Hiện tượng phóng xạ, tia phóng xạ

Hiện tượng phóng xạ, tia phóng xạ

4.9/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Hiện tượng phóng xạ, tia phóng xạ

Lý thuyết về Hiện tượng phóng xạ, tia phóng xạ

1. Phóng xạ

Là quá trình phân rã tự phát của một hạt nhân không bền vững (tự nhiên hay nhân tạo). Quá trình phân rã này kèm theo sự tạo ra các hạt và có thể kèm theo sự phát ra các bức xạ điện từ. Hạt nhân tự phân rã gọi là hạt nhân mẹ, hạt nhân được tạo thành sau phân rã gọi là hạt nhân con.

Phóng xạ là phản ứng tỏa năng lượng. Hiện tượng phóng xạ chỉ do các nguyên nhân bên trong gây ra, không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

2. Các tia phóng xạ 

+ Phóng xạ $\alpha $

Hạt nhân mẹ X phân rã tạo thành hạt nhân con Y, đồng thời phát ra tia phóng xạ $\alpha $ theo phản ứng :

$_{Z}^{A}X\to \,\,_{Z-2}^{A-4}Y+\,_{2}^{4}He$

Có thể viết gọn hơn: $_{Z}^{A}X\xrightarrow{\alpha }\,_{Z-2}^{A-4}Y$

Tia $\alpha $ là dòng các hạt nhân $_{2}^{4}He$ chuyển động với tốc độ vào cỡ ${{2.10}^{7}}\left( m/s \right)$ .

Tia $\alpha $ làm ion hóa mạnh các nguyên tử trên đường đi của nó và mất năng lượng rất nhanh. Quãng đường đi được của tia $\alpha $trong không khí chừng vài cm và trong vật rắn chừng vài $\mu m$.

Tia $\alpha $bị lệch về phía bản âm của tụ điện.

+ Phóng xạ ${{\beta }^{-}}$

Phóng xạ ${{\beta }^{-}}$ là quá trình phát ra tia ${{\beta }^{-}}$. Tia ${{\beta }^{-}}$ là dòng các electron $\left( _{-1}^{0}e \right)$.

Dạng tổng quát của quá trình phóng xạ ${{\beta }^{-}}$: $_{Z}^{A}X\xrightarrow{{{\beta }^{-}}}\,_{Z+1}^{A}Y$

+ Phóng xạ ${{\beta }^{+}}$

Phóng xạ ${{\beta }^{+}}$là quá trình phát ra tia ${{\beta }^{+}}$. Tia ${{\beta }^{+}}$ là dòng các pôzitron $\left( _{1}^{0}e \right)$ . Pôzitron có điện tích +e và khối lượng bằng khối lượng electron. Nó là phản hạt của electron.

Dạng tổng quát của quá trình phóng xạ ${{\beta }^{+}}$: $_{Z}^{A}X\xrightarrow{{{\beta }^{-}}}\,_{Z-1}^{A}Y$

Trong hai quá trình trên có phát ra các hạt $_{-1}^{0}e$$_{1}^{0}e$ chuyển động với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng, tạo thành các tia ${{\beta }^{+}};{{\beta }^{-}}$. Các tia này có thể truyền đi được vài mét trong không khí và vài milimet trong kim loại.

Tuy nhiên, khi đo đạc tính toán hai quá trình phóng xạ ${{\beta }^{+}}$${{\beta }^{-}}$ , các nhà Vật lí thấy rằng, định luật bảo toàn momen động lượng chưa thỏa mãn. Điều đó có nghĩa là khi tính toán đã bỏ qua sự xuất hiện một hạt trong phản ứng phóng xạ. Đó là hạt có tên là nơtrinô, có khối lượng rất nhỏ, không tích điện, kí hiệu $_{0}^{0}\nu $chuyển động với tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng. Vậy ta phải viết phương trình mô tả quá trình phóng xạ ${{\beta }^{+}}$:

$_{7}^{12}N\to \,_{6}^{12}C+\,\underbrace{_{1}^{0}e}_{{{\beta }^{+}}}+\,_{0}^{0}\nu $

Với quá trình phóng xạ ${{\beta }^{-}}$:

$_{7}^{12}N\to \,_{6}^{12}C+\,\underbrace{_{-1}^{0}e}_{{{\beta }^{-}}}+\,_{0}^{0}\widetilde{\nu }$

Trong đó: $_{0}^{0}\widetilde{\nu }$ là phản hạt của nơtrinô

+ Phóng xạ $\gamma $

Một số hạt nhân con sau quá trình phóng xạ $\alpha $ hay ${{\beta }^{+}},{{\beta }^{-}}$ được tạo ra trong trạng thái kích thích. Khi đó xảy ra tiếp quá trình hạt nhân đó chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn, và phát ra bức xạ điện từ $\gamma $, còn gọi là tia $\gamma $. Các tia $\gamma $ có thể đi qua được vài mét trong bê tông và vài cm trong chì. Tia $\gamma $ không bị lệch trong điện trường.

Các tia đi trong điện trường.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phóng xạ là quá trình diễn ra tự nhiên chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phóng xạ đó, hoàn toàn không chịu sự chi phối của các yếu tố bên ngoài như. nhiệt độ, áp suất, lực tác dụng…

Câu 2: Thí nghiệm của Rơdơpho về sự tán xạ của hạt α chứng minh cho:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thí nghiệm của Rơdơpho về sự tán xạ của hạt α chứng minh rằng: Trong nguyên tử có một bộ phận rất nhỏ bé, nơi đó tập trung điện tích dương và hầu hết khối lượng nguyên tử.

Câu 3: Các tia có cùng bản chất là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tia $γ$, tia X, tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy.
Nên đáp án đúng là đáp án: tia $γ$ và tia tử ngoại.

Câu 4: Khi xảy ra hiện tượng phóng xạ thì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Xem lại bài hiện tượng phóng xạ. Chú ý rằng sự phóng xạ xảy ra do cấu trúc hạt nhân nguyên tử, không phụ thuộc bất kỳ điều kiện bên ngoài nào.

Câu 5: Quá trình phóng xạ hạt nhân là quá trình

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quá trình phóng xạ hạt nhân là quá trình tỏa năng lượng.

Câu 6: Phóng xạ $β^-$ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phóng xạ là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng và phóng xạ $β^-$ cũng là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng

Câu 7: Khi nói về sự phóng xạ, phát biểu nào dưới đây là đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Phóng xạ là một quá trình tự phát và không điều khiển được, không phụ thuộc các yếu tố bên ngoài như: áp suất, nhiệt độ. 
- Mỗi chất phóng xạ được đặc trưng bởi một thời gian gọi là chu kì bán rã T. Giá trị của T chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất đó chứ không phụ thuộc vào khối lượng chất

Câu 8: Hằng số phóng xạ của một chất

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hằng số phóng xạ không phụ thuộc vào khối lượng mà phụ thuộc vào bản chất của chất phóng xạ và tỉ lệ nghịch với chu kì bán rã.

Hằng số phóng xạ cũng như chu kì bán rã không phụ thuộc vào môi trường đặt chất phóng xạ.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Do điện tích của hạt β+ và hạt β- là khác nhau nên chúng không thể phóng ra từ cùng một đồng vị phóng xạ.

Câu 10: Chọn đáp án đúng: Trong phóng xạ \(\beta ^ +\) hạt nhân \({}_Z^A X\) biến đổi thành hạt nhân \({}_{Z'}^{A'} Y\) thì

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phương trình phản ứng:
$_Z^AX \to {\beta ^ + } + \,_{Z'}^{A'}X'$
Theo định luật bảo toàn số nuclon và bảo toàn điện tích ta có:
A = 0 + A' và Z = 1 + Z'
Vậy ta có: A = A' và Z' = Z - 1

Câu 11: Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân tự động phát ra các tia phóng xạ và biến thành hạt nhân nguyên tử của nguyên tố đó.

Câu 12: Chọn phát biểu đúng về hiện tượng phóng xạ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Học lại bài hiện tượng phóng xạ, bản chất tia phóng xạ
Chú ý rằng các đồng vị phóng xạ tự nhiên phát ra các tia phóng xạ không phải do bị kích thích mà do bản thân các hạt nhân đó không có cấu tạo bền vững

Câu 13: Bắn các tia phóng xạ $ \alpha ,{{\beta }^{+}},{{\beta }^{-}},\gamma $ vào giữa hai bản tụ tích điện trái dấu theo phương song song với hai bản tụ. Kết luận nào sau đây là đúng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tia $ {{\beta }^{+}} $ lệch về phía bản tụ tích điện âm, tia $ {{\beta }^{-}} $ bị lệch về phía bản tụ tích điện dương và cùng độ lệch với tia $ {{\beta }^{+}} $