1. Những điều đã học về cấu tạo chất.
+ Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.
+ Các phân tử chuyển động không ngừng.
+ Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
2. Lực tương tác phân tử.
+ Giữa các phân tử cấu tạo nên vật có lực hút và lực đẩy.
+ Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn thì lực tương tác không đáng kể.
3. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
+ Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
+ Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng ; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao.
+ Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình gây áp suất lên thành bình.
4. Khí lí tưởng.
Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng.
phân tử chất khí chuyển động hỗn loạn không ngừng.
Vì các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. Các phân tử thì chuyển động không ngừng hay nói cách khác thì thuyết động học phân tử đúng cho cả chất khí, chất lỏng và chất rắn.
các phân tử khí ở xa nhau nên thể tích riêng của các phân tử khí rất nhỏ so với thể tích bình chứa.
khi chưa va chạm thì lực tương tác giữa các phân tử khí rất yếu có thể bỏ qua.
Theo thuyết động học phân tử, nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động với vận tốc càng lớn.
Ởthể lỏng, lực tương tác giữa các phân tử nhỏ hơn chất rắn và lớn hơn chất khí.
- Khi khoảng cách giữa hai phân tử là $ r={{r}_{o}} $ (ro có độ lớn cỡ kích thước phân tử) thì lực đẩy và lực hút có độ lớn bằng nhau
- Khi các phân tử ra xa nhau hơn ( $ r > {{r}_{o}} $ ) thì lực hút lại mạnh hơn lực đẩy, kết quả là các phân lử hút nhau.
- Khi các phân lử rất xa nhau ( $ r > > {{r}_{o}} $ ) thì lực tương tác giữa các phân tử là không đáng kể.
Ngoài ra: Khi các phân tử tiến lại gần nhan hơn ( $ r < {{r}_{o}} $ ) thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, kết quả là các phân tử đẩy nhau.
chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
chất khí trong đó các phân tử được coi là chất điểm, chuyển động hỗn loạn không ngừng và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng.
các phân tử khí lí tưởng chuyển động hỗn loạn không ngừng.
Mỗi phân tử khí va chạm vào thành bình tác dụng lên thành bình 1 lực không đáng kể nhưng vô số các phân tử khí tác dụng lên thành bình 1 lực đáng kể. Lực này gây áp suất của chất khí lên thành bình.
Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì gữa các phân tử có cả lực đẩy và lực hút, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
Ví dụ
- Xét một khối khí đựng trong xilanh có pittông đóng kín. Ta nén khí bằng cách đẩy pittông không thể đi xuống được nữa và lúc đó nếu ta bỏ tay ra thì pittông bị chất khí đẩy di chuyển ngược trở lên. Điều đó chứng tỏ khi các phân tử khí tiến sát gần nhau thì giữa chúng có xuất hiện lực đẩy và lực đẩy lớn hơn lực hút giữa các phân tử.
phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng.
các phân tử khí chỉ tương tác với nhau khi xảy ra va chạm.
chất khí có tính bành chướng nên sẽ chiếm toàn bộ thể tích bình chứa do đó mà không có thể tích xác định.
Chuyển động của các phân tử là do chuyển động nhiệt.
chất khí chiếm toàn bộ không gian bình chứa, dễ nén.
chất khí không có hình dạng và thể tích riêng vì các phân tử luôn chuyển động hỗn loạn.
Ở thể khí, lực tương tác giữa các phân tử rất yếu nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn.
khi khoảng cách giữa các phân tử rất gần thì mới xuất hiện lực tương tác giữa các phân tử.
Để xảy ra tương tác hút hoặc đẩy thì khoảng cách giữa các phân tử phải rất gần, mà ở thể khí, trong phần lớn thời gian các phân tử ở xa nhau nên lực tương tác rất yếu.
Chỉ có ở thể rắn và thể lỏng thì các phân tử mới ở gần nhau, còn ở thể khí thì thường khoảng cách giữa các phân tử là rất xa nhau.
Do chuyển động của các phân tử là chuyển động nhiệt.
Khí lí tưởng là khí mà kích thước phân tử rất nhỏ nên có thể bỏ qua kích thước coi mỗi phân tử khí như chất điểm chứ không phải bỏ qua khối lượng.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới