a. Khái niệm
- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.
- Lương tâm tồn tại ở hai dạng đó là: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt, lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân
b. Trở thành người có lương tâm
- Thường xuyên rèn luyện đạo đức theo quan niệm tiến bộ…
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện…
- Bồi dưỡng những tình cảm trong sáng đẹp đẽ giữa người với người…
Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. (SGK GDCD Tr.70)
Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái.
Khi thực hiện những hành vi phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội, thì cá nhân cảm thấy hài lòng, thỏa mãn với chính mình. Đó là trạng thái thanh thản lương tâm.
Khi cá nhân có các hành vi sai lầm, vi phạm chuẩn mực đạo đức, họ cảm thấy ăn năn và hối hận. Đó là trạng thái cắn rứt lương tâm. (SGK GDCD 10 Tr. 70)