I. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI TỚI MÔI TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KÌ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI
II. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI LÀM SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Một trong những tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là phá hủy thảm thực vật, từ đó gây ra nhiều biến đổi khí hậu.
- Hoạt động của con người gây phá hủy môi trường tự nhiên: Hái lượm, săn bắt động vật hoang dã, đốt rừng lấy đất trồng trọt, chăn thả gia súc, khai thác khoáng sản, phát triển nhiều khu dân cư, chiến tranh
- Hậu quả phá hủy môi trường tự nhiên: Mất nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của sinh vật, xói mòn và thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, cháy rừng, hạn hán, mất cân bằng sinh thái.
II. VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI TRONG VIỆC BẢO VỆ VÀ CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
Những biện pháp chính:
- Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
- Bảo vệ các loài sinh vật.
- Phục hồi và trồng rừng mới.
- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm.
- Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.
Nền nông nghiệp hình thành, con người phải sống định cư, dẫn đến nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành khu dân cư và khu sản suất nông nghiệp.
Từ khi xuất hiện trên Trái Đất, con người đã tác động tới môi trường qua 3 thời kì là thời kì nguyên thủy, thời kì xã hội nông nghiệp và thời kì xã hội công nghiệp.
Xã hội nông nghiệp, hoạt động trồng trọt và chăn nuôi đã dẫn con người tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc.
Tác động xấu của con người đối với môi trường tự nhiên chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động vật hoang dã, khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
Thời nguyên thủy, con người đã dốt lửa dồn thú dữ vào những hố sâu để bắt, làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn ở Trung Âu, Đông Phi, Nam Mĩ và Đông Nam Á bị đốt cháy.
Thời nguyên thủy, cách sống cơ bản là săn bắn động vật và hái lượm cây rừng.
Ở xã hội nông nghiệp hoạt động cày xới đất canh tác làm thay đổi đất và nước tầng mặt nên nhiều vùng đất khô cằn và giảm màu mỡ, con người chưa biết cách bón phân cải tạo đất.
Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của thời đại văn minh công nghiệp (máy hơi nước ra đời sử dụng trong sản xuất, …)
Nền công nghiệp cơ giới hóa đã tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn, lúc này trồng trọt được thực hiện trên những ứng dụng khoa học hiện đại, tăng năng suất và giảm sức lao động.
Ở xã hội nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp đem lại lợi ích là tích lũy thêm nhiều giống cây trồng, vật nuôi và hình thành các hệ sinh thái trồng trọt.