Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới  (1918 - 1939)

Lý thuyết về Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

I. Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

- Hoàn cảnh: Nhật Bản là nước thu nhiều lợi nhuận thứ hai sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, không mất mát gì trong chiến tranh.

- Tình hình kinh tế:

  • Trong những năm đầu (1914 - 1919), công nghiệp tăng 5 lần, sản xuất phát triển, hàng hóa xuất khẩu ra các thị trường châu Á.
  • Nền nông nghiệp không có gì thay đổi, giá gạo tăng, đời sống nhân dân khó khăn. Tàn dư của phong kiến tồn tại nặng nề ở nông thôn.
  • Năm 1927 Nhật lâm vào khủng hoảng tài chính, chấm dứt sự phục hồi của kinh tế Nhật.

- Tình hình xã hội:

  • Đời sống nhân dân khó khăn. => Bùng nổ các cuộc đấu tranh, tiêu biểu là vụ  “bạo động lúa gạo” (1928).
  • Sự phát triển của phong trào công nhân => Sự ra đời của Đảng Cộng sản Nhật Bản (7/1922).

II. Nhật Bản trong những năm 1929 - 1939

1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933

- Hậu quả: 

  • Nền kinh tế bị thiệt hại nặng nề: Công nghiệp giảm 32%; ngoại thương giảm 80%.
  • Về xã hội: 3 triệu người thất nghiệp; cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt.

- Biện pháp thoát khỏi khủng hoảng: Chính phủ Nhật Bản cho tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước và gây chiến tranh xâm lược.

2. Phong trào đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật

- Nguyên nhân: Chính phủ phát xít hóa bộ máy nhà nước, tăng cường bóc lột nhân dân.

- Lãnh đạo: Đảng Cộng sản.

- Kết quả: Thất bại.

- Ý nghĩa: Góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bánh trướng ra bên ngoài.

Câu 2:  Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh chiến tranh xâm lược khu vực nào vào đầu thế kỉ XX?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền Nhật Bản đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Năm 1931, Nhật Bản đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc và biến toàn bộ vùng đất giàu có này thành thuộc địa.

Câu 3:  Sự kiện chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khủng hoảng tài chính 1927 đã chấm dứt sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 4:  Cuộc đấu tranh chống phát xít vào những năm 30 của thế kỉ XX của nhân dân Nhật Bản có tác dụng như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cuộc đấu tranh chống phát xít đã góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản.

Câu 5:  Giới cầm quyền Nhật Bản đã thực hiện biện pháp gì để giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bánh trướng ra bên ngoài.

Câu 6: Trước khi chịu khủng hoảng kinh tế 1929-1933, Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trước khi chịu khủng hoảng kinh tế 1929-1933, Nhật Bản đã rơi vào khủng hoảng tài chính làm 30 ngân hàng phải đóng cửa.

Câu 7:  Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản diễn ra trong khoảng thập niên 30 của thế kỉ XX.

Câu 8:  Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) đã tác động như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển, do Nhật là nước thu lợi thứ hai sau chiến tranh (sau Mĩ).

Câu 9: Tháng 7-1922, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện gì nổi bật ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tháng 7 - 1922, Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào công nhân.