Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Lý thuyết về Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

I. Châu Âu trong những năm 1918 – 1929

1. Những nét chung

Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất và ảnh hưởng cúa Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, tình hình châu Âu có nhiều biến đổi:

- Xuất hiện một số quốc gia mới từ sự tan vỡ của đế quốc Áo - Hung và sự thất bại của Đức.

- Giai đoạn 1918 – 1923, kinh tế của các nước suy sụp, nền thống trị của giai cấp tư sàn không ổn định do cao trào cách mạng bùng nổ.

- Những năm 1924 – 1929, chính quyền tư sản các nước dập tắt phong trào cách mạng, ổn định nền thống trị, phát triển nhanh về kinh tế.

2. Cao trào cách mạng 1918 - 1923. Quốc tế Cộng sản thành lập.

a) Cao trào cách mạng 1918 - 1923

- Nguyên nhân:

  • Do hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.

- Các phong trào tiêu biểu:

  • Cách mạng tháng 11/1918 ở Đức: lật đổ chế độ quan chủ, thiết lập nền cộng hòa tư sản.
  • Cao trào cách mạng ở Hung-ga-ri và nhiều nước khác.
    • Cao trào cách mạng lên cao ở nhiều nước châu Âu. => Sự thành lập của các đảng cộng sản.

- Hệ quả: Nhiều đảng cộng sản được thành lập: Đảng Cộng sản Hung-ra-ri (1918), Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Anh (1920),...

b) Quốc tế Cộng sản (1919 - 1943)

- Hoàn cảnh:

  • Ngày 2/3/1919, Quốc tế cộng sản được thành lập tại Mát-xcơ-va với vai trò của Lê-nin.

- Hoạt động:

  • Tiến hành 7 lần đại hội, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn cho từng thời kỳ.
  • Tại đại hội II (1920) thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin.
  • Tại đại hội lần thứ VII (7/1935), xác định chủ nghĩa phát xít là kẻ thù chung của nhân dân thế giới, chủ tương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước để chống lại phát xít và nguy cơ chiến tranh.
  • Năm 1943, Quốc tế Cộng sản tự giải tán do sự thay đổi của tình hình thế giới.

- Công lao: thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.

II. Châu Âu trong những năm 1929 - 1939.

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) và những hậu quả của nó

- Nguyên nhân: Do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận trong giai đoạn 1924 – 1929 dẫn đến cung vượt quá cầu.

- Tiến trình: Khủng hoảng diễn ra đầu tiên ở Mĩ, sau đó lan ra các nước tư bản khác.

- Hậu quả: Tàn phá nặng nề kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhân dân đói khổ, hàng chục triệu người thất nghiệp.

- Cách giải quyết khủng hoảng:

  • Mĩ, Anh, Pháp: cải cách kinh tế - xã hội.
  • Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản: phát xít hóa chế độ thống trị, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

2. Phong trào Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh 1929 – 1933 (Giảm tải)

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Nét nổi bật của tình hình châu Âu trong những năm 1918-1923 là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong những năm 1918-1923, các nước châu Âu đều lâm vào rơi vào tình trạng suy sụp về kinh tế, chính trị bất ổn do phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động dâng cao

Câu 2:  Quốc tế Cộng sản được thành lập năm 1919 đã trở thành một tổ chức của lực lượng nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quốc tế Cộng sản trở thành một tổ chức của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Câu 3: Năm 1920 ở châu Âu có những Đảng Cộng sản nào được thành lập?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Năm 1920, Đảng Cộng sản Anh và Đảng Cộng sản Pháp được thành lập.

Câu 4: Thiết lập chế độ độc tài phát xít là cách giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 của những quốc gia nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Đức, Italia, Nhật thiết lập một hình thức thống trị mới là chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất.

Câu 5: Các nước Anh, Pháp và Mỹ đã tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các nước Anh-Pháp-Mĩ đã tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách thực hiện những chính sách cải cách kinh tế - xã hội.

Câu 6:  Sự khủng hoảng về chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1918 – 1923 biểu hiện như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự khủng hoảng về chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa trong những năm 1918 – 1923 đã làm cho cao trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ ở châu Âu cũng như nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc.

Câu 7: Tại Đại hội lần thứ hai năm 1920 của Quốc tế cộng sản đã thông qua vấn đề quan trọng nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tại Đại hội lần thứ hai Quốc tế cộng sản đã thông qua Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa do Lê-nin dự thảo.

Câu 8: Trong những năm 1924-1929 tình hình các nước tư bản châu Âu có điểm gì nổi bật ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản châu Âu trở lại sự ổn định về chính trị, phục hồi và phát triển kinh tế.

Câu 9: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đã hình thành hai khối đế quốc đối lập, đó là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đã hình thành hai khối đế quốc đối lập, đó là: Mĩ, Anh, Pháp đối lập với Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

Câu 10:  Trong những năm 1918 – 1923, phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa có nền kinh tế

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong những năm 1918 – 1923, các nước châu Âu, kể cả các nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.

Câu 11: Biện pháp giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) của các nước Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Biện pháp giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) của các nước Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản là thiết lập các chế độ độc tài phát xít và gây chiến tranh thế giới.

Câu 12:  Nét nổi bật của tình hình châu Âu trong những năm 1918-1923 là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong những năm 1918-1923, các nước châu Âu đều lâm vào rơi vào tình trạng suy sụp về kinh tế, chính trị bất ổn do phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lao động dâng cao.

Câu 13: Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã dẫn đến hậu quả trầm trọng như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước, mức sản xuất bị đẩy lùi, vấn đề thị trường tiêu thụ trở nên gay gắt.

Câu 14:  Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã để lại hậu quả nghiêm trọng gì đối với các nước tư bản châu Âu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã khiến các nước tư bản châu Âu thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế.

Câu 15: Linh hồn của Quốc tế Cộng sản là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lê-nin là linh hồn của Quốc tế Cộng sản.

Câu 16: Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã thực hiện biện pháp gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức lại sản xuất để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và vực dậy nền sản xuất.