MỤC LỤC
Lấy 16 gam hỗn hợp $\Large Mg$ và $\Large M$ (có cùng số mol) tác dụng hoàn toàn với dung dịch $\Large HNO_3$ dư, thu được dung dịch X chứa 84 gam muối và 0,2 mol hỗn hợp khí Y gồm $\Large NO$ và $\Large NO_2$ (tỉ lệ 1 : 1 về số mol). Nếu lấy 22,4 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với 300 ml dung dịch $\Large H_2SO_4$ 1M thì thu được V lít khí (đktc). Giá trị của lớn nhất của V là
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Hỗn hợp Y gồm 2 khí $\Large NO$ (0,1 mol) và $\Large NO_2$ (0,1 mol)
Đặt $\Large n_{NH_4NO_3}=x$
$\Large m _{ X }= m _{ KL }+ m _{ NO _{3}^{-}}+ m _{ NH _{4} NO _{3}}$
$\Large \Rightarrow 16+62 .(3.0,1+0,1.1+8x)+80x=84$
$\Large \Rightarrow x=0,075 mol$
Xét hỗn hợp kim loại:
$\Large \stackrel{\text { BT: } e}{\longrightarrow} 2 n_{M g}+n \cdot n_{M}=3.0,1+0,1+8.0,075=1 \text { (1) }$
và $\Large n _{ M }= n _{ Mg }$
$\Large 24 n _{ Mg }+ n _{ M}.M _{ M }=16(2)$.
Biện luận:
$\Large n = 1, 2, 3$, giải hệ (1), (2) suy ra $\Large n = 2 (Ca) $và $\Large n = 3 (Fe)$
Vậy khi M là $\Large Ca$ thì thể tích khí thoát ra là lớn nhất vì ngoài phản ứng với axit thì $\Large Ca$ còn phản ứng với nước.
Trong 22,4 gam $\Large Ca$ có 0,56 mol > $\Large n_{H_2SO_4}$
$\Large\Rightarrow Ca$ có phản ứng với nước
$\Large \text { BT:e } n _{ Ca }= n _{ H _{2}}=0,56 mol $
$\Large \Rightarrow V _{ H _{2}}=12,544 \text { (lít) }$
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới