I. Các nước Đông Nam Á
1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai
a. Nét chung về quá trình giành độc lập
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai: là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân (trừ Thái Lan).
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai: thuộc địa của Nhật.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai: khi Nhật Bản đầu hàng đồng minh, nổi dậy giành chính quyền (Inđônêxia, Việt Nam, Lào).
- Thực dân Âu - Mĩ quay lại tái chiếm → kháng chiến chống xâm lược:
- Năm 1984, Brunây tuyên bố độc lập.
- Năm 2002, Đông Timo tuyên bố độc lập.
b. Lào (1945 - 1975)
- Ngày 12/10/1945: Lào tuyên bố độc lập.
- Ngày 1946 - 1954: kháng chiến chống Pháp xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Năm 1954, Pháp kí Hiệp định Giơnevơ, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Giai đoạn 1954 - 1975: kháng chiến chống Mĩ xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào.
- Ngày 2/12/1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào được thành lập.
c. Campuchia (1945 - 1993)
- Giai đoạn 1945 - 1954: kháng chiến chống Pháp xâm lược.
- Giai đoạn 1954 - 1970: thực hiện đường lối hòa bình, trung lập.
- Giai đoạn 1970 - 1975: kháng chiến chống Mỹ.
- Giai đoạn 1975 - 1979: nội chiến chống Khơ-me đỏ.
- Giai đoạn 1979 - 1993: hồi sinh và xây dựng đất nước. Tháng 9/1993, Vương quốc Campuchia được thành lập.
2. Quá trình xây dựng và phát triển
Nhóm năm nước sáng lập ASEAN
3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN
a) Bối cảnh ra đời
- Nhu cầu liên kết, hợp tác giữa các nước để cùng nhau phát triển sau khi giành độc lập.
- Mong muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương đang bị sa lầy và không tránh khỏi thất bại.
- Khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là những thành công của khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước tìm cách liên kết với nhau.
=> Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.
b) Mục tiêu
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
c) Quá trình phát triển
- Giai đoạn 1967 - 1975: là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.
- Giai đoạn 1975 - 1991: khởi sắc
- Giai đoạn 1991 đến nay:
II. Ấn Độ
1. Quá trình giành độc lập
a. Bối cảnh
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại phát triển mạnh mẽ.
b. Các phong trào tiêu biểu
- Khởi nghĩa Bombay (1946).
- Cuộc bãi công ở Cancutta (1947).
c. Kết quả
- Thực dân Anh phải trao quyền tự trị theo “phương hướng Maobáttơn”, chia Ấn Độ thành hai quốc gia: Ấn Độ (theo Ấn Độ giáo) và Pakixtan (theo Hồi giáo).
- Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh. Ngày 26/1/1950, nước Cộng hòa Ấn Độ được thành lập.
2. Công cuộc xây dựng đất nước
a. Kinh tế
- Nông nghiệp: tiến hành “cách mạng xanh” => tự túc được lương thực, từ năm 1995 là nước xuất khẩu gạo thứ 3 thế giới.
- Công nghiệp: những năm 80 đứng hàng thứ 10 thế giới về sản xuất công nghiệp.
- Khoa học - kĩ thuật: “cách mạng chất xám” => trở thành một trong những cường quốc phần mềm lớn nhất thế giới.
b. Đối ngoại
- Chính sách hòa bình, trung lập tích cực.
- Ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
- Năm 1972, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Cho đến nay, ASEAN có 10 quốc gia thành viên trong khu vực Đông Nam Á, đó là Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo, Thái Lan, Brunây, Việt Nam, Lào, Mianma và Campuchia. Đông Timo hiện vẫn là quan sát viên của tổ chức này.
Ngay từ khi mới thành lập cho đến giai đoạn sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ trương đấu tranh của Đảng Quốc đại luôn luôn là "bất bạo động". Tuy nhiên, có những giai đoạn phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ vượt ra khỏi chủ trương của Đảng Quốc đại. Nhưng xét về mặt chủ trương đấu tranh thì đáp án đúng là "bất bạo động".
Trong giai đoạn đầu ( 1967-1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế, sự khởi sắc của ASEAN được đanh dấu từ hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali(Indonexia) tháng 2-1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á( gọi tắt là Hiệp ước Bali).
Sau hội nghị thượng đỉnh tại Ba-li (Inđônêxia) (1992), Việt Nam và Lào trở thành quan sát viên của tổ chức này. 3 năm sau, vào ngày 28 -7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN.
Theo kế hoạch Maobáttơn, Ấn Độ được chia thành hai nhà nước tự trị theo hai tôn giáo khác nhau là Ấn Độ theo Ấn Độ giáo và Pakixtan theo Hồi giáo.
Tận dụng thời cơ phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, nhân dân các nước Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.
Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của phát xít Nhật.
Năm nước sáng lập tổ chức ASEAN (8/8/1967) là Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.
Xingapo là là một trong bốn "con rồng" kinh tế châu Á.
Trải qua cuộc đấu tranh kiên cường và gian khổ, năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia kết thúc thắng lợi với Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.
Tuy nhiên, nhân dân Việt Nam và Lào, tiếp đó là Campuchia phải tiến hành cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, đến năm 1975 mới giành được thắng lợi hoàn toàn.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Thái Lan không là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ.
Về sản xuất công nghiệp, vào những năm 80 của thế kỉ XX, Ấn Độ đứng hàng thứ mười trên thế giới.
Từ cuối thập kỉ 70 đến giữa thập kỉ 80 là thời kì căng thẳng giữa các nước Đông Dương và ASEAN về vấn đề Campuchia. Năm 1991, với việc kí Hiệp định hòa bình về Campuchia, vấn đề Campuchia đã được giải quyết. Lúc này, Việt Nam và ASEAN bắt đầu quá trình đối thoại, hòa dịu.
Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.
Mục tiêu của tổ chức ASEAN là thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác giữa các thành viên nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng.
Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức ASEAN.
Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị thế trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của tổ chức được đánh dấu bằng Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1972, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).
Hội nghị thành lập ASEAN (1967) được tổ chức tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.
"Phương án Maobáttơn" của thực dân Anh chia Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người Ấn Độ giáo và Pakixtan của người Hồi giáo.
Theo “Phương án Maobattơn” (1947), Ấn Độ bị chia cắt thành hai nhà nước tự trị là Ấn Độ và Pakixtan.
Theo SGK Lịch sử 12, trang 33, cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
Mục đích của thực dân Anh khi thực hiện "phương án Maobáttơn" (1947) là trao quyền tự trị cho Ấn Độ. Theo đó, phương án này sẽ chia Ấn Độ thành hai nhà nước tự trị trên cơ sở tôn giáo là Ấn Độ của người Ấn Độ giáo và Pakixtan của người Hồi giáo.
Nhờ tiến hành cuộc "cách mạng xanh" trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực, và từ năm 1995 trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba thế giới.
Theo SGK Lịch sử 12 trang 28, ngày 18 – 3 – 1970, Chính phủ Xihanúc bị lật đổ bới các thế lực tay sai của Mĩ. Từ đây, nhân dân dân Campuchia sát cánh cùng nhân dân Việt Nam và Lào tiến hành cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Ba quốc gia ở Đông Nam Á giành được độc lập ngay trong năm 1945 là Inđônêxia, Việt Nam và Lào.
Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các đế quốc Âu-Mĩ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Ấn Độ thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Cuộc đấu tranh chống tập đoàn Khơme đỏ (1975 - 1979) của nhân dân Campuchia giành thắng lợi nhờ có sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam.
Ấn Độ đã trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới nhờ thực hiện cuộc cách mạng chất xám.
Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Theo quy định của hội nghị Ianta, Ấn Độ sẽ chịu sự tiếp quản của các nước tư bản phương Tây truyền thống. Vào cuối thế kỉ XIX, đế quốc Anh đã thực hiện xâm lược Ấn Độ và biến nơi đây thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Anh. Sau đại chiến thế giới hai, thực dân Anh đã quay trở lại xâm lược Ấn Độ và thực hiện âm mưu cai trị của mình. Do đó, sau Chiến tranh thế giới hai, nhân dân Ấn Độ phải tiến hành cuộc đấu tranh chống thực dân Anh.