Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939)

Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939)

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939)

Lý thuyết về Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918 - 1939)

I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.

- Do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á bùng nổ mạnh, lên cao và lan rộng ở nhiều khu vực, tiêu biểu là cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xia.

- Các phong trào tiêu biểu:

  • Phong trào Ngũ Tứ ở Trung Quốc (4/5/1919).
  • Cách mạng Mông Cổ (1921 - 1924) thắng lợi, Nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ ra đời.
  • Phong trào ở Đông Nam Á lan rộng khắp nơi.
  • Ở Ấn Độ, Đảng Quốc Đại lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi độc lập, tẩy chay hàng hóa Anh, phát triển kinh tế dân tộc.
  • Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì (1921 - 1922) giành thắng lợi, dẫn đến sự thành lập nhà nước cộng hòa.
  • Cách mạng Việt Nam phát triển mạnh ở cả nước.

- Trong cao trào cách mạng, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo ở một số nước.

II. Một số cuộc đấu tranh tiêu biểu

1. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc

a) Phong trào Ngũ tứ

- Nguyên nhân:

  • Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
  • Tại hội nghị Vécxai, các nước đế quốc chuyển giao chủ quyền tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc từ tay Đức sang tay Nhật Bản.

- Diễn biến chính: 

  • Ngày 4/5/1919, cuộc biểu tình của 3000 sinh học sinh, sinh viên tại Quảng trường Thiên An Môn.
  • Phong trào lan rộng ra cả nước.

- Kết quả: Chính phủ Trung Hoa Dân quốc buộc phải cự tuyệt kí vào Hiệp ước Véc-xai.

- Ý nghĩa: 

  • Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc.
  • Đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
  • Tạo điều kiện truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Trung Quốc, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921).

b) Sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc

- Tháng 7/1921, Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

- Hoạt động:

  • Những năm 1926 – 1927, Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc chiến tranh cách mạng nhằm lật đổ các tập đoàn quân phiệt đang chia nhau thống trị Trung Quốc.
  • Những năm 1927 – 1937, lãnh đạo cuộc chiến tranh cách mạng nhằm lật đổ nền thống trị phản động của tập đoàn Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch.
  • Tháng 7/1937, Đảng Cộng sản hợp tác với Quốc dân đảng kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.

2. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918 – 1939)

a) Một số nét chung về Đông Nam Á đầu thế kỉ XX

- Đầu thế kỉ XX, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á (trừ Xiêm) là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh chống đế quốc bùng nổ mạnh mẽ.

- Từ những năm 20, giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đã vùng dậy đấu tranh chống đế quốc.

- Phong trào dân chủ tư sản cũng có những bước tiến bộ rõ rệt, điểm mới là sự xuất hiện các chính đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn.

b) Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á

- Các phong trào trước năm 1940:

  • Ở Lào: Khởi nghĩa của ông Kẹo và Cam ma đan (1901 – 1936).
  • Ở Campuchia: Phong trào theo khuynh hướng dân chủ tư sản của A-cha Hem-chiêu 1930- 1935
  • Ở Việt Nam: Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931).
  • Ở In-đô-nê-xi-a: Trong những năm 1926 – 1927: Đảng cộng sản lãnh đạo khởi nghĩa Xu-ma-tơ-ra nhưng bị đàn áp. Quần chúng ngả theo phong trào dân chủ tư sản do Ác-mét Xu-các-nô, lãnh tụ Đảng dân tộc đứng đầu.

- Năm 1940, phát xít Nhật vào Đông Nam Á, cuộc đấu tranh chĩa mũi nhọn vào phát xít Nhật.

 

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1:  Giai cấp/tầng lớp nào đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nhiều nước Đông Nam Á theo con đường dân chủ tư sản?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tầng lớp trí thức mới đã hướng cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở nhiều nước Đông Nam Á theo con đường dân chủ tư sản.

Câu 2: Phong trào giải phóng dân tộc đã giành thắng lợi ở những nước châu Á nào trong giai đoạn 1919-1939 ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong giai đoạn 1919-1939, phong trào giải phóng dân tộc của châu Á đã giành thắng lợi ở Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kì.

- Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921-1924) giành thắng lợi đã đưa đến sự thành lập của nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ

- Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì giành thắng lợi (1919-1922) kết thúc thắng lợi với sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì

Câu 3: Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á xuất hiện một nét mới, đó là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á xuất hiện một nét mới, đó là giai cấp vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng, với sự ra đời của các đảng cộng sản ở các nước châu Á.

Câu 4:  Trong năm 1930, đảng cộng sản nào đã lần lượt ra đời ở những nước Đông Nam Á nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ thập niên 20, giai cấp vô sản trẻ tuổi ở Đông Nam Á cũng bắt đầu trưởng thành. Một số Đảng cộng sản được thành lập, đầu tiên là Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a (5-1920),... Tiếp theo, trong năm 1930, các đảng cộng sản lần lượt ra đời ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin.

Câu 5: Trong năm 1930, những Đảng cộng sản nào đã lần lượt ra đời ở khu vực Đông Nam Á ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ thập niên 20, giai cấp vô sản trẻ tuổi ở Đông Nam Á cũng bắt đầu trưởng thành. Một số Đảng cộng sản được thành lập, đầu tiên là Đảng cộng sản In-đô-nê-xi-a (5-1920), tiếp theo trong năm 1930, các đảng công sản ra đời ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm, Phi-lip-pin.

Câu 6: Tháng 7-1921 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Với sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, năm 1920, một số nhóm cộng sản đã ra đời. Trên cơ sở các nhóm này, tháng 7-1921, Đảng cộng sản Trung Quốc đã thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. Từ đây, giai cấp vô sản Trung Quốc đã có chính đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng.

Câu 7: Phong trào Ngũ tứ năm 1919 mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống các thế lực nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống đế quốc và phong kiến.

Câu 8:  Năm 1921 ở Trung Quốc đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Với sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản, năm 1920, một số nhóm cộng sản đã ra đời. Trên cơ sở các nhóm này, tháng 7-1921, Đảng cộng sản Trung Quốc đã thành lập, đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc. Từ đây, giai cấp vô sản Trung Quốc đã có chính đảng của mình để từng bước nắm ngọn cờ cách mạng.

Câu 9:  Phong trào đấu tranh nào đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc phong kiến ở châu Á vào đầu thế kỉ XX?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phong trào Ngũ tứ (1919) đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc phong kiến ở châu Á.

Câu 10:  Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống lại chính sách cai trị hà khắc của thực dân Anh trong những năm 1918 -1929 là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xuất phát từ đặc điểm lịch sử của Ấn Độ, Đảng Quốc đại đứng đầu là M. Gandi lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực như không đóng thuế, tẩy chay hàng hóa Anh... Phong trào này được đông đảo các tầng lớp nhân dân Ấn Độ hưởng ứng.

Câu 11: Phong trào Ngũ Tứ đã giương cao khẩu hiệu đấu tranh nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngày 4 tháng 5 là ngày Chủ nhật. Hơn hai giờ chiều, hơn ba nghìn học sinh của Đại học Bắc Kinh, Cao đẳng Sư phạm và hơn mười trường học khác tập trung ở Thiên An Môn. Học sinh giương cao khẩu hiệu "Trung Quốc của người Trung Quốc", "Trừng phạt những kẻ bán nước Tào, Chương, Lục".

Câu 12:  Lực lượng chủ yếu của phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc giai đoạn sau là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong giai đoạn đầu lực lượng chủ yếu của phong trào là học sinh, trí thức. Nhưng từ giai đoạn sau, lực lượng chủ yếu của phong trào chuyển từ học sinh sang giai cấp công nhân.

Câu 13: Phong trào Ngũ tứ năm 1919 ở Trung Quốc được mở đầu bằng cuộc biểu tình của tầng lớp nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc được mở đầu bằng cuộc biểu tình của 3000 học sinh ở Bắc Kinh chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc của đế quốc.

Câu 14:  Phong trào giải phóng dân tộc đã giành thắng lợi ở những nước châu Á nào trong giai đoạn 1919-1939?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong giai đoạn 1919-1939, phong trào giải phóng dân tộc của châu Á đã giành thắng lợi ở Mông Cổ và Thổ Nhĩ Kì.
- Cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921-1924) giành thắng lợi đã đưa đến sự thành lập của nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ
- Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì giành thắng lợi (1919-1922) kết thúc thắng lợi với sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì

Câu 15: Phong trào Ngũ Tứ năm 1919 ở Trung Quốc đã giương cao khẩu hiệu đấu tranh nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngày 4 tháng 5 là ngày Chủ nhật. Hơn hai giờ chiều, hơn ba nghìn học sinh của Đại học Bắc Kinh, Cao đẳng Sư phạm và hơn mười trường học khác tập trung ở Thiên An Môn. Học sinh giương cao khẩu hiệu "Trung Quốc của người Trung Quốc", "Trừng phạt những kẻ bán nước Tào, Chương, Lục"