Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

Lý thuyết về Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

I. ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT

 - Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lý, tập tính của sinh vật.

- Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 50 độ C. Ở thực vật, cây chỉ quang hợp và hô hấp ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ C. Nhiệt độ trên 40 độ C và dưới 0 độ C cây ngừng quang hợp và hô hấp.

+ Thực vật vùng nóng thường có lá màu xanh đậm, bề mặt lá có tầng cutin dày hoặc lá biến thành gai hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, thân mọng nước...

+ Thực vật vùng lạnh về mùa đông thường rụng lá: giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, thân và rễ có lớp bần dày tạo thành lớp bảo vệ cây.

Kết quả hình ảnh cho lớp bần ở thân cây

- Động vật ở vùng lạnh và vùng nóng có nhiều đặc điểm khác nhau

 + Động vật vùng lạnh có lông dày hơn, kích thước lớn hơn so với thú sống ở vùng nóng.

+ Nhiều loài động vật có tập tính lẩn tránh nơi nóng hoặc lạnh quá bằng cách: chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ hè…

+ Có 1 số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất cao như vi khuẩn suối nước nóng chịu được nhiệt độ 70 – 90 độ C. Một số sinh vật sống được ở nhiệt độ rất thấp như ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ - 27 độ C.

- Dựa vào sự ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật. Người ta chia sinh vật thành 2 nhóm:

+ Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhóm này gồm: vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

+ Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Gồm: các động vật có tổ chức cao như: chim, thú và con người.

II. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT

 - Độ ẩm không khí và độ ẩm của đất ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

+ Có những sinh vật thường xuyên sống trong nước hoặc trong môi trường ẩm ướt ven các bờ suối, dưới tán cây rừng rậm…

+ Có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như hoang mạc, vùng núi đá…

- Sinh vật sống ở những vùng có độ ẩm khác nhau có hình thái, cấu tạo khác nhau:

+ Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng: phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.

+ Cây sống nơi ẩm ướt, ánh sáng mạnh: phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.

+ Cây sống nơi khô hạn: cơ thể mọng nước, lá và thân tiêu giảm, lá biến thành gai.

+ Động vật sống nơi ẩm ướt (ếch, nhái ..) khi trời nóng cơ thể mất nước nhanh vì da chúng là da trần, bò sát khả năng chống mất nước hiệu quả hơn vì da có lớp vảy sừng bao bọc.

- Dựa vào ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật người ta chia sinh vật thành các nhóm: thực vật ưa ẩm, thực vật chịu hạn, động vật ưa ẩm và động vật chịu hạn.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Dựa vào khả năng giữ nhiệt ổn định của cơ thể, động vật được chia thành mấy nhóm và là những nhóm nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dựa vào khả năng giữ nhiệt ổn định của cơ thể, động vật được chia thành hai nhóm – động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các loài sinh vật phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường như với thực vật có loài chỉ sống ở nơi nóng, có loài chỉ sống ở nơi lại hay với động vật chia thành động vật hằng nhiệt và biến nhiệt.

Câu 3: Đặc điểm cấu tạo của động vật vùng lạnh có ý nghĩa giúp chúng giữ nhiệt cho cơ thể chống rét là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Động vật sống ở vùng lạnh và nóng có nhiều đặc điểm khác nhau, điển hình là thú có lông như hươu, gấu, nai ở vùng lạnh có lông dày và dài hơn lông cũng của thú đó nhưng sống ở vùng nóng.

Câu 4: Với các cây xanh sống ở vùng ôn đới, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày. Những đặc điểm này có tác dụng gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ có các lớp bần dày tạo thành những lớp các nhiệt bảo vệ cây.

Câu 5: Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ bao nhiêu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đa số các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 đến 50 độ C. Ngoài ra đặc biệt có một vài loài sinh vật có thể sống mức nhiệt độ âm độ C hoặc gần 100 độ C.

Câu 6: Ở động vật biến nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khái niệm theo SGK sinh học 9: động vật biến nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường.

Câu 7: Ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ lạnh tối đa khoảng bao nhiêu độ C?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK Sinh 9, một số sinh vật sống được ở nơi có nhiệt độ rất thấp như ấu trùng sâu ngô chịu được nhiệt độ -27 độ C.

Câu 8: Khi chuyển những sinh vật sống ở những nơi ấm áp sang những nơi giá lạnh hoặc ngược lại thì có kết quả gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhiều loài sinh vật chỉ sống ở nơi ấm áp và ngược lại, nhiều loài chỉ sống ở nơi giá lạnh. Khi chuyển những sinh vật đó từ nơi ấm áp sang nơi lạnh (hoặc ngược lại) thì khả năng sống của chúng bị giảm, nhiều khi không sống được.

Câu 9: Vi khuẩn suối nước nóng chịu được nhiệt độ bao nhiêu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vi khuẩn suối nước nóng chịu được nhiệt độ từ 70 đến 90 độ C.

Câu 10: Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước.

Câu 11: Tại sao loài bò sát chống mất nước tốt hơn so với ếch?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ếch là động vật sống ở nơi ẩm ướt, khi gặp điều kiện khô hạn, da ếch là da trần nên mất nước nhanh chóng. Ngược lại, bò sát có da được phủ vảy sừng nên chống mất nước hiệu quả hơn.

Câu 12: Tầng Cutin dày trên bề mặt lá của các cây xanh sống ở vùng nhiệt đới có tác dụng gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cutin là một hợp chất hữu cơ có tính chất như axit béo, có dạng như sáp, không thấm nước, đục hoặc trong suốt, tạo bởi một số chất hữu cơ có công thức hóa tổng quát là (C6H1005)n .

Ở thực vật, đặc biệt lá cây, chất cutin tạo thành một lớp liên tục phủ bên trên lớp biểu bì và chỉ bị ngắt bởi các lỗ vỏ lá, lớp này được gọi là ‘tầng cutin’ hoặc ‘lớp cutin’. Cây sống ở vùng nhiệt đới, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao.

Câu 13: Dựa vào khả năng sống trong môi trường có độ ẩm khác nhau, động vật được chia thành những nhóm nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dựa vào khả năng sống trong môi trường có độ ẩm khác nhau, động vật được chia thành động vật động vật ưa ẩm và động vật ưa khô, thực vật được chia thành thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn.

Câu 14: Gấu Bắc cực khác gì so với gấu sống ở vùng nhiệt đới?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Gấu ở Bắc cực sống ở vùng có khí hậu lạnh thì có kích thước cơ thể lớn hơn so với những động vật cùng loài sống ở vùng nhiệt đới để thích nghi với môi trường khắc nghiệt ví dụ như lớp mỡ dày để có khả năng chống rét tốt.

Câu 15: Dựa vào khả năng sống trong môi trường có độ ẩm khác nhau, động vật được chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Dựa vào khả năng sống trong môi trường có độ ẩm khác nhau, động vật được chia thành hai nhóm – nhóm động vật ưa ẩm, nhóm động vật ưa khô.

Câu 16: Ở động vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khái niệm theo SGK sinh học 9: động vật hẳng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.