I. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA KIỂU HÌNH DO TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG
- Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
- Ví dụ: Sự thay đổi kiểu hình của cây rau mác, cây dừa nước, cây su hào với những điều kiện môi trường khác nhau
→ Sự biểu hiện ra kiểu hình bên ngoài của một cơ thể phụ thuộc vào kiểu gen và môi trường. Trong đó, kiểu gen là yếu tố không thay đổi, còn môi trường thay đổi.
- Đặc điểm của thường biến:
- Vai trò: giúp sinh vật thích nghi được với sự thay đổi nhất thời hoặc có chu kì của môi trường.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA KIỂU GEN, MÔI TRƯỜNG VÀ KIỂU HÌNH
- Nghiên cứu thường biến cho thấy, bố mẹ không truyền cho con những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà truyền cho con kiểu gen quy định cách phản ứng của kiểu hình đó trước môi trường. Như vậy, kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
- Tính trạng chất lượng: phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của môi trường.
Ví dụ: giống lúa nếp cẩm trồng ở vùng núi hay đồng bằng đều cho hạt bầu tròn và màu đỏ.
- Tính trạng số lượng: thường chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi nên rất khác nhau.
Ví dụ: lượng sữa vắt được trong 1 ngày của 1 giống bò phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc.
III. MỨC PHẢN ỨNG
- Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen (hoặc chỉ 1 gen hay 1 nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
- Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
Một trong những đặc điểm của thường biến là: Biến đổi kiểu hình không liên quan đến sự biến đổi kiểu gen.
Do: Thường biến là khả năng thay đổi kiểu hình của một kiểu gen trước điều kiện môi trường (kiểu gen vẫn giữ nguyên chỉ có kiểu hình thay đổi).
Thường biến là những biến đổi về kiểu hình khác nhau của cùng 1 kiểu gen khi môi trường sống bị thay đổi nhằm giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống.
VD: Ta quan sát sự biến đổi của lá cây rau mác trong các môi trường sống khác nhau: Lá ở trong không không khí hoặc trên mặt nước lá có hình mũi mác.( lá phát triển) để thực hiện tốt quá trình quang hợp…Trong khi đó lá trong nước có hình bản dài, thích nghi với đời sống dưới nước.
Chúng ta đã biết gen quy định tính trạng, bố mẹ không truyền cho con tính trạng đã được hình thành sẵn mà truyền cho con một kiểu gen. Cùng một kiểu gen có thể cho ra nhiều kiểu hình khác nhau ( vì còn phụ thuộc vào điều kiện của môi trường).
Hay nói một cách ngắn gọn, kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường
Do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường.
Khái niệm thường biến: Thường biến là những biến đổi về kiểu hình khác nhau của cùng 1 kiểu gen khi môi trường sống bị thay đổi nhằm giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống.
Hiểu rõ hơn vai trò của kĩ thuật sản xuất trong việc phát huy hết tiềm năng của giống.
Chúng ta đã biết, thường biến là hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước điều kiện môi trường khác nhau. Do đó, kĩ thuật sản xuất (môi trường) tốt đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp kiểu gen biểu hiện kiểu hình tốt nhất (phát huy hết tiềm năng của giống).
Thường biến biểu hiện đồng loạt theo một hướng xác định.
(Phần ghi nhớ SGK Sinh học 9)
Tính trạng số lượng rất ít hoặc không chịu ảnh hưởng của môi trường là sai do:
Tính trạng số lượng (thường thông qua cân, đong, đo, đếm… mới xác định được) và thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi nên biểu hiện rất khác nhau.
VD về tính trạng số lượng: sản lượng thịt lợn, sản lượng sữa bò, chiều cao của người… cần phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện chăn nuôi và chăm sóc.
(Đây là kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học lớp 9).
Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen( hay có thể hiểu đơn giản là tập hợp kiểu hình có thể có của một kiểu gen với các điều kiện môi trường khác nhau).
Như vậy, mức phản ứng do kiểu gen quy định, mỗi kiểu gen chỉ có một mức phản ứng nhất định.
Đặc điểm của thường biến:
+ Biến đổi đồng loạt theo hướng xác định: khi môi trường sống thay đổi, nó tác động vào tất cả các cá thể. Nên khi đó, các cá thể có xu hướng biến đổi kiểu hình một cách đồng loạt, theo đúng hướng phù hợp với môi trường sống.
+ Không di truyền được: Thường biến chỉ liên quan đến biến đổi kiểu hình, không liên quan đến sự biến đổi kiểu gen do đó nó không di truyền được.
Kiểu hình (tính trạng hoặc tập hợp các tính trạng) được chia làm 2 loại:
+ Những tính trạng số lượng: là những tính trạng ít phụ thuộc vào kiểu gen mà chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện của môi trường. Tính trạng số lượng thường là những tính trạng năng suất, sản lượng, chiều dài...
VD: Sản lượng sữa vắt được trong 1 ngày của một giống bò phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường.
Xem thêm các bài tiếp theo bên dưới