a. Khái niệm
Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.
- Đạo đức: Thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra tự giác, nếu không thực hiện sẽ bị dư luận xã hội lên án hoặc lương tâm cắn rứt.
- Pháp luật:Thực hiện các quy tắc xử sự do Nhà nước quy định mang tính bắt buộc (cưỡng chế). Không thực hiện sẽ bị xử lý bằng sức mạnh của Nhà nước.
- Phong tục tập quán: Con người tuân theo những thói quen, tục lệ, trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời, là thuần phong mỹ tục cần kế thừa và phát huy, những hủ tục cần loại bỏ.
Đạo đức góp phần hoàn thiện nhân cách con người.
Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp vơi lợi ích của cộng đồng, của xã hội được gọi là đạo đức.
Đạo đức: Sự điều chỉnh hành vi mang tính tự nguyện thường là những yêu cầu cao của xã hội.
Tự điều chỉnh hành vi cá nhân không phải là việc tùy ý mà luôn phải tuân theo một hệ thống quy tắc, chuẩn mức xác định (SGK GDCD10, TR63)
Đạo đức là một phương thức điều chỉnh hành vi của con người nhưng không phải là phương thức duy nhất. (SGK GDCD10, TR63)
Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội (SGK GDCD10, Tr63)
Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. (SGK GDCD10, tr63)
Đạo đức là hệ thống quy tắc, chuẩn mực xã hội mà dựa vào đó con người tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp vơi lợi ích của cộng đồng, của xã hội. (SGK GDCD10, TR63)