MỤC LỤC
Thực hiện 2 thí nghiệm :
- TN1: Cho 3,84g $\large Cu$ phản ứng với 80 ml dung dịch $\large HNO_{3}$ 1M thấy thoát ra $\large V_{1}$ lít khí $\large NO$.
- TN2: Cho 3,84g $\large Cu$ phản ứng với 80 ml dung dịch $\large HNO_{3}$ 1M và $\large H_{2}SO_{4}$ 0,5M thấy thoát ra $\large V_{2}$ lít khí $\large NO$. Biết $\large NO$ là sản phẩm khử duy nhất. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa $\large V_{1}$ và $\large V_{2}$ là
Lời giải chi tiết:
Phương pháp:
Khi kim loại phản ứng với hỗn hợp axit, trong đó có $\large HNO_{3}$ thì nên dùng phương trình ion để không bỏ sót $\large H^{+}$
$\large M + H^{+}+ NO_{3}^{-}\to M^{n+} + spk + H_{2}O$
Hướng dẫn giải:
TN1: $\large n_{Cu} = 0,06$ mol;
$\large n_{HNO_{3}} = 0,08$ mol
$\large 3Cu + 8HNO_{3} \to 3Cu(NO_{3})_{2} + 2NO + 4H_{2}O$
$\large\Rightarrow n_{NO} = 0,02$ mol ($\large Cu$ dư)
TN2: $\large n_{Cu} = 0,06$ mol;
$\large n_{NO_{3}^{-}} = 0,08$ mol;
$\large n_{H^{+}} = 0,16$ mol
$\large 3Cu + 8H^{+} + 2{NO_{3}}^{-} \to 3 Cu^{2+} + 2NO + 4H_{2}O$
$\large\Rightarrow n_{NO} = 0,04$ (vì $\large Cu$ và $\large H^{+}$ hết, $\large {NO_{3}}^{-}$ dư)
$\large\Rightarrow \dfrac{V_{1}}{V_{2}} = \dfrac{n_{1}}{n_{2}} = \dfrac{0,02}{0,04} = \dfrac{1}{2}$
$\large\Rightarrow V_{2} = 2V_{1}$
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới