1. Sự nóng chảy.
Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.
Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho chất rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy : \[Q=\lambda m.\]
Với \[\lambda \] là nhiệt nóng chảy riêng phụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng chảy, có đơn vị là J/kg.
Sự nóng chảy được ứng dụng để nung chảy kim loại để đúc các chi tiết máy, đúc tượng, chuông, luyện gang thép.
2. Sự bay hơi.
Xét không gian trên mặt thoáng bên trong bình chất lỏng đậy kín :
Khi tốc độ bay hơp lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất hơi tăng dần và hơi trên bề mặt chất lỏng là hơi khô.
Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên mặt chất lỏng là hơi bảo hoà có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bảo hoà.
Áp suất hơi bảo hoà không phụ thuộc thể tích và không tuân theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt, nó chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất lỏng.
Sự bay hơi nước từ biển, sông, hồ, … tạo thành mây, sương mù, mưa, làm cho khí hậu điều hoà và cây cối phát triển.
Sự bay hơi của nước biển được sử dụng trong ngành sản xuất muối.
Sự bay hơi của amôniac, frêôn, … được sử dụng trong kỉ thuật làm lạnh.
3. Sự sôi.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự sôi.
Nhiệt lượng Q cần cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi : \[Q=Lm.\]
Với L là nhiệt hoá hơi riêng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng bay hơi, có đơn vị là J/kg.
Áp suất hơi bão hoà không phụ thuộc vào thể tích của hơi.
Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào
Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào khối lượng của chất lỏng.
Công thức đúng là: $ Q=\lambda .m $
Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào thể tích chất lỏng.
Các bọt hơi trong toàn khối chất lỏng nổi lên mặt thoáng và vỡ ra
Nhiệt độ chất lỏng đặt nhiệt độ sôi
Áp suất trên mặt chất lỏng bằng áp suất hơi bão hòa
Phát biểu: "Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt độ nóng chảy như nhau" là sai.
nhiệt lượng mà vật thu vào có tác dụng phá vỡ cấu trúc mạng tinh thể.
Có thể biến hơi khô thành hơi bão hòa bằng cách nén khối hơi ở nhiệt độ không đổi và làm lạnh khối hơi ở thể tích không đổi.
Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
Mỗi kilôgam đồng cần thu nhiệt lượng 1,8.105 J để hóa lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.
Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/kg).
Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là
Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông đặc.
Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của hơi.
Phát biểu: "Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hòa phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hòa giảm là sai. Thực ra, khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi bão hòa tăng.
Đơn vị của nhiệt hoá hơi là Jun
Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là
Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy.
Trạng thái cân bằng động là số phân tử chất lỏng thoát ra khỏi mặt thoáng bằng số phân tử chất hơi trở vào khối chất lỏng
Phát biểu: "Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy" là sai.
Quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng của các chất gọi là
Quá trình chuyển từ thể hơi sang thể lỏng của các chất gọi là sự ngưng tụ.
Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của các chất gọi là
Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của các chất gọi là sự hoá hơi.
Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định trong điều kiện áp suất xác định.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới