất cả các tế bào thuộc một cơ thể, có thể xảy ra ở thực vật.

Câu 9: Nguyên nhân chính dẫn đến xuất hiện đột biến dị bội là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xuất hiện đột biến số lượng nhiễm sắc thể là rối loạn cơ chế phân li ở kì sau của quá trình phân bào.

Rối loạn phân ly của toàn bộ bộ NST → đột biến đa bội.

Rối loạn phân ly của 1 hoặc một số cặp NST thì → đột biến dị bội (lệch bội).