Lực ma sát

Lực ma sát

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Lực ma sát

Lý thuyết về Lực ma sát

1. Cách xác định độ lớn của ma sát trượt.

  Móc lực kế vào vật rồi kéo theo phương ngang cho vật trượt gần như thẳng đều. Khi đó, lực kế chỉ độ lớn của lực ma sát trượt tác dụng vào vật.

2. Đặc điểm của độ lớn của ma sát trượt.

+ Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

+ Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.

+ Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

3. Hệ số ma sát trượt.

\[{{\mu }_{t}}=\dfrac{{{F}_{mst}}}{N}\]

  Hệ số ma sát trượt mt phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.

4. Công thức của lực ma sát trượt.

\[{{F}_{mst}}={{\mu }_{t.}}N\]

Trong đó:

\[{{F}_{mst}}\] là độ lớn lực ma sát trượt.

N là áp lực vật đè lên mặt tiếp xúc

${{\mu }_{t}}$ là hệ số ma sát trượt, không có đơn vị

Phương pháp giải:

  • Công thức lực ma sát: \[~{{F}_{ms}}={{\mu }_{t}}.N\] Phân tích các lực tác dụng lên vật.
  • Áp dụng phương trình định luật II: $\overrightarrow{{{F}_{1}}}+\overrightarrow{{{F}_{2}}}+...+\overrightarrow{{{F}_{n}}}=m.\overrightarrow{a}$     (1)
  • Chiếu pt (1) lên trục Ox:${{F}_{1x}}+{{F}_{2x}}+...+{{F}_{nx}}=m.a$ (2)
  • Chiếu pt (1) lên Oy: ${{F}_{1y}}+{{F}_{2y}}+...+{{F}_{ny}}=0$ (3)
  • Từ (2) và (3) suy ra đại lượng cần tìm

Với Ox là trục song song với mặt phẳng chuyển động. Trục Oy là trục vuông góc với chuyển động

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Điều nào sau đây là sai khi nói về hệ số ma sát trượt?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Phát biểu. " Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào áp lực cùa vật lên mặt phẳng giá đỡ" là sai.

Câu 2: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang, tác dụng vào vật một lực F có phương song song với mặt tiếp xúc, tăng dần lực tác dụng đặt vào vật cho đến khi vật chuyển động. Nếu muốn vật chuyển động trượt trên mặt với vận tốc không đổi thì ta phải

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Giảm lực để lực có độ lớn bằng đúng lực ma sát trượt.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lực ma sát trượt?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực ma sát trượt phụ thuộc vào độ lớn của áp lực.

Câu 4: Lực ma sát trượt xuất hiện khi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt nhám của một vật khác.

Câu 5: Chọn phát biểu đúng.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực ma sát trượt phụ thuộc vào tính chất của các mặt tiếp xúc.

Câu 6: Lực ma sát trượt có thể đóng vai trò là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực ma sát trượt có thể đóng vai trò là lực cản.

Câu 7: Yếu tố quyết định nhất trong trò chơi kéo co là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Yếu tố quyết định nhất trong trò chơi kéo co là lực ma sát của chân và sàn đỡ.

Câu 8: Lực ma sát trượt là lực không có đặc điểm nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.

Câu 9: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát trượt giữa vật trượt trên mặt phẳng khi tăng tốc độ trượt của vật?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hệ số ma sát trượt không phụ thuộc vào vận tốc.

Câu 10: Biểu thức nào sau đây nói về lực ma sát trượt là đúng ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Biểu thức đúng là: $ {{F}_{ms}}={{\mu }_{t}}.N $

Câu 11: Nguyên nhân xuất hiện ma sát là do.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nguyên nhân xuất hiện ma sát là do mặt tiếp xúc sần sùi, lồi lõm hoặc bị biến dạng.

Câu 12: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Hệ số ma sát không phụ thuộc vào áp lực giữa hai mặt tiếp xúc.

Câu 13: Đặc điểm nào sau đây phù hợp với lực ma sát trượt ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực luôn xuất hiện ở mặt tiếp xúc và có hướng ngược với hướng chuyển động của vật.

Câu 14: Một vật lúc đầu nằm trên một máng nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực ma sát ngược chiều chuyển động làm vật chuyển động chậm dần.

Câu 15: Một vật đặt trên mặt bàn nằm ngang, có diện tích tiếp xúc là S. Trong một phạm vi khá rộng, khi diện tích tiếp xúc tăng gấp đôi thì lực ma sát trượt xuất hiện giữa vật và mặt tiếp xúc khi vật chuyển động sẽ

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc.