- Đặc điểm:
+ Hút sắt hoặc bị sắt hút ( ngoài ra còn hút niken hoặc coban..)
+ Nam châm nào cũng có hai cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam.
+ Khi đặt hai nam châm gần nhau, các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.
- Ứng dụng: Kim nam châm, la bàn, Đi-na-mô xe đạp, loa điện, động cơ điện đơn giản, máy phát điện đơn giản….
Một cực của nam châm vĩnh cửu sơn màu xanh thường chỉ cực Nam của nam châm.
Bình thường kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc - nam.
Thanh nam châm có ghi chữ N (tiếng anh là North) để chỉ cực Bắc của nam châm.
Khi để hai cực khác tên gần nhau thì hai thanh nam châm hút nhau.
Nam châm không hút nhôm.
Mỗi thanh nam châm vĩnh cửu thường có hai cực là cực bắc và cực nam.
Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính là có thể hút các vật bằng sắt.
Nam châm dạng tròn dẹp không thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm.
Thanh nam châm có ghi chữ S (tiếng anh là South) để chỉ cực Nam của nam châm.
Một cực của nam châm vĩnh cửu sơn màu đỏ thường chỉ cực Bắc của nam châm.
Tương tác giữa hai nam châm: các từ cực cùng tên thì đẩy nhau; các cực khác tên thì hút nhau.
Nam châm hình chữ U hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở hai từ cực của nam châm.
Nam châm hút thép.
Phát biểu là không đúng khi nói về nam châm là: Mọi chỗ trên nam châm đều hút sắt mạnh như nhau.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới