I. ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG THỰC VẬT
- Ánh sáng có ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật.
+ Các cành phía dưới của cây trồng trong rừng sớm rụng vì chúng tiếp nhận ít ánh sáng nên quang hợp kém → tổng hợp được ít chất hữu cơ, không đủ cho hô hấp nên cành phía dưới khô và héo dần và sớm rụng → hiện tượng tự tỉa thưa.
- Thực vật được chia thành 2 nhóm khác nhau tùy thuộc vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng:
+ Thực vật ưa sáng: những cây sống nơi quang đãng: cây ngô, phi lao, lúa…
+ Thực vật ưa bóng: những cây sống ở nơi có ánh sáng yếu, sống trong bóng râm: cây đỗ, cây vạn niên thanh, cây ngải cứu …
II. ẢNH HƯỞNG CỦA ÁNH SÁNG LÊN ĐỜI SỐNG ĐỘNG VẬT
- Giúp động vật định hướng được trong không gian: chim di cư có thể bay xa hàng nghìn kilomet
- Ảnh hưởng đến hoạt động, sinh trưởng, sinh sản: nhiều loài thú hoạt động ban ngày: bò, trâu, dê, cừu … nhiều loài hoạt động ban đêm: chồn, cáo, sóc… Mùa xuân và mùa hè có ngày dài là thời gian sinh sản của nhiều loài chim, mùa xuân những ngày thiếu sáng cá chép vẫn có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng mạnh
- Người ta chia động vật thành 2 nhóm:
+ Động vật ưa sáng: những động vật hoạt động ban ngày. Ví dụ: 1 số loài thú như trâu, bò, cừu, dê, … 1 số loài chim như: khướu, chào mào, chích chòe …
+ Động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở vùng nước sâu như đáy biển. Ví dụ: 1 số loài động vật như: chồn, sóc, cáo … 1 số loài chim như: vạc, sếu, cú mèo …
Cây ưa bóng gồm những cây sống nơi có ánh sáng yếu, ánh sáng tán xạ như sống dưới tán của cây khác, cây trồng làm cảnh đặt trong nhà.
Hiện tượng trên do tác động của nhân tố ánh sáng. Cây có tính hướng sáng, ngọn cây sẽ hướng về phía có ánh sáng mạnh hơn.
Đối với ánh sáng, thực vật chia làm 2 nhóm: nhóm các cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.
+ Cây ưa sáng mọc nơi quang đãng, trên tầng tán rừng: phiến lá dày, mô giậu phát triển, lá xếp nghiêng so với mặt đất để tránh được tia nắng chiếu thẳng vào bề mặt lá.
+ Cây ưa bóng, mọc dưới bóng cây khác, tầng thấp của tán rừng: phiến lá mỏng, mô giậu kém phát triển, không k có mô giậu, lá nằm ngang để nhận nhiều ánh sáng hơn.
Nhóm cây ưa sáng bao gồm những cây sống ở nơi quang đãng để tiếp nhận được nhiều ánh sáng, không có các vật cản che mất.
Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là định hướng di chuyển trong không gian.
Chim chích chòe, chào mào, khướu là những loài chim thường đi ăn sâu bọ vào lúc Mặt Trời mọc.
Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành nhóm động vật ưa sáng (những động vật hoạt động vào ban ngày) và nhóm động vật ưa tối (gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở vùng nước sâu như đáy biển).
Những loài chim như vạc, diệc, sếu và đặc biệt là cú mèo hay tìm kiếm thức ăn vào ban đêm.
Chim Bìm Bịp và gà Cỏ sống trong rừng thường đi ăn vào trước lúc Mặt Trời mọc.
Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của thực vật, người ta chia thực vật thành nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.
Các cành phía dưới của cây trồng trong rừng sớm rụng vì các cành ở phía dưới tiếp nhận ít ánh sáng nên quang hợp kém $\Rightarrow$ tổng hợp được ít chất hữu cơ, tích lũy không đủ lượng tiêu hao do hô hấp và kèm theo khả năng lấy nước kém nên cành phía dưới khô và héo dần, sớm rụng. Đây là hiện tượng tự tỉa thưa.
Người ta chia động vật thành 2 nhóm thích nghi với điều kiện chiếu sáng:
Động vật ưa sáng: những động vật hoạt động ban ngày.
Động vật ưa tối: những động vật hoạt động ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở vùng sâu như đáy biển.
Ánh sáng ảnh hưởng tới màu sắc của lá là ảnh hưởng đặc điểm hình thái, ảnh hưởng hoạt động hô hấp, quang hợp, hút nước là ảnh hưởng đặc điểm sinh lí.