I. SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC HỆ SINH THÁI
Các hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước khác biệt nhau rất nhiều về đặc tính vật lí, hóa học và sinh học.
- Hệ sinh thái trên cạn:
+ Các hệ sinh thái rừng (rừng mưa nhiệt đới, rừng lá rộng rụng theo mùa vùng ôn đới, rừng lá kim …)
+ Hệ sinh thái thảo nguyên
+ Các hệ sinh thái hoang mạc
+ Các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng
+ Hệ sinh thái núi đá vôi - Hệ sinh thái dưới nước:
+ Hệ sinh thái nước mặn: hệ sinh thái vùng biển khơi, các hệ sinh thái vùng ven bờ (rừng ngập mặn, rạn san hô, đầm phá ven bờ…)
+ Hệ sinh thái nước ngọt: các hệ sinh thái sông, suối (hệ sinh thái nước chảy), hệ sinh thái hồ, ao (hệ sinh thái nước đứng)
II. BẢO VỆ HỆ SINH THÁI RỪNG
III. BẢO VỆ HỆ SINH THÁI BIỂN
- Biển là hệ sinh thái khổng lồ chiếm ¾ diện tích bề mặt Trái Đất.
- Hiện nay, mức độ khai thác nguồn tài nguyên này quá nhanh nên nhiều loài sinh vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- 1 số loài sinh vật biển đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng và các bảo vệ.
IV. BẢO VỆ HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP
- Các hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và nguyên liệu cho công nghiệp.
- Nước ta có nhiều vùng sinh thái nông nghiệp phân bố ở các điều kiện địa lý và khí hậu khác nhau từ Bắc vào Nam.
- Cần duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu, đồng thời cải tạo các hệ sinh thái nông nghiệp để đạt năng suất và hiệu quả cao. Đảm bảo cho sự phát triển ổn định về kinh tế và môi trường của đất nước.
Cần vì : nhiều vùng biển bị ô nhiễm do hoạt động của con người (khai thác tài nguyên biển, thải rác bừa bãi…)
Hệ sinh thái trên cạn (Các em xem lại kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học 9)
Hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất được chia thành hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước. Trong hệ sinh thái dưới nước được chia làm hai loại là: Hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt.
Rừng đang dần bị thu hẹp, đặc biệt rừng nguyên sinh đang bị phá hoại
(Các em xem thêm phần Em có biết, SGK Sinh học lớp 9)
Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản không nhằm phát triển bền vững hệ sinh thái bởi khoáng sản là nguồn tài nguyên hữu hạn.
Biển là một hệ sinh thái khổng lồ chiếm 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất. (Khái niệm cơ bản trong SGK Sinh học 9)
Khai thác hợp lí kết hợp cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi tài nguyên biển.
Các ý còn lại như: Đánh bắt hải sản bằng chất nổ, tăng cường đánh bắt ở ven bờ, dùng hóa chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản đều là những phương pháp khai thác không hợp lý, gây ô nhiễm môi trường biển và tiêu diệt nhiều loài sinh vật biển
Rừng ngập mặn thuộc hệ sinh thái nước mặn (hệ sinh thái dưới nước) không phải hệ sinh thái trên cạn
Loại cây trồng chủ yếu của vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng là lúa nước (Kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học 9)
Mục tiêu của bảo vệ các hệ sinh thái nông nghiệp là đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế cũng như môi trường của đất nước. Duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu, đồng thời cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao. (Kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học 9)