Độ hụt khối.

Độ hụt khối.

4.6/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Độ hụt khối.

Lý thuyết về Độ hụt khối.

Khối lượng của một hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó.

Độ chênh lệch giữa hai khối lượng đó được gọi là độ hụt khối của hạt nhân, kí hiệu là $\Delta m$.

Độ hụt khối của hạt nhân ${}_{Z}^{A}X$

$\Rightarrow \Delta m=Z{{m}_{p}}+\left( A-Z \right){{m}_{n}}-{{m}_{X}}$

Trong đó:

${{m}_{p}}=1,0073u$ là hối lượng prôtôn.

${{m}_{n}}=1,0087u$ là khối lượng nơtrôn.

${{m}_{X}}$ là khối lượng hạt nhân X

$Z{{m}_{p}}+N{{m}_{n}}=Z{{m}_{p}}+\left( A-Z \right){{m}_{n}}$ là khối lượng các nuclôn.

           

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Gọi $m_p, m_n$ và m lần lượt là khối lượng của prôtôn, nơtron và hạt nhân $_{Z}^{A}X$. Hệ thức nào sau đây là đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Độ hụt khối: $\Delta m > 0{\rm{ }}$ nên $Z{m_p}\; + \left( {A - Z} \right){m_{n\;}} > m.$

Câu 2: Giả sử ban đầu có Z prôtôn và N nơtron đứng yên, chưa liên kết với nhau, khối lượng tổng cộng là $m_0$, khi chúng kết hợp lại với nhau để tạo thành một hạt nhân thì có khối lượng m. Gọi W là năng lượng liên kết và c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Biểu thức nào sau đây luôn đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Z prôtôn và N nơtron đứng yên, chưa liên kết với nhau, khối lượng tổng cộng là $m_0$, khi chúng kết hợp lại với nhau để tạo thành một hạt nhân thì sẽ có độ hụt khối $\Delta m$, hạt nhân sẽ có khối lượng là m

$\Rightarrow$ $m_0 > m$

Câu 3: Cho khối lượng của hạt nhân $_{47}^{107}Ag$ là 106,8783u; của nơtron là 1,0087u; của prôtôn là 1,0073u. Độ hụt khối của hạt nhân $_{47}^{107}Ag$

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$\Delta m={\rm{ }}Z.{m_p} + \left( {A - Z} \right){m_n}-{m_{Be}} $ $= 47.1,0073 + \left( {107-47} \right).1,0087-106,8783 = 0,9868u.$