Ngẫu lực

Ngẫu lực

4.3/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Ngẫu lực

Lý thuyết về Ngẫu lực

Hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật gọi là ngẫu lực.

Đối cới các trục quay vuông góc với mặt phẵng chứa ngẫu lực thì mômen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí trục quay và luôn luôn có giá trị : \[M=F.d\]

Trong đó :

F là độ lớn của mỗi lực

d là cánh tay đòn của ngẫu lực hay khoảng cách giữa hai giá của hai lực hợp thành ngẫu lực .

M là momen của ngẫu lực

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Một vật không có trục quay cố định nếu chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật sẽ chuyển động ra sao?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Một vật không có trục quay cố định nếu chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh trục đi qua trọng tâm của vật.

Câu 2: Chọn phát biểu đúng.

Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh trục cố định đó.

Câu 3: Vòi vặn nước có hai tai vặn. Tác dụng của các tai này là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tác dụng của các tai này là tăng mômen của ngẫu lực.

Câu 4: Chọn câu phát biểu đúng:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu đúng là: Một vật chịu tác dụng của ngẫu lực thì chỉ có chuyển động quay.

Câu 5: Chọn câu trả lời sai:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, cùng độ lớn chứ không phải hợp lực của chúng.

Câu 6: Một vật không có trục quay cố định khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì sẽ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Một vật không có trục quay cố định khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì sẽ chuyển động quay.

Câu 7: Chọn câu sai:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mô men ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí trục quay

Câu 8: Đơn vị của mô men ngẫu lực là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đơn vị của mô men ngẫu lực là: N. m

Câu 9: Chọn phát biểu đúng.

Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh trục đi qua trọng tâm.

Câu 10: Cánh tay đòn của ngẫu lực là khoảng cách

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Cánh tay đòn của ngẫu lực là khoảng cách giữa 2 giá của lực.

Câu 11: Mômen của ngẫu lực được tính theo công thức nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mômen của ngẫu lực được tính theo công thức: $M = F.d$.

Câu 12: Ngẫu lực là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.

Câu 13: Một vật có trục quay cố định khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì sẽ:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Một vật có trục quay cố định khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì sẽ chuyển động quay quanh trục cố định.

Câu 14: Hệ hai lực được coi là ngẫu lực nếu hai lực đó cùng tác dụng vào một vật và có đặc điểm là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hệ hai lực được coi là ngẫu lực nếu hai lực đó cùng tác dụng vào một vật và có cùng phương, khác giá, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.