Tuyến tụy

Tuyến tụy

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tuyến tụy

Lý thuyết về Tuyến tụy

I, TUYẾN TỤY

1, Đặc điểm

+ Nằm ở ổ bụng được coi là 1 phần của hệ tiêu hóa, được bao quang bởi lá lách, gan, dạ dày, túi mật và ruột non, nằm ở phía sau dạ dày sát thành sau ổ bụng.

+ Có kích thước dài khoảng 15,24cm, có hình chữ nhật và bằng phẳng.

2. Chức năng của tuyến tụy

+ Tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng: giúp biến đổi thức ăn trong ruột non (chức năng ngoại tiết)

+ Tế bào tập hợp lại thành đảo tụy: tiết các hoocmôn điều hòa lượng đường trong máu (chức năng nội tiết)

- Tế bào đảo tụy gồm: 

+ Tế bào alpha → tiết hoocmôn glucagon

+ Tế bào beta → tiết hoomon insulin 

 - Vai trò của hoocmôn tuyến tụy

- Có vai trò trong việc điều hòa lượng đường huyết của cơ thể giữ ở mức ổn định khoảng 0.12%.

Vai trò của hoocmon tuyến tụy

+ Khi lượng đường (glucose) trong máu tăng cao → kích thích tế bào → tiết hoocmôn insulin → phân giải glucose thành glicogen tích trữ trong gan và cơ → đường trong máu giảm xuống 

+ Khi lượng đường (glucose) trong máu giảm → kích thích tế bào → tiết hoocmôn glucagon → chuyển hóa glicogen tích lũy trong gan thành glucose → đường trong máu tăng lên 

→ Nhờ có tác dụng đối lập của hai loại hooc mon của tế bảo đảo tụy mà tỉ lệ đường huyết luôn ổn định.

3. Rối loạn hoạt động của tuyến tụy

- Sự rối loạn trong hoạt động nội tiết của tuyến tụy sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường (lượng đường trong máu cao) hoặc chứng hạ đường huyết (lượng đường trong máu giảm). 

- Bệnh tiểu đường: do hàm lượng đường trong máu cao làm cho thận không hấp thu hết nên đi tiểu tháo ra đường.

+ Nguyên nhân: do tụy không tiết hoocmôn insulin hoặc do tế bào gan, cơ không tiếp nhận insulin 

+ Hậu quả: dễ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây bại liệt hoặc tử vong.

+ Bệnh hạ đường huyết: hàm lượng đường trong máu giảm do tế bào → không tiết hoocmôn glucagon.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Loại hoocmôn nào dưới đây có vai trò chủ yếu trong việc điều chỉnh đường huyết khi cơ thể bị hạ đường huyết?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi lượng đường trong máu giảm $ \to $ kích thích tiết hoocmôn glucagôn $ \to $ chuyển hóa glicôgen tích lũy thành glucôzơ $ \to $ lượng đường trong máu tăng lên.

Câu 2: Hoocmôn ađrênalin gây ra tác dụng sinh lí nào dưới đây?

1. Dãn phế quản.

2. Tăng nhịp tim.

3. Tăng nhịp hô hấp.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hoocmôn andrênalin gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản và góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.

Câu 3: Hoocmôn insulin do tuyến tuỵ tiết ra có tác dụng sinh lí như thế nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hoocmôn insulin có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và cơ. Insulin được sản xuất ra sẽ hạn chế glucagôn. Insulin sẽ kích thích các tế bào trên khắp cơ thể để lấy đường glucôzơ trong dòng máu để sử dụng glucôzơ như một nguồn cung cấp năng lượng.

Câu 4: Hoocmôn điều hoà sinh dục nam có thể được tiết ra bởi tuyến nội tiết nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lớp trong của vỏ tuyến trên thận tiết ra hoocmôn điều hòa sinh dục nam (andrôgen), gây những biến đổi đặc tính sinh dục ở nam.