Cơ quan phân tích thính giác

Cơ quan phân tích thính giác

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Cơ quan phân tích thính giác

Lý thuyết về Cơ quan phân tích thính giác

I, Cấu tạo của tai

Cấu tạo của tai

1. Tai ngoài

- Tai ngoài được giới hạn bởi màng nhĩ có đường kính khoảng 1cm, gồm:

+ Vành tai: có nhiệm vụ hứng sóng âm.

+ Ống tai: hướng sóng âm.

2. Tai giữa

- Tai giữa là 1 khoang xương gồm:

+ Chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau.

+ Xương búa được gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào 1 màng giới hạn tai giữa và tai trong (gọi là màng cửa bầu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần).

Chuỗi xương tai

3. Tai trong

- Tai trong gồm:

+ Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

+ Ốc tai: thu nhận các kích thích của sóng âm. Gồm: ốc xương tai bên trong có ốc tai màng.

Ốc tai màng là 1 ống màng chạy dọc ốc tai xương và cuốn quang trụ ốc hai vòng rưỡi gồm: màng tiền đình (phía trên), màng cơ sở (phía dưới) và màng bên.

Trên màng cơ sở có cơ quan coocti: chứa tế bào thụ cảm thính giác.

Phân tích cấu tạo của ốc tai

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Ở người, loại xương nào dưới đây được gắn trực tiếp với màng nhĩ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kiến thức SGK: Xương búa được gắn với màng nhĩ.

Câu 2: Ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là bộ phận nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nhìn hình vẽ ta thấy ngăn cách giữa tai ngoài và tai giữa là màng nhĩ.

Câu 3: Nhờ bộ phận nào mà áp suất 2 bên màng nhĩ được cân bằng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vòi tai có 2 lỗ: lỗ nhĩ thông với thành trước hòm tai; lỗ hầu thông với thành bên tỵ hầu (giữa tuyến hạnh nhân vòi). Tác dụng của vòi nhĩ là làm cân bằng áp lực của hòm tai với tai ngoài.

Câu 4: Tai ngoài có vai trò gì đối với khả năng nghe của con người ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tai ngoài gồm: Vành tai (hứng sóng âm - vành tai như hình 1 vành loa có những chỗ lồi chỗ lõm giúp ta thu nhận âm thanh từ mọi phía, mà không cần cử động tai hoặc xoay đầu về phía tiếng động như động vật), ống tai (hướng sóng âm).

Câu 5: Trong tai người, xương bàn đạp nằm áp sát với bộ phận nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xương bàn đạp áp sát vào một màng giới hạn tai giữa với tai trong gọi là màng cửa bầu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây khi nói về đặc điểm của màng cửa bầu dục là đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Màng cửa bầu dục là màng giới hạn tai giữa và tai trong nằm trong tai giữa, diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần.

Câu 7: Ở tai trong, bộ phận nào có nhiệm vụ thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kiến thức SGK: Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên: thu nhận các thông tin về vị trí và sự chuyển động của cơ thể trong không gian.

Câu 8: Tai ngoài gồm bộ phận nào sau đây?

1. Vành tai.

2. Ống tai.

3. Vòi nhĩ.

4. Ốc tai.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

TAI NGOÀI (AURIS EXTERNUS): Gồm có vành tai và ống tai, đi từ vành tai tới màng nhĩ.

Câu 9: Ở tai giữa của con người tồn tại bao nhiêu loại xương ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

 

Tai giữa là một khoang xương trong đó có chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp.