Suất điện động cảm ứng

Suất điện động cảm ứng

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Suất điện động cảm ứng

Lý thuyết về Suất điện động cảm ứng

1. Suất điện động cảm ứng:  là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín và được xác định bằng công thức: ${{e}_{c}}=-\frac{\Delta \phi }{\Delta t}$

Nếu chỉ xét độ lớn: $\left| {{e}_{c}} \right|=\left| \frac{\Delta \phi }{\Delta t} \right|$

Thương số$\left| \frac{\Delta \phi }{\Delta t} \right|$ biểu thị độ biến thiên từ thông qua mạch $\left( C \right)$ trong một đơn vị thời gian, thương số này được gọi là tốc độ biến thiên từ thông qua mạch.

Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

Phát biểu này được gọi là định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ định luật Fa-ra-day.

2. Cường độ dòng điện cảm ứng: 

${{i}_{c}}=\dfrac{{{e}_{c}}}{R}$

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Theo định luật Lenxơ chiều của vectơ cảm ứng từ do dòng điện cảm ứng sinh ra sẽ có chiều như thế nào khi đưa nam châm ra xa vòng dây dẫn

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nam châm sinh ra từ trường vectơ cảm ứng từ đi ra cực bắc (N) đi vào cực nam (S). Gọi $ \overrightarrow{{ B _ 0 }} $ là vectơ cảm ứng từ do nam châm sinh ra, gọi $ \overrightarrow{{ B _{cu}}} $ là vectơ cảm ứng từ do dòng điện cảm ứng sinh ra. Khi đó $ \overrightarrow B =\overrightarrow{{ B _ 0 }}+\overrightarrow{{ B _{cu}}} $

+ Khi đưa nam châm ra xa vòng dây từ thông qua vòng dây giảm đi theo định luật lenxơ dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra chống lại sự giảm đó nên $ \overrightarrow{{ B _{cu}}} $ có chiều cùng chiều $ \overrightarrow{{ B _ 0 }} $

Câu 2: Đơn vị của suất điện động cảm ứng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Suất điện động cảm ứng có đơn vị là Vôn (V)

Câu 3: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch. Vì:
\(\xi _c=-N\dfrac{{\Delta\Phi }}{{\Delta t}}\)

Câu 4: Trong khoảng thời gian $ \Delta t $ từ thông qua một khung dây kín biến thiên là 0,8Wb khi đó suất điện động cảm ứng trong khung là 2V. Tính khoảng thời gian $ \Delta t $ .

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Độ lớn suất điện động cảm ứng qua một khung dây được xác định bởi công thức:

$ \left| { e _ c } \right|=\left| \dfrac{\Delta \Phi }{\Delta t} \right| $ $ \Rightarrow 2=\dfrac{0,8}{\Delta t} $ $ \Rightarrow \Delta t=\dfrac{0,8} 2 =0,4 s $

Câu 5: Định luật cảm ứng điện từ được phát biểu như sau:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Định luật cảm ứng điện từ:
Khi có sự biến thiên từ thông qua diện tích giới hạn bởi một mạch bất kì thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng.

Câu 6: Trong khoảng thời gian $ \Delta t $ từ thông qua một khung dây kín biến thiên là 1,2Wb khi đó suất điện động cảm ứng trong khung là 4V. Tính khoảng thời gian $ \Delta t $ .

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Độ lớn suất điện động cảm ứng qua một khung dây được xác định bởi công thức:

$ \left| { e _ c } \right|=\left| \dfrac{\Delta \Phi }{\Delta t} \right| $ $ \Rightarrow 4=\dfrac{1,2}{\Delta t} $ $ \Rightarrow \Delta t=\dfrac{1,2} 4 =0,3 s $

Câu 7: Ngoài đơn vị là Vôn suất điện động cảm ứng có đơn vị nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ { e _ c }=\left| \dfrac{\Delta \Phi }{\Delta t} \right| $ mà $ \Delta \Phi $ có đơn vị là vêbe (Wb), $ \Delta t $ có đơn vị là giây (s) nên $ 1V=\dfrac{1Wb}{1 s }=Wb/s $

Câu 8: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch.

Câu 9: Theo định luật Lenxơ chiều của vectơ cảm ứng từ do dòng điện cảm ứng sinh ra sẽ có chiều như thế nào khi đưa nam châm lại gần vòng dây dẫn

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nam châm sinh ra từ trường vectơ cảm ứng từ đi ra cực bắc (N) đi vào cực nam (S). Gọi $ \overrightarrow{{ B _ 0 }} $ là vectơ cảm ứng từ do nam châm sinh ra, gọi $ \overrightarrow{{ B _{cu}}} $ là vectơ cảm ứng từ do dòng điện cảm ứng sinh ra. Khi đó $ \overrightarrow B =\overrightarrow{{ B _ 0 }}+\overrightarrow{{ B _{cu}}} $

+ Khi đưa nam châm lại gần vòng dây từ thông qua vòng dây tăng lên theo định luật lenxơ dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra chống lại sự tăng đó nên $ \overrightarrow{{ B _{cu}}} $ có chiều ngược chiều $ \overrightarrow{{ B _ 0 }} $

Câu 10: Chọn phát biểu đúng. Theo định luật Len-xơ thì dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo định luật Len-xơ thì dòng điện cảm ứng trong mạch điện kín có chiều sao cho từ trường mà nó sinh ra chống lại sự biến thiên của từ thông qua mạch.

Câu 11: Chọn đáp án đúng. Khi một khung dây dẫn quay trong từ trường, chiều của suất điện động cảm ứng sẽ thay đổi số lần trong một vòng là:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Trong một vòng quay của khung dây thì chiều của suất điện động cảm ứng sẽ đổi chiều 2 lần.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không phù hợp với nội dung định luật Len-xơ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Định luật Len - xơ: Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
Tức khi từ thông qua mạch kín giảm thì từ trường cảm ứng cùng chiều với từ trường ban đầu.
Ngược lại, khi từ thông qua mạch kín tăng thì từ trường cảm ứng ngược chiều với từ trường ban đầu.

Câu 13: Một khung dây hình vuông có cạnh là 6cm được đặt trong từ trường đều $ B={{4.10}^{-3}}T $ đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung dây, cầm hai cạnh của hình vuông kéo về hai phía khác nhau để được hình chữ nhật có cạnh này dài gấp hai lần cạnh kia, tính điện lượng di chuyển trong khung biết cạnh có điện trở $ R=0,01\Omega $

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ thông qua một vòng dây xác định theo công thức: $ \Phi =B.S.c\text{os}\alpha $

Khung dây thay đổi hình dạng gọi $ \Delta S $ là độ biến thiên diện tích khung trong thời gian $ \Delta t $ : $ \Delta \Phi =B.\Delta S.c\text{os}\alpha $

Véctơ cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng tiết diện cuộn dây nên $ \alpha ={{90}^ 0 }-{{90}^ 0 }={ 0 ^ 0 } $

Ban đầu khung dây hình vuông nên diện tích khung: $ S={ a ^ 2 }={ 6 ^ 2 }=36(c{ m ^ 2 })={{36.10}^{-4}}({ m ^ 2 }) $

Chiều dài khung dây là: $ \ell =4.6=24(cm) $

Mà khung dây biến thành hình chữ nhật có chiều dài gấp hai lần chiều rộng nên độ dài mỗi cạnh hình chữ nhật là:

$ CR=(24:2):3=4(cm)\Rightarrow CD=4.2=8cm $

Diện tích khung dây hình chữ nhật: $ { S ‘ }=4.8=32(c{ m ^ 2 })={{32.10}^{-4}}({ m ^ 2 }) $

Khi đó độ biến thiên từ thông qua vòng dây là: $ \Delta \Phi =B.\Delta S.c\text{os}\alpha ={{4.10}^{-3}}.({{32.10}^{-4}}-{{36.10}^{-4}}).c\text{os0=-16}{{.10}^{-7}}( W b) $

Suất điện động cảm ứng trong 0,2(s) : $ { e _ c }=\left| \dfrac{\Delta \Phi }{\Delta t} \right|=\left| \dfrac{-{{16.10}^{-7}}}{\Delta t} \right|=\dfrac{{{16.10}^{-7}}}{\Delta t}(V) $

Cường độ dòng điện cảm ứng trong khoảng thời gian $ \Delta t $ : $ { I _ c }=\dfrac{{ e _ c }} R =\dfrac{{{16.10}^{-7}}}{0,01.\Delta t}=\dfrac{{{16.10}^{-5}}}{\Delta t}(A) $

Điện lượng chay trong khung dây: $ q={ I _ c }.\Delta t=\dfrac{{{16.10}^{-5}}}{\Delta t}.\Delta t={{16.10}^{-5}}C $

Câu 14: Chọn phát biểu đúng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Định luật Lenxơ cho phép ta xác định chiều của dòng điện cảm ứng

Câu 15: Công thức xác định suất điện động cảm ứng qua khung dây có N vòng dây:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Suất điện động cảm ứng qua khung dây có N vòng dây được xác định bởi công thức:

$ { e _ c }=-N\dfrac{\Delta \Phi }{\Delta t} $ trong đó N là số vòng dây trong khung dây

$ \Phi $ là từ thông qua diện tích giới hạn bởi một vòng dây

$ \Delta \Phi $ là độ biên thiên từ thông qua vòng dây trong khoảng thời gian $ \Delta t $

Dấu (-) biểu thị định luật Lenxơ

Câu 16: Trong khoảng thời gian 0,1s từ thông qua một khung dây kín đặt trong từ trường giảm một lượng là 0,4Wb. Tính suất điện động cảm ứng trong khung.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Suất điện động cảm ứng qua một khung dây được xác định bởi công thức:

$ { e _ c }=-\dfrac{\Delta \Phi }{\Delta t} $

Mà trong khoảng thời gian 0,1s từ thông qua vòng dây giảm một lượng 0,4Wb nên $ \Delta \Phi =-0,4Wb $

$ \Rightarrow { e _ c }=-\dfrac{-0,4}{0,1}=4V $

Câu 17: Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường không phụ thuộc

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một đoạn dây dẫn chuyển động trong từ trường không phụ thuộc điện trở của dây dẫn.

Câu 18: Trong khoảng thời gian 0,3s từ thông qua một khung dây kín tăng một lượng là 0,9Wb. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng trong khung.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Độ lớn suất điện động cảm ứng qua một khung dây được xác định bởi công thức:

$ \left| { e _ c } \right|=\left| \dfrac{\Delta \Phi }{\Delta t} \right|=\left| \dfrac{0,9}{0,3} \right|=3V $

Độ lớn suất điện động cảm ứng là 3V

Câu 19: Chọn câu đúng. Giá trị của suất điện động cảm ứng không phụ thuộc vào

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giá trị của suất điện động cảm ứng không phụ thuộc vào chiều của dòng điện chạy trong dây dẫn.

Câu 20: Trong khoảng thời gian 0,2s từ thông qua một khung dây kín đặt trong từ trường giảm một lượng là 0,6Wb. Tính suất điện động cảm ứng trong khung.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Suất điện động cảm ứng qua một khung dây được xác định bởi công thức:

$ { e _ c }=-\dfrac{\Delta \Phi }{\Delta t} $

Mà trong khoảng thời gian 0,2s từ thông qua vòng dây giảm một lượng 0,6 Wb nên $ \Delta \Phi =-0,6Wb $

$ \Rightarrow { e _ c }=-\dfrac{-0,6}{0,2}=3V $

Câu 21: Chọn câu đúng. Giá trị của suất điện động cảm ứng không phụ thuộc vào:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giá trị của suất điện động cảm ứng không phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn, mà chỉ phụ thuộc vào tốc độ biến thiên của từ thông qua dây dẫn.