a. Khái niệm
- Hôn nhân: Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện được nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và Xây dựng một gia đình hoà thuận hạnh phúc.
- Có thể kết hôn giữa các dân tộc, các tôn giáo với người nước ngoài…nhưng phải thực hiện đúng kế hoạch hoá gia đình.
- Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
⇒ Hôn nhân không được dựa trên các yêu cầu như: Vì tiền, vì địa vị, sắc đẹp, bị ép buộc sẽ dẫn đến tan vỡ hạnh phúc.
- Tình yêu không lành mạnh là tình yêu không bền vững, vụ lợi, thiếu trách nhiệm trong tình yêu thì cũng có thể dẫn đến hôn nhân ko bền vững
b. Những quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân
* Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam:
- Hôn nhân, tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa người Việt Nam với người nước ngoài đều được tôn trọng và được p/luật bảo vệ.
- Vợ chồng phải thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
* Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân:
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên việc kết hôn phải do nam nữ tự nguyện quy định và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cấm kết hôn trong những trường hợp đang có vợ hoặc có chồng, người mất năng lực hành vi dân sự…
- Vợ chồng bình đẳng với nhau, tôn trọng nhau về nghề nghiệp nhân phẩm của nhau.
c. Trách nhiệm của công dân trong hôn nhân
- Phải có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong t/yêu và hôn nhân. Ko vi phạm p/luật về hôn nhân.
- Biết đánh giá đúng bản thân, hiểu ý nghĩa của luật hôn nhân gia đình.
Theo quy định của pháp luật, độ tuổi được phép kết hôn là nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. (SGK GDCD 9 tr 42)
"Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. " (SGK GDCD 9 tr41)
Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.
Hôn nhân giữa vợ chồng theo tôn giáo không được pháp luật bảo vệ không thuộc nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.
Vợ chồng không cần thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình là nhận định không đúng về quyền và nghĩa vụ cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay, thay vào đó vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Hôn nhân hợp pháp là kết hôn giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (SGK GDCD 9 tr 42)
Trách nhiệm của công dân đối với đất nước không thuộc những quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân.
"Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. " (SGK GDCD 9 tr41)
Câu thành ngữ " Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn " có ý nghĩa thuận ý vợ, ý chồng thì việc gì cũng có cách giải quyết.
Trường hợp lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật gọi là tảo hôn.
Hành vi bị ép kết hôn mà chị P gặp phải khi mới 16 tuổi là hành vi bị pháp luật cấm; thứ nhất pháp luật cấm hành vi cưỡng ép kết hôn, thứ hai cấm hành vi phụ nữ kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi.
Chỉ có cha mới có nghĩa vụ và trách nhiệm giáo dục con cái là ý kiến sai về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
Vợ chồng anh H luôn tôn trọng nhau, cuộc sống gia đình luôn vui vẻ là biểu hiện của gia đình hạnh phúc.