CHU TRÌNH NHÂN LÊN CỦA VIRUT
1. Sự hấp phụ
- Gai glicôprôtêin của virut đặc hiệu với thụ thể bề mặt tế bào $ \to $ virut bám vào tế bào.
2. Xâm nhập
- Đối với virut động vật: virut đưa cả nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó “cởi vỏ” để giải phóng axit nuclêic.
- Đối với phagơ: enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào, vỏ nằm bên ngoài.
3. Sinh tổng hợp
- Virut sử dụng nguyên liệu và enzim của tế bào chủ để tổng hợp axit nuclêic và các loại prôtêin cho mình.
4. Lắp ráp
- Lắp ráp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo thành virut hoàn chỉnh.
5. Giải phóng
- Virut phá vỡ tế bào vật chủ để ồ ạt chui ra ngoài.
- Khi virut nhân lên nhưng không làm tan tế bào gọi là chu trình tiềm tan
- Khi virut nhân lên làm tan tế bào gọi là chu trình sinh tan.
Virut là một kết cấu đại phân tử vô bào, không có hệ thống sinh sản năng lượng, không có riboxom. Để virut tổng hợp được axit nucleic và protein thì cần có các nguyên liệu như: năng lượng, riboxom, các nucleotit và ARN vận chuyển, các enzim cần thiết (có thể của tế bào hoặc của virut).
Virut không có khả năng tự sinh sản do không có các enzim dành cho quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, không có riboxom cũng như bất kì bào quan nào thực hiện tổng hợp protein. Chúng hoàn toàn phụ thuộc vào tế bào chủ để tăng số lượng bản sao của mình. Vì thế người ta dùng thuật ngữ nhân lên thay cho sinh sản.
Bởi vì ở giai đoạn hấp phụ: Gai glicoprotein hoặc protein bề mặt của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào thì virut mới bám được vào, nếu không thì virut không bám được vào.
(I) sai vì virut độc là các virut phát triển làm tan tế bào, chúng không thực hiện chu trình tiềm tan.
(II) sai vì chu trình tiềm tan không làm tan tế bào.
(III) sai vì một số virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp.
Virut có tính kí sinh nội bào bắt buộc; chúng chỉ có thể sinh sản bằng cách xâm chiếm tế bào khác vì chúng thiếu bộ máy ở mức tế bào để tự sinh sản.
Không có thuốc điều trị đặc hiệu các loại virut vì virut thay đổi nhanh chóng về cấu trúc, biểu hiện cấu tạo di truyền, cách sao chép và lan truyền. Một virut có thể gây nhiễm cho nhiều vật chủ khác nhau, nhưng cũng có thể chỉ giới hạn trong 1 số rất ít vật chủ. Các loại virut đã được nhận dạng có thể gây nhiễm cho các sinh vật đơn bào như mycloplasma, vi khuẩn, tảo và tất cả các động thực vật cấp cao hơn.
Virut còn là một kết cấu đại phân tử vô bào, không có hệ thống sinh sản năng lượng, không có ribosome, không sinh trưởng cá thể, không phân cắt và không mẫn cảm với các chất kháng sinh, chỉ chứa 1 trong 2 loại axit nucleic (ADN hoặc ARN) nên rất dễ xâm nhập nhưng lại rất khó tiêu diệt.
(1) Virut ôn hòa chỉ có thể thực hiện chu trình tiềm tan mà không thể thực hiện chu trình sinh tan như virut độc.
(2) Giai đoạn đầu tiên trong chu trình nhân lên của virut là giai đoạn hấp phụ.
(3) Trong giai đoạn xâm nhập, tất cả các virut đều bơm axit nucleic vào tế bào chất của tế bào chủ, còn vỏ nằm bên ngoài.
(1) sai vì virut ôn hòa là những virut vừa thực hiện chu trình tiềm tan vừa có thể thực hiện chu trình sinh tan.
(2) đúng
(3) sai vì quá trình xâm nhập:
Đối với phago: enzim lizozim phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài.
Đối với virut động vật: đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất, sau đó cởi vỏ để giải phóng axit nucleic.
Virut là một kết cấu đại phân tử vô bào, không có hệ thống sinh sản năng lượng, không có riboxom. Để virut tổng hợp được axit nucleic và protein thì cần có các nguyên liệu như: năng lượng, riboxom, các nucleotit và ARN vận chuyển, các enzim cần thiết (có thể của tế bào hoặc của virut).
mARN của tế bào vật chủ không có vai trò trực tiếp nào trong quá trình nhân lên của virut. mARN của tế bào vật chủ được dịch mã thành protein tạo thành một số enzim hoặc các thành phần khác của tế bào.
(1) Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.
(2) Quá trình xâm nhập đối với phago: đưa cả nucleocapsit vào tế bào chất, sau đó "cởi vỏ" để giải phóng axit nucleic.
(3) Trong giai đoạn phóng thích, tất cả các loại virut đều phá vỡ tế bào để ồ ạt chui ra ngoài.
(1) đúng.
(2) sai vì quá trình xâm nhập đối với phago: enzim lizozim phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài.
(3) sai vì virut phá vỡ tế bào chủ chui ồ ạt ra ngoài hoặc tạo thành một lỗ thủng trên vỏ tế bào chủ và chui từ từ ra ngoài.
(1) Hiện tượng sinh tan: là hiện tượng làm tan tế bào vật chủ của virut ôn hòa.
(2) Hiện tượng tiềm tan: là hiện tượng tế bào vật chủ không bị phá vỡ khi có virut xâm nhiễm.
(3) Chỉ cần virut có gai glicoprotein hoặc protein bề mặt thì đều có thể bám được vào bề mặt tế bào chủ.
(1) sai vì hiện tượng sinh tan: là hiện tượng làm tan tế bào vật chủ của virut độc.
(2) đúng.
(3) sai vì gai glicoprotein hoặc protein bề mặt của virut phải đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào thì virut mới bám được vào, nếu không thì virut không bám được vào.
(1) Virut ôn hòa rất hay chuyển thành virut độc.
(2) Giai đoạn xâm nhập của virut động vật và giai đoạn xâm nhập của phagơ vào tế bào vật chủ là giống nhau.
(3) Trong giai đoạn phóng thích, tất cả các loại virut đều tạo một lỗ thủng trên vỏ tế bào chủ để chui từ từ ra ngoài.
(1) sai vì ít khi virut ôn hòa chuyển thành virut độc vì trong tế bào đã xuất hiện một số prôtein ức chế virut. Hơn nữa hệ gen của tế bào virut đã gắn vào hộ gen của tế bào chủ, chỉ trong trường hợp đặc biệt mới tách ra trở thành virut độc (ví dụ như tia tử ngọa hoặc một chất hóa học đặc biệt).
(2) sai vì xâm nhập của virut động vật là đưa cả capsit và axit nuclêic vào tế bào chất của tế bào kí chủ, sau đó enzym cởi bỏ vỏ ở màng tế bào, bơm lõi axit nuclêic vào tế bào chất. Còn đối với phago: enzim lizozim phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài.
(3) sai vì virut phá vỡ tế bào chủ chui ồ ạt ra ngoài hoặc tạo thành một lỗ thủng trên vỏ tế bào chủ và chui từ từ ra ngoài.
Sự tổng hợp prôtêin của virut được điều khiển bởi hệ gen của virut. Vì vậy khi đem chủng virut lai vào cây bệnh thì vật chất di truyền của chủng A sẽ tổng hợp prôtêin và axit nuclêic của chủng A $\Rightarrow$ tạo thành virut có vỏ và lõi đều của chủng A.
(1) Virut được tạo ra rời tế bào vật chủ ở giai đoạn phóng thích.
(2) Quá trình xâm nhập đối với phago: enzim lizozim phá hủy thành tế bào để bơm axit nucleic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài.
(3) Hiện tượng virut xâm nhập và gắn bộ gen vào tế bào chủ mà tế bào chủ vẫn sinh trưởng bình thường được gọi là hiện tượng tiền tan.
(1) (2) đúng.
(3) sai vì đây là hiện tượng tiềm tan không phải là tiền tan.
(1) Trong một quần thể vi khuẩn bị nhiễm virut, các virut đều phát triển và làm tan tế bào.
(2) Virut ôn hòa vừa có thể thực hiện chu trình tiềm tan vừa có thể thực hiện chu trình sinh tan.
(3) Giai đoạn đầu tiên trong chu trình nhân lên của virut là giai đoạn xâm nhập.
(1) sai vì các virut có thể phát triển và không làm tan tế bào (ví dụ chu trình tiềm tan).
(2) đúng
(3) sai vì giai đoạn đầu tiên trong chu trình nhân lên của virut là giai đoạn hấp phụ.
- Virut thực vật phát tán nhờ gió và đi vào tế bào chủ qua các vết thương hoặc được mang bởi sinh vật trung gian (giun, côn trùng...).
- Virut khó xâm nhập vào tế bào thực vật do không có thụ thể, có thành tế bào.
(1) Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự: hấp phụ - xâm nhập – phóng thích - sinh tổng hợp - lắp ráp.
(2) Các virut bám lên bề mặt tế bào chủ nhờ gai glicoprotein hoặc protein bề mặt thích hợp với thụ thể của tế bào chủ.
(3) Virut ôn hòa là những virut vừa thực hiện chu trình tiềm tan vừa có thể thực hiện chu trình sinh tan.
(1) sai vì chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự: hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - lắp ráp - phóng thích.
(2) và (3) đúng.