Giáo án tin học 6 cánh diều cả năm phương pháp mới

Giáo án tin học 6 cánh diều cả năm phương pháp mới

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 22 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Giáo án tin học 6 cánh diều cả năm phương pháp mới

Công thức toán học không thể tải, để xem trọn bộ tài liệu hoặc in ra làm bài tập, hãy tải file word về máy bạn nhé

Ngày soạn:

Ngày dạy:

CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

BÀI 1. THÔNG TIN THU NHẬN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Biết thông tin là gì
  • Biết được thế nào là thu nhận và xử lí thông tin
  • Phân biệt được thông tin với vật mang tin.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Năng lực tin học: Hình thành, phát triển các năng lực:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất:
  • Chăm chỉ: cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập
  • Trách nhiệm: Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. - GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy tính, máy chiếu..
  2. - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
  3. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  4. Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe
  5. Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
  6. Tổ chức thực hiện:

  • GV trình bày vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày, em nhìn thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách; em nghe thấy tiếng chim hót, tiếng xe cộ đi lại trên đường. Tất cả những thứ đó được giác quan của em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh. Và để hiểu rõ

hơn, về việc thu nhận và xử lí thông tin, chúng ta cùng đến với bài 1.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thông tin và thu nhận thông tin a) Mục tiêu:

  • Biết thông tin là gì, vật mang tin là gì.
  • Phân biệt được thông tin và vật mang tin
  1. Nội dung: GV hướng dẫn, HS tiếp thu, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Thông tin và vật mang tin

NV1

- Thông tin là những gì đem lại

- GV chiếu hình ảnh một trang báo, yêu cầu

cho ta hiểu biết về thế giới xung

HS đọc thông tin, thảo luận để thực hiện hoạt

quanh và chính bản thân mình.

động 1:

+ Ví dụ: Em nghe tiếng trống

+ Một trong những thông tin em thu nhận

trường vừa điểm -> Vào học

được từ trang báo này là gì?

- Vật mang tin là vật, phương tiện

+ Thông tin em vừa đọc là nói về ai hay về cái

mang lại cho con người thông tin

gì?

dưới dạng chữ và số, dạng hình

NV2

ảnh, dạng âm thanh.

- GV cho HS đọc thầm thông tin ở mục 1 sgk

+ Ví dụ: Vật mạng tin là sách, đài

và yêu cầu HS rút ra kết luận:

radio, tivi, bức ảnh, thẻ nhớ...

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

2. Xử lí thông tin HĐ2:

  • Thông tin là gì?
  • Thế nào là vật mang tin?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
  • GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả hoạt động 1.

  • HS rút ra khái niệm thông tin và vật mang tin.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Xử lí thông tin

  1. Mục tiêu: Nêu được hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Tình huống 1: Em biết được “có tiêng chuông đồng hồ báo thức reo” hay “đã đến giờ dậy” để đến

NV1

- GV cho HS bắt cặp, đọc thông tin ở hoạt động 2 và thảo luận, trả lời câu hỏi.

NV2

  • GV cho HS đọc thầm thông tin ở mục 2 sgk.
  • GV hướng dẫn HS để HS hiểu thế nào là xử lí thông tin: Xử lí thông tin diễn ra trong bộ não con người. Kết quả của hoạt động xử lí thông tin là thông tin đầu ra.

Bộ não kết hợp thông tin vừa thu nhận được với hiểu biết đã có sẵn từ trước để rút ra kết quả là thông tin đầu ra. Thông tin đầu ra sẽ

khác nhau tùy thuộc vào mục đích của người xử lí. Và trên cơ sở có thông tin đầu ra, quyết định hành động như thế nào cho phù hợp nhất là tùy thuộc chủ thể con người.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
  • GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả hoạt động 2.

  • HS rút ra khái niệm thông tin và vật mang tin.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

lớp đúng giờ, em cần “dậy để chuẩn bị đi học”.

- Tình huống 2: Em biết được: “bắt đầu chắn đường”, em cần “dừng lại”.

Kết luận:

Xử lí thông tin: Từ thông tin vừa thu nhận được, kết hợp với hiểu biết đã có từ trước để rút ra thông tin mới, hữu ích.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, thảo luận, hoàn thành bài tập:

Bài 1. Xét tình huống sau:

Em đang đi trên đường thấy mây đen kéo tới bao phủ bản trời, gió mạnh nỏi lên.

Hãy trả lời lần lượt hai cân hỏi sau:

  1. Thông tin em vừa nhận được là gi?
  2. Em biết trực tiếp từ sự vật, hiện tượng hay biết được từ vật mang tin?
  • Tình huống 1: Cô giáo trả bài kiểm tra, em biết mình được 7 điểm.
  • Tình huống 2: Bác sĩ nghe tim của bệnh nhân để khám bệnh.

Với mỗi tình huống mỏ tả trên đây, em hãy trả lời câu hỏi sau: Có vật mang tin trong tình huống này hay không? Nếu có thì đó là gì?

- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và trình bày kết quả:

Bài 1:

  1. Thông tin em nhận được là “có mây đen kéo tới bao phủ bầu trời, có gió mạnh nổi lên”.
  2. Em nhận biết trực tiếp hiện tượng trên, không có vật mang tin ở đây.

Bài 2:

  • Tình huống 1: Vật mang tin là tờ bài kiểm tra
  • Tình huống 2: Vật mang tin: không có; bác sĩ nghe trực tiếp nhịp tim của bệnh nhân.

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống

  1. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.
  2. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:
  • GV đặt câu hỏi: Mỗi biển báo, biểu tượng, hình ảnh sau đây em thường thấy ở đâu và theo em nó được đùng để thông báo điều gì cho mọi người?
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

  • Hình a: Thấy ở bệnh viện , thông báo đây là giường của bệnh nhân
  • Hình b: Thấy ở mọi nơi, thông báo mọi người vứt rác vào thùng rác
  • Hình c: Thấy ở nơi công cộng, thông báo có mạng wifi

- GV nhắc nhở HS và chốt kiến thức bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2. LƯU TRỮ VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Biết được thế nào là lưu trữ và trao đổi thông tin
  • Biết được dữ liệu là gì
  • Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa dữ liệu và thông tin
  • Biết được tầm quan trọng của thông tin và trao đổi thông tin trong cuộc sống hằng ngày.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Giáo án, hình ảnh liên quan đến bài học, phòng máy tính, máy chiếu..

  1. - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe
  4. Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

  • GV trình bày vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày, em nhìn thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách; em nghe thấy tiếng chim hót, tiếng xe cộ đi lại trên đường. Tất cả những thứ đó được giác quan của em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh. Và để hiểu rõ

hơn, chúng ta cùng đến với bài: Lưu trữ và trao đổi thông tin. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Lưu trữ thông tin a) Mục tiêu:

  • Biết được thế nào là lưu trữ thông tin.
  • Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa dữ liệu và thông tin.
  1. Nội dung: GV cho HS đọc hiểu, rút ra kết luận cần thiết
  2. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Lưu trữ thông tin

- GV cho HS đọc thông tin ở mục 1 sgk, chia

- Lưu trữ thông tin là hoạt động

lớp thành các nhóm, yêu cầu thảo luận, trả lời

đưa thông tin vào vật mang tin.

câu hỏi:

- Dữ liệu là thông tin dưới dạng

+ Thế nào là lưu trữ thông tin?

được chưa trong vật mang tin

+ Dữ liệu là gì?

- Có ba dạng dữ liệu: dạng chữ và

+ Lấy ví dụ để so sánh sự khác nhau giữa

số, dạng hình ảnh và dạng âm

thông tin và dữ liệu?

thanh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Ví dụ về thông tin và dữ liệu:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận

Tiếng trống trường ba hồi chín

theo nhóm nhỏ.

tiếng là dữ liệu. Tiếng trống được

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

đặt trong bối cảnh ngày khai

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

trường, trở thành thông tin, mang

- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả hoạt

ý nghĩa: Tiếng trống trang trọng

động 1.

nhắc hở mọi người vè nhiệm vụ

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho

học tập khó khăn nhưng cũng đầy

nhóm bạn (nếu có).

hứng khởi với những niềm vui

Bước 4: Kết luận, nhận định

trong học tập.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang

nội dung mới.

Hoạt động 2: Trao đổi thông tin.

  1. Mục tiêu: Biết được thế nào là trao đổi thông tin.
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Trao đổi thông tin

NV1

- Trao đổi thông tin là gửi thông tin

- GV cho HS đọc thông tin ở mục 2 sgk, yêu

tới bên nhận và nhận thông tin tới

cầu HS trả lời câu hỏi:

bên gửi.

+ Trao đổi thông tin là gì?

- Hoạt động trao đổi thông tin diễn

+ Muốn trao đổi thông tin cần phải đáp ứng

ra thường xuyên trong cuộc sống,

yêu cầu gì?

trong công việc hằng ngày của con

+ Trao đổi thông tin diễn ra khi nào?

người. Nó là một hoạt động thiết

NV2

yếu không thể thiếu và diễn ra rất

- GV cho HS hoạt động cặp đôi, thực hiện

tự nhiên.

hoạt động 1 trang 9 sgk.

HĐ1:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
  • GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả hoạt động 2.

  • HS rút ra khái niệm thông tin và vật mang tin.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Tình

Bên gửi

Bên nhận

huống

thông tin

thông tin

1

Bạn gửi

Em

mẩu giấy

2

Xe cứu

Những

hỏa

người khác

trên đường.

Hoạt động 3: Các bước trong hoạt động thông tin của con người

  1. Mục tiêu: Nắm được các bước trong quá trình hoạt động thông tin của con

người.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn, trình bày, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Các bước hoạt động thông tin

- GV chiếu hình ảnh 1 trong sgk lên bảng và

của con người

yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi:

- Hoạt động thông tin con người

gồm: Con người thu nhận thông tin

từ thế giới bên ngoài -> xử lí thông

tin -> ghi nhớ và lưu trữ thông tin -

> trao đổi thông tin.

+ Qúa trình hoạt động thông tin của con người gồm những hoạt động nào?

+ Có nhất thiết phải luôn có đủ và liên tục các bước như trên hay không?

  • Theo em, những hoạt động nào diễn ra trong bộ não con người? Những hoạt động nào xảy ra bên ngoài bộ não con người?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
  • GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • Một số HS đứng dậy trình bày kết quả.
  • HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức và cho HS chuyển sang nội dung mới.
  • Không bắt buộc phải luôn đầy đủ

và liên tục các bước theo trình tự.

  • Từ “thông tin vào” đến “ghi nhớ trong đàu là hoạt động trong não bộ.
  • “lưu trữ” và trao đổi thông tin là hoạt động ngoài não bộ.

Hoạt động 4: Vai trò quan trọng của thông tin và hoạt động thông tin

  1. Mục tiêu: Biết được tầm quan trọng của thông tin và trao đổi thông tin trong cuộc sống hằng ngày.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu hoạt động 2, tìm hiểu thông tin sgk, yêu cầu HS trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

4. Vai trò quan trọng của thông

- GV cho HS hoạt động nhóm 3- 4 người,

tin và hoạt động thông tin

đọc hoạt động 2, thảo luận và trả lời.

HĐ2

- Sau đó, GV phân tích ví dụ ở phần thông tin

+ Tình huống 1: Hậu quả có thể là

sgk, dẫn dắt cho HS thấy được sự quan trọng

chết người.

của thông tin và hoạt động thông tin.

+ Tình huống 2: Hậu quả có thể là

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

vụ cháy.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận

Kết luận:

theo nhóm nhỏ.

Thông tin rất quan trọng đối với

- HS nghe GV phân tích, nắm bắt kiến thức

con người; hoạt động thông tin

GV truyền tải.

diễn ra thường xuyên trong cuộc

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

sống hằng ngày. Thiếu thông tin có

- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả của

thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

hoạt động 2.

- HS nhắc lại sự quan trọng của thông tin và

trao đổi thông tin.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoạt động cặp đôi, thảo luận, hoàn thành bài tập:

Bài 1. Em hãy cho biết phóng viên phỏng vấn, cảnh sát điều tra hiện tượng vụ tai nạn có thể dùng những cách nào để lưu trữ thông tin. Trong mỗi trường hợp đó, thông tin được chuyển thành dữ liệu dạng gì?

Bài 2. Có những cách nào để lưu trữ thông tin trong những trường hợp sau và khi lưu trữ em có loại dữ liệu gì?

  1. Em muốn ghi lại lời giảng của cô gáo
  2. Em đi du lịch với gia đình đến Đà Lạt, muốn khoe với bạn biết hoa dã quỳ trông

như thế nào?

3) Em học tiếng anh, muốn có mẫu pháy âm của giáo viên để luyện theo.

- Các cặp đôi tiếp nhận nhiệm vụ, nắm rõ yêu cầu, thảo luận và trình bày kết quả: Bài 1: Có nhiều cách để lưu trữ thông tin. Để không bỏ sót dữ liệu, phóng viên, cảnh sát điều tra nên sử dụng ca ba dạng dữ liệu văn bản, hình ảnh, âm thành.

Bài 2:

    1. Viết vảo vở, máy ghi âm
    2. Chụp ảnh, viết mô tả, viết thư cho bạn...
    3. Ghi âm.
  • GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.
  3. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 10sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Câu 1: Ý nghĩa của việc này là để người khiếm thị cũng biết được lúc nào có thể sang đường.

Câu 2: Trong tình huống “Cô giáo đạng giảng bài, em nghe và ghi bài vào vở” có cả người gửi thông tin, người nhận thông tin, hoạt động trao đổi thông tin và hoạt động lưu trữ thông tin.

=> (1) đúng (2) sai (3) đúng (4) đúng (5) đúng.

- GV nhắc nhở HS và chốt kiến thức bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3. MÁY TÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Biết được một vài thiết bị số thông dụng
  • Giải thích được máy tính và các thiết bị số là công cụ hiệu quả để thu nhận, lưu

trữ, xử thí và truyền thông tin.

- Biết được máy tính quan trọng như thế nào trong cuộc sống của chúng ta.

2. Năng lực

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
  • Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. - GV: Giáo án, sgk, hình ảnh một số thiết bị số, hình ảnh về thành tựu khoa học công nghệ của máy tính, hình ảnh hạn chế của máy tính hiện nay,...
  2. - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
  3. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  4. Nội dung: GV chiếu video, HS quan sát
  5. Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
  6. Tổ chức thực hiện:

- GV chiếu video về sự ra đời của máy tính

(https://www.youtube.com/watch?v=KYW1HvgEpLk)

  • GV đặt vấn đề: Từ khi ra đời đến nay, máy tính đã có nhiều lần “biến hình” và

có cung cấp nhiều điều bổ ích cho con người. Vậy máy tính đã thực hiện chức năng thông tin như thế nào tới con người trong bối cảnh hiện nay. Chúng ta cùng đến với bài: Máy tính trong hoạt động thông tin.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Một số thiết bị số thông dụng

  1. Mục tiêu: Biết được một số thiết bị sống thông dụng ta vẫn bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày.
  2. Nội dung: GV cho HS đọc hiểu, rút ra kết luận cần thiết
  3. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Một số thiết bị số thông dụng

- GV chiếu một số hình ảnh về các thiết bị ở

- Đĩa CD, ổ cứng máy tính, thẻ

hình 1 trang 11sgk và yêu cầu HS: Hãy kể tên

nhớ, điện thoại, máy ảnh, USB

của các thiết bị em đã biết ở trong hình 1?

hay camera... đều là các thiết bị

số.

- Các thiết bị số nhỏ gọn hỗ trợ

con người trong hoạt động thu

nhận, lưu trữ, xử lí và truyền

thông tin một cách hiệu quả.

- GV giúp HS biết thêm về chức năng thu

nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin của mỗi

thiết bị số.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS quan sát hình ảnh, nêu tên của các thiết bị
  • GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS báo cáo kết quả trước lớp, nghe GV giới thiệu công dụng của các thiết bị.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận thêm: Một thiết bị số có khả năng làm một, một vài hoặc tất cả các chức năng .

Hoạt động 2: Máy tính thay đổi cách thức và chất lượng hoạt động thông tin của con người

  1. Mục tiêu: Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để thu nhận, lưu trữ, xử

lí và truyền thông tin.

  1. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Máy tính thay đổi cách thức

- GV dựa vào sgk, giới thiệu nhu cầu sử dụng

và chất lượng hoạt động thông

máy tính cũng như công dụng của máy tính mà

tin của con người

mọi hoạt động thông tin của con người cũng

- Sự hiệu quả của máy tính trong

trở nên chất lượng hơn, cụ thể hơn…

thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ cụ thể để so sánh

thông tin thể hiện ở nhiều khía

giữa việc sử dụng máy tính hỗ trợ và khả năng

cạnh: làm việc không mệt mỏi,

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

3. Máy tính giúp con người đạt được những thành tựu khoa học công nghệ

- Máy tính thiết kế tàu vũ trụ, tàu ngầm, tiên lửa…

- Máy tính điều khiển máy bay, ô

của con người khi không có máy tính hỗ trợ trong quá trình làm việc.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức, thảo luận cùng bạn tìm ví dụ minh họa.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • Một số HS đứng dậy trình bày ví dụ
  • GV hướng dẫn HS rút ra kết luận.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

tốc độ nhanh, năng lực mạnh, chất lượng cao, thuận tiện, dễ dùng...

=> Hiệu quả khi dùng máy tính trong các hoạt động thông tin đã to lớn đến mức tạo ra những thay đổi có tính cách mạng.

Hoạt động 3: Máy tính giúp con người đạt được những thành tựu khoa học công nghệ

  1. Mục tiêu: Biết được máy tính quan trọng như thế nào trong cuộc sống của

chúng ta, giúp con người chinh phục nhiều đỉnh cao mới trong lĩnh vực công nghệ.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc thông tin ở mục 3trang 12sgk và yêu cầu HS thảo luận, tìm ra một số ví dụ chứng minh máy tính giúp con người chinh phục đỉnh cao của công nghệ? (Lưu ý HS không được lấy ví dụ đã được nhắc trong

bài).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS đọc thông tin, tìm ví dụ minh họa
  • GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • Một số HS đứng dậy trình bày kết quả.
  • HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức và cho HS chuyển sang nội dung mới.

tô không người lái…

  • Máy tính sáng chế ra robot, cứu nạn nhân từ vùng núi lửa, vùng có hóa chất độc hại…

=> Với khả năng tính toán rất nhanh, máy tính đã giúp con người đạt được nhiều thành tựu KH-CN.

Hoạt động 4: Những hạn chế của máy tính hiện nay và khả năng của máy tính

trong tương lai

a) Mục tiêu:

  • Biết được một số hạn chế của máy tính
  • Biết được những điều đặc biệt máy tính có thể mang đến cho con người trong

tương lai.

  1. Nội dung: GV cho HS tìm hiểu thông tin sgk, yêu cầu HS trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

4. Những hạn chế của máy tính

- GV đặt câu hỏi: Theo em, bên cạnh những

hiện nay và khả năng của máy

công dụng lớn lao đã nhắc ở nội dung 3, máy

tính trong tương lai.

tính hiện nay vẫn còn có những hạn chế nào?

*Hạn chế của máy tính:

  • Dựa vào câu trả lời của HS, GV giảng giải cho HS hiểu nhưng điều còn hạn chế mà máy tính hiện nay đang gặp phải.
  • GV tiếp tục đặt câu hỏi: Vậy mong muốn

của em về chiếc máy tính tương lai sẽ như thế nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS vận dụng kiến thức, tìm ra những hạn chế của máy tính.
  • HS nghe GV phân tích, nắm bắt kiến thức GV truyền tải.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • Một số HS đứng dậy trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
  • HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến còn thiếu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức.

+ Máy tính chưa biết ngửi, chưa biết nếm và chưa biết sờ.

  • Máy tính chưa giỏi làm việc có tính nghệ thuật.

=> Máy tính cũng có hạn chế, không phải làm được tất cả mọi việc.

*Máy tính trong tương lai:

  • Máy tính biết vẽ tranh, viết nhạc
  • Máy tính sáng tạo robot biết nói chuyện, dạy học...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập vào vở:

Cho các thiết bị số:

  1. Điện thoại thông minh
  2. Máy ảnh số

    1. Máy ghi âm số
    2. Laptop có camera và micro
    3. Máy tính để bàn (không gắn camera và micro) Em hãy cho biết thiết bị nào có thể:
  1. Thu nhận trực tiếp thông tin dạng âm thanh (biết nghe)
  2. Thu nhận trực tiếp thông tin dạng hình ảnh (biết nhìn)
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, ghi chép kết quả vào vở.
  • GV gọi một số HS đứng dậy trình bày:
  1. Thu nhận dạng âm thanh: 1), 3), 4)
  2. Thu nhận dạng hình ảnh: 1), 2), 4)

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.
  3. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập:

Hãy cho biết, máy tính hay con người làm tốt hơn trong mỗi việc sau:

    1. Thu nhận thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh và lưu trữ dữ liệu
    2. Thu nhận thông tin khứu giác, vị giác, xúc giác
    3. Tính toán, xử lí thông tin
    4. Sáng tác văn học, nghệ thuật
    5. Trao đổi thông tin văn bản, hình ảnh, âm thanh.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

1) máy tính 2) con người 3) máy tính 4) con người 5) máy tính

- GV nhận xét, chuẩn đáp án, nhắc nhở HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 4. BIỂU DIỄN VĂN BẢN, HÌNH ẢNH, ÂM THANH TRONG MÁY TÍNH (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Biết được bit là gì
  • Biết được mỗi kí tự, mỗi văn bản được biểu diễn như thế nào trong máy tính
  • Biết được thế nào là số hóa dữ liệu.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
  • Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV: Giáo án, sgk, hình ảnh và thiết bị liên quan đến bài học,...

  1. – HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV chơi trò chơi
  4. Sản phẩm: Tinh thần tham gia trò chơi của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV chia lớp thành 2 đội, thi cuộc thi tìm chức năng của máy tính

  • GV nêu thể lệ cuộc thi: Khi GV hô bắt đầu, lần lượt 2 đội thay phiên nhau kể tên các chức năng của máy tính, mỗi đội chỉ đưa ra một đáp án, đến khi đội nào không

tìm ra được đáp án thì đội đó thua cuộc.

  • GV cho HS chơi trò chơi, kết thúc trò chơi GV tuyên bố đội thắng cuộc và dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khái niệm bit

  1. Mục tiêu: Biết được bit là gì
  2. Nội dung: GV cho HS đọc hiểu, rút ra kết luận cần thiết
  3. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Khái niệm bit

- GV phát biểu định nghĩa bit, nói rõ cho HS

- Bit là đơn vị nhỏ nhất để biểu

biết ý tưởng hình thành khái niệm bit để từ đó

diễn và lưu trữ thông tin. Bit chỉ

HS hiểu bản chất bit là gì.

có thể nhận một trong hai trạng

- GV nhận mạnh: bit chỉ có thể nhận một trong

thái, kí hiệu là “0” và “1”.

hai trạng thái, kí hiệu là 0 và 1.

- Ngoài ra có thể dùng kí hiệu

- GV yêu cầu HS: Tượng tự như hai kí hiệu 0

khác như “on” và “of”, “bật” và

và 1, em hãy lấy thêm một số cách kí hiệu khác

“tắt”, “đúng” và “sai”.

mà em biết?

HĐ1

- GV cho HS đọc thầm và thực hiện hoạt động

1) Có

1 trang 14sgk.

2) Không

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát hình ảnh, nêu tên của các thiết bị

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS báo cáo kết quả trước lớp, nghe GV giới thiệu công dụng của các thiết bị.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận thêm: Một thiết bị số có khả năng làm một, một vài hoặc tất cả các chức năng .

Hoạt động 2: Biểu diễn chữ cái và văn bản trong máy tính

  1. Mục tiêu: Biết được mỗi kí tự, mỗi văn bản được biểu diễn như thế nào trong máy tính.
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Biểu diễn chữ cái và văn bản trong

- GV giới thiệu ban đầu chữ cái và văn

máy tính

bản trong máy tính.

- Kí tự là tên gọi chung cho chữ cái,

- GV giảng giải giúp HS nêu và sử dụng

chữ số, dấu cách, dấu chính tả, kí hiệu

khái niệm kí tự.

khác...

- GV hướng dẫn, giảng giải để HS hiểu

- Mỗi chữ cái được biểu diễn bằng một

được cách biểu diễn văn bản bằng các

dãy bit xác định, mỗi văn bản được

dãy bit.

biểu diễn bằng một dãy bit.

- GV đưa ví dụ minh họa cho HS tham

- Ví dụ:

khảo.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • Một số HS đứng dậy trình bày lại nội dung kiến thức đã được học.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 3: Số hóa văn bản, hình ảnh, âm thanh

  1. Mục tiêu: Biết được thế nào là số hóa dữ liệu
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Số hóa văn bản, hình ảnh, âm thanh

- GV giới thiệu cho HS hiểu thế nào là

- Số hóa văn bản là việc chuyển văn bản

một dãy bít từ đó dẫn dắt HS vào khái

thành dãy bit.

niệm số hóa văn bản, khái niệm số hóa

- Số hóa hình ảnh là việc chuyển hình ảnh

hình ảnh, số hóa âm thanh.

thành dãy bit. Kết quả số hóa một hình

- GV cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ,

ảnh là “hình ảnh số”.

hoàn thành HĐ2 trang 16sgk.

- Số hóa âm thanh là việc chuyển đoạn

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

âm thanh thành dãy bit. Kết quả số hóa

- HS lắng nghe thông tin, tiếp nhận

của một đoạn âm thanh là “âm thanh số”.

kiến thức mới.

- Số hóa dữ liệu là chuyển dữ liệu thành

- HS thảo luận nhóm, đưa ra câu trả lời

dãy bit, tức là dãy các kí hiệu “0” hoặc

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

“1” liên tiếp, để máy tính có thể xử lí.

  • Một số HS đứng dậy trình bày kết quả.
  • HS nhận xét câu trả lời của bạn, bổ

sung (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức và cho HS chuyển sang nội dung mới.

HĐ2: Kết quả nhận được là:

11111111

11111111

01111110

00111100

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 16 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, ghi chép kết quả vào vở.
  • GV gọi một số HS đứng dậy trình bày:
  • Chữ T : 0001
  • Chữ H: 1000
  • Chữ P : 0011

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.
  3. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 16, 17 sgk.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Câu 1. Không, đây là cách truyền tin hai bit vì : quy ước: có bình hoa là 1, không có bình hoa là 0.

Câu 2. Trả lời: (1) đúng, (2) sai, (3) sai, (4) đúng, (5) sai, (6) đúng.

  • GV nhận xét, chuẩn đáp án, nhắc nhở HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau. Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 5. DỮ LIỆU TRONG MÁY TÍNH (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Biết máy tính dùng dãy bit biểu diễn các số trong tính toán
  • Biết được trong máy tính có những loại dữ liệu gì
  • Nêu được các bước cơ bản trong xử lí thông tin của máy tính
  • Biết quy đổi được gần đúng các đơn vị đo lượng dữ liệu.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ và trách nhiệm, trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Giáo án, sgk, hình ảnh và thiết bị liên quan đến bài học,...

  1. - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

  1. Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi
  2. Sản phẩm: Tinh thần tham gia trò chơi của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:
  • GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đoán dung lượng của các thiết bị.
  • GV chiếu một số các thiết bị: điện thoại, thẻ nhớ, USB, máy tính, đĩa CD và lần

lượt các con số về dung lượng: 8GB, 16GB, 32GB, 64GB, 256GB, 512GB. GV yêu cầu HS dự đoán dung lượng của các thiết bị tương ứng với dung lượng đã cho.

  • HS quan sát, thảo luận và đưa ra dự đoán của mình.
  • GV ghi nhận đáp án, yêu cầu HS kiểm chứng vào cuối tiết học.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Biểu diễn số để tính toán trong máy tính

  1. Mục tiêu: Biết được máy tính dùng dãy bit để biểu diễn các số trong tính toán.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS đọc hiểu, rút ra kết luận cần thiết
  3. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Biểu diễn số để tính toán

- GV cho HS đọc HĐ1, đưa ra quan điểm của

trong máy tính

mình để nhận xét có đồng ý hay không đồng ý

HĐ1:

với ý kiến bạn Minh Khuê?

- Không đồng ý với bạn Minh

- GV gợi nhớ lại cho HS kiến thức về hệ thập

Khuê, vì trong hệ thập phân người

phân và quy luật biểu diễn trong hệ thập phân,

ta còn dùng các chữ số khác ví dụ

hệ nhị phân.

2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

- GV giải thích khái niệm cơ số, nhắc lại quy

Kết luận:

ước vị trí cột (cột đơn vị, cột chục, cột trăm)

- Số nhị phân là số tạo thành từ

trong hệ thập phân.

cách biểu diễn chỉ dùng hai kí

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

2. Dữ liệu và các bước xử lí thông tin trong máy tính

- Mọi dữ liệu trong máy tính đều là dãy bit (bit kí hiệu là “b”). Với máy tính, thông tin và dữ liệu là số một, đều chỉ là các dãy bit.

- Chu trình xử lí thông tin của máy tính:

+ Xử lí đầu vào

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS suy nghĩ trả lời hoạt động 1
  • HS nghe GV giảng bài, rút ra kết luận

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS báo cáo kết quả trước lớp
  • HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận.

hiệu “0” và “1”.

  • Máy tính dùng dãy biết để biểu diễn các số trong tính toán.

Hoạt động 2: Dữ liệu và các bước xử lí thông tin trong máy tính a) Mục tiêu:

  • Biết được trong máy tính có những loiaj dữ liệu gì.
  • Nêu được các bước cơ bản trong xử lí thông tin của máy tính
  1. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV khẳng định với HS: Mọi dữ liệu trong máy tính đều là dãy bit (bit kí hiệu là “b”). Với máy tính, thông tin và dữ liệu là số một, đều chỉ là các dãy bit.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk và nêu chu trình xử lí thông tin của máy tính.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe, tiếp thu kiến thức, nêu chu

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

3. Dung lượng lưu trữ của một số thiết bị thường gặp

- Byte là đơn vị đo lượng dữ liệu, kí hiệu là B.

- Các bội số của byte được tạo ra

bằng cách nhân thêm (bằng 1024 lần).

- Một số bội số của byte là: Kilobyte, Megabyte, Gigabyte… - Dung lượng một số thiết bị nhớ:

trình xử lú thông tin.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày tước lớp các bước thực hiện. HS khác nhận xét, bổ sung ý cho bạn (nếu thiếu).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuyển sang nội dung mới.

  • Xử lí dữ liệu
  • Xử lí đầu ra

Hoạt động 3: Dung lượng lưu trữ dữ liệu của một số thiết bị thường gặp a) Mục tiêu:

  • Biết được trong máy tính có những dữ liệu gì.
  • Biết quy đổi được gần đúng các đơn vị đo lường dữ liệu.
  1. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc thông tin, yêu cầu trả lời câu hỏi:

+ Đơn vị đo lượng dữ liệu là gì? Kí hiệu? + Các bội số của byte dùng đo lượng dữ liệu được tạo ra bằng cách nào?

+ Hãy nêu một số bội số của byte mà em biết?

- GV giảng giải cho HS: Các bội số của byte dùng để đo lượng dữ liệu được tạo ra

bằng cách nhân thêm xấp xỉ 1000, tương tự như trong hệ thập phân. Các bội số được nhân thêm chính xác với 1024 và 1024 =

là một bột số cảu 2 gần với 1000 nhất. - GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, nêu dung lượng của một số thiết bị nhớ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS lắng nghe thông tin, tiếp nhận kiến thức mới, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Một số HS đứng dậy trình bày kết quả.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức và cho HS chuyển sang nội dung mới.

+ Thẻ nhớ: 1GB -> 8GB, 16GB, 32GB, 64GB, …

  • USB dung lượng tương tự thẻ nhớ.
  • Đĩa CD lưu được từ 5GB -> 17GB
  • Điện thoại thông minh 16GB,

32GB, 64GB,…

  • Ổ cứng máy tính: Vài trăm GB đến vài TB.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 20 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:
  1. Sai vì một MB xấp xỉ một triệu byte
  2. Sai vì một TB xấp xỉ 1 tỷ KB
  3. Đúng
  4. Sai vì một GB bằng một triệu KB

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.
  3. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 20sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Vận dụng:

Để chứa tài liệu văn vản 8GB là đủ cho cá nhân

Để chứa các tệp ảnh du lịch, tham quan cần đến 8GB hoặc nhiều lần bội của nó.

Để chứa các tệp bài hát 8GB là đủ.

Câu 1: Không, vì 111 biểu diễn bằng dãy bit để tính toán trong máy tính có giá trị là 7, còn 111 ở hệ thập phân có giá trị là 111.

Câu 2: Không đồng ý vì máy tính biết cách chuyển các số thập phân thành số biểu diễn bằng dãy bit để tính toán.

- GV nhận xét, chuẩn đáp án, nhắc nhở HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ B. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET

BÀI 1. KHÁI NIỆM VÀ LỢI ÍCH CỦA MẠNG MÁY TÍNH (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Nêu được khái niệm và lợi ích của mạng máy tính
  • Giới thiệu tóm tắt được các đặc điểm và lợi ích của internet

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. - GV: Giáo án, sgk, thiết bị liên quan đến bài học,...
  2. - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
  3. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  4. Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe
  5. Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
  6. Tổ chức thực hiện:
  • GV đặt vấn đề: Chắc hẳn, các em đều đã được nghe tới cụm từ “mạng máy tính”.

Vậy chúng ta định nghĩa mạng máy tính là gì? Chúng quan trọng như thế nào

trong cuộc sống 4.0 ngày nay. Chúng ta sẽ tìm hiểu những điều cơ bản nhất về hệ thống mạng bao gồm khái niệm, đặc điểm và lợi ích của mạng máy tính trong bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khái niệm mạng máy tính

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm mạng máy tính
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS đọc hiểu, rút ra kết luận cần thiết
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Khái niệm mạng máy tính

- GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động 1:

Mạng máy tính là một nhóm các

GV gọi 1 HS và hướng dẫn em đó kết nối điện

máy tính và thiết bị được kết nối

thoại với máy tính. GV sử dụng sử dụng cáp

để truyền dữ liệu cho nhau.

USB để kết nối. Sau khi kết nối thành công,

GV chiếu lên cho HS quan sát quá trình gửi

ảnh từ điện thoại sang máy tính.

- GV dẫn giải cho HS về mạng máy tính và rút

ra khái niệm mạng máy tính.

- Mạng LAN là mạng kết nối

- GV nêu khái niệm về mạng LAN và lấy ví

những máy tính trong một phạm

dụ thực tế về mạng LAN để HS dễ hình dung.

vi nhỏ từ vài chục đến hàng trăm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

máy tính và thiết bị như: tòa nhà,

  • HS chú ý quan sát, lắng nghe, rút ra kết luận. cơ quan, trường học, nhà riêng...

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS ghi chép nội dung chính vào vở, hỏi lại

GV những điều chưa nắm rõ.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận.

Hoạt động 2: Lợi ích của mạng máy tính

  1. Mục tiêu: Nêu được lợi ích của mạng máy tính
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Lợi ích của mạng máy tính

- GV gọi một số HS đứng dậy trả lời câu

- Mạng máy tính giúp người dùng chia

hỏi: Theo em, mạng máy tính mang lại

sẻ tài nguyên bao gồm thông tin và các

những lợi ích gì?

thiết bị với nhau. Cụ thể:

- GV tiếp nhận câu trả lời, nêu lợi ích của

+ Dùng chung dữ liệu: có thể sao chép

mạng máy tính.

dữ liệu từ máy này sang máy khác

- GV phân tích từ “tài nguyên” để HS

hoặc lưu dữ liệu tập trung ở máy chủ,

hiểu được nó bao gồm tài nguyên phần

từ đó người dùng trên mạng có thể truy

mềm và tài nguyên phần cứng.

cập đến khi cần thiết;

- GV nêu các ví dụ cụ thể để HS nắm rõ

+ Dùng chung các thiết bị phần cứng:

kiến thức.

Chia sẻ máy in, bộ nhớ, các ổ đĩa và

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

nhiều thiết bị khác để người dùng trên

- HS trả lời câu hỏi, lắng nghe, tiếp thu

mạng có thề dùng chung;

kiến thức.

+ Dùng chung các phần mềm: Có thể

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

cài đặt phần mềm lên máy tính để

- HS lắng nghe GV giảng bài, ghi chép

người dùng trên mạng dùng chung. Nó

thông tin cốt lõi cần ghi nhớ.

sẽ giúp tiết kiệm đáng kể;

- HS nhắc lại lợi ích của mạng máy tính. Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
  • Trao đổi thông tin: Có thể trao đổi thông tin giữa các máy tính thông qua

thư điện từ (e-mail) hoặc phần mềm trò chuyện trực tuyến (chat).

Hoạt động 3: Đặc điểm và lợi ích của internet

  1. Mục tiêu: Giới thiệu tóm tắt được các đặc điểm và lợi ích chính của Internet
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Đặc điểm và lợi ích của Internet

- GV chia lớp thành các nhóm đọc thông tin

*Đặc điểm:

ở sgk, thảo luận và nêu lên các đặc điểm và

- Phủ khắp thế giới với hàng tỉ người

lợi ích của mạng máy tính.

dùng

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Được tạo thành từ các mạng nhỏ

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ,

hơn kết nối lại

đưa ra câu trả lời.

- Không thuộc quyền sở hữu của cá

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

nhân hay tổ chức nào.

- Đại diện các nhóm treo bảng, trình bày ý

*Vai trò: (sgk)

kiến của nhóm mình

- GV gọi HS nhóm khác trình bày kết quả

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức, lấy ví

dụ cụ thể về vai trò của inter net để HS dễ

nắm bắt.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 23 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:

Chia sẻ thông tin qua mạng

Chia sẻ thiết bị phần cứng qua mạng

- Thư viện số cho phép nhiều HS đọc

- Chia sẻ máy in

cùng một cuốn sách một lúc mà không

- Chia sẻ camera an ninh

cần lên thư viện

- GV chia sẻ thông tin đường truyền 4G

- Thư điện tử và trò chuyện trực tiếp,

cho HS thông qua thiết bị phát wifi.

mạng xã hội và các diễn đàn.

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.
  3. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 23sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Vận dụng: Các mô tả nói về Internet đúng là: 1, 2 và 3, còn lại mô tả 4, 5 là sai

Tự kiểm tra:

Câu 1: Hệ thống đó tuy chỉ phục vụ một người dùng duy nhất nhưng vẫn phù hợp với khái niệm mạng máy tính. Hệ thống như vậy thuộc loại mạng PAN.

Câu 2: Kết luận đó không đúng. Mạng còn giúp người dùng chia sẻ các thiết bị phần cứng.

Câu 3: Một số dịch vụ và tiện ích tiêu biểu nhất của Internet là:

  • Hệ thống các trang web tin tức thời sự, thể thao, học trực tuyến, mua sắm hay giao dịch tài chính trực tuyến, các cổng thông tin điện tử, các tiện ích giải trí như

xem phim, nghe nhạc trực tuyến hay chơi game.

  • Thư điện tử và trò chuyện trực tuyến, mạng xã hội và các diễn đàn...

- GV nhận xét, chuẩn đáp án, nhắc nhở HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA MẠNG MÁY TÍNH (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Nêu được các thành phần chủ yếu của một mạng máy tính và tên một vài thiết bị

mạng cơ bản như máy tính, cáp mạng Switch...

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. - GV: Giáo án, sgk, thiết bị liên quan đến bài học,...
  2. - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
  3. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  4. Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe
  5. Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
  6. Tổ chức thực hiện:
  • GV đặt vấn đề: Bài học tuần trước các em đã được tìm hiểu và biết về mạng máy tính. Vậy có bao giờ em thắc mắc mạng máy tính có những thành phần nào và thiết

bị truyền tải mạng máy tính là gì hay không? Chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về nội dung này trong bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Ba thành phần của mạng máy tính

  1. Mục tiêu: Nêu được ba thành phẩn chủ yếu của mạng máy tính
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS đọc hiểu, rút ra kết luận cần thiết
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Ba thành phần của mạng máy

- GV cho HS đọc thông tin và trả lời câu

tính

hỏi ở Hoạt động 1.

HĐ1

- Từ kết quả của HS, GV giới thiệu và chốt

- Thiết bị phục vụ hai bạn: Máy tính,

lại ba thành phần chính của mạng máy tính

cáp mạng, switch ( hay còn gọi là bộ

bằng cách vẽ hình và mô tả để HS nắm rõ

chia cổng mạng)...

về mối quan hệ giữa ba thành phần đó.

- Phần mềm phục vụ hai bạn:

- GV giải thích rõ hơn về cụm từ “giao tiếp

+ Bạn An: Google chorme, windows

và truyền thông tin qua mạng” là giao tiếp

10, facebook

giữa người dùng với nhau, giữa các máy

+ Bạn Bình: Cốc cốc, windows 10

tính với nhau, giữa các thiết bị mạng với

Kết luận: Ba thành phần chính của

nhau chứ không đơn thuần chỉ là giữa các

mạng máy tính:

máy tính.

+ Các máy tính và thiết bị có khả

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

năng gửi và nhận thông tin qua

  • HS thảo luận, đưa ra câu trả lời cho hoạt mạng.

động 1.

+ Các thiết bị mạng có chức năng kết

- HS lắng nghe GV giảng bài, tiếp thu kiến

nối các máy tính với nhau.

thức.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày câu trả lời của mình trước lớp
  • HS ghi chép nội dung chính vào vở.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận.

  • Những phần mềm giúp giao tiếp và truyền thông tin qua mạng.

Hoạt động 2: Thiết bị mạng

  1. Mục tiêu: Nêu và biết một vài thiết bị mạng cơ bản như máy tính, cáp mạng, Switch...
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Thiết bị mạng

- GV yêu cầu HS đọc thông tin ở mục 2,

- Thiết bị mạng giúp kết nối máy tính

trả lời câu hỏi:

với nhau, giúp truyền thông tin từ máy

+ Thiết bị mạng dùng để làm gì?

tính này tới máy tính khác.

+ Thiết bị mạng nào ta thường hay bắt

- Thiết bị mạng thường dùng là cáp

gặp trong cuộc sống?

mạng, Switch và Modem.

  • Hiện nay, có những loại cáp nào thông dụng? Giới thiệu một vài nét về các loại

cáp đó?

  • GV cho HS thực hiện hoạt động 2 bằng cách: GV cho HS quan sát các thiết bị

mẫu và thực hiện một số thao tác như

cắm thử cáp mạng, sau đó mô tả sơ lược về hình dáng của các thiết bị đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS thảo luận nhóm nhỏ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
  • GV quan sát HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày câu trả lời của mình trước lớp
  • HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV chuẩn kiến thức, giới thiệu thêm cho HS biết: Cáp mạng hiện nay sử dụng hai loại tín hiệu để truyền thông tin là

dòng điện và ánh sáng. Vì vậy có hai loại cáp mạng tương ứng. Cáp xoắn thì truyền dòng điện nên lõi phải làm bằng đồng để dẫn điện, cáp quang truyền ánh sáng nên lõi phải làm bằng chất liệu trong suốt.

- Cáp mạng hay dùng hiện nay:

  • Cáp xoắn: lõi đồng, dùng dòng điện

để truyền thông tin.

  • Cáp quang: lõi làm bằng chất liệu trong suốt, dùng ánh sáng để truyền thông tin.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 26 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:

Câu 1: Các máy tính trong mạng truyền thông tin cho nhau qua cáp mạng và

Switch.

Câu 2: Máy tính và các thiết bị có khả năng gửi, nhận thông tin:

  • Các thiết bị mạng
  • Phần mềm mạng.

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, HS bắt cặp đôi, thảo luận, trả lời.
  3. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 26sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Vận dụng: Ví dụ: Cáp xoắn UTP CAT 5e nghĩa là Unshielded Twisted Pair

Category 5: Cáp xoắn đôi không có vỏ bọc, loại 5e.

Tự kiểm tra:

  • Cáp xoắn, Switch và Modem thuộc thành phần các thiết bị mạng
  • Trình duyệt google chrome thuộc thành phần phần mềm mạng.

- GV nhận xét, chuẩn đáp án, nhắc nhở HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3. MẠNG CÓ DÂY VÀ MẠNG KHÔNG DÂY (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Biết được Access Point là thiết bị cơ bản của mạng không dây
  • Biết được cáp mạng và Switch là thiết bị cơ bản của mạng có dây
  • Nêu được ví dụ cụ thể về trường hợp mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. - GV: Giáo án, sgk, thiết bị liên quan đến bài học,...
  2. - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
  3. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  4. Nội dung: GV cho HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi
  5. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  6. Tổ chức thực hiện:
  • GV chiếu hai hình ảnh, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Máy tình trong các hình trên kết nối mạng bằng cách nào?

  • HS quan sát hình ảnh, trả lời: Máy 1 kết nối bằng dây, máy 2 kết nối bằng wifi.
  • Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Mạng có dây

  1. Mục tiêu: Biết được cáp mạng và Switch là thiết bị cơ bản của mạng có dây
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Mạng có dây

- GV cho HS đọc thông tin mục 1sgk, yêu

- Mạng có dây là loại mạng sử dụng

cầu trả lời câu hỏi:

dây cáp để truyền dữ liệu.

+ Mạng không dây là gì?

- Switch là thiết bị để kết nối cơ bản.

+ Thiết bị kết nối cơ bản của mạng không

dây là gì?

+ Lấy ví dụ về những trường hợp không

thể sử dụng mạng có dây?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận, đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày câu trả lời của mình trước lớp
  • HS khác nhận xét, bổ sung ý cho bạn (nếu có)

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận.

Hoạt động 2: Mạng không dây

a) Mục tiêu:

  • Biết được Access Point là thiết bị cơ bản của mạng không dây
  • Nêu được ví dụ cụ thể về trường hợp mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây.
  1. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Mạng không dây

- GV dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung mạng

HĐ1

không dây thông qua chiếc điều khiển vô

a. Thiết bị điều khiển từ xa kết nối

tuyến.

với ti vi.

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, thảo luận

b. Ăng ten, ti vi kết nối với đài

và hoàn thành hoạt động 1sgk.

truyền hình.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

c. Radio kết nối với đài phát thanh.

+ Mạng không dây là gì?

d. Loa bluetooth kết nối với các

+ Hãy cho biết thiết bị cơ bản của mạng

thiết bị phát sóng Bluetooth.

không dây?

g. Điện thoại di động người nghe

  • GV vẽ hình, giảng giải cho HS hiểu: Thông tin từ máy phát đi qua Access Point để tới

máy thu. Nó là khâu trung gian để truyền tín hiệu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS thảo luận nhóm nhỏ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
  • GV quan sát HS thực hiện, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày câu trả lời của mình trước lớp
  • HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chuẩn kiến thức, mở rộng kiến thức: Access Point là để mở rộng phạm vi của mạng, giúp các máy tính ở khoảng cách xa cũng có thể liên lạc được với nhau. Do đó, nếu hai thiết bị gần nhau hoàn toàn có thể trao đổi trực tiếp mà không cần thông qua Access Point.

kết nối với điện thoại của người gọi qua trạm phát sóng điện thoại.

  1. Bàn phím, chuột không dây kết nối với máy tính cá nhân đẻ truyền thông tin.

Kết luận:

  • Mạng không dây là loại mạng máy tính sử dụng sóng điện từ để

truyền thông tin.

  • Thiết bị cơ bản của mạng không dây là Access Point.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 28 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:

Câu 1: Đối với mạng máy tính thiết kế và lắp đặt cho phòng máy thực hành nên dùng mạng có dây, khả năng truyền dữ liệu ổn định hơn, không phụ thuộc sóng điện từ có lúc bị suy yếu.

Câu 2: Mạng không dây sẽ thích hợp vì khoảng cách xa, địa hình hiểm trở việc kết nối dây cáp là rất khó khăn và chi phí rất cao.

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra

kết quả.

  1. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 28sgk.
  • HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Vận dụng: Câu nói đó không chính xác. Từng, nhất là tường bê tông, là vật cản sóng điện từ, vì vậy phải dùng dây cáp mạng để mang tín hiệu xuyên qua tường tới các Access Point ở các phòng và các tầng khác nhau. Do đó cáp mạng vẫn chiếm một tỉ lệ nhỏ trong mạng không dây.

Tự kiểm tra:

  • Câu 1 và câu 3 đúng
  • Câu 2 và câu 4 sai.

- GV nhận xét, chuẩn đáp án, nhắc nhở HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 4. THỰC HÀNH VỀ MẠNG MÁY TÍNH (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:

- Với những thiết bị mạng đã tìm hiểu trong bài:

  • Nhận biết được môi trường truyền (có dây, không dây) của một vài thiết bị mạng sử dụng.
  • Được trải nghiệm việc thực hiện thao tác với cáp xoắn.
  • Hiểu rõ hơn về lợi ích của mạng máy tính thông qua việc chia sẻ được một số tài nguyên mạng cụ thể.
  • Hiểu rõ hơn về mạng không dây thông qua việc sử dụng được một số thiết bị

mạng không dây với sự hướng dẫn của giáo viên.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. - GV: Giáo án, sgk, cáp UTP với một đầu gắn giắc cắm RJ-45, cáp quang, Access Point, Switch, USB...
  2. - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

1. Tìm hiểu về các thiết bị mạng

a. Tìm hiểu về mạng có dây - HS quan sát cáp UTP và cáp quang

- HS tiến hành cắm cáp vào thiết bị

- HS quan sát, tìm hiểu thiết bị, tìm hiểu các thông tin liên quan đến thiết bị.

Hoạt động 1: Tìm hiểu về các thiết bị mạng a) Mục tiêu:

  • Nhận biết được môi trường truyền (có dây, không dây) của một vài thiết bị mạng sử dụng.
  • Được trải nghiệm việc thực hiện thao tác với cáp xoắn.
  • Hiểu rõ hơn về mạng không dây thông qua việc sử dụng được một số thiết bị

mạng không dây với sự hướng dẫn của giáo viên.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS ghi nhớ lại kiến thức, thực hành.
  2. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của GV.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

NV1. Tìm hiểu mạng có dây

* Quan sát cáp quang

- GV chia lớp thành các nhóm, cho HS quan sát những đoạn cáp UTP và cáp quang.

+ Cáp xoắn: HS quan sát lõi bên trong

+ Cáp quang: GV chiếu bút chiếu laser vào đầu sợi cáp quang và quan sát ánh sáng lóe lên ở đầu sợi cáp.

* Thử cắm cáp vào các thiết bị có sẵn

  • GV cho HS quan sát cổng mạng của cáp xoắn trên thiết bị, sau đó cắm cáp xoắn UTP vào cổng RJ-45 trên thiết bị mẫu ở trạng thái không hoạt động, sau đó rút cáp ra.
  • GV yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi:

Switch có bao nhiêu cổng? Nếu số máy tính cần nối mạng nhiều hơn số cổng thì phải làm sao? Đâu là đèn tín hiệu? Đèn tắt báo hiệu điều gì? Các dòng chữ ghi trên thiết bị có ý nghĩa gì? Công tắc bật tắt ở đâu?

NV2. Thực hành truyền thông tin bằng sóng điện từ

  • HĐ1: GV hướng dẫn cho HS hiểu: Do không có sợi dây nào nối từ USB Receiver tới máy

tính, như vậy hai thiết bị đó liên lạc với nhau (kết nối) qua sóng điện từ.

  • HĐ2: GV tổ chức cho HS trò chơi: Ai phát

nhạc nhanh nhất qua Bluetooth. Theo đó, mỗi nhóm được phát 1 chiếc điện thoại thông mình, GV hô bắt đầu, các nhóm thực hiện, bài hát nhóm nào vang lên trước là nhóm chiến thắng.

  • HĐ3. GV tắt các thiết bị mạng có dây và tháo cáp mạng khỏi PC của HS, GV gắn USB Wifi cho từng máy PC của HS, hướng dẫn các em kết nối mạng và tải xuống một tệp.
  • HĐ4. GV giữ nguyên nhóm, hướng dẫn các nhóm truy cập internet trên mạng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS quan sát, tiến hành thực hiện, tìm hiểu thiết bị.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  1. Thực hành truyền thông tin bằng sóng điện từ

- HS lần lượt thực hiện các hoạt

động dưới sự hướng dẫn của GV.

  • HS trả lời câu hỏi GV yêu cầu
  • GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhắc lại kiến thức, hướng dẫn cụ thể lại một lần nữa cho HS nắm rõ trước khi chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Chia sẻ tài nguyên qua mạng

  1. Mục tiêu: Hiểu rõ hơn về lợi ích của mạng máy tính thông qua việc chia sẻ được một số tài nguyên mạng cụ thể.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS cách chia sẻ máy in qua mạng, HS thực hành.
  3. Sản phẩm: Kết quả HS thực hành.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Chia sẻ tài nguyên qua mạng

- GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các

- HS quan sát các bước GV thực

nhóm làm việc theo nhóm, GV làm mẫu các

hiện mẫu.

thao tác chia sẻ máy in qua mạng và in một

- HS tự mình in ra một đoạn tài liệu

đoạn văn bản ngắn ra máy in mạng, sau đó

ngắn ra máy in.

hướng dẫn HS thực hiện lại thao tác in ra

máy tin mạng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS quan sát, tiến hành thực hiện

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả thực hiện bằng sản

phẩm là in được một đoạn văn bản ngắn ra

máy in mạng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, nhắc nhở một số lỗi HS còn mắc phải, GV chốt lại nội dung thực hành.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua làm bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 31 sgk.
  • GV hướng dẫn và làm mẫu cho HS cách tải xuống tệp để lấy những văn bản cần thiết trên các trang web.
  • GV gọi một số HS lên thực hiện, GV kiểm tra, đánh giá và cho điểm.
  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức bài thực hành.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

BÀI 1. THÔNG TIN TRÊN WEB (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Trình bày được sơ lược các khái niệm cơ bản về website, địa chỉ website
  • Xem và nêu được những thông tin chính trên trang web cho trước.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. - GV: Giáo án, sgk, hình ảnh, một số địa chỉ website,...
  2. - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
  3. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  4. Nội dung: GV cho HS quan sát web và trả lời câu hỏi
  5. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  6. Tổ chức thực hiện:

- GV chọn một website rồi chiếu lên máy chiếu, yêu cầu HS nói về những gì em quan sát được từ web đó: (https://vnexpress.net/)

  • GV cho HS quan sát, đưa ra câu trả lời của mình.
  • GV ghi nhận đáp án, dẫn dắt HS vào nội dung của bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khám phá website

  1. Mục tiêu: Trình bày được sơ lược các khái niệm cơ bản về website, địa chỉ

website.

  1. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Khám phá website

- GV giới thiệu một trang web để HS quan

HĐ1

sát nhận thấy trang web mang nhiều dạng

- Em tìm được thông tin ở dạng

thông tin và trang web có thể dài hơn một

chữ và hình ảnh.

trang màn hình.

- Nháy chuột vào mục HỌC TRÒ

- GV yêu cầu HS đọc và thực hiện nhiệm vụ

360, ta thấy được thông tin trong

ở hoạt động 1 sgk.

mục này.

- GV yêu cầu HS nêu lên một số website

Ghi nhớ:

khác, GV truy cập cho HS quan sát nội dung

- Website là tập hợp các trang web

trang web => GV chốt lại: Website được tạo

(web pages) có liên quan đến nhau

ra với nhiều mục đích khác nhau: các cá

và được gắn cùng một địa chỉ.

nhân, tổ chức đưa thông tin của mình lên

- Mỗi Website có một địa chỉ

website, hoặc thông tin có thể tổ chức theo

website riêng.

chủ đề, lĩnh vực như học tập, thể thao, âm

nhạc…

  • GV giải thích cho HS hiểu: Địa chỉ website gồm có hai phần: phần cố định (không thay

đổi địa chỉ các trang web trên cùng website), phần đuôi (thay đổi ở địa chỉ các trang web trong cùng website).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS lắng nghe, thảo luận, đưa ra câu trả lời

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS ghi chép nội dung chính vào vở
  • HS thảo luận, trình bày đáp án hoạt động 1.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận.

Hoạt động 2: Siêu văn bản và siêu liên kết

  1. Mục tiêu: Xem và nêu được những thông tin chính trên trang web cho trước.
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Siêu văn bản và siêu liên kết

- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2.

- Siêu liên kết là đường dẫn đến vị

- GV thực hiện trỏ chuột vào một siêu văn

trí của đoạn văn bản/ trang web cần

bản và siêu liên kết.

truy cập đến (trỏ chuột vào xuất

- GV lấy ví dụ: Thực hiện trỏ chuột vào một

hiện hình bàn tay), giúp ta di

siêu văn bản, HS quan sát và nhận biết siêu

chuyển các phần trên một trang

văn bản và siêu liên kết.

  • GV lưu ý HS một số nút và biểu tượng liên quan.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS thực hiện yêu cầu của hoạt động 2.
  • HS nghe GV giảng bài, ghi chép ý chính vào vở.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày câu trả lời của mình trước lớp
  • HS nhắc lại để ghi nhớ lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV chuẩn kiến thức, kết luận nội dung bài học.

hoặc giữa các trang.

  • Siêu văn bản là đoạn văn bản hoặc hình ảnh chứa siêu liên kết, nó thực chất cũng là một trang web.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 34 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:

Trang web dùng dịa chỉ trang chủ là: 2 và 3

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra

kết quả.

  1. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 34sgk.
  • HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Vận dụng: HS thực hiện truy cập được vào website giải trí, tìm và mở được bài hát mình yêu thích.

Tự kiểm tra: Câu đúng là: 3 và 4

- GV nhận xét, chuẩn đáp án, nhắc nhở HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2. TRUY CẬP THÔNG TIN TRÊN INTERNET (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Trình bày sơ lược về khái niệm WWW, trình duyệt
  • Khai thác được thông tin trên một số trang web thông dụng như tra từ điển, xem thời tiết, tin thời sự,...

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. - GV: Giáo án, sgk, hình ảnh một số biểu tượng trình duyệt, một số địa chỉ

website,...

  1. - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV đặt câu hỏi: Em hãy kể lại các bước em thực hiện khi tìm kiếm một thông tin

nào đó trên mạng internet?

  • GV gọi 2 – 3 HS đứng dậy trình bày.
  • GV đặt vấn đề: Một điểm chung mà ba bạn trình bày đó là cả ba bạn đều sử dụng trình duyệt để tìm kiếm, sau đó vào các web để chọn lọc thông tin mình muốn. Và

để các em hình dung rõ hơn về web, về trình duyệt, chúng ta cùng đến với bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Word wide web

  1. Mục tiêu: Trình bày được sơ lược về khái niệm word wide web
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Kết quả của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Word wide web

- GV yêu cầu HS đọc thông tin ở hoạt động

HĐ1: Địa chỉ của trang web thể

1, thực hiện và trình bày kết quả.

thao đó không cùng địa chỉ website

- Từ kết quả HĐ1, GV nhấn mạnh cho HS

với https://vnanet.vn

biết: Từ các liên kết, ngoài việc có thể truy

Ghi nhớ:

cập các trang web trên cùng website thì còn

- Hệ thống các website có liên kết

có thể truy cập được các trang web trên các

với nhau trên Internet được gọi là

website khác. GV lấy ví dụ cho HS quan sát.

World Wide Web (gọi tắt là web,

- GV truy cập đến các trang web bằng các

viết tắt WWW).

trình duyệt khác nhau, minh họa cho HS hiểu

- WWW tạo thuận lợi cho việc tìm

về khái niệm WWW.

kiếm và thu thập thông tin, chia sẻ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

suy nghĩ và khám phá của mình với

- HS thực hiện hoạt động 1

mọi người.

  • HS lắng nghe GV giảng bài, ghi chép nội

dung chính.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả sau khi thực hiện hoạt động 1.

- GV cho HS nhắc lại khái niệm www.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận.

Hoạt động 2: Trình duyệt web

a) Mục tiêu:

  • Trình bày sơ lược về khái niệm trình duyệt web
  • Khai thác được thông tin trên một số trang web thông dụng như tra từ điển, xem thời tiết, tin thời sự...
  1. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Trình duyệt web

- GV yêu cầu HS đọc và thực hiện yêu cầu

- Trình duyệt web là một phần

của hoạt động 2.

mềm ứng dụng để truy cập và xem

- GV chỉ cho HS biết được các chức năng của

nội dung của website.

trình duyệt web: hiển thị nội dung để nhìn,

- Một số trình duyệt web thông

nghe, điều hướng trong mạng lưới các trang

dụng hiện nay: Google Chrome,

web.

Mozilla Firefox, Côc Côc và

- GV nêu minh họa một số trình duyệt web

Safari.

cụ thể google Chrome, mở một số website từ

- Để truy cập vào một trang web,

điển tiếng anh, website thời tiết, website học tập, …

  • GV giới thiệu thêm cho HS một số phần mềm trình duyệt web thông dụng như

Mozilla Firefox, Google Chrome, Côc Côc và Safari.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS thực hiện yêu cầu của hoạt động 2.
  • HS nghe GV giảng bài, ghi chép ý chính vào vở.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày câu trả lời của mình trước lớp
  • HS nhắc lại để ghi nhớ lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV chuẩn kiến thức, kết luận nội dung bài học.

chỉa cần mở trình duyệt web và gõ địa chỉ của trang web đó vào ô địa chỉ trong cửa sổ của trình duyệt.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 37 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày: Nội dung website

thay đổi theo thời gian do thông tin trên website được cập nhật liên tục.

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra

kết quả.

  1. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 37sgk.
  • HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Vận dụng: Ta truy cập vào các trang web đã cho trong sách và quan sát thông tin

trên các trang web đó=> Đáp án: 2 và 3

Tự kiểm tra: Câu đúng là câu 1.WWW là lạng lưới các website trên internet.

- GV nhận xét, chuẩn đáp án, nhắc nhở HS chuẩn bị nội dung cho bài học sau.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3. GIỚI THIỆU MÁY TÌM KIẾM (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Nêu được công dụng của máy tìm kiếm
  • Xác định được từ khóa tìm kiếm ứng với một mục đích tìm kiếm cho trước.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. - GV: Giáo án, sgk, một số trình duyệt, một số địa chỉ website,...
  2. - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
  3. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  4. Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe
  5. Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
  6. Tổ chức thực hiện:
  • GV khơi gợi một số nội dung liên quan đến bài học, từ đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin trên internet

  1. Mục tiêu: Biết được đặc điểm của việc tìm kiếm thông tin trên Internet
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Kết quả của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Tìm kiếm thông tin trên

- GV truy cập vào google, thực hiện tìm kiếm

internet

một vài thông tin gần gũi với HS (địa chỉ

- Tìm kiếm thông tin trên các trang

trường, bài hát được thiếu niên yêu thích

web là hoạt động thường ngày.

nhất, lời bài hát bụi phấn…).

- Thông tin tìm được và nên tìm

- GV cho HS dự đoán kết của hoạt động 1.

trên internet là thông tin thông

- GV cùng HS thực hiện tìm kiếm một số

dụng nhiều người quan tâm…

thông tin nêu trong hoạt động 1.

- Thông tin không tìm được là

- GV rút ra cho HS biết có những dạng thông

những thông tin riêng, ít người

tin tìm được và nên tìm trên mạng, có những

quan tâm…

thông tin không tìm được.

- Để tìm kiếm thông tin trên

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

internet thì cần phần mềm hỗ trợ là

- HS lắng nghe GV giảng bài, ghi chép nội

máy tìm kiếm.

dung chính.

- HS dự đoán hoạt động 1

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS nêu kết quả dự đoán, GV thực hiện để

HS kiểm tra dự đoán đó có đúng hay không.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, mở rộng:

Để tìm kiếm trên internet thì cần các phần

mềm hỗ trợ là máy tím kiếm. Và máy tìm

kiếm đó chính là các website đặc biệt và rất phổ biến như google, yahoo, cốc cốc,… Để tìm hiểu kĩ hơn về máy tìm kiếm, chúng ta chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Máy tìm kiếm

  1. Mục tiêu: Nêu được công dụng của máy tìm kiếm
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Máy tìm kiếm

- GV giải thích cho HS hiểu: máy tìm kiếm là

- Máy tìm kiếm là một hệ thống

phần mềm có chức năng tìm kiếm thông tin

phần mềm cho phép người dùng

Internet. Máy tìm kiếm là một website đặc

Internet tìm kiếm thông tin trên

biệt. Trên trang chủ website này chỉ có ô để

WWW.

nhập từ khóa tìm kiếm và sau khi đưa ra yêu

- Một số máy tìm kiếm phổ biến:

cầu thì các trang web kết quả mới được hiển

Google Chrome, Cốc Cốc,

thị trên trang web.

Yahoo…

- GV mở một máy tìm kiếm là google

- Sử dụng máy tìm kiếm để có thể

Chrome, thực hiện ví dụ để HS nắm rõ kiến

khai thác được nguồn thông tin

thức.

phong phú, đa dạng. Việc tìm kiếm

- GV đặt câu hỏi cho HS: Bằng kiến thức

sẽ nhanh chóng, dễ dàng và hiệu

hiểu biết của mình, em hãy kể thêm những

quả.

loại máy tìm kiếm nào được nhiều người sử

dụng nhất hiện nay?

- GV giới thiệu cho HS một số máy tìm kiếm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS nghe GV giảng bài, ghi chép ý chính vào vở.
  • HS suy nghĩ câu hỏi, tìm câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày câu trả lời của mình trước lớp
  • HS nhắc lại để ghi nhớ lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV chuẩn kiến thức, kết luận nội dung bài học.

Hoạt động 3: Tìm thông tin bằng máy tìm kiếm

  1. Mục tiêu: Xác định được từ khóa tìm kiếm ứng với một mục đích tìm kiếm cho

trước.

  1. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Tìm thông tin bằng máy tìm

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, thực hiện hoạt

kiếm

động 2.

- Các bước tìm thông tin bằng máy

- GV vẽ sơ đồ khái quát các bước tìm kiếm

tìm kiếm:

thông tin bằng máy tìm kiếm, lấy ví dụ minh

+ Mở trình duyệt web

họa để HS nắm vững kiến thức.

+ Nhập địa chỉ máy tìm kiếm

  • GV hướng dẫn HS cách tìm kiếm nâng cao bằng kết hợp vài từ khóa có kết quả tìm kiếm gần hơn với nội dung muốn tìm kiếm, hoặc

đưa từ khóa tìm kiếm vào trong dấu ngoặc kép.

  • GV giới thiệu cho HS cách nhập từ khóa bằng cách dùng lời nói.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS suy nghĩ câu hỏi, thực hiện hoạt động 2
  • HS nghe GV giảng bài, ghi chép ý chính

vào vở.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày câu trả lời của mình trước lớp
  • HS nhắc lại để ghi nhớ lại kiến thức.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV chuẩn kiến thức, kết luận nội dung bài học.
  • Nhập từ khóa tìm kiếm
  • Lựa chọn kết quả tìm kiếm.
  • Để tìm thông tin bằng máy tìm kiếm cần xác định từ khóa thích hợp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 40 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:

Phương án 1 và 3 vì sử dụng máy tìm kiếm trong các trường hợp này tìm được nhanh và đầy đủ thông tin.

Phương án 2 nếu biết tên trường cụ thể bà những trường này có thông tin tuyển sinh được đưa lên Internet thì sử dụng máy tính tìm kiếm sẽ hiệu quả hơn. Phương án 4 nếu thông tin về các tuyến buýt ở địa phương em được đưa lên Internet thì sẽ thuận tiện hơn cho việc tìm kiếm bằng máy tìm kiếm.

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra

kết quả.

  1. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 40sgk.
  • HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:
  • GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 4. THỰC HÀNH TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Sử dụng được máy tìm kiếm để tìm thông tin trên internet dựa vào từ khóa.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Giáo án, sgk, trình duyệt web...
  3. - HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
  4. Mục tiêu: Biết cách tìm kiếm thông tin để hỗ trợ học môn Địa lí
  5. Nội dung: GV hướng dẫn thực hiện, HS thực hành.
  6. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS
  7. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Tìm thông tin hỗ trợ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội cung bài 1 để nắm

- HS lưu tệp Bài tập địa lí

được yêu cầu và nhiệm vụ cần thực hiện.

  • GV hướng dẫn HS thực hiện theo các bước:
  • Bước 1: Tìm kiếm thông tin
    • Mở trình duyệt web và chọn máy tìm kiếm http://google.com
    • Tại ô tìm kiếm gõ từ khóa tìm kiếm “biến

đổi khí hậu ở Việt Nam”

    • Google trả về kết quả tìm kiếm, lựa chọn kết quả tìm kiếm.
  • Bước 2: Tóm tắt về biến đổi khí hậu ở Việt Nam
    • Soạn thảo nội dung tóm tắt được (hoặc sao chép đoạn văn bản, hình ảnh)
    • Lưu lại tệp với tên có phần chính là Bài tập Địa lí.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS nắm rõ yêu cầu, thực hiện thực hành theo các bước GV hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày sản phẩm của mình

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS, chuyển sang nội dung thực hành mới.

Hoạt động 2: Tìm thông tin hỗ trợ giải trí

  1. Mục tiêu: Biết cách tìm kiếm thông tin để hỗ trợ giải trí

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

2. Tìm thông tin hỗ trợ giải trí YC1: Ba địa điểm tham quan của thành phố Hạ Long:

+ Vịnh Bái Tử Long + Khu di tích Yên Tử + Bán đảo Tuần Châu

YC2: Tìm bài hát em yêu thích

+ Bài hát: Bụi phấn

+ Tác giả: Nguyễn Doãn Hiếu

+ Ca sĩ biểu diễn: Đan Trường

YC3: Bộ phim yêu thích

+ Bộ phim: Ngôi nhà hạnh phúc Việt Nam

+ Đạo diễn: Vũ Ngọc Đãng

+ Diễn viên chính: Minh Hằng, Lam Trường, Lương Mạnh Hải, Thủy Tiên.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS cách thực hiện, HS thực hành.
  2. Sản phẩm: Kết quả HS thực hành.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành 3 nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng nhóm:

+ Nhóm 1: Thực hiện yêu cầu 1

+ Nhóm 2: Thực hiện yêu cầu 2

+ Nhóm 3: Thực hiện yêu cầu 3

- GV hướng dẫn HS thực hiện các bước tương tự như bài tập 1.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận nhóm, thực hiện các bước tìm kiếm thông tin sử dụng máy tìm kiếm.

- GV hỗ trợ HS trong lựa chọn từ khóa tìm kiếm và điều chỉnh từ khóa nếu kết quả tìm kiếm chưa phù hợp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả thực hiện

- Các nhóm khác nhận xét kết quả thực hiện của nhóm bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, nhắc nhở một số lỗi HS còn mắc phải, GV chốt lại nội dung thực hành.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua làm bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập luyện tập trang 42 sgk.
  • HS thực hiện các thao tác để tìm kiếm thông tin
  • GV gọi một số HS đứng lên trình bày câu trả lời vừa tìm kiếm được
  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức bài thực hành.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 5. GIỚI THIỆU THƯ ĐIỆN TỬ (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Nêu được những ưu, nhược điểm cơ bản của dịch vụ thư điện tử so với các

phương thức liên lạc khác.

  • Biết các chức năng chính của dịch vụ thư điện tử cung cấp
  • Biết cách đặt tên đăng nhập trong địa chỉ email khi đăng kí tài khoản thư điện tử.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu...

2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk.

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV nêu câu hỏi, HS trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Từ xa xưa đến nay, để gửi thư từ chúng ta đã

sử dụng những cách nào? Theo em, cách nào là thuận tiện và nhanh gọn nhất?

  • HS tiếp nhận câu hỏi, xung phong đứng dậy trả lời.
  • Từ câu trả lời của HS, GV nhận định: Thư điện tử (hay gmail) là cách thức truyền

thông tin đi nhanh nhất và hiện nay được rất nhiều người dùng. Và để tìm hiểu kĩ hơn về thư điện tử, chúng ta cùng đến với bài học hôm nay.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thư điện tử

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm thư điện tử và cấu trúc chính trong mẫu của thư điện tử.
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Kết quả của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Thư điện tử

- GV giới thiệu (có minh họa) cho HS một số

- Thư điện tử (gmail) là phương

dịch vụ email trên internet như gmail. Yahoo

tiện gửi và nhận thông điệp qua

mail,…và hỏi HS biết dịch vụ nào => GV

mạng máy tính.

giới thiệu cho HS cấu trúc chung của thư

- Thông điệp thư là văn bản số hóa

điện tử, dạng của địa chỉ thư điện tử.

và có thể đính kèm tệp.

- GV cho HS đọc nội dung của hoạt động 1,

- Tài khoản Gmail có 2 phần: địa

yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi.

chỉ và địa chỉ dịch vụ gmail.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Cấu trúc chính trong cấu trúc mẫu

- HS lắng nghe GV giảng bài, ghi chép nội

của thư điện tử gồm:

dung chính.

+ Địa chỉ email (bắt buộc có)

- HS thảo luận chỉ ra các ưu và nhược điểm

+ Chủ đề email (không bắt buộc)

của các cách liên lạc.

+ Nội dung email (không bắt buộc)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Tệp đính kèm (không bắt buộc)

  • HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận.

Hoạt động 2: Lợi ích của thư điện tử

  1. Mục tiêu: Nêu được ưu điểm cơ bản của dịch vụ thư điện tử so với các phương

thức liên lạc khác.

  1. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Lợi ích của thư điện tử

- GV cho HS đọc thông tin trong sgk, rút

- Soạn và gửi rất nhanh, gửi bất cứ

ra những ưu điểm vượt trội của thư điện

đâu miễn có kết nối mạng.

tử mang lại so thư bưu chính.

- Có nhiều dịch vụ được cung cấp miễn

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

phí

- HS đọc thông tin, tìm ra ưu điểm nổi

- Tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường.

bật.

- Có thể gửi một thư cho nhiều người

- GV quan sát, hỗ trợ khi HS cần.

cùng lúc.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Có thể gửi kèm lượng thông tin lớn

- HS trình bày câu trả lời của mình trước

và đa dạng.

lớp

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 3: Mặt trái và lưu ý khi sử dụng thư điện tử

  1. Mục tiêu: Nêu được nhược điểm cơ bản của dịch vụ thư điện tử so với các

phương thức liên lạc khác.

  1. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Mặt trái và lưu ý của thư điện tử

- GV cho HS đọc thông tin trong sgk, rút

- Thư có thể chứa virus khiến máy tính

ra những nhược điểm và những điều cần

và các thiết bị điện tử nhiễm virus.

lưu ý khi sử dụng thư điện tử.

- Gặp phải thư giả mạo, thư lừa đảo

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Thư rác gửi tới nhiều mất thời gian,

  • HS đọc thông tin, tìm ra nhược điểm công sức lọc bỏ...

của thư điện tử

  • GV quan sát, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày câu trả lời của mình trước lớp

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 4: Sử dụng thư điện tử

    1. Mục tiêu:
  • Biết các chức năng chính của dịch vụ thư điện tử cung cấp
  • Biết cách đặt tên đăng nhập trong địa chỉ email khi đăng kí tài khoản thư điện tử.
  1. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

4. Sử dụng thư điện tử

- GV hướng dẫn HS các bước thực

a. Tạo tài khoản thư điện tử

hiện để tạo một tài khoản thư điện tử.

+ B1: Mở trang web

- GV vừa chiếu trên máy, vừa hướng

http://mail.google.com/gmail/

dẫn HS thực hiện lần lượt các bước

+ B2: Nháy chuột vào địa chỉ liên kết Tạo

để đăng nhập, nhận và gửi thư.

tài khoản để mở trang web đăng kí hộp thư

- GV gợi ý thêm cho HS thực hiện

mới.

các thao tác như: trả lời thư, chuyển

+ B3: Khai báo các thông tin cần thiết vào

tiếp thư cho người khác, xem thư rác,

mẫu đăng kí như tên truy cập, mật khẩu,…

đăng xuất khỏi hộp thư…

+ B4: Theo các chỉ dẫn tiếp để hoàn thành

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

việc đăng kí hộp thư.

- HS nghe GV giảng bài, ghi chép ý

b. Đăng nhập, nhận và gửi thư

chính vào vở.

* Đăng nhập

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ B1: Mở lại trang chủ của website thư

tác GV vừa hướng dẫn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV chuẩn kiến thức, kết luận nội

+ B2: Gõ tên truy cập và mật khẩu;

+ B3: Nháy chuột vào nút Đăng nhập để

mở hộp thư.

dung bài học.

* Nhận thư:

+ B1: Nháy chuột vào Hộp thư đến để xem

danh sách các thư;

+ B2: Nháy chuột vào phần tiêu đề của

thư muốn đọc.

*Gửi thư:

  • B1: Nháy chuột vào Soạn thư để soạn một thư mới;
  • B2: Gõ địa chỉ người nhận vào ô Người nhận;
  • B3: Soạn nội dung thư;
  • B4: Nháy chuột vào nút Gửi để gửi thư.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 46 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:
  • Đăng nhập hộp thư
  • Soạn nội dung thư
  • Đăng xuất hộp thư

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra

kết quả.

  1. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 46sgk.
  • HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Vận dụng: Dựa vào câu trả lời của từng HS.

Tự kiểm tra: HS tự đánh giá theo khả năng của bản thân.

  • GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 6. THỰC HÀNH SỬU DỤNG THƯ ĐIỆN TỬ (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Thực hiện các thao tác sử dụng email cơ bản: tạo tài khoản email, đăng nhập, soạn thư, gửi thư, nhận thư, trả lời thư, chuyển tiếp thư và đăng xuất hộp thư.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học: Hình thành, phát triển chủ yếu các năng lực:
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 – GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu
  3. – HS : Đồ dùng học tập, sgk, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của GV.
    1. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1: Tạo tài khoản thư điện tử
  4. Mục tiêu: Biết cách tạo một tài khoản thư điện tử cho riêng mình.
  5. Nội dung: GV hướng dẫn thực hiện, HS thực hành.
  6. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS
  7. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Tạo tài khoản thư điện tử

  • GV hướng dẫn lần lượt từng bước, yêu cầu HS thực hiện theo:
  • B1: Truy cập vào website gmail.com
  • B2: Chọn mục tạo tài khoản, điền đầy đủ thông tin và sau đó chọn “tiếp theo”
  • B3: Tiếp tục điền đầy đủ thông tin trong các cửa sổ, sau đó chọn “đồng ý” cho mục “Điều khoản riêng tư và bảo mật” thế là xong.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS nắm rõ yêu cầu, thực hiện thực hành theo các bước GV hướng dẫn.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả mình đã thực hiện được

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện của HS, chuyển sang nội dung thực hành mới.
  • HS tạo cho mình được một tài khoản email, nhớ được tên đăng

nhập và mật khẩu của mình.

Hoạt động 2: Đăng nhập, soạn và gửi thư điện tử

  1. Mục tiêu: Biết các thao tác để thực hiện đăng nhập, soạn và gửi thư điện tử.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS cách thực hiện, HS thực hành.
  3. Sản phẩm: Kết quả HS thực hành.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Đăng nhập, soạn và gửi thư

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách đăng nhập,

- HS biết cách thực hiện các bước

soạn và gửi thư điện tử đã được học ở bài

- HS soạn và gửi cho một người

trước.

- GV chiếu hình ảnh, hướng dẫn HS lần lượt các bước thực hiện:

  • B1: Truy cập website gmail.com, chọn

Đăng nhập, gõ tên đăng nhập và mật khẩu vào các ô tương ứng.

+ B2: Chọn mục soạn thư, tại cửa sổ thư

mới: nhập địa chỉ Gmail của người nhận thư, nhập chủ đề thư, soạn nội dung thư và chọn gửi.

- GV yêu cầu HS sử dụng tài khoản email

của mình đăng nhập, soạn và gửi thư cho một

bạn cùng lớp với nội dung chia sẻ ngắn

những điều mong muốn bạn sửa đổi để ngày

càng hoàn thiện mình hơn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS quan sát GV thực hiện và thực hành theo mẫu.
  • HS chọn và gửi thư cho một bạn bất kì trong lớp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả thực hiện

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, nhắc nhở một số lỗi HS còn mắc phải, GV chốt lại nội dung thực hành.

bạn trong lớp bất kì để góp ý bạn thay đổi một số tính cách và hoàn thiện mình hơn.

Hoạt động 3: Đọc, trả lời và chuyển tiếp thư điện tử

  1. Mục tiêu: Biết cách đọc thư, trả lời thư và chuyển tiếp thư cho một hoặc nhiều

địa chỉ khác.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS cách thực hiện, HS thực hành.
  2. Sản phẩm: Kết quả HS thực hành.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Đọc, trả lời và chuyển tiếp thư

- GV hướng dẫn HS các bước để đọc, trả lời,

điện tử

chuyển tiếp thư điện tử.

- HS biết cách trả lời email cho

* Đọc và trả lời mail

người gửi

+ B1: Chọn Hộp thư đến và mở thư cần đọc

- HS biết cách chuyển tiếp email đó

+ B2: Chọn mục trả lời, soạn nội dung trong

cho một hoặc nhiều người khác

cửa sổ trả lời thư và chọn gửi.

*Chuyển tiếp mail

  • B1: Mở thư cần đọc
  • B2: Chọn mục chuyển tiếp, nhập các địa

chỉ email của những người nhận và chọn gửi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS quan sát GV thực hiện và thực hành theo mẫu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả thực hiện

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, lưu ý HS một số điểm cần chú ý, chuyển sang nội dung cuối.

Hoạt động 4: Đăng xuất hộp thư

  1. Mục tiêu: Biết cách đăng xuất hộp thư khi không cần tránh người khác sử dụng.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS cách thực hiện, HS thực hành.
  3. Sản phẩm: Kết quả HS thực hành.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

4. Đăng xuất hộp thư

- GV đặt câu hỏi cho HS: Theo các em, tại

- HS biết cách đăng xuất hộp thư

sao cần phải đăng xuất email của mình?

của mình.

- Từ câu trả lời của HS, GV hướng dẫn HS

các bước để đăng xuất hộp thư:

+ B1: Tại cửa sổ hộp gmail, nháy chuột vào

ảnh ở góc bên phải để xuất hiện cửa sổ đăng

xuất tài khoản thư.

+ B2: Chọn nút đăng xuất.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS quan sát GV thực hiện và thực hành theo mẫu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS báo cáo kết quả thực hiện

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, đánh giá HS trong buổi học thực hành, kết thúc tiết học.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua làm bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d) Tổ chức thực hiện:

  • GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập luyện tập trang 48 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, HS thực hiện các thao tác để tìm kiếm bưu thiệp chúc mừng Ngày nhà giáo Việt Nam.
  • HS xin gmail của giáo viên dạy môn Tin học, tiến hành soạn thư (có nội dung chúc mừng và bưu thiếp vừa tìm kiếm) và gửi thư.
  • GV đọc thư, nhận xét, đánh giá kết quả nắm bắt kiến thức của HS thông qua các hoạt động thực hành và bài luyện tập. GV khen ngợi tinh thần học tập của HS và kết thúc tiết học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

BÀI 1. MẶT TRÁI CỦA INTERNET (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Giới thiệu sơ lược về một số tác hại và nguy cơ bị hại khi tham gia Internet
  • Nêu được một số biện pháp phòng ngừa cơ bản.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học: Ứng xử phù hợp trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 – GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu...

2 – HS : Đồ dùng học tập, sgk.

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe
  3. Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV đặt vấn đề: Trong thời kỳ phát triển, hội nhập hiện nay internet có vai trò cực kỳ quan trọng, nó giúp con người nắm bắt các thông tin trên thế giới một cách

nhanh chóng, khoảng cách về địa lý gần như không còn chỉ với vài cú click chuột đơn giản. Tuy vậy, internet là con dao hai lưỡi, nếu sử dụng đúng cách, đúng mục đích thì nó sẽ vô cùng giúp ích cho cuộc sống của bạn, trái lại sẽ rất nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Virus máy tính

  1. Mục tiêu: Biết được khái niệm virus máy tính.
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Kết quả của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Virus máy tính

- GV cho HS đọc thông tin sgk

- Virus máy tính (gọi tắt là virus) là

- GV chiếu thêm một số tư liệu, ảnh hoặc

một loại phần mềm có khả năng tự

video ngắn về những tác hại của các loại

nhân bản và lây lan qua các thiết bị

virus máy tính đã gây ra ở Việt Nam và thế

lưu trữ trung gian hoặc qua mạng.

giới => GV dẫn đến HS khái niệm virus.

- Phần mềm máy tính là công cụ hữu

- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi

hiệu để phát hiện, ngăn chặn và loại

nhóm thực hiện 1 ý trong hoạt động 1:

bỏ virus máy tính.

+ Nhóm 1: Mở email gửi tới từ một địa chỉ

HĐ1

lạ

- Mở email gửi tới từ một địa chỉ lạ:

+ Nhóm 2: Nháy chuột vào đường link bên

tin tặc có thể đặt những đường link

trong email mà không biết nó sẽ dẫn tới đâu

mà khi nháy chuột vào đó máy tính

+ Nhóm 3: Cắm USB vào máy để xem các

của người dùng sẽ bị nhiễm virus.

tệp bên trong mà không kiểm tra virus

- Nháy chuột vào đường link bên

- GV chia sẻ cho HS biết: Để phát hiện và

trong email mà không biết nó sẽ dẫn

ngăn chặn, loại bỏ virus để chúng không lây nhiễm vào máy tính, chúng ta sử dụng phần mềm diệt virus.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS lắng nghe GV giảng bài, ghi chép nội

dung chính.

  • HS thảo luận, thực hiện hoạt động 1.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận.

tới đâu: vì lí do trên.

  • Cắm USB vào máy để xem các tệp bên trong mà không kiểm tra virus: nếu cắm chiếc USB bị nhiễm virus

vào máy khác thì virus có thể lây nhiễm sang máy đó.

Hoạt động 2: Một số tác hại khi tham gia Internet

  1. Mục tiêu: Giới thiệu được một số tác hại và nguy cơ bị hại khi tham gia Internet
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Một số tác hại khi tham gia Internet

- GV cho HS đọc thông tin ở mục 2

(1) Do truy cập vào các trang web lạ, tải về

sgk, yêu cầu HS hoạt động nhóm,

máy các tệp không có độ tin cậy.

nêu ra các tác hại và nguy cơ bị hại

(2) Lười đọc sách, lười suy nghĩ, dần dần

khi tham gia Internet.

mất đi năng lực sáng tạo và ghi nhớ do quá

- Giữ nguyên nhóm cũ, GV cho HS

ỷ lại vào công cụ tìm kiếm.

thảo luận, thực hiện hoạt động 2, sau

(3) Nghiện internet, xao nhãng học hành,

đó trình bày trước lớp.

không hòa nhập cuộc sống

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

(4) Bị ảnh hưởng bởi nội dung xấu, thông

- HS đọc thông tin, tìm ra các tác hại

tin độc hại, trái với thuần phong mỹ tục…

và nguy cơ gặp phải.

HĐ2

- HS thảo luận nhóm, đưa ra câu trả

1)

Bạn Hoa đã ảnh hưởng bởi tác hại số 3

lời, cử đại diện người trình bày.

và số 4

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

2)

Bạn Cường bị ảnh hưởng bởi tác hại số

- Đại diện các nhóm trình bày trước

2.

lớp

3)

Những thanh thiếu niên nhẹ dạ, hùa theo

- HS các nhóm khác nhận xét phần

đám đông đã bị ảnh hưởng bởi tác động số

trình bày của nhóm bạn.

4.

Bước 4: Kết luận, nhận định

4)

Bạn Mai đã bị ảnh hưởng bởi tác hại số

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

1.

Hoạt động 3: Phòng ngừa tác hại khi tham gia Internet

  1. Mục tiêu: Nêu được một số biện pháp phòng ngừa cơ bản
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Phòng ngừa tác hại khi tham gia

- GV cho HS đọc hoạt động 3, trả lời

Internet

câu hỏi.

- Không mở những email gửi từ địa chỉ lạ

- Từ kết quả hoạt động 3, GV nêu lên

- Không sử dụng Internet quá 2 giờ mỗi

một số biện pháp phòng ngừa tác hại

ngày.

từ Internet.

- Cố gắng tìm cách giải quyết thay vì tìm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

kiếm sự trợ giúp từ Internet

- HS đọc thông tin, tìm ra nhược điểm

- Truy cập những trang web nghiêm túc và

của thư điện tử

lành mạnh.

- GV quan sát, hỗ trợ khi HS cần.

HĐ3

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

1) Phòng ngừa tác hại 1

- HS trình bày câu trả lời của mình

2) Phòng ngừa tác hại 3

trước lớp

3) Phòng ngừa tác hại 2

Bước 4: Kết luận, nhận định

4) Phòng ngừa tác hại 4

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 51 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:
  1. Đó là hình thức lừa đảo có tên là Phishing (nhử mồi) nhằm dụ dỗ người dùng mở email có những đường link dẫn tới các trang web chứa nội dung quảng cáo, mã độc hoặc thông tin lừa đảo.
  2. Máy tính của người khác có thể bị nhiễm virus, nếu sao chép qua USB sẽ bị lây nhiễm.
  3. Nên dứt khoát từ chối và khuyên các bạn không truy cập vào địa chỉ đáng ngờ đó.

    1. Rất có thể em bước đầu bị nghiện mạng xã hội. Em nên tự nhắc nhở bản thân hạn chế mạng xã hội, siêng tập thể thao và tích cực giao lưu với bạn bè.
  • GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra

kết quả.

  1. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 51sgk.
  • HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Vận dụng: Gần gũi nhắc nhở người đó về tác hại của việc nghiện trò chơi trực tuyến. Giúp đỡ bằng cách giới thiệu, dẫn dắt người đó tham gia tập thể thao, hoạt động ngoài trời, hoạt động giao lưu tập thể.

Tự kiểm tra: Các biện pháp số 2,3, 5 giúp phòng ngừa tác hại của việc nghiện trò chơi. Biện pháp số 1 không phù hợp với trình độ của HS lớp 6 và gây mất thời gian. Cách làm số 4 sẽ tạo ra thói quen ỷ lại vào internet, làm giảm khả năng độc lập suy nghĩ và sáng tạo.

  • GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2. SỰ AN TOÀN VÀ HỢP PHÁP KHI SỬ DỤNG THÔNG TIN (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể, nêu được ví dụ minh họa.
  • Nêu được một vài cách thông dụng để bảo vệ thông tin và tài khoản cá nhân
  • Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể

sao cho an toàn và hợp pháp.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học: Ứng xử phù hợp trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu...

2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk.

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe
  3. Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV đặt vấn đề: Ngày càng có nhiều thông tin cá nhân của người sử dụng được

lưu trữ ở trên mạng. Nếu những thông tin này không được bảo vệ một cách thích hợp, kẻ xấu có thể thu thập, khai thác trái phép,có nhiều cá nhân, tổ chức giá trị

tài sản trên mạng còn lớn hơn nhiều so với các tài sản hữu hình khác. Các doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu các thông tin hoặc hệ thống thông tin bị đánh cắp hay bị phá hoại…Do đó, bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách bảo vệ thông tin, chia sẻ thông tin cá nhân và tập thể an toàn và hợp pháp.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thông tin cá nhân và tập thể

  1. Mục tiêu: Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể, nêu được ví dụ minh họa.
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Kết quả của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Thông tin cá nhân và tập thể

- GV lấy ví dụ cụ thể, dẫn dắt cho HS hiểu

- Không được tùy tiện sử dụng

được nội dung thông tin cá nhân và tập thể.

thông tin cá nhân hay tập thể nếu

- GV giải thích cho HS:

không được phép. Những thông tin

+ Các em cần bảo mật không chỉ thông tin

này được pháp luật bảo vệ.

cá nhân của mình mà còn phải có ý thức

HĐ1

bảo vệ thông tin cá nhân của người khác.

1) Đúng

+ Các cơ quan hay tổ chức cũng có những

2) Đúng

thông tin định danh như tên, địa chỉ giao

3) Sai

dịch, tài khoản ngân hàng, mật khẩu hòm

thư điện tử. Những thông tin đó cũng được

pháp luật bảo vệ.

- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 1 theo

nhóm 4 – 6 HS.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS lắng nghe GV giảng bài, ghi chép nội

dung chính.

  • HS thảo luận, thực hiện hoạt động 1.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận.

Hoạt động 2: Bảo vệ thông tin cá nhân

  1. Mục tiêu: Nêu được một vài cách thông dụng để bảo vệ thông tin và tài khoản cá nhân.
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Bảo vệ thông tin cá nhân

- GV cho HS đọc thông tin trong sgk, nêu

- Cài đặt phần mềm chống virus

ra một số cách để bảo vệ thông tin và tài

- Không tùy tiện tiết lộ thông tin cá

khoản cá nhân

nhân

- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2.

- Không nhập mật khẩu khi có người

- GV cho HS quan sát hình 2 và hình 3

xung quanh nhìn trộm hoặc máy không

sgk, hỏi: Hình nào có sự bảo mật thông

để chế độ ẩn mật khẩu.

tin cao hơn? Tại sao?

- Sử dụng mật khẩu mạnh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HĐ2

  • HS đọc thông tin, đưa ra các cách bảo vệ tài khoản cá nhân.
  • HS thảo luận, thực hiện hoạt động 2.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • GV gọi HS đứng dậy nêu cách bảo vệ, mỗi HS chỉ nêu một cách.
  • GV gọi HS trình bày kết quả hoạt động 2.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
  1. Đúng
  2. Sai
  3. Đúng

Hoạt động 3: Chia sẻ thông tin một cách an toàn và hợp pháp

  1. Mục tiêu: Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp.
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Chia sẻ thông tin một các an toàn và

- GV cho HS đọc thông tin sgk

hợp pháp

- GV lấy ví dụ cụ thể để giải thích

- Cần chọn lọc thông tin để tránh thông tin

cho HS hiểu.

sai sự thật, thông tin giả mạo, thông tin có

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

nội dung xấu.

- HS đọc thông tin, đưa ra cách chia

- Tránh vi phạm bản quyền.

sẻ thông tin an toàn.

  • HS nghe GV giảng giải, ghi ý chính vào vở.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày những cách chia sẻ

thông tin an toàn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chia sẻ thêm cho HS: Tin truyền miệng

không đảm bảo độ tin cậy. Với nguồn

thông tin như vậy mà một ai đó lại

công bố rộng rãi trên mạng xã hội là

  1. phạm pháp luật, có thể phạm tội tung tin thất thiệt, sai sự thật.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 54 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:

Bài 1: 1) Không an toàn. Nếu tài khoản email của Minh bị kẻ xuất nắm được thì email của Nam sẽ bị đọc trộm và vì vậy mật khẩu đăng nhập mạng xã hội của Nam cũng sẽ lọt vào tay kẻ xấu. Không nên chia sẻ mật khẩu với người khác.

  1. Việc Minh đăng tin lầ không hợp pháp nếu chưa được sự đồng ý của Nam. Dù mục đích của Minh là tốt nhưng việc công khai thông tin cá nhân của người khác mà họ chưa đồng ý là vi phạm pháp luật.

Bài 2: Nên áp dụng biện pháp 1), 2), 4). Không nên áp dụng biện pháp 3).

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra

kết quả.

  1. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 54sgk.
  • HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Vận dụng: Trang báo điện tử cung cấp thông tin đáng tin cậy như: Vnexpress.net,

Dantri.com.vn, Vietnamnet.vn....

Tự kiểm tra:

Câu 1: Đó đều là những thông tin cá nhân. Những thông tin đó hỗ trợ việc tìm kiếm, phân biệt, định danh một cá nhân.

Câu 2: Họ tên phụ huynh và địa chỉ nhà là những thông tin cá nhân.

Câu 3: Mật khẩu tuy mạnh nhưng nếu dùng để đăng nhập cho nhiều tài khoản khác nhau sẽ khiến cho mật khẩu dễ bị khám phá hơn. Nếu mật khẩu bị lộ thì tất cả những tài khoản dùng mật khẩu đó đều bị chiếm đoạt.

- GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3. THỰC HÀNH PHÒNG VỆ TRƯỚC ẢNH HƯỞNG XẤU TỪ INTERNET (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Phòng ngừa được một số tác hại khi tham gia internet
  • Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân
  • Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học: Ứng xử phù hợp trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu...

2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk.

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Phòng ngừa một số tác hại khi tham gia internet

  1. Mục tiêu: Biết cách phòng ngừa một số tác hại khi tham gia internet
  2. Nội dung: GV thảo luận nhóm, trình bày kết quả thực hành
  3. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Phòng ngừa một số tác hại khi

NV1: Nhận diện thông điệp quảng cáo

- GV cho lớp thảo luận nhóm về hình 1, sau đó trả lời câu hỏi:

+ Những Mail trong hình 1 có mục đích gì, là thông tin tốt hay xấu?

  • Hành động thích hợp trong trường hợp này là gì?
  • GV hướng dẫn HS kĩ năng phát hiện thư

rác và email quảng cáo, GV yêu cầu:

  • HS tìm điểm chung giữa các email nói trên, từ đó rút ra đặc điểm nhận dạng
  • HS áp dụng những đặc điểm đó để nhận diện những thư rác và email quảng cáo khác.

NV2. Nhận diện thông điệp hoàn hảo

- GV cho HS thảo luận theo nhóm về Hình 2, sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Những Mail trong hình 2 có mục đích gì, là thông tin tốt hay xấu?

  • Hành động thích hợp trong trường hợp này là gì?
  • GV nêu một số ví dụ cụ thể khác về những thủ đoạn lừa đảo qua mạng, sau đó yêu cầu HS tìm hiểu điểm chung giữa các trường hợp, rút ra kết luận.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

tham gia internet

  • Nhận diện thông điệp quảng cáo
  • Gửi từ địa chỉ lạ, tiêu đề thư xưng

hô chung chung (bạn thân mến, quý khách…) và mời chào hấp dẫn.

  • Nhận diện thông điệp hoàn hảo
  • Thông thường kẻ xấu sẽ được ra mồi nhử hấp dẫn (may mắn trúng

thưởng, tri ân khách hàng…), nếu

bạn nhân nổi lòng tham thì thực hiện các bước tiếp theo là yêu cầu đăng nhập (chiếm đoạt tài khoản) hoặc yêu cầu đóng chi phí qua bưu điện (chiếm đoạt tiền).

  • Kẻ xấu cũng có thể giả danh công

an, bưu điện, ngân hàng đe dọa nạn nhân, nếu nạn nhân tỏ ra sợ hãi thì buộc họ tiết lộ thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền.

  • HS lắng nghe GV giảng bài, ghi chép nội

dung chính.

  • HS áp dụng kiến thức để thực hành

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày kết quả thực hiện của mình.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Sử dụng phần mềm diệt virus

  1. Mục tiêu: Biết cách thực hiện diệt virus bằng một phần mềm.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thực hành
  3. Sản phẩm: Kết quả HS thực hành
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Sử dụng phần mềm diệt virus

- GV chọn phần mềm diệt virus BKAV

- HS kích hoạt, sửu dụng và quan sát

hướng dẫn HS các bước thực hành.

hoạt động của phần mềm diệt virus

- GV lưu ý HS: Không có phần mềm diệt

BKAV.

virus vạn năng diệt được mọi virus, vì thế

ý thức cảnh giác và hiểu biết của con

người sử dụng là yếu tố quyết định.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS quan sát GV hướng dẫn sau đó thực hiện.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi HS thực hiện các bước sử dụng

phần mềm BKAV.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 3: Tạo mật khẩu mạnh

  1. Mục tiêu: Biết tạo và kiểm tra độ mạnh của mật khẩu.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS quan sát và thực hiện.
  3. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Tạo mật khẩu mạnh

- GV hướng dẫn HS cách kiểm tra độ mạnh

- HS biết cách kiểm tra độ mạnh

của mật khẩu qua một số trang web tin tưởng

của mật khẩu.

như:

- HS biết cách đặt mẩu mạnh cho

http://howsecureismypassword.net/

tài khoản cá nhân của mình.

http://password.kaspersky.com/

  • GV hướng dẫn HS đổi lại mật khẩu tài khoản gmail nếu mật khẩu chưa đủ độ mạnh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS quan sát GV hướng dẫn sau đó thực hiện.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • GV gọi một số HS có mật khẩu email yếu tiến hành thay đổi mật khẩu mạnh.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 56 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:
  1. Nên làm vì sẽ hoàn toàn tránh được email xấu, độc hại. Tuy nhiên, các này có thể xóa nhầm một vài email tốt.
  2. Nên làm vì vừa đảm bảo an toàn vừa không xóa nhầm email.

- GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài thực hành.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ E. ỨNG DỤNG TIN HỌC

BÀI 1. TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ TRONG SOẠN THẢO VĂN BẢN (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Trình bày được tác dụng của công cụ Tìm kiếm và thay thế
  • Biết được cách sử dụng công cụ Tìm kiếm và thay thế

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu...

2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk.

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe
  3. Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

  • GV nêu tình huống : Nam ngồi viết lá thư cho bạn Lan, viết xong lá thư Nam cảm thấy mình nên xưng là “cậu” thay vì “bạn” như trong lá thư. Cảm thấy chưa ưng ý, Nam đành ngồi viết lại một lá thư khác.
  • GV dẫn dắt: Các em đã thấy đó, do Nam viết thư bằng giấy, nên có lỗi sai dù lớn hay nhỏ thì Nam đều phải viết lại. Nhưng với việc soạn thảo thư từ, văn bản bằng máy tính thì hoàn toàn khác. Chúng ta có thể làm được rất nhiều thứ mà không cần viết lại, trong đó có cả việc tìm kiếm và thay thế thông tin.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Công cụ Tìm kiếm và thay thế

  1. Mục tiêu: Trình bày tác dụng của công cụ Tìm kiếm và thay thế
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Kết quả của HS
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Công cụ tìm kiếm và thay thế

- GV cho HS đọc thông tin của mục 1 và trả

- Công cụ Tìm kiếm giúp nhanh

lời câu hỏi:

chóng định vị được một cụm từ cho

+ Ở mục 1, phần mềm soạn thảo văn bản

trước ở những vị trí nào trong văn

cung cấp cho người dùng hai loại công cụ,

bản.

đó là công cụ nào?

- Công cụ Thay thế giúp nhanh

+ Công cụ đó có ích như thế nào đối với

chóng và chỉnh sửa một cụm từ bất

người soạn thảo văn bản?

kì trong văn bản, đặc biệt là khi cụm

+ Để sử dụng hai công cụ đó cần phải thực

từ đó xuất hiện nhiều lần trong văn

hiện lệnh nào?

bản dài.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi

  • GV quan sát HS thực hiện

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách sử dụng công cụ Tìm kiếm

  1. Mục tiêu: Biết cách sử dụng công cụ tìm kiếm
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Tìm hiểu cách sử dụng công cụ

- GV trình chiếu văn bản minh họa tìm

tìm kiếm

kiếm, nêu rõ yêu cầu tìm kiếm, vừa thao

- Các bước thực hiện tìm kiếm một

tác chậm vừa giải thích để HS kịp theo

cụm từ cho trước:

dõi và hiểu được quy trình thực hiện.

+ Bước 1: Nháy chuột vào lệnh Find

- GV tổ chức cho HS hoạt động 1 trong

trong dải lệnh Home.

sgk. GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm,

+ Bước 2: Trong ô Search Document

cho HS thực hiện thao tác nháy chuột trên

của vùng Navigation nhập cụm từ cần

các nút điều hướng để tìm ra tác dụng của

tìm kiếm.

những nút này.

+ Bước 3: Xem kết quả tìm thấy trong

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

vùng Navigation. Số kết quả tìm thấy

- HS đọc thông tin, theo dõi GV thực hiện

và danh sách các cụm từ tìm thấy.

- HS thảo luận, thực hiện hoạt động 1.

Nhấn chọn một cụm từ trong danh

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả
  • GV gọi HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

sách này để định vị con trỏ đến cụm từ có trong văn bản.

  • Nút điều hướng tương tự để định vị

con trỏ đến cụm từ tìm được trước đó và sau đó.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách sử dụng công cụ Thay thế

  1. Mục tiêu: Biết cách sử dụng công cụ thay thế.
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Tìm hiểu cách sử dụng công cụ

- GV thực hiện thay thế một cụm từ trong

Thay thế

văn bản, yêu cầu HS quan sát.

- Các bước thực hiện thay thế một

- GV làm chậm rãi cho HS xem cách thay thế

cụm từ trong văn bản:

cụm từ “Tý” thành “bạn Tý”.

+ B1: Nháy chuột vào lệnh

- GV yêu cầu HS thực hiện thay thế một cụm

Replace. Hộp thoại Find and

từ khác do GV yêu cầu, HS có vài phút để

Replace sẽ xuất hiện.

suy nghĩ sau đó thực hiện.

+ B2: Nhập cụm từ cần tìm vào ô

- GV lưu ý cho HS trong quá trình thực hiện

Find what.

bước 4, có nhiều trường hợp xảy ra, nên cần

+ B3: Nhập cụm từ cần thay thế

tùy theo tình hình cụ thể để có những lựa

vào ô Replace with.

chọn phù hợp:

+ B4: Nếu tìm thấy, thực hiện tìm

  • Tìm và thay thế tất cả, không cần quan sát các từ được tìm thấy và thay thế: Sử dụng một lần nút Replace All.
  • Thay rồi tìm kiếm, muốn quan sát những chỗ được tìm thấy và thay thế: Sử dụng lặp lại nút ReplaceNext.
  • Tìm và thay thế một số chỗ, muốn xem xét từng chỗ được tìm thấy để quyết định có thay hay không. Sử dụng kết hợp hai nút Replace

Next.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS đọc thông tin, theo dõi GV thực hiện
  • HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả
  • GV gọi HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ.

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

tiếp theo các nút (Replace, Replace All, Find Next).

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 59 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:

Các bước thực hiện như sau:

  • Nháy chuột vào nút lệnh Replace trong dải lệnh Home để mở hộp thoại Find and Replace.
  • Nhập kí tự là dấu phẩy “,” trong hộp Find what
  • Nhập kí tự là dấu chấm phẩy “;” trong hộp Repalce with.
  • Lần lượt nhát chuột vào các nút lệnh Find Next để tìm kiếm (nếu không thay

dấu “,” thành dấu “;” tại chỗ tìm thấy) và nút lệnh Replace (nếu cần thay dấu “,” thành dấu “;” tại chỗ tìm thấy).

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra

kết quả.

  1. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 59sgk.
  • HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Vận dụng: Do chỉ có dấu ba chấm ở giữa câu nên số câu bằng số dấu chấm trừ đi ba lần số dấu ba chấm.

Sử dụng công cụ Tìm kiếm để đếm số câu trong văn bản theo hai bước sau:

  • Bước 1: Sử dụng công cụ tìm kiếm để đếm số dấu chấm, giả sử kết quả có a dấu chấm.
  • Bước 2: Sử dụng công cụ tìm kiếm để đếm số dấu ba chấm, giả sử kết quả ta

quan sát được có b dấu ba chấm ở giữa câu. Kết quả số câu văn của văn bản là a – 3 x b.

Tự kiểm tra:

1) Sai

    1. Đúng
    2. Đúng
  • GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2. TRÌNH BÀY TRANG, ĐỊNH TRANG VÀ IN VĂN BẢN (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Trình bày được tác dụng của công cụ định dạng, căn lề và in ấn
  • Biết được cách thực hiện định dạng văn bản, định dạng trang và in văn bản.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu...

2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk.

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe
  3. Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV chiếu một văn bản rất lộn xộn, chưa có định dạng trang, định dạng văn bản.

  • GV dẫn dắt vào bài học mới: Theo các em, chúng ta có thể khiến cho trang văn

bản trên trở nên đẹp hơn, gọn gàng hơn hay không? Câu trả lời là hoàn toàn có

thể. Vậy chúng ta cần phải làm những gì, hãy đến với bài học hôm nay để tìm hiểu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khám phá cách thực hiện định dạng đoạn a) Mục tiêu:

  • Trình bày được tác dụng của công cụ định dạng
  • Biết cách thực hiện định dạng đoạn văn bản.
  1. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  2. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện được.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Khám phá cách thực hiện định

- GV giới thiệu khái niệm văn bản và các

dạng đoạn

thuộc tính định dạng. Sau đó, GV lấy minh

- Đoạn văn bản là một hay một số

họa trực tiếp trên word và chỉ ra cho HS biết

dòng văn bản được viết giữa hai kí

được đoạn văn bản là một khối văn bản kết

tự ngắt dòng.

thúc bởi phím Enter.

- Các thuộc tính định dạng đoạn

- GV mở một trang văn bản khác yêu cầu HS

thường dùng là: kiểu căn lề, độ dãn

cho biết có bao nhiều đoạn trong văn bản

dòng, độ dãn đoạn.

trên.

- Định dạng đoạn hợp lí sẽ làm cho

- Sau đó, GV sử dụng hình 1 ở sgk để minh

văn bản được trình bày đẹp hơn vì

họa và giải thích về các thuộc tính định dạng.

các dòng và các đoạn được dãn

- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 1 theo

cách phù hợp, văn bản được căn

nhóm.

biên đều hai bên cũng đẹp hơn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS nghe GV giảng giải và hướng dẫn
  • HS hình thành nhóm, thảo luận và thực hiện hoạt động 1.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
  • HS ghi chép ý chính vào vở.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về định dạng trang

  1. Mục tiêu: Biết cách thực hiện định dạng trang văn bản.
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Tìm hiểu về định dạng trang

- GV giới thiệu khái niệm trang văn bản

- Định dạng trang là công cụ chủ yếu

và các thuộc tính định dạng. Sau đó, GV

của trình bày trang văn bản.

lấy hình 3 sgk để minh họa trực tiếp trên

- Các thuộc tính của định dạng trang:

word và chỉ ra cho HS biết cách định

lề trên, lề dưới, lề trái và lề phải.

dạng trang.

- Muốn căn lề nhanh: Trong dải lệnh

- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2

Page Layout, chọn mẫu lề có sẵn từ

theo nhóm.

lệnh căn lề.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HĐ2

- HS đọc thông tin, theo dõi GV thực hiện

+ B1: Đặt con trỏ chuột vào vị trí bất

- HS thảo luận, thực hiện hoạt động 2.

kì trong văn bản.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ B2: Nháy chuột vào dải lệnh Page

- GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả

Layout

- GV gọi HS nhắc lại kiến thức cần ghi

+ B3: Trong nhóm lệnh Page setup,

nhớ.

nháy chuột vào Margins và chọn mẫu

Bước 4: Kết luận, nhận định

lề phù hợp.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển

sang nội dung mới.

Hoạt động 3: In văn bản

a) Mục tiêu:

+ Trình bày được tác dụng của việc in ấn

+ Biết cách thực hiện in văn bản

  1. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. In văn bản

- GV thuyết trình và minh họa cách thực

- Các bước thực hiện in ấn:

hiện in văn bản.

+ B1: Chọn lệnh File trên thanh công

- GV chia lớp thành các nhóm, thực hiện

cụ

hoạt động 3 trong sgk.

+ B2: Chọn vào lệnh Frint

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ B3: Bảng in hiện ra, điền đầy đủ số

- HS đọc thông tin, theo dõi GV thực

bản in, chọn tên máy in và phạm vi in.

hiện

+ B4: Ra lệnh in bằng nút Print

  • HS thảo luận, thực hiện nhiệm vụ GV yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • GV gọi HS đứng dậy trình bày kết quả
  • GV gọi HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ.

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 63 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:

Câu 1: Định dạng văn bản bao gồm định dạng kí tự và định dạng đoạn

Câu 2: Định dạng văn bản để văn bản được trình bày đẹp hơn, hợp lí và dễ đọc

hơn.

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra

kết quả.

  1. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 63sgk.

- HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Vận dụng:

Thực hiện định dạng văn bản như sau:

  1. Chọn toàn bộ văn bản
  2. Nháy chuột vào lệnh để căn biên đều hai bên
  3. Nháy chuột vào lệnh và chọn một giá trị nào đó, ví dụ giá trị 1.15 để quy định độ dãn dòng là 1.15 lần dòng đơn.
  4. Nháy chuột lại vào lệnh và chọn dòng để

tăng độ dãn đoạn.

Để in văn bản, thực hiện các thao tác sau:

  1. Nháy chuột vào bảng chọn File
  2. Nháy chuột vào lệnh Print để mở vùng các tùy chọn in ấn
  3. Nháy chuột chọn các tùy chọn in ấn như số bản in, trang sẽ in, hướng giấy
  4. Nháy chuột vào lệnh Print để in văn bản.
  • GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3. THỰC HÀNH TÌM KIẾM, THAY THẾ VÀ ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Thực hiện được định dạng phông, định dạng đoạn, căn lề trang và in văn bản
  • Sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu...

2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk.

  1. Mục tiêu: Thực hiện được định dạng phông, định dạng đoạn, căn lề trang và in

văn bản.

  1. Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, trình bày kết quả thực hành
  2. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Định dạng văn bản, trình bày trang

- GV tổ chức dạy học bằng kĩ thuật

và in

phòng tranh

- Bước 1: Soạn thảo câu chuyện

- GV giao nhiệm vụ, tổ chức nhóm và

- Bước 2: Thực hiện định dạng văn bản

hướng dẫn hoạt động.

và căn lề trang

- GV cho các nhóm hoạt động, các

+ Định dạng kí tự: Phông Time new

nhóm thực hành tạo sản phẩm đích.

roman, in nghiêng, chữ màu xanh, tiêu đề

Trong quá trình quan sát bạn thao tác

có chữ màu đỉ, căn biên chính giữa

trên máy tính, một bạn trong nhóm

trang; chọn các từ “rubik”, “chiếc

đánh dấu

vào các công việc đã

quạt”, “tấm thẻ lưu niệm” trong đoạn

hoàn thành trong phiếu thực hành.

thứ nhất để định dạng chữ đậm và gạch

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

chân nét đơn, chọn các số để định dạng

  • HS lắng nghe GV hướng dẫn, giao in đậm.

nhiệm vụ

+ Định dạng đoạn: Sử dụng các lệnh

  • HS hình thành nhóm, nhận phiếu trong nhóm paragrap để: chọn dòng tiêu

thực hành và phân công nhiệm vụ cho

đề và chọn độ căn dòng 1.5; chọn tất cả

các thành viên và tiến hành thực hiện

các đoạn dưới dòng tiêu đề để căn biên

- GV quan sát, khuyến khích HS tạo

đều hai bên, dãn dòng 1,15; thêm độ dãn

văn bản nhanh và đẹp.

cách các đoạn (dùng Add Space Before

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Paragrap và Space After Paragrap).

- HS trình bày sản phẩm của nhóm

+ Định dạng trang: Sử dụng các lệnh

mình.

trong nhóm Page Setup, chọn một mẫu lề

Bước 4: Kết luận, nhận định

phù hợp.

- GV nhận xét, đánh giá quá trình thực

- Bước 3: Lưu văn bản với tên tệp

hiện của các nhóm, tuyên dương nhóm

“Chuyến tham quan đáng nhớ”.

làm nhanh – đúng – đẹp.

  • Bước 4: In văn bản, nháy chuột vào File

để mở vùng chọn in và nháy lệnh Print.

Hoạt động 2: Tìm kiếm và thay thế

  1. Mục tiêu: Sử dụng được các công cụ Tìm kiếm và thay thế.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thực hành
  3. Sản phẩm: Kết quả HS thực hành
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Tìm kiếm và thay thế

  • GV tổ chức dạy học bằng kĩ thuậtThay mỗi từ “Tý” bằng cụm từ “bạn Tý”.

phòng tranh - Nháy chuột vào lệnh Replace ở cuối dải

- GV giao nhiệm vụ, tổ chức nhóm lệnh Home.

và hướng dẫn hoạt động. - Trong hộp thoại Find and Replace, nhập

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ từ “Tý” trong ô Find what và nhập từ “bạn

- HS quan sát GV hướng dẫn sau đó Tý” trong ô Replace with, sau đó nháy nút

thực hiện. lệnh Replace All để thay thế tất cả những từ

Bước 3: Báo cáo, thảo luận tìm được.

- GV gọi HS thực hiện các bước sử

dụng phần mềm BKAV.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức,

chuyển sang nội dung mới.

- Sau khi tìm và thay thế xong các từ trong

văn bản, nháy chuột vào lệnh Save để lưu

lại các thay đổi.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 65 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, giới thiệu sản phẩm cho GV và các bạn cùng tham khảo.
  • GV gọi một số HS khác nhận xét bài làm của bạn.
  • GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài thực hành.

V. HỒ SƠ

PHIẾU THỰC HÀNH

TT

Công việc

Xác nhận hoàn thành

1

Mở đoạn văn

2

Định dạng màu cho toàn bộ văn bản

3

Định dạng phông chữ Time New Roman cho

toàn bộ văn bản.

4

Định dạng kí tự cho tiêu đề:

- Chữ hoa

- Căn biên chỉnh lề.

5

Định dạng kí tự cho nội dung:

- Chữ nghiêng

- Các từ quy định: in đậm và gạch chân nét đơn.

- Căn biên chỉnh giữa

6

Định dạng đoạn:

7

  • Dãn dòng 1.5
  • Dãn đoạn trước (Add space before paragrap)
  • Dãn đoạn sau (Add space after paragrap)

Định dạng trang:

  • Căn lề: Normal
  • Thực hiện thêm (nếu có):
  • Khổ giấy: .....
  • Hướng in: .....

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 4. TRÌNH BÀY THÔNG TIN Ở DẠNG BẢNG (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc trình bày thông tin dưới dạng bảng
  • Biết cách chèn được bảng, nhập được nội dung cho bảng
  • Biết cách thay đổi được kích thước hàng và cột của bảng
  • Thực hiện được các thao tác chèn, xóa hàng và cột của bảng.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu...

2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk.

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình ảnh:

  • GV đặt câu hỏi: Theo em, cách trình bày như thế này đã thực sự hợp lí chưa, nếu có thể, hãy đưa ra một phương án trình bày khác mà em biết?
  • GV tiếp nhận câu trả lời của HS, dẫn dắt HS vào nội dung bài: Trình bày thông tin dạng bảng.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách chèn bảng và nhập nội dung

  1. Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc trình bày thông tin dưới dạng bảng.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện được.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Tìm hiểu cách chèn bảng và nhập

- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động

nội dung

1 trong sgk.

HĐ1

- GV thực hiện một ví dụ chèn bảng,

- Bảng chứa thông tin: thời khóa biểu,

GV yêu cầu HS rút ra các bước thực

lịch phân công công việc, bảng danh sách

hiện chèn một bảng vào văn bản.

lớp,…

- GV yêu cầu cả lớp vận dụng kiến

- Thông tin trình bày dưới dạng bảng sẽ

thức vừa học, nêu cách tạo bảng chỉ sổ

dễ nhìn, dễ so sánh, có thể tránh dư thừa,

BMI trang 67 sgk.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS suy nghĩ, thực hiện hoạt động 1.
  • GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
  • GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

trùng lặp thông tin…

  • Các bước tạo bảng:
  • B1. Đặt con trỏ soạn thảo vào vị trí cần chèn bảng mới
  • B2: Trong dải lệnh Insert, nháy chuột vào lệnh Table. Khi đó vùng tạo bảng xuất hiện.

  • B3: Trong vùng tạo bảng, sử dụng thao tác kéo thả chuột để xác định số hàng và số cột của bảng.

Hoạt động 2: Khám phá các thao tác cơ bản trên bảng – Cách thay đổi kích thước của hàng và cột

  1. Mục tiêu: Biết cách thay đổi được kích thước hàng và cột của bảng
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Tìm hiểu về định dạng trang

  • GV giải thích cho HS hiểu tại sao cần phải thay đổi kích thước của hàng và cột trong bảng.
  • GV hướng dẫn cách thực hiện thao tác

đổi kích thước trên bảng cụ thể.

  • GV yêu cầu HS liên hệ để giải quyết yêu cầu của hoạt động 2.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS theo dõi GV thực hiện
  • HS vận dụng kiến thức thực hiện hoạt động 2.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • Một số HS đứng dậy trình bày lại cách thực hiện.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
  • Cách thay đổi kích thước của hàng và cột
  • Cần thay đổi độ rộng cột và độ cao của hàng để phù hợp với nội dung.
  • Cách thay đổi: Chọn một đường biên của cột, đưa chuột vào đường biên này

đến khi con trỏ chuột có dạng mũi tên hai chiều thì kéo thả chuột sang trái hoặc phải.

HĐ2

Hoạt động 3: Khám phá các thao tác cơ bản trên bảng – Cách chèn thêm hoặc xóa hàng và cột.

  1. Mục tiêu: Biết cách chèn được bảng, nhập được nội dung cho bảng
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Tìm hiểu về định dạng trang

  • GV trình chiếu bảng chỉ sổ BMI của nhóm 1, nêu yêu cầu cần thêm cột “giới

tính” vào trước cột “cân nặng”. Và xóa tên bạn “Trần Bình” vì bạn vừa chuyển lớp.

  • GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Theo em, chúng ta nên thực hiện thao tác nào để

hoàn thiện bảng ngoài việc đánh lại từ đầu?

  • Từ câu trả lời của HS, GV khẳng định, chúng ta có thể chèn cột và xóa hàng để

thêm và xóa bớt nội dung.

  • GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk, kết hợp quan sát hình 4, hình 5 trang 66 sgk

để thực hiện hoạt động 3. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS theo dõi GV thực hiện
  • HS vận dụng kiến thức thực hiện hoạt động 2.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • Một số HS đứng dậy trình bày lại cách thực hiện.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
  • Cách chèn thêm hoặc xóa hàng và cột
  • Công cụ chèn hoặc xóa là lệnh trong nhóm Row & Columns, nhóm lệnh này thuộc nhánh Layout của dải lệnh

Table Tools. Nó chỉ xuất hiện khi đặt con trỏ soạn thảo trong một ô bất kì của bảng.

HĐ3

Cách thêm cột “giới tính”

  • Chọn cột “cân nặng”
  • Nháy chuột vào nhánh Layout của dải lệnh Table Tools.
  • Trong nhóm Row & Columns, nháy chuột vào lệnh Insert Left, một cột trống được chèn vào bên trái.
  • Nhập nội dung cho cột “giới tính”.

Cách xóa hàng thứ 3 như sau:

  • Chọn hàng thứ ba
  • Nháy chuột vào nhánh layout của dải lệnh table tools.
  • Trong nhóm Row & Colums, nháy chuột vào lệnh Delete.

Hoạt động 4: Chọn ô, hàng, cột và bảng

  1. Mục tiêu: Biết cách chọn ô, hàng, cột và bảng
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Chọn ô, hàng, cột và bảng

- GV hướng dẫn các bước thực hiện trên ví

- Di chuyển chuột gần tới đối

dụ minh họa cụ thể bằng hình 6 trang 69 sgk.

tượng, đến khi chuột thay đổi hình

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

dáng thì nháy chuột để chọn đối

- HS đọc thông tin, theo dõi GV thực hiện

tượng.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV gọi HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 69 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:
  • Danh sách liệt kê các đối tượng có cùng một số thông tin. Ví dụ: Danh sách các bạn tham gia câu lạc bộ cờ vua gồm các thông tin: họ tên, ngày sinh, giới tính, lớp.

  • Báo cáo thống kê theo một số tiêu chí nào đó. Ví dụ: thống kế số lượng và tỉ lệ HS đạt thành tích trong học tập của các lớp khối 6.

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra

kết quả.

  1. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 63sgk.
  • HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Vận dụng: Bảng tóm tắt và trình bày thông tin của hai biểu đồ trên:

Năm 2019

Năm 2020

Số dân (triệu người)

96,2

97,3

Mật độ dân số (người/km2)

290

315

Tự kiểm tra: Cả 4 câu đều đúng.

- GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 5. THỰC HÀNH TỔNG HỢP VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Soạn thảo được văn bản phục vụ học tập và sinh hoạt hằng ngày
  • Nêu được các chức năng đặc trưng của những phần mềm soạn thảo văn bản.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung

thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. – GV: Giáo án, sgk, máy tính, phiếu thực hành, máy chiếu...
  2. – HS : Đồ dùng học tập, sgk.

d. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Các chức năng đặc trưng của phần mềm soạn thảo văn bản

  1. Mục tiêu: Nêu được các chức năng đặc trưng của những phần mềm soạn thảo

văn bản.

  1. Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, trình bày kết quả thực hành
  2. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Các chức năng đặc trưng của

- GV cho HS đọc thông tin, yêu cầu HS

phần mềm soạn thảo văn bản

nêu ra các chức năng đặc trưng của phần

Chức năng đặc

Công cụ phục vụ

mềm soạn thảo văn bản.

trưng

- Sau đó, GV yêu cầu HS thực hiện bài 1

Nhập và lưu văn

Định dạng đoạn

tìm công cụ phù hợp với từng chức năng

bản

đặc trưng.

Trình bày văn

Định dạng trang

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

bản

- HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi của GV

Sửa đổi văn bản

Tìm kiếm và thay

nêu ra.

thế

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần

In văn bản

Chọn số bản in

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

và tên máy in

- HS trình bày câu trả lời trước lớp

- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu

có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Sử dụng các công cụ định dạng và trình bày trang in – Soạn thảo đơn xin phép nghỉ học.

  1. Mục tiêu: Soạn thảo được văn bản phục vụ học tập và sinh hoạt hằng ngày
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thực hành
  3. Sản phẩm: Kết quả HS thực hành
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV trình chiếu sản phẩm đích (Đơn xin phép nghỉ học) và mô tả yêu cầu về sản phẩm.

  • GV chia lớp thành các nhóm, quy định mỗi nhóm 1 máy tính, phát phiếu thực

hành, quy định thời gian thực hành và nêu tên thư mục lưu sản phẩm.

  • GV yêu cầu các thành viên trong mỗi nhóm thay phiên nhau thao tác trên máy, các bạn còn lại giữ vai trò hướng dẫn, một bạn đánh dấu các công việc đã hoàn

thành theo phiếu thực hành. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS lắng nghe GV hướng dẫn
  • HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, tiến hành thực hiện.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện của nhóm mình.
  • HS các nhóm nhận xét chéo cho nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV quan sát, nhận xét, khen ngợi những nhóm tạo văn bản nhanh và đẹp.
  • GV cho các nhóm chấm điểm: Nhóm 1 chấm điểm cho nhóm 2, nhóm 2 chấm
  1. Sử dụng các công cụ định dạng và trình bày trang in

Soạn thảo đơn xin phép nghỉ học + B1: Mở tệp văn bản mới

+ B2: Chọn cỡ giấy và căn lề

  • B3: Nhập nội dung
  • B4: Định dạng đoạn và trình bày

văn bản

+ B5: Lưu và in văn bản.

điểm cho nhóm 3… Nhóm cuối cùng

chấm điểm cho nhóm 1, rồi báo cáo điểm

số cho GV.

Hoạt động 3: Tạo bảng trong văn bản – Soạn thảo thời khóa biểu

  1. Mục tiêu: Biết cách tạo bảng trong văn bản để phục vụ cho nhu cầu học tập và sinh hoạt.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thực hành
  3. Sản phẩm: Kết quả HS thực hành
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Tạo bảng trong văn bản

- GV trình chiếu sản phẩm đích (Mẫu thời khóa

Soạn thảo thời khóa biểu của em

biểu) và mô tả yêu cầu về sản phẩm.

+ B1: Tạo bảng mới

- GV chia lớp thành các nhóm, quy định mỗi

+ B2: Nhập nội dung cho bảng

nhóm 1 máy tính, quy định thời gian thực hành

+ B3: Định dạng bảng và căn

và nêu tên thư mục lưu sản phẩm.

biên

- GV yêu cầu các thành viên trong mỗi nhóm

+ B4: Trang trí lại bảng (có thể

thay phiên nhau thao tác trên máy, các bạn còn

chèn hình ảnh để bảng hấp dẫn

lại giữ vai trò hướng dẫn.

hơn).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ B5: Sử dụng công cụ tìm kiếm

- HS lắng nghe GV hướng dẫn

để xem có bao nhiêu từ “Toán”

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ,

+ B6: Lưu và in văn bản

tiến hành thực hiện.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm báo cáo kết quả thực hiện của nhóm

mình.

- HS các nhóm nhận xét chéo cho nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV quan sát, nhận xét, khen ngợi những nhóm thực hiện nhanh, chính xác, đẹp mắt.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, thực hiện
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập luyện tập trang 71 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và tiến hành cách trang trí thời khóa biểu của nhóm mình.
  • Đại diện các nhóm giới thiệu sản phẩm cho GV và các bạn cùng tham khảo.
  • GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài thực hành.

V. HỒ SƠ

PHIẾU THỰC HÀNH

TT

Công việc

Xác nhận hoàn thành

1

Làm việc với tệp văn bản:

- Mở tệp mới

- Đặt tên tệp là “Đơn xin phép nghỉ học”

2

Chuẩn bị khổ giấy và căn lề:

- Giấy khổ A4

- Các lề trang là 2,54cm

3

Nhập nội dung:

4

5

  • Phông time new roman
  • Cỡ chữ: 13

Định dạng đoạn và trình bày đơn

  • Căn biên đầu hai bên
  • Dãn dòng 1.5

Lưu và in văn bản:

  • Đã kiểm tra văn bản được lưu vào đúng thư

mục quy định.

- Quy định các thông số in.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 6. SƠ ĐỒ TƯ DUY (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Biết sơ đồ tư duy là gì
  • Tạo lập được sơ đồ tư duy đơn giản
  • Nhận thấy lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập và ưa thích sử dụng

sơ đồ tư duy.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV: Giáo án, sgk, sơ đồ tư duy, máy tính, bảng phụ, máy chiếu...

2 – HS : Đồ dùng học tập, sgk.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV chiếu hình ảnh, đặt vấn đề, HS lắng nghe
  3. Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

  • GV chiếu một số hình ảnh về sơ đồ tư duy cho HS quan sát.
  • GV dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khái niệm sơ đồ tư duy a) Mục tiêu:

  • Biết được sơ đồ tư duy là gì
  • Nhận thấy lợi ích của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong học tập và cuộc sống.
  1. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Khái niệm sơ đồ tư duy

- GV sử dụng phương pháp dạy trực quan,

- Sơ đồ tư duy là sơ đồ giúp triển

giới thiệu một số sơ đồ tư duy (vẽ tay) để

khai ý tưởng một cách ngắn gọn,

bước đầu hình thành khái niệm sơ đồ tư duy

trực quan.

cho HS.

- Sơ đồ tư duy giúp ghi lại tóm tắt,

- Tiếp đó, GV mời 1 HS đứng dậy trình bày

triển khai một ý tưởng trong quá

miệng một chủ đề yêu thích, GV vừa nghe

trình suy nghĩ. Dùng sơ đồ ta có

vừa vẽ lên bảng sơ đồ tư duy về chủ đề bạn

thể trình bày một chủ đề theo các

vừa nói.

thấy được các ý chính của chủ đề

- GV đặt câu hỏi cho HS:

và cả các ý chi tiết đă triển khai.

+ Nhìn vào sơ đồ tư duy, ta có thể nhìn thấy

- Các thành phần cơ bản của sơ đồ

đầy đủ ý chính của bài hay không?

tư duy:

+ Nhìn vào sơ đồ từ duy ta thấy một ý chính

+ Tên của các chủ đề hoặc hình

đã được triển khai chi tiết như thế nào?

ảnh biểu thị một ý tưởng hay thông

+ Em có thể sáng tạo việc vẽ sơ đồ tư duy

tin.

không?....

- GV rút ra kết luận về khái niệm sơ đồ tư duy và lợi ích của việc lập sơ đồ tư duy.

  • GV yêu cầu HS đọc và thực hiện hoạt động

1 theo nhóm (4 – 6 HS) vào bảng phụ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS lắng nghe GV hướng dẫn, lấy ví dụ
  • HS hình thành nhóm, suy nghĩ thực hiện HĐ1.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
  • GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

+ Các nhánh (đường nối).

Hoạt động 2: Cách lập sơ đồ tư duy đơn giản

  1. Mục tiêu: Tạo lập được sơ đồ tư duy đơn giản
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Cách lập một sơ đồ tư duy đơn

- Từ kết quả thực hiện ở HĐ1, GV yêu

giản

gọi một số HS đứng dậy trình bày cách

tạo sơ đồ tư duy theo cách hiểu của mình.

  • GV chiếu lại một sơ đồ tư duy, nêu các

thành phần chính của sơ đồ tư duy cho HS biết: Chủ đề trung tâm, chủ đề chính, nhánh (đường nối).

- GV lấy ngẫu nhiên kết quả thực hiện HĐ1 của 1 nhóm và cùng HS phân tích lại, rà soát để bổ sung (nếu cần).

  • GV yêu cầu HS liên hệ để giải quyết yêu cầu của hoạt động 2.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS theo dõi GV thực hiện, thảo luận và trao đổi cùng GV.
  • HS vận dụng kiến thức thực hiện hoạt động 2.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • Một số HS đứng dậy trình bày lại cách thực hiện.
  • HS nhắc lại một số nội dung cần ghi nhớ.

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  • Vẽ sơ đồ tư duy cần thực hiện 3 bước chính sau:
  • B1: Thể hiện chủ đề trung tâm
  • B2: Triển khai chi tiết cho đủ chủ đề

trung tâm.

+ B3: Bổ sung nhánh mới.

  • Khi lập sơ đồ tư duy, các nhánh phải thể hiện mối liên quan hợp lí, viết ngắn gọn, chừa khoảng trống để có thể bổ

sung.

HĐ2

  • Nếu chủ đề trung tâm (kế hoạch hè) là chủ đề mẹ, thì chủ đề con là: Giúp bố mẹ, học mới, ôn tập và tham gia hoạt động.
  • Nếu chủ đề Ôn tập là chủ đề con thì chủ đề mẹ của nó là kế hoạch hè.
  • Nếu chủ đề ôn tập là chủ đề mẹ thì chủ đề con của nó là Tiếng anh, toán.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  2. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 74 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:

Bài 1: Các thành phần chủ yếu của mạng máy tính: Máy tính và các thiết bị chia sẻ thông tin; các thiết bị mạng để kết nối; các phần mềm giúp giao tiếp và truyền thông tin trên mạng.

Bài 2: Sơ đồ tư duy về sự chuẩn bị cho chuyến đi tham quan

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra

kết quả.

  1. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 63sgk.
  • HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Vận dụng: Sử dụng sơ đồ tư duy hữu ích trong trường hợp:

  • Tóm tắt ý chính của một bài phát biểu
  • Tổng kết nội dung một cuộc họp.

Tự kiểm tra:

Câu 1: Bản đồ không phải là sơ đồ tư duy vì bản đồ phản ánh một phần của thế giới tự nhiên, không phải là kết quả của sự tóm tắt những suy nghĩ của con người. Bản đồ chỉ ra vị trí và độ to nhỏ của các thành phần xuất hiện trên đó phải theo một tỉ lệ nhất định.

Câu 2: Có thể sử dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt nội dung một bài học vì:

  • Mỗi bài học gồm một chủ đề gồm nhiều kiến thức.
  • Mỗi kiến thức có thể được triển khai chi tiết hơn.
  • Dùng sơ đồ tư duy sẽ giúp HS nhìn lại được toàn bộ kiến thức một cách hệ thống

và cô đọng, logic chặt chẽ.

  • GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 7. THỰC HÀNH KHÁM PHÁ PHẦN MỀM SƠ ĐỒ TƯ DUY (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Tạo được sơ đồ tư duy đơn giản bằng phần mềm và ưa thích sử dụng phần mềm

sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin

  • Biết những chức năng cơ bản chung của các phần mềm sơ đồ tư duy
  • Nhận thấy có thể tự tìm hiểu để sử dụng được phần mềm sơ đồ tư duy.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, phần mềm Xmind,...

2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk.

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

Hoạt động 1: Chuẩn bị tự khám phá phần mềm sơ đồ tư duy

  1. Mục tiêu: Nhận thấy có thể tự khám phá phần mềm sơ đồ tư duy
  2. Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, trình bày kết quả thực hành
  3. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Chuẩn bị tự khám phá phần mềm

- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:

sơ đồ tư duy

+ Em hãy dự đoán về phần mềm sơ đồ tư

- Câu 1: Sơ đồ tư duy giúp em vẽ được

duy sẽ giúp em vẽ được những gì?

sơ đồ tư duy, cụ thể là vẽ được một

+ Nếu đang tự mình khám phá một phần

hình có chủ đề trung tâm, vẽ được các

mềm sơ đồ tư duy, em nên đặt ra những

chủ đề chính và các đường nối.

câu hỏi mà nếu trả lời được em sẽ được

- Câu 2: Làm thế nào để ra lệnh cho

sơ đồ tư duy bằng phần mềm đó. Hãy cho

máy:

biết các câu hỏi của em?

+ Vẽ chủ đề trung tâm?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Vẽ chủ đề con của một chủ đề mẹ?

- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV nêu

+ Vẽ đường nhánh nối chủ đề mẹ và

ra.

chủ đề con?

- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần

+ Xóa một chủ đề đã vẽ?...

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày câu trả lời trước lớp

- HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu

có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Khám phá phần mềm sơ đồ tư duy a) Mục tiêu:

  • Nhận thấy có thể tự tìm hiểu để sử dụng được phần mềm sơ đồ tư duy.
  • Tạo được sơ đồ tư duy đơn giản bằng phần mềm và ưa thích sử dụng phần mềm

sơ đồ tư duy.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thực hành

c) Sản phẩm: Kết quả HS thực hành

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Khám phá phần mềm sơ đồ

NV1

tư duy

- GV giới thiệu cho HS biết về phần mềm

- Có nhiều phần mềm sơ đồ tư

Xmind, sau đó cho HS tự tìm hiểu phần mềm

duy khác nhau nhưng đều cung

sơ đô tư duy với những gợi ý ở hình 1. GV

cấp những công cụ cơ bản để tạo

khuyến khích HS tự chọn sơ đồ tư duy mà HS

ra sơ đồ tư duy một cách thuận

muốn vẽ.

lợi, dễ dàng.

- GV hướng dẫn lại cách kích hoạt phần mềm

- Có thể cài đặt phần mềm sơ đồ

soạn thảo, phần mềm trình chiếu, cách sử dụng

tư duy trên máy tính để sử dụng

bảng chọn File và Insert trong hai phần mềm

hoặc dùng trực tuyến.

đó.

NV2

- Từ những kiến thức vừa thực hiện được, GV

yêu cầu HS sử dụng sơ đồ tư duy, tóm tắt một

bài “Các thành phần của mạng máy tính”. Sau

đó lưu kết quả trong tệp có tên là Thu.xmind

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe GV hướng dẫn

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS trình bày sản phẩm đầu tay của mình

- HS trình bày sơ đồ tư duy về bài các thành

phần của mạng máy tính.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV quan sát, nhận xét kết quả thực hành của HS.

Hoạt động 3: Nhận biết lợi ích của phần mềm sơ đồ tư duy

  1. Mục tiêu: Biết những ưu điểm và hạn chế của các phần mềm sơ đồ tư duy.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS tìm ra ưu điểm và hạn chế của sơ đồ tư duy
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Nhận biết lợi ích của phần

- GV cho HS đọc bài 4, yêu cầu HS thảo luận,

mềm sơ đồ tư duy

chỉ ra được, đâu là ưu điểm, đâu là hạn chế

*Ưu điểm:

của phần mềm sơ đồ tư duy.

+ Nhanh hơn vẽ tay

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Có thể sửa chữa mà không cần

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ trả lời câu

vẽ lại từ đầu

hỏi.

+ Có thể in ra nhiều bản trên giấy

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

và dùng chiếu lên máy chiếu.

- GV gọi 1 HS đứng dậy nêu những ưu điểm

+ Dễ sử dụng, có thể tự học, tự

của phần mềm sơ đồ tư duy.

khám phá.

- GV gọi 1 HS khác đứng dậy nêu những hạn

*Hạn chế:

chế của phần mềm sơ đồ tư duy.

+ Phải có máy tính để sử dụng.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập

  1. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, thực hiện
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  3. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập luyện tập trang 76 sgk.
  • GV gợi ý:

+ Máy tính và các thiết bị trao đổi thông tin có thể chi tiết thành: máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy in...

  • Các thiết bị kết nối mạng có thể chi tiết: mạng có dây (có: cáp mạng, Switch); mạng không dây (có: Access point).
  • Phần mềm giúp giao tiếp và truyền thông tin: hệ điều hành mạng, trình duyệt, mạng xã hội...
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và thực hiện
  • Đại diện các nhóm giới thiệu sản phẩm cho GV và các bạn cùng tham khảo.
  • GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài thực hành.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 8. DỰ ÁN NHỎ: LỢI ÍCH CỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Sử dụng được sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi ý tưởng
  • Sử dụng được các chức năng cơ bản của một phần mềm sơ đồ tư duy

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, phần mềm Xmind,...

2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động 1: Chuẩn bị cho dự án

a) Mục tiêu: HS làm quen với cách làm dự án

  1. Nội dung: HS đọc thông tin, GV giới thiệu cách làm dự án.
  2. Sản phẩm: HS tiếp nhận thông tin.
  3. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk.

  • GV cho HS biết: Dự án học tập là làm gì, gồm những bước nào, cách thức nghiệm thu và đánh giá kết quả.

Hoạt động 2: Gợi ý đề tài dự án

  1. Mục tiêu: HS lựa chọn được đề tài dự án để thực hiện
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lựa chọn đề tài dự án.
  3. Sản phẩm: Đề tài dự án HS lựa chọn
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV đưa ra các dự án khác nhau:
  • Dùng sơ đồ tư duy để tổng kết một vấn đề
  • Dùng sơ đồ tư duy để thể hiện một kế hoạch hành động
  • Dùng sơ đồ tư duy ghi chép ý chính của một buổi họp.
  • Dùng sơ đồ tư duy trình bày ý tưởng tổ chức một hoạt động của Đội.

- GV yêu cầu HS biểu quyết và thống nhất dự án để làm ra sản phẩm sơ đồ tư duy và nhận biết được lợi ích của sơ đồ tư duy.

- Khi xác định được dự án, GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chọn một chủ đề khác nhau, tạo sơ đồ tư duy để thể hiện các ý của chủ đề đó.

Hoạt động 3: Giám sát, tư vấn thời gian HS triển khai dự án

  1. Mục tiêu: Hỗ trợ HS trong quá trình triển khai dự án
  2. Nội dung: HS thực hiện, GV giám sát và tư vấn hỗ trợ khi cần
  3. Sản phẩm: HS thực hiện dự án
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày quy trình thực hiện của nhóm mình để có sự động viên và hỗ trợ kịp thời đối với các nhóm.

  • GV cố gắng quan tâm đến các HS nhút nhát, chậm để khéo léo điều chỉnh việc triển khai của nhóm sao cho những HS này tham gia tích cực trong thực hiện dự

án.

  • Trong quá trình thực hiện, GV nhắc nhở HS tham khảo các bước minh họa ở trong sgk để các em triển khai dự án tốt hơn.
  • GV cập nhật thời gian thường xuyên để HS nắm được tiến độ công việc của nhóm và có sự điều chỉnh phù hợp.

Hoạt động 4: Tổ chức báo cáo kết quả dự án

  1. Mục tiêu: HS trình bày sản phẩm của nhóm
  2. Nội dung: GV lắng nghe nhận xét HS trình bày
  3. Sản phẩm: Bài thuyết trình của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án.
  • GV yêu cầu lần lượt các nhóm lên thuyết trình sản phẩm của nhóm mình.
  • GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi tinh thần làm việc của các nhóm. GV đóng góp

một số ý mà HS còn thực hiện chưa tốt, chưa đúng để HS khắc phục trong những lần tiếp theo.

  • GV chốt lại dự án: về kĩ năng sử dụng phần mềm, về khả năng tự khám phá được phần mềm, về lợi ích của sơ đồ tư duy, sự tiện lợi và hiệu quả khi sử dụng phần mềm tạo sơ đồ tư duy.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

BÀI 1. KHÁI NIỆM THUẬT TOÁN (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Biết được thuật toán rất thông dụng, có nhiều việc thường ngày ta vẫn thực hiện theo thuật toán.
  • Diễn tả được sơ lược thuật toán là gì, nêu được ví dụ minh họa khái niệm thuật toán.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. - GV: Giáo án, sgk, máy tính, bảng phụ, máy chiếu...
  2. - HS : Đồ dùng học tập, sgk.
  3. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

  1. Nội dung: GV giới thiệu nội dung, HS lắng nghe
  2. Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

- GV lấy ví dụ về thuật toán trong đời sống hằng ngày và giới thiệu cho HS biết.

Sau đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thuật toán trong cuộc sống hằng ngày

  1. Mục tiêu: Diễn tả được sơ lược thuật toán là gì, nêu được ví dụ minh họa khái niệm thuật toán.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Thuật toán trong cuộc sống

- GV cho HS đọc hoạt động 1, chia nhóm,

hằng ngày

thảo luận, thực hiện yêu cầu.

HĐ1

- GV giảng giải cho HS hiểu rõ khái niệm

- Bài thơ cho biết cách giải quyết

thuật toán bằng cách lấy ví dụ về một quy

bài toán tính diện tích hình thang.

trình công việc hằng ngày. GV cần phải mô

- Các bước giải bài toán đó theo

tả tường minh thuật toán: đánh số từng bước

từng bước:

rõ ràng, liệt kê đầy đủ, không làm tắt, không

+ B1: Cộng số đo đáy lớn và đáy

bỏ qua các thao tác.

- GV giải thích thuật ngữ “thuật toán” cho

+ B2: Đem kết quả bước 1 nhân

HS hiểu rõ.

với số đo chiều cao

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ B3: Đem kết quả bước 2 chia 2

- HS thảo luận, thực hiện HĐ1

Ghi nhớ:

  • HS lắng nghe GV giảng bài, ghi chép ý chính vào vở

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
  • HS nhắc lại kiến thức về thuật toán.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Những việc làm hằng ngày, nếu mô tả đúng cách thành một quy trình từng bước đều có thể coi là thuật toán.

Hoạt động 2: Bài toán và thuật toán

  1. Mục tiêu: Biết được bài toán và thuật toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, ghi chép
  3. Sản phẩm: HS tiếp nhận kiến thức mới
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Bài toán và thuật toán

- GV cho HS đọc thông tin, yêu cầu HS trả lời:

- Bài toán: một vấn đề cần giải

+ Bài toán là gì?

quyết được phát biểu chặt chẽ và

+ Thuật toán là gì?

nêu rõ ràng đầu vào là gì, đầu ra

+ Giữa thuật toán và bài toán có mối quan hệ

là gì.

như thế nào?

- Thuật toán: một quy trình chặt

- GV giảng giải cho HS hiểu: Bài toán cần

chẽ gồm một số bước, có chỉ rõ

được phát biểu chặt chẽ và nêu rõ ràng đầu

trình tự thực hiện để giải một bài

vào là gì, đầu ra là gì. Điều này cho thấy, đầu

toán.

vào, đầu ra là các yếu tố thể hiện mối quan hệ

- Trong tin học, bài toán và thuật

mật thiết giữa bài toán và thuật toán. Ví dụ, bài toán tìm kiếm phần tử trong một dãy sẽ có các thuật toán khác nhau tùy theo dãy đầu vào đã được sắp thứ tự hay chưa.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS đọc thông tin, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  • HS lắng nghe, nắm bắt nội dung chính

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • Một số HS đứng dậy trình bày lại cách thực hiện.
  • HS nhắc lại một số nội dung cần ghi nhớ.

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

toán có liên quan chặt chẽ với nhau.

Hoạt động 3: Vận dụng thuật toán trong cuộc sống hằng ngày

  1. Mục tiêu: Biết cách vận dụng thuật toán vào cuộc sống thực tiễn
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ
  3. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Vận dụng thuật toán trong

- GV giới thiệu: Vận dụng thuật toán trong

cuộc sống hằng ngày

cuộc sống hằng ngày là tiếp tục phát triển ý

- Xác định nó như một bài toán:

tưởng hiểu thuật toán như một quy trình công

đầu vào có những gì, đầu ra có

việc sẽ hình thành tư duy thuật toán, tạo động

những gì.

lực “tin học hóa”.

- Chia bài toán thành nhiều phần,

  • GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 3 sgk, đưa ra các bước áp dụng thuật toán vào cuộc sống.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS lắng nghe, nắm bắt nội dung chính
  • HS đọc thông tin, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • GV gọi HS đứng dậy trình bày các bước áp dụng thuật toán vào cuộc sống

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

mỗi phần là một bài toán con nhỏ hơn. Nêu việc phải làm để giải quyết từng bài toán nhỏ.

  • Sắp xếp trình tự các việc phải làm cho hợp lí, việc nào làm

trước, việc nào làm sau.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 81 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:

Bài 1: Tên bài toán: “Tìm một ảnh đồng hồ thông minh trên Internet”.

  • Đầu vào: Sử dụng Internet
  • Đầu ra: Một ảnh đồng hồ thông minh Thuật toán:
  • B1: Khởi chạy máy tìm kiếm, ví dụ google
  • B2: Gõ nhập từ khóa tìm kiếm “đồng hồ thông minh”
  • B3: Chọn một ảnh trong kết quả hình ảnh “đồng hồ thông minh”.

Bài 2: Mô tả thuật toán:

  • B1: Từ cổng trường đi ra rẽ tay trái

    • B2: Đi thẳng cho đến ngã tư đầu tiên
    • B3: (Tại ngã tư này) rẽ tay trái
    • B4: Đi thẳng cho đến ngã ba đầu tiên
    • B5: (Tại ngã ba này) rẽ tay phải
    • B6: Đi thẳng cho đến ngã ba đầu tiên
    • B7: (Tại ngã ba này) rẽ tay phải
    • B8: Đi thẳng cho đến chỗ đường ngoặt sang trái
    • B9: Đi theo đường thẳng ngoặt sang trái thẳng đến nhà Quân.
  • GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra

kết quả.

  1. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập vận dụng và tự kiểm tra trang 84sgk.
  • HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:

Vận dụng: Bản liệt kê tuần tự các bước làm cho nhân vật chuyển động là một thuật toán.

Tự kiểm tra:

Câu 1: Đáp án trả lời đúng là 4) Cần làm cả ba việc trên

  • GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2. MÔ TẢ THUẬT TOÁN, CẤU TRÚC TUẦN TỰ TRONG THUẬT TOÁN (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Biết được chương trình máy tính là gì và quan hệ của chương trình máy tính với thuật toán.
  • Hiểu được tại sao cần mô tả thuật toán cho tốt
  • Biết và mô tả được cấu trúc tuần tự trong thuật toán.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu...

2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk.

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi
  3. Sản phẩm: Thái độ tham gia của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

  • GV hướng dẫn cho HS gấp hình trò chơi Đông – Tây – Nam – Bắc.
  • B1: Gấp hai đường chéo của tờ giấy hình vuông để tạo nếp gấp, mở tờ giấy ra.
  • B2: Gấp 4 góc của tờ giấy vào tâm
  • B3: Lật mặt bên kia
  • B4: Tiếp tục gấp bốn góc vào tâm
  • B5: Đặt tờ giấy đã gấp nằm ngang, luồn ngón cái và ngón trỏ của hai tay vào bốn góc ở mặt dưới
  • B6: Chỉnh sửa các nếp gấp.

  • Sau khi thực hiện xong, hướng dẫn và chơi minh họa một vài lần, sau yêu cầu HS tổ chức chơi vào giờ ra chơi, GV dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Thuật toán và chương trình máy tính

  1. Mục tiêu: Biết được chương trình máy tính là gì và quan hệ của chương trình

máy tính với thuật toán.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  2. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Thuật toán và chương trình

  • GV cho HS đọc thông tin ở hoạt động 1 và thực hiện yêu cầu.
  • GV cùng HS giải HĐ1, từ đó GV nêu ra

mối quan hệ mật thiết giữa thuật toán và chương trình máy tính.

  • GV lấy ví dụ thuật toán đơn giản có cấu trúc tuần tự để hướng dẫn HS thực hiện.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS thảo luận, thực hiện HĐ1
  • HS thực hiện thuật toán dưới sự hướng dẫn của GV.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • HS trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
  • HS nhắc lại kiến thức về thuật toán.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

máy tính

  • HĐ1
  • B1: Khi lá cờ màu xanh xuất hiện, click chuột
  • B2: Di chuyển 20 bước
  • B3: Nói xin chào trong 2 giây
  • B4: Di chuyển thêm 10 bước nữa
  • B5: Bật âm thanh meow
  • Chương trình máy tính là bản mô tả thuật toán cho máy tính bằng ngôn ngữ lập trình.

Hoạt động 2: Mô tả thuật toán

  1. Mục tiêu: Hiểu được tại sao cần mô tả thuật toán cho tốt
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, trả lời
  3. Sản phẩm: HS tiếp nhận kiến thức mới
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Mô tả thuật toán

- GV đặt vấn đề: Khi mô tả thuật toán cho người đọc cũng như khi viết chương trình cho máy tính thực hiện, đều cần phải mô tả thuật toán tốt. Vậy theo em:

  • Vì sao lại cần mô tả một thuật toán tốt?
  • Làm thế nào để mô tả được thuật toán tốt?
  • GV gọi 1 – 2 HS đứng dậy trình bày theo cảm nghĩ của mình, GV rút ra kết luận về

thuật toán tốt.

  • GV cho cả lớp hoạt động nhóm, thực hiện hoạt động 2.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS đọc thông tin, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  • HS thảo luận nhóm, thực hiện hoạt động 2

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • Đại diện các nhóm đứng dậy trình bày kết quả.
  • HS nhắc lại một số nội dung cần ghi nhớ.

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

- Mô tả thuật toán phải cụ thể, rõ ràng, đầy đủ, đầu vào là gì, đầu ra là gì và chỉ rõ sự kết thúc thuật toán. Nếu không, kết quả thực hiện thuật toán có thể không như mong đợi.

Hoạt động 3: Cấu trúc tuần tự

  1. Mục tiêu: Biết và mô tả được cấu trúc tuần tự trong thuật toán.
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ
  3. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Cấu trúc tuần tự

- GV cho HS đọc thông tin trong mục 3sgk,

- Cấu trúc tuần tự là cấu trúc

sau đó GV giải thích cụ thể thế nào là cấu trúc

chung tổng thể bao trùm toàn bộ

tuần tự trong thuật toán.

thuật toán và có trong nhiều phần

- GV cho HS quan sát sơ đồ thể hiện cấu trúc

của thuật toán. Bên trong mỗi

tuần tự, sau đó giảng giải các kiến thức liên

nhánh, bên trong vòng lặp là cấu

quan để HS nắm rõ kiến thức.

trúc tuần tự.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

  • HS lắng nghe, nắm bắt nội dung chính
  • HS đọc thông tin, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • GV gọi HS đứng dậy trình bày các bước áp dụng thuật toán vào cuộc sống

Bước 4: Kết luận, nhận định - GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 85 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:

Bài 1: 1) Sai 2) Đúng 3) Sai 4) Đúng

Bài 2:

  • Bước 1: gọi C là chu vi, r là bán kính hình tròn
  • Bước 2: Tìm bán kính hình tròn r = C : 2 : π ( dựa theo công thức C = r * 2π)
  • Bước 3: Tính diện tích hình tròn, gọi A là diện tích hình tròn, ta có A = π .r2

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra

kết quả.

  1. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập tự kiểm tra trang 85sgk.
  • HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:
  • GV yêu cầu HS về nhà thực hiện bài tập vận dụng, HS có thể lựa chọn một thí nghiệm vật lí hoặc hóa học... để mô ta thực hiện.
  • GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 3. CẤU TRÚC RẼ NHÁNH TRONG THUẬT TOÁN (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Biết được cấu trúc rẽ nhanh trong thuật toán là gì và khi nào trong thuật toán có cấu trúc rẽ nhánh.
  • Thể hiện được cấu trúc rẽ nhánh.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu...

2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk.

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe
  3. Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

1. Lựa chọn hành động tùy thuộc vào điều kiện

- Khi phải dựa trên điều kiện nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo trong quá trình thực hiện thuật toán thì dùng cấu trúc rẽ nhánh.

- Ví dụ: Trong tiết học thể dục tuần sau GV yêu cầu HS:

+ Nếu trời mưa thì mang sách vở học trong lớp

+ Nếu trời khô ráo thì mang dụng cụ học ngoài trời.

  • GV lấy ví dụ về cấu trúc rẽ nhánh và giới thiệu cho HS biết. Sau đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Lựa chọn hành động tùy thuộc vào điều kiện

  1. Mục tiêu: Biết được cấu trúc rẽ nhanh trong thuật toán là gì và khi nào trong thuật toán có cấu trúc rẽ nhánh.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS đọc thông tin trong mục 1sgk. GV lấy ví dụ, giảng giải cho HS hiểu được có những lúc chúng ta hành động tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, giới thiệu cấu trúc rẽ nhánh - GV giúp HS cách nhận biết cấu trúc rẽ nhánh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc thông tin, nghe GV giảng bài, nắm bắt ý chính.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS nhắc lại kiến thức về cấu trúc rẽ nhánh.

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Thể hiện cấu trúc rẽ nhánh

  1. Mục tiêu: HS thể hiện được cấu trúc rẽ nhánh
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, trả lời
  3. Sản phẩm: HS tiếp nhận kiến thức mới
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Thể hiện cấu trúc rẽ nhánh

- GV nêu cho HS hiểu các quy trình thực hiện

- Để thực hiện đúng cấu trúc rẽ

cấu trúc rẽ nhánh (như sgk). GV giảng giải

nhánh, cần biết các thành phần:

đến bước nào thì lấy ví dụ minh họa cụ thể cho

+ Điều kiện rẽ nhánh là gì?

HS dễ mường tưởng.

+ Các bước tiếp theo khi điều

- GV chia nhóm, yêu cầu HS thực hiện hoạt

kiện được thỏa mãn, ta gọi là

động 1. GV chú ý quan sát và hỗ trợ HS tối đa

nhánh đúng.

khi các em cần.

+ Các bước tiếp theo khi điều

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

kiện không được thỏa mãn, ta gọi

- HS chú ý nghe GV giảng bài

là nhánh sai.

- HS thảo luận nhóm, thực hiện hoạt động 1

- HĐ:

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện các nhóm đứng dậy trình bày kết

quả.

- HS nhắc lại một số nội dung cần ghi nhớ.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 3: Biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh

  1. Mục tiêu: Biết được biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ
  3. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Biểu thức điều kiện trong cấu

- GV giảng cho HS hiểu về biểu thức điều kiện

trúc rẽ nhánh

rẽ nhánh và nhấn mạnh, điều quan trọng nhất

- Điều quan trọng nhất là chỉ có

là chỉ có một trong hai kết quả “đúng” hoặc

một trong hai kết quả “đúng”

“sai”.

hoặc “sai”.

- GV lấy ví dụ minh họa trong sgk và giảng

- Ví dụ: (a – b ) < 5

giải cho HS nắm rõ kiến thức.

+ Nếu a = 9 , b = 4 thì kết quả so

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

sánh cho giá trị sai.

- HS lắng nghe, nắm bắt nội dung chính

+ Nếu a = 8, b = 4 thì kết quả so

  • HS đọc thông tin, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. sánh giá trị đúng.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

  • GV gọi HS đứng dậy trình bày các bước áp dụng thuật toán vào cuộc sống

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập luyện tập trang 88 sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:

Bài 1:

+ B1: Tính tổng số tiền sách

  • B2: Nếu tồng số tiền sách 500 000 đồng: số tiền được giảm = 10% của Tổng số tiền sách

Trái lại: Số tiền được giảm = 5% của Tổng số tiền sách.

Hết nhánh

+ B3: Tính số tiền phải trả là Tổng số tiền sách – số tiền được giảm.

Bài 2: 1) Sai 2) sai 3) đúng

- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra kết quả.
  3. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS bắt cặp, hoàn thành bài tập vận dụng trang 88sgk.
  • HS hình thành nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:
    • Đầu vào: 3 đồng xu trong đó có một đồng xu giả nhẹ hơn
    • Đầu ra: đồng xu giả

Thuật toán:

  • B1: Lấy hai đồng xu bất kì đặt lên cân
  • B2: Nếu cân thăng bằng: kết luận đồng xu còn lại là giả
  • B3: Trái lại (cân chênh lệch): kết luận đồng xu bên nhẹ hơn là giả

Hết nhánh.

  • GV yêu cầu HS về nhà thực hiện bài tập vận dụng, HS có thể lựa chọn một thí nghiệm vật lí hoặc hóa học... để mô ta thực hiện.
  • GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài học.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 4. CẤU TRÚC LẶP TRONG THUẬT TOÁN (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Biết được cấu trúc lặp trong thuật toán là gì và khi nào trong thuật toán có cấu trúc lặp.
  • Thể hiện được cấu trúc lặp khi biết và khi không biết trước số lần lặp cần làm.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, máy chiếu...

2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk.

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV nêu ra vấn đề, HS lắng nghe
  3. Sản phẩm: Thái độ học tập của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

  • GV lấy ví dụ về cấu trúc lặp lại và giới thiệu cho HS biết. Sau đó, GV dẫn dắt HS vào bài học mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Vòng lặp

  1. Mục tiêu: Biết được cấu trúc lặp trong thuật toán là gì
  2. Nội dung: GV hướng dẫn, HS lắng nghe, thảo luận và trả lời.
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Vòng lặp

- GV cho HS hoạt động nhóm, thực hiện hoạt

- HĐ1

động 1.

1) Thật toán ở hình 1b là thuật toán

- GV đưa ví dụ, giảng cho HS biết cách nhận

để giải bài toán hình 1a.

biết vòng lặp.

2) Thao tác được lặp đi lặp lại: Hỏi

- GV lưu ý HS khi thực hiện thuật toán cần

số tranh của một bạn, cộng thêm

phân biệt hai trường hợp biết được số lần lặp

vào tổng đang có.

và không biết trước số lần lặp.

Hành động lặp đó được lặp đi lặp

- GV giải nghĩa khái niệm biến.

lại 4 lần.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Khi có một (hay nhiều) thao tác

- HS thực hiện hoạt động 1, nghe GV giảng

thực hiện lặp lại một số lần liên

bài, nắm bắt ý chính.

tiếp trong quá trình thực hiện thuật

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

toán thì cần dùng cấu trúc lặp.

- HS trình bày câu trả lời, nhắc lại kiến thức

về vòng lặp.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang

nội dung mới.

Hoạt động 2: Biến đếm và thể hiện cấu trúc lặp khi biết trước số lần lặp

  1. Mục tiêu: Biết được biến đếm và thể hiện cấu trúc lặp khi biết trước số lần lặp.
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, trả lời
  3. Sản phẩm: HS tiếp nhận kiến thức mới
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Biến đếm và thể hiện cấu trúc

- GV cho HS đọc thầm nội dung ở mục 2sgk

lặp khi biết trước số lần lặp

- GV lần lượt giảng giải và minh họa cho HS

- Biến: đại lượng được đặt tên,

hiểu theo nội dung sgk để thể hiện cấu trúc lặp

dùng để lưu trữ giá trị và giá trị có

khi biết trước số lần lặp.

thể thay đổi trong quá trình thực

- GV lưu ý HS: các thao tác trong vòng lặp

hiện thuật toán, chương trình.

được thực hiện tuần tự theo trình tự liệt kê.

- Mẫu cấu trúc lặp có số lần biết

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

trước:

- HS chú ý nghe GV giảng bài

Lặp với đếm từ số đếm đầu đến

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

số đếm cuối:

- HS nhắc lại một số nội dung cần ghi nhớ.

Các thao tác cần lặp

Bước 4: Kết luận, nhận định

Hết lặp.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 3: Thể hiện cấu trúc lặp khi không biết trước số lần lặp

  1. Mục tiêu: Biết thể hiện cấu trúc lặp khi không biết trước số lần lặp.
  2. Nội dung: GV giảng giải, HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ
  3. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

3. Thể hiện cấu trúc lặp khi

- GV cho HS đọc thầm nội dung ở mục 3sgk

không biết trước số lần lặp

- GV lần lượt giảng giải và minh họa cho HS

- Mẫu cấu trúc lặp không biết

hiểu theo nội dung sgk để thể hiện cấu trúc lặp

trước số lần lặp:

khi không biết trước số lần lặp.

Lặp khi điều kiện lặp được thỏa

- GV lưu ý HS: Cần xác định điều kiện thực

mãn:

hiện các thao tác trong vòng lặp hay còn gọi là

Các thao tác cần lặp

điều kiện lặp.

Hết lặp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS chú ý nghe GV giảng bài

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS nhắc lại một số nội dung cần ghi nhớ.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập luyện tập trang 92 sgk. + Nhóm 1: Thực hiện bài 1 theo mẫu A

+ Nhóm 2: Thực hiện bài 1 theo mẫu B

+ Nhóm 3: Thực hiện bài 2

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cách làm, đứng dậy trình bày:

Bài 1:

*Viết theo mẫu A

Lặp với đếm từ 1 đến 20:

Thông báo bình phương của đếm

Hết lặp

*Viết theo mẫu B:

Đếm = 1

Lặp đến khi đếm chưa lớn hơn 20:

Thông báo bình phương của đếm

Cộng thêm cho đếm 1 đơn vị

Hết lặp.

Bài 2: Tổng = 0

Đếm = 0

Lặp khi tổng chưa lớn hơn 500:

Đếm = đếm + 1

Tổng = tổng + đếm

Hết lặp

- GV nhận xét kết quả thực hiện của các nhóm, GV chuẩn đáp án.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống
  2. Nội dung: GV đưa ra bài tập, yêu cầu HS hình thành nhóm, thảo luận, đưa ra

kết quả.

  1. Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hoàn thành bài tập vận dụng trang 92sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và báo cáo kết quả:
  • Vận dụng:

Lặp với đếm từ 1 đến 4:

Hạ bút

Di chuyển (a)

Nhấc bút

Quay phải (90)

Hết lặp.

+ Tự kiểm tra: 1) Sai

2) Đúng

3) Sai

4) Đúng

  • GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài học

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 5. THỰC HÀNH VỀ MÔ TẢ THUẬT TOÁN (1 TIẾT)

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức: Học xong bài này, em sẽ:
  • Biết được các hình vẽ trong sơ đồ khối và quy ước sử dụng
  • Thể hiện được cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp trong cách mô tả

liệt kê hoặc trong sơ đồ khối

  • Mô tả được thuật toán đơn giản bằng cách liệt kê các bước hoặc bằng sơ đồ khối.

2. Năng lực tin học

  • Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề .
  • Năng lực tin học:
  • Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
  • Hợp tác trong môi trường số.
  1. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm và trung thực.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1 - GV: Giáo án, sgk, máy tính, ...

2 - HS : Đồ dùng học tập, sgk.

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  2. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

  • GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Thuật toán là gì? Để mô tả thuật toán người dùng có thể sử dụng những cấu trúc nào?
  • HS nhớ lại kiến thức đã học, trả lời câu hỏi.
  • GV đặt vấn đề: Thuật toán rất thông dụng, nó được sử dụng trong cuộc sống

hằng ngày. Nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức và vận dụng được thuật toán, chúng ta cùng đến với bài thực hành.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Mô tả thuật toán theo cách liệt kê a) Mục tiêu:

+ Thể hiện được cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp trong cách mô tả liệt kê.

+ Mô tả được thuật toán đơn giản bằng cách liệt kê.

  1. Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, trình bày kết quả thực hành
  2. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Mô tả thuật toán theo cách liệt kê

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các

- Đầu vào: dãy 50 số { ,…,}

nhóm thực hiện nhiệm vụ: Cho một dãy

- Đầu ra: d = đếm số chẵn trong dãy

số có 50 số nguyên. Hãy mô tả thuật toán

Thuật toán: Đếm số chẵn

đếm xem trong dãy đã có có bao nhiêu số

1) Chuẩn bị trước khi lặp: d = 0

chẵn?

2) Lặp với i từ 1 đến 50

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Nếu ( chia hết cho 2): tăng d lên 1

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm

Hết nhánh

vụ, mô tả thuật toán cho bài toán vào

Hết lặp

bảng phụ.

  • GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày câu trả lời

trước lớp.

  • HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Kết luận, nhận định

  • GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: Mô tả thuật toán theo sơ đồ khối a) Mục tiêu:

  • Thể hiện được cấu trúc tuần tự, cấu trúc rẽ nhánh, cấu trúc lặp trong cách mô tả sơ đồ khối.
  • Mô tả được thuật toán bằng sơ đồ khối.
  1. Nội dung: GV hướng dẫn, HS thực hành
  2. Sản phẩm: Kết quả HS thực hành
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

2. Mô tả thuật toán theo sơ đồ

- GV cho HS đọc thông tin bảng 1 và yêu

khối

cầu HS cho biết quy ước sử dụng của các

- Hình chữ nhật: khối thao tác, chứa

hình:

các bước viết theo đúng trình tự thực

+ Hình chữ nhật

hiện

+ Hình thoi

- Hình thoi: khối thao tác kiểm tra

+ Mũi tên

điều kiện của cấu trúc rẽ nhánh hay

+ Hình tròn

cấu trúc lặp.

- GV yêu cầu HS chỉ ra các hình 1a, 1b, 1c

- Mũi tên chỉ hướng đi tiếp theo thực

có thể làm sơ đồ mẫu cho cấu trúc nào?

hiện thuật toán.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hình tròn: điểm bắt đầu và điểm

- HS lắng nghe GV hướng dẫn

kết thúc thuật toán.

- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ.

- Ba hình 1a, 1b, 1c:

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

+ Hình 1a: rẽ nhánh

- HS trình bày câu trả lời của mình

+ Hình 1b: tuần tự

- HS nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn (nếu

+ Hình 1c: lặp với số lần không biết

có)

trước.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV quan sát, nhận xét kết quả thực hành

của HS.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học thông qua giải bài tập
  2. Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, thực hiện
  3. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  4. Tổ chức thực hiện:
  • GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập luyện tập trang 94sgk.
  • HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
  • Cấu trúc lặp ở hình 2a và sơ đồ khối ở hình 2b là tương đương.

- GV nhận xét, đánh giá quá trình học tập của HS, kết thúc bài thực hành.