Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

4.8/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 20 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

Lý thuyết về Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước

– Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước và của mỗi công dân.

– Là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

– Phải bảo vệ, khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm và có hiệu quả để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.

– Việc bảo vệ môi trường phải tuân thủ nguyên tắc (không dạy)

– Các hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu:

+ Bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên.

+ Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

+ Bảo vệ môi trường đô thị, khu cư dân.

+ Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác.

+ Quản lí chất thải.

+ Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

– Bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt, vì rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân.

– Pháp luật nghiêm cấm cá hành vi phá hoại, khai thác trái phép rừng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm, chôn lấp chất phóng xạ, chất thải, chất nguy hại khác không đúng nơi quy định, thải các chất thải chưa được xử lí…vào đất, nguồn nước.

– Hành vi vi phạm tùy vào tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí hành chính, kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường không phải

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Trong hoạt động bảo vệ môi trường, pháp luật là công cụ quan trọng của Nhà nước để xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lí cần thiết, tạo ra sự phối hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; xác định trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh; ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên. Như vậy, nới lỏng các quy định đem lại hiệu quả cao về kinh tế từ các nguồn thu phi pháp không thể hiện vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường.

Câu 2: Hoạt động nào sau đây là bảo vệ môi trường?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Các hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu gồm : bảo tồn và sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ; bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư... Vậy, trong các hoạt động nêu trên, bảo vệ rừng là hoạt động bảo vệ môi trường.

Câu 3: Nhằm bảo vệ môi trường, hành vi nào dưới đây bị pháp luật nghiêm cấm?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Trong những trường hợp đề bài nêu ra, việc khai thác kinh doanh gỗ quý thuộc danh mục cấm của Nhà nước là trái pháp luật và cũng đi ngược lại mục đích bảo vệ môi trường.

Câu 4: Bộ luật nào sau đây không nằm trong hệ thống các văn bản nhà nước ban hành để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Để bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản như : Luật Bảo vệ môi trường, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản… Như vậy, Luật Hành chính không nằm trong hệ thống văn bản này.

Câu 5: Trong bảo vệ môi trường thì hoạt động nào có tầm quan trọng đặc biệt ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Giáo dục công dân 12, trong bảo vệ môi trường thì hoạt động bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt

Câu 6: Nhà nước đã ban hành văn bản pháp luật nào dưới đây để bảo vệ tài nguyên, môi trường?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Để bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, Nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản như : Luật Bảo vệ môi trường, Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản.

Câu 7: Việc giao đất, giao rừng cho một số hộ dân để họ sử dụng, quản lý, khai thác và bảo vệ rừng là nội dung cơ bản của pháp luật về

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Trong các hoạt động bảo vệ môi trường thì bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt, vì rừng là tài nguyên quý báu của đất nước. Để thực hiện việc bảo vệ, tái tạo rừng thì việc giao đất, giao rừng cho một số hộ dân để họ sử dụng, quản lý, khai thác và bảo vệ rừng là một trong những nội dung cơ bản.

Câu 8: Nhà nước đã ban hành văn bản pháp luật nào dưới đây để phát triển kinh tế ?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước đã ban hành các luật quan trọng, như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế giá trị gia tăng... Như vậy, đáp án của câu hỏi này là Luật Doanh nghiệp.

Câu 9: Bảo vệ rừng là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt trong

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết
Theo SGK Giáo dục công dân 12, trong bảo vệ môi trường thì hoạt động bảo vệ rừng có tầm quan trọng đặc biệt.