Vùng Đồng bằng sông Hồng

Vùng Đồng bằng sông Hồng

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Vùng Đồng bằng sông Hồng

Lý thuyết về Vùng Đồng bằng sông Hồng

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Khái quát chung:

+ Vùng đồng bằng sông Hồng bao gồm đồng bằng châu thổ màu mỡ, dải đất rìa trung du với một số tài nguyên khoáng sản, Tài nguyên du lịch và vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.

+ Diện tích: 14.806 km² chiếm 5% diện tích và 21,9% dân số cả nước (năm 2019).

+ Các tỉnh, thành phố: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và Vĩnh Phúc.

- Vị trí tiếp giáp:

+ Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Phía Tây giáp Tây Bắc.

+ Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.

+ Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

-> Ý nghĩa: Giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (2 vùng có nguồn cung cấp tài nguyên, nguyên liệu).

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Địa hình: thấp, khá bằng phẳng. 

- Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

- Đất:

   + Đất Feralit: ở vùng tiếp giáp với vùng TD và MNBB.

   + Đất lầy thụt: ở Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Bắc Ninh.

   + Đất Phù sa: ở hầu hết các tỉnh và chiếm diện tích lớn nhất.

   + Đất phèn, mặn: dọc theo vịnh Bắc Bộ.

   + Đất xám trên phù sa cổ: Vĩnh Phúc và Hà Tây.

- Tài nguyên khoáng sản: không nhiều, các khoáng sản có giá trị là:

    + Mỏ đá: Hải Phòng, Ninh Bình.

    + Sét cao lanh: Hải Dương.

    + Than nâu: Hưng Yên.

    + Khí tự nhiên: Thái Bình.

- Vùng biển phía Đông và Đông Nam có tiềm năng rất lớn.

Đánh giá:

-  Thuận lợi:

+ Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước.

+ Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. Phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.

+ Vùng ven biển và biển thuận lợi cho nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch.

- Khó khăn: thiên tai (bão, lũ lụt, thời tiết thất thường), ít tài nguyên khoáng sản.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

* Dân cư

- Đặc điểm:

+ Số dân: ĐBSH là vùng dân cư đông nhất cả nước. Khoảng 21,3 triệu người, chiếm 21,9% dân số cả nước (Năm 2019). Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số: Cao, có xu hướng giảm.

+ Phân bố: Mật độ dân số cao: 1 420 người/km² (Năm 2019).

+ Lao động: Số lượng lớn, nhiều lao động có kĩ thuật.

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.

+  Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có chuyên môn kĩ thuật.

- Khó khăn:

+ Số dân quá đông, tỉ lệ gia tăng dân số còn cao.

+ Sức ép dân số tới các vấn đề xã hội, môi trường.

* Xã hội

- So với nhiều vùng khác thì ĐBSH các tiêu chí dân cư, xã hội phát triển khá cao.

- Đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn do kết cấu kinh tế chuyển dịch chậm, dân số quá đông.

* Cơ sở vật chất - cơ sở hạ tầng

- ĐBSH là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước. 

- Một số đô thị đã hình thành từ lâu đời như Thăng Long (Hà Nội), Phố Hiến (Hưng Yên).

- Thành phố cảng Hải Phòng là cửa ngõ quan trong hướng ra vịnh Bắc Bộ.

4. Tình hình phát triển kinh tế

Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nông lâm ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ.

a) Công nghiệp

- Công nghiệp hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện CNH, HĐH.

- Giá trị sản xuất công nghiệp ở ĐBSH tăng mạnh, chiếm 23% GDP công nghiệp cả cả nước (2019).

Các ngành công nghiệp trọng điểm: công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.

- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vài, sứ, quần áo, hàng dệt kim,...).

- Phân bố: Hà  Nội, Hải phòng, Hải dương, Nam Định, Vĩnh Phúc.

b) Nông nghiệp

* Trồng trọt:

- Điều kiện phát triển:

+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.

+ Đất phù sa màu mỡ.

- Tình hình phát triển:

+ Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.

+ Đứng đầu cả nước về năng xuất lúa nhờ có trình độ thâm canh cao.

+ Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao: cây ngô đông, khoai tây, su hào,… vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.

* Chăn nuôi:

- Điều kiện phát triển:

+ Cơ sở thức ăn phong phú.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Tình hình phát triển:

+ Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước. 

+ Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang được phát triển.

c) Dịch vụ

- Giao thông vận tải hoạt động mạnh. Hà Nội và Hải Phòng là hai đầu mối quan trọng nhất vùng.

- Vùng có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng là điều kiện thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mạnh: Chùa Hương; Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn,…

- Bưu chính viễn thông phát triển mạnh. 

- Thủy đô Hà Nội là một trong hai trung tâm tâm tài chính, ngân hàng, chuyển giao công nghệ lớn nhất nước ta.

5. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm

- Trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng.

- Tam giác kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

- Các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc…Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1:

Loại thiên tai nào sau đây xảy ra hàng năm ở vùng Đồng bằng sông Hồng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Loại thiên tai xảy ra hằng năm ở vùng Đồng bằng sông Hồng là ngập lụt.

Câu 2: Hai trung tâm công nghiệp hàng đầu ở Đồng bằng Sông Hồng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hà Nội và Hải Phòng là hai trung tâm công nghiệp hàng đầu ở Đồng bằng Sông Hồng.

Câu 3: Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đồng bằng sông Hồng là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đồng bằng sông Hồng là đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên.

Câu 4: Các tỉnh nào dưới không thuộc Đồng bằng sông Hồng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Tỉnh Bắc Giang thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng Bắc Trung Bộ.

Câu 5: Hai trung tâm công nghiệp hàng đầu ở Đồng bằng sông Hồng là   

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hai trung tâm công nghiệp hàng đầu ở Đồng bằng sông Hồng nằm ở Hà Nội và Hải Phòng. (SGK Địa lí 9 tr 77)

Câu 6: Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được hình thành do bồi đắp của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

Câu 7: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho ĐBSH có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là 

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thế mạnh tự nhiên tạo cho đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là có mùa đông lạnh.

Câu 8: Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp với khu vực nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vị trí tiếp giáp của Đồng bằng sông Hồng :

- Phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi phía Bắc.

- Phía Tây giáp Tây Bắc.

- Phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.

- Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.

=> Đồng bằng sông Hồng không tiếp giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 9: Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở Đồng bằng sông Hồng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đồng bằng sông Hồng ít tài nguyên khoáng sản, có giá trị nhất đáng kể là đá vôi, sét cao lanh, than nâu và khí tự nhiên.

Câu 10: Đặc điểm nổi bật nhất về dân cư Đồng bằng sông Hồng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đặc điểm nổi bật nhất về dân cư Đồng bằng sông Hồng là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước (năm 2019 mật độ dân số cao nhất nước là 1.060 người/km2).

Câu 11: Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các ngành công nghiệp trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí.

Câu 12: Tài nguyên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tài nguyên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là đất phù sa sông Hồng. Có giá trị lớn trong phát triển cây lương thực.

Câu 13: Đồng bằng sông Hồng không có ngành công nghiệp trọng điểm nào dưới đây ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đồng bằng sông Hồng là : công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí. 

Như vậy, "công nghiệp khai khoáng" không phải công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng.

Câu 14: Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng nhất ở Đồng bằng sông Hồng ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đất phù sa màu mỡ, chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở Đồng bằng sông Hồng, thuận lợi cho thâm canh cây lúa nước.

Câu 15: Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long (Quảng Ninh).

Câu 16: Đồng bằng sông Hồng gồm bao nhiêu tỉnh/thành phố?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh, đó là Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình.