Đường sức từ

Đường sức từ

4.7/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Đường sức từ

Lý thuyết về Đường sức từ

Đường sức từ là những đường vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm có phương trùng với phương trùng với phương của từ trường tại điểm đó.

Đồng thời người ta cũng quy ước chiều của đường sức từ tại một điểm là chiều của từ trường tại điểm đó.

Tính chất của đường sức từ:

+ Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ.

+ Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

+ Chiều của các đường sức từ tuaann theo những quy tắc xác định ( quy tắc nắm tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc)

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Chọn câu đúng. Hình vẽ các đường sức của từ trường cho ta biết về

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hình vẽ các đường sức của từ trường cho ta biết về nguồn của từ trường, hướng của từ trường và độ manh yếu của từ trường.

Câu 2: Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đường sức từ là đường được vẽ trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm trên đường trùng với hướng của véc tơ cảm ứng từ tại điểm đó. Chiều của đường sức từ có chiều trùng với lực từ tác dụng lên kim nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó.

Nói cách khác, đường sức từ là đường mà lực từ tác dụng dọc theo nó.

Câu 3: Chọn câu không đúng ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đường sức từ là đường được vẽ trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến của mỗi điểm trên đường trùng với véc tơ cảm ứng từ tại điểm đó.

Tính chất của đường sức từ

- Qua mỗi điểm trong không gian ta chỉ vẽ được một và chỉ một đường sức từ. Đồng nghĩa với các đường sức từ không cắt nhau

- Đường sức từ là những đường cong kín có hướng. Đối với nam châm các đường sức từ xuất phát từ cực Bắc và kết thúc ở cực Nam. Đối với các dòng điện đặc biệt thì xác định theo quy tắc nằm bàn tay phải.

- Người ta quy ước vẽ các đường sức từ dày tại nơi có điện trường mạnh và thưa tại nơi có điện trường yếu.

Có thể nói cách khác, đường sức từ là đường mà lực từ tác dụng dọc theo nó. Tuy nhiên không phải là quỹ đạo chuyển động của điện tích.

Từ phổ là hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường

Câu 4: Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các đường sức từ trong lòng nam châm hình chữ U là những đường thẳng song song cách đều nhau hướng từ cực Bắc sang cực Nam

Câu 5: Từ phổ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Từ phổ là hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường

Câu 6:
Phương pháp mô tả từ trường bằng các đường sức từ là cách mô tả trực quan dễ hiểu. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các đường sức từ không có thật, chỉ là sản phẩm của phương pháp hình học mô tả từ trường. Bằng phương pháp trực quan, hạt bụi sắt và nam châm thử được dùng để mô tả đường sức từ.
Đáp án không đúng là quỹ đạo chuyển động của điện tích trong từ trường.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
  • Đường sức từ là đường được vẽ trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến của mỗi điểm trên đường trùng với véc tơ cảm ứng từ tại điểm đó.
  • Tính chất của đường sức từ

           a) Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ.

           b) Các đường sức từ là những đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.

           c) Chiều của các đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định (quy tắc nắm tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc)

           d) Người ta quy ước vẽ các đường sức từ sao cho chỗ nào từ trường mạnh thì các đường sức từ mau và chỗ nào yếu thì các đường sức từ thưa.

  • Bên ngoài nam châm thẳng, đường sức từ là những đường cong, hình dạng đối xứng qua trục của thanh nam châm, có chiều đi ra từ cực bắc và đi vào cực Nam.
     

Câu 8: Chọn câu đúng. Để mô tả bằng hình vẽ các đường sức từ, từ trường mạnh hơn được mô tả bằng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Để mô tả bằng hình vẽ các đường sức từ, từ trường mạnh hơn được mô tả bằng các đường sức từ nằm dày đặc hơn.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đường sức từ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đường sức từ là đường được vẽ trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm trên đường trùng với hướng của véc tơ cảm ứng từ tại điểm đó. Mà véc tơ cảm ứng từ tại một điểm lại có phương trùng với trục chính của kim nam châm thử nằm cân bằng tại điểm đó

Các đường sức từ được vẽ dày tại nơi có từ trường mạnh và vẽ thưa tại nơi có từ trường yếu. Do đó mật độ đường sức từ cho biết độ mạnh yếu của từ trường

Đối với nam châm, đường sức từ có chiều đi ra ở cực Bắc và đi vào ở cực Nam

Câu 10: Câu nào dưới đây nói về đường sức từ là không đúng ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đường sức từ là đường được vẽ trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mỗi điểm trên đường trùng với hướng của véc tơ cảm ứng từ tại điểm đó

Các tính chất của đường sức từ

- Qua mỗi điểm trong không gian ta chỉ vẽ được một và chỉ một đường sức từ. Đồng nghĩa với các đường sức từ không cắt nhau

- Đường sức từ là những đường cong kín có hướng. Đối với nam châm các đường sức từ xuất phát từ cực Bắc và kết thúc ở cực Nam. Đối với các dòng điện đặc biệt thì xác định theo quy tắc nằm bàn tay phải.

- Người ta quy ước vẽ các đường sức từ dày tại nơi có điện trường mạnh và thưa tại nơi có điện trường yếu.

Từ phổ là hình ảnh của các đường mạt sắt cho ta hình ảnh của các đường sức từ của từ trường (không phải là các đường sức từ)

Câu 11: Trong bức tranh các đường sức từ, từ trường mạnh hơn được diễn tả bởi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người ta quy ước vẽ các đường sức từ dày tại nơi có điện trường mạnh và thưa tại nơi có điện trường yếu.