I. Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.
1. Định nghĩa.
Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực bằng tổng động năng và thế năng của vật :
\[W={{W}_{}}+{{W}_{t}}=\dfrac{1}{2}m{{v}^{2}}+mgz\]
2. Sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn.
\[W=\dfrac{1}{2}m{{v}^{2}}+mgz=\] hằng số
Hay: \[\dfrac{1}{2}m{{v}_{1}}^{2}+mg{{z}_{1}}=\dfrac{1}{2}m{{v}_{2}}^{2}+mg{{z}_{2}}\]
3. Hệ quả.
Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường :
+ Nếu động năng giảm thì thế năng tăng và ngược lại (động năng và thế năng chuyển hoá lẫn nhau)
+ Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại.
II. Cơ năng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
1. Định nghĩa.
Cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của lực đàn hồi bằng tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật :
\[W=\dfrac{1}{2}m{{v}^{2}}+k{{(\Delta l)}^{2}}\]
2. Sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động chỉ dưới tác dụng của lực đàn hồi.
Khi một vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi gây bởi sự biến dạng của một lò xo đàn hồi thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo toàn :
\[W=\dfrac{1}{2}m{{v}^{2}}+k{{(\Delta l)}^{2}}=\] hằng số
Hay : \[\dfrac{1}{2}m{{v}_{1}}^{2}+k{{(\Delta {{l}_{1}})}^{2}}=\dfrac{1}{2}m{{v}_{2}}^{2}+k{{(\Delta {{l}_{2}})}^{2}}=\ldots \]
Chú ý : Định luật bảo toàn cơ năng chỉ đúng khi vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi. Nếu vật còn chịu tác dụng thêm các lực khác thì công của các lực khác này đúng bằng độ biến thiên cơ năng.
Bài toán: Cơ năng của vật trong trọng trường – Định luật bảo toàn cơ năng
- Chọn gốc thế năng
- Chọn hai điểm có các dữ kiện về vận tốc hoặc về độ cao để áp dụng định luật bảo toàn cơ năng: \[{{W}_{A}}={{W}_{B}}\] $\Rightarrow $ $\dfrac{1}{2}m{{v}^{2}}_{A}+mg{{h}_{A}}=\dfrac{1}{2}m{{v}^{2}}_{B}+mg{{h}_{B}}$
- Sau đó tìm vận tốc hoặc tìm độ cao
* Lưu ý: định luật bảo toàn cơ năng chỉ được áp dụng khi vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực
Cơ năng đàn hồi theo hệ vật + lò xo phụ thuộc vào độ biến dạng của lò xo.
Vận động viên có động năng tăng và thế năng giảm.
Tại vị trí cân bằng động năng đạt giá trị cực đại.
Cơ năng là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng 0.
SGK Vật lí 10, trang 142: "Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng bằng tổng động năng và thế năng trọng trường".
Lực ma sát không phải lực thế.
Biểu thức định lí biến thiên cơ năng: $ { W _ 2 }-{ W _ 1 }={ A _{ng}} $
Nếu: $ { A _{ng}} > 0\Rightarrow { W _ 2 } > { W _ 1 } $
→ Ngoại lực sinh công dương làm tăng cơ năng của hệ.
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có: |
\[\dfrac{1}{2}k{{\left( \Delta l \right)}^{2}}=\dfrac{1}{2}m{{v}^{2}}=mgh \Rightarrow k=\dfrac{2mgh}{{{\left( \Delta l \right)}^{2}}}=\dfrac{2.0,03.10.6}{0,{{06}^{2}}}=1000N/m\]
Trong chuyển động của con lắc đơn lí tưởng, cơ năng của con lắc luôn không đổi.
Ở A, thế năng của con lắc cực đại, động năng bằng 0, do đó khi chuyển động từ A về O thế năng giảm dần và động năng tăng dần.
Cơ năng là đại lượng vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng 0.
Cơ năng được bảo toàn khi vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực và không có ma sát.
Tổng động lượng của hệ chỉ bảo toàn trong trường hợp hệ là kín (cô lập).
Lấy mặt đất làm gốc thế năng thì thế năng của người tăng và động năng không đổi.
SGK Vật lí 10, trang 144, biểu thức (27.6): $ W=\dfrac{1}{2} m{ v ^ 2 }+\dfrac{1}{2} k{{\left( \Delta \ell \right)}^ 2 } $
Khi vật chỉ chịu tác dụng của lực thế:
Khi vật chỉ chịu tác dụng của lực thế thì cơ năng được bảo toàn.
Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát thì độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
Khi vật bị ném lên, tốc độ của vật giảm dần và độ cao tăng dần nên động năng của vật giảm và thế năng tăng.
SGK Vật lí 10, trang 142, biểu thức (27.1): $ W=\dfrac{1}{2} m{ v ^ 2 }+mg\text z $.
Hệ kín là hệ trong đó các vật trong hệ chỉ tương tác với nhau.
Khi vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật không đổi.
SGK Vật lí 10, trang 142: "Khi một vật chuyển động trong trọng trường và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật được bảo toàn."
Trong chuyển động ném ngang, vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực nên cơ năng của vật không đổi trong quá trình chuyển động.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới