Công dân bình đẳng trước pháp luật

Công dân bình đẳng trước pháp luật

4.5/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Công dân bình đẳng trước pháp luật

Lý thuyết về Công dân bình đẳng trước pháp luật

* Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là:

- Bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.

- Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.

* Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ được hiểu như sau:

- Bất kì công dân nào, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng quyền và thực hiện các nghĩa vụ của công dân một cách bình đẳng.

- Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

Ví dụ:

- Mọi công dân đều có quyền học tập và sáng tạo, quyền sở hữu tài sản,…

- Mọi công dân đều phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của Pháp luật.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Theo quy định của pháp luật, đối tượng nào được hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

Câu 2: Bất kì công dân nào nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có thể thành lập doanh nghiệp. Đây là biểu hiện của

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Việc thành lập doanh nghiệp là thể hiện công dân đang được hưởng quyền. Theo quy định của pháp luật, khi có đủ điều kiện đều có thể thành lập doanh nghiệp và được hưởng lợi tức mang lại từ hoạt động kinh doanh đó.

Câu 3: Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

Câu 4: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Hiện pháp và luật là những văn bản quy phạm pháp luật quy định những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Câu 5: Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong văn bản nào ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Giáo dục công dân 12, Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp và luật.

Câu 6: Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo SGK GDCD 12 trang 28: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

Câu 7: Công dân bình đẳng trong hưởng quyền và thực hiện

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vị xã hội… Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lí của mình.

Câu 8: Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền được hưởng thừa kế là thể hiện công dân bình đẳng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Cụ thể là: công dân có quyền được tham gia bầu cử, ứng cử, quyền sở hữa, quyền thừa kế, các quyền tự do cơ bản, các quyền dân sự. Bên cạnh đó, phải có nghĩa vụ đóng thuế, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ môi trường... Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền được hưởng thừa kế là thể hiện công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

Câu 9: Việc đăng kí nghĩa vụ quân sự là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân còn bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ, như nghĩa vụ Bảo vệ tổ quốc, nghĩa vụ đón thuế, nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ bảo vệ môi trường…

Câu 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vị xã hội… Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần xã hội.

Câu 11: Mọi công dân đều được hưởng các quyền công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế…nếu có đủ các

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Giáo dục công dân, mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Bất kì công dân nào, nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng quyền công dân như quyền bầu cử, ứng cử, quyền sở hữu, quyền thừa kế…