Lý thuyết về nguyên phân

Lý thuyết về nguyên phân

4.2/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Lý thuyết về nguyên phân

Lý thuyết về Lý thuyết về nguyên phân

DIỄN BIẾN QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

1. Phân chia nhân: Gồm 4 kì:

Kì đầu:

- Xuất hiện thoi phân bào

- Màng nhân dần biến mất

- Nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn

Kì giữa:

- Các nhiễm sắc thể kép xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo và dính với thoi phân bào ở 2 phía của tâm động

Kì sau:

- Mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động thành 2 nhiễm sắc thể đơn

- Các nhóm NST đơn phân li 2 cực của tế bào

Kì cuối:

- Màng nhân xuất hiện

- Nhiễm sắc thể tháo xoắn

2. Phân chia tế bào chất

- Ở Tế bào động vật: Màng tế bào thắt dần ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con

- Ở tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn ở chính giữa để chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con

- Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con, chứa bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ

Ý NGHĨA PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN

- Giúp sinh vật nhân thực sinh sản, sinh trưởng

- Tái sinh các mô và bộ phận bị tổn thương

ĐIỀU HOÀ QUÁ TRÌNH PHÂN BÀO

- Nguyên phân và chu kì tế bào được kiểm soát và điều khiển một cách chặt chẽ giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển bình thường

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Điểm giống nhau căn bản giữa quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cả 2 quá trình đều có sự nhân đôi bộ NST.

Giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục.

Hiện tượng phân li NST kép về 2 cực chỉ có ở giảm phân I.

Nguyên phân không có giai đoạn tạo ra tế bào đơn bội.

Câu 2: Ở một loài có bộ NST 2n=24. Một thể đột biến mà cơ thể có một số tế bào có 23 NST, một số tế bào có 25 NST và các tế bào còn lại có 24 NST. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Vì cơ thể có 1 số tế bào 2n+1, 1 số tế bào 2n-1; các tế bào còn lại là 2n chứng tỏ chỉ 1 mô hay cơ quan nào đó bị đột biến: Quá trình nguyên phân ở một mô hoặc một cơ quan nào đó có một chiếc của 1 cặp NST không phân li.

Các trường hợp còn lại không tạo ra cơ thể có 3 loại tế bào như vậy.

Câu 3: Nếu trong quá trình nguyên phân của một tế bào lưỡng bội 2n, ở kỳ sau có 1 NST không được phân li và nó đi về 1 tế bào con, hệ quả của sự sai sót này là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong quá trình nguyên phân của 1 tế bào lưỡng bội (2n), ở kì sau 1 NST không phân li và nó đi về 1 tế bào con $ \to $ 1 tế bào con thừa 1 chiếc NST (2n + 1) và 1 tế bào con thiếu 1 chiếc NST (2n – 1)

Câu 4: Ở một loài thực vật, bộ NST 2n=20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể ba khi kết thúc quá trình nguyên phân là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau khi kết thúc quá trình nguyên phân, từ 1 tế nào tạo ra 2 tế bào con có bộ NST giống hệt mẹ. Thể ba của loài có số lượng NST: 2n + 1 = 20 + 1 = 21

Câu 5: Có bao nhiêu điểm khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân trong các điểm dưới đây?

1. Xảy ra trong loại tế bào khác nhau

2. Không có trao đổi chéo và có trao đổi chéo

3. Sự tập trung các nhiễm sắc thể ở kì giữa nguyên phân và kì giữa của giảm phân I

4. Là quá trình ổn định vật chất di truyền ở nguyên phân và giảm vật chất di truyền đi 1/2 ở giảm phân

5. Sự phân li nhiễm sắc thể trong nguyên phân và sự phân li nhiễm sắc thể kì sau I

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

1 đúng vì nguyên phân xảy ra ở tb sinh dưỡng, tb sinh dục sơ khai, hợp tử; giảm phân xảy ra ở tb sinh dục chín

2 đúng vì nguyên phân không xảy ra trao đổi chéo, giảm phân có trao đổi chéo

3 đúng vì kì giữa nguyên phân NST xếp 1 hàng ; kì giữa giảm phân I NST xếp 2 hàng

4 đúng.

5 đúng, kì sau nguyên phân, nhiễm sắc tử tách nhau ra, phân li về 2 cực tế bào; kì sau I của giảm phân, NST kép trong cặp NST kép tương đồng phân li về 2 cực tế bào

Câu 6: Trong số các phát biểu sau đây: I. Có sự tiếp hợp trao đổi chéo của các NST trong kỳ đầu. II. Các NST xếp hàng trên một điểm ở kỳ giữa. III. Có sự phân ly các NST kép về hai phía của tế bào. IV. Các tế bào con tạo ra có bộ NST giống nhau về số lượng. Số phát biểu chính xác về quá trình nguyên phân là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

I sai. Sự kiện này diễn ra ở kì đầu I giảm phân.

II sai. NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa.

III sai. Chỉ có sự phân li crômatit của NST kép về 2 cực.

IV đúng.

Câu 7: Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- 1 NST của cặp số 3 không phân li (chiếc còn lại phân li bình thường) $ \to $ cặp số 3 tạo ra 1 tế bào thiếu 1 chiếc NST số 3, 1 tế bào thừa một chiếc NST số 3.

- 1 NST của cặp số 6 không phân li (chiếc còn lại phân li bình thường) $ \to $ cặp số 6 tạo ra 1 tế bào thiếu 1 chiếc NST số 6, 1 tế bào thừa một chiếc NST số 6.

$ \to $ Khi kết hợp các cặp khác phân li bình thường ta được:

2n – 1 – 1 và 2n + 1 + 1 hoặc 2n – 1 + 1 và 2n + 1 – 1.

Câu 8: Nguyên phân là hình thức sinh sản ở bao nhiêu nhóm sinh vật dưới đây?

(1) Virut

(2) Vi khuẩn

(3) Sinh vật nhân thực đơn bào.

(4) Sinh vật nhân thực sinh sản sinh dưỡng.

(5) Động vật sinh sản hữu tính.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nguyên phân là hình thức sinh sản ở sinh vật nhân thực đơn bào và sinh vật nhân thực sinh sản sinh dưỡng.

Virut và vi khuẩn không có nguyên phân.

Động vật sinh sản hữu tính sinh sản nhờ giảm phân và thụ tinh.

Câu 9: Ở một loài có bộ NST 2n= 4. Ký hiệu A, a là cặp NST thứ nhất; B, b là cặp NST thứ hai. Bộ NST của tế bào loài này sau khi kết thúc quá trình nguyên phân là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sau khi kết thúc quá trình nguyên phân đã hình thành tế bào con, mỗi tế bào có NST ở dạng 2n AaBb.

Câu 10: Sự khác nhau trong phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và thực vật là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự khác nhau trong phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và thực vật là: Ở tế bào động vật phân chia tế bào chất nhờ sự hình thành một eo, thắt lại vùng xích đạo ở giữa hai nhân và sự lõm sâu của eo tiến tới cắt đôi tế bào chất; ở thực vật sự phân chia tế bào chất được thực hiện nhờ sự xuất hiện một vách ngăn ở vùng tâm xích đạo, phát triển dần ra ngoại vi.

- sự phân chia tế bào chất ở cả thực vật và động vật đều không đồng đều cho tế bào con: số lượng ti thể, lục lạp… ở 2 tế bào con là khác nhau.

- sự hình thành thoi vô sắc ngay kì đầu chứ không phải ngay trước khi phân chia tế bào chất mới hình thành thoi vô sắc

Câu 11: Điều nào sau đây là đúng sự thật của một loài mà có số nhiễm sắc thể của 2n = 16?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Loài có 2n= 16 thì mỗi tế bào có 8 cặp NST tương đồng; loài lượng bội có 16 NST trong tế bào; mỗi loài chỉ có 1 bộ NST trong tế bào; trong pha S: ADN nhân đôi nên NST nhân đôi nên có 16 NST kép, mỗi NST gồm 2 cromatit gắn nhau ở tâm động

Câu 12: Ở một loài có bộ NST 2n= 2. Ký hiệu 2 NST là A, a. Bộ NST của tế bào loài này ở kì đầu là?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở kì đầu, NST tồn tại dưới dạng kép gồm 2 cromatit giống nhau → bộ NST là AAaa.

Câu 13: Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kì nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kì sau, đó là khi 2 NST đơn trong NST kép tách nhau ra, đi về 2 cực tế bào .

Câu 14: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sự không phân ly của một cặp NST tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ tạo ra tế bào đột biến. Tế bào đó tiếp tục nguyên phân tạo ra dòng tế bào đột biến đồng thời tồn tại với các tế bào bình thường.

Câu 15: Bộ nhiễm sắc thể sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu ở kì giữa của nguyên phân các thoi vô sắc bị phá vỡ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- NST đã tự nhân đôi ở kì trung gian, không phụ thuộc vào việc hình thành thoi vô sắc.

- Khi thoi vô sắc bị phã vỡ, NST không phân li về 2 cực tế bào, hình thành nên các thể đa bội.

Câu 16: Một tế bào ở người đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào này là bao nhiêu?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ở kì sau: nhiễm sắp thể đơn trong NST kép tách nhau ra tiến về 2 cực tế bào và tế bào chất chưa phân chia → tế bào chứa 4n=92 NST.

Câu 17: Trong quá trình nguyên phân, cấu trúc nào đảm nhận chức năng kéo toàn bộ nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Vi ống hay tơ vô sắc là thành phần tạo nên thoi phân bào.

- Tâm động là nơi gắn với tơ vô sắc.

Kéo toàn bộ NST về 2 cực tế bào là vai trò của thoi phân bào.

Câu 18: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào: Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Với tế bào 2, ta thấy NST kép đã phân li thành 2 NST đơn, đi về 2 cực tế bào, ở đây mỗi cực vẫn đủ 2 NST đơn của 1 cặp NST → đây là kì sau nguyên phân.

Tế bào 1, NST kép cũng phân li thành NST đơn về 2 cực tế bào nhưng mỗi cực tế bào chỉ có 1 chiếc NST đơn trong 1 cặp NST → đây là kì sau của GP2.

Tế bào 1 có n=4, 2n =8; tế bào 2 có 2n=4.

Kết thúc quá trình phân bào, tế bào 1 tạo 2 tế bào đơn bội, tế bào 2 tạo 2 tế bào lưỡng bội.

Câu 19: Ở các loài sinh vật nhân thực sinh sản vô tính, bộ nhiễm sắc thể ổn định và duy trì không đổi qua các thế hệ tế bào và cơ thể chủ yếu là nhờ quá trình:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái. Ở hầu hết mọi trường hợp, sinh sản vô tính dựa trên nguyên phân, nguyên phân giúp bộ NST ổn định và duy trì không đổi qua các thế hệ tế bào và cơ thể ở các loài sinh sản vô tính.

Câu 20: Xét một tế bào của một loài thực vật có bộ NST 2n = 12 đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân. Tế bào đó chứa:

1. 24 NST đơn 2. 0 NST kép 3. 24 Cromatit 4. 24 tâm động

Số đáp án đúng là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tế bào đó chứa:

- 0 NST đơn 12 NST kép 24 cromatit 12 tâm động

Chỉ ý (3) đúng.

Câu 21: Đặc điểm nào sau đây cho thấy sự khác biệt giữa quá trình nguyên phân của tế bào thực vật so với tế bào động vật?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

- Ở tế bào động vật: hình thành eo thắt phân bào để chia tế bào thành 2 tế bào mới.

- Ở thực vật: hình thành vách ngăn ở vùng trung tâm xích đạo. Vách ngăn phát triển dần ra ngoại vi cho đến khi liên kết với vách tế bào $ \to $ phân tách tế bào chất thành 2 nửa chứa nhân con.

Câu 22: Những tế bào mang bộ nhiễm sắc thể lệch bội nào sau đây được hình thành trong nguyên phân?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Những tế bào mang bộ NST lệch bội 2n ± a được hình thành trong nguyên phân.

Nguyên phân không hình thành tế bào có n±a.

Câu 23: Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Thể bốn có dạng ( 2n + 2) = 22 NST.

Do đó số NST ở kì sau nguyên phân là 44.