I. CÁC DẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CHỦ YẾU
- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng trong cuộc sống.
- Các dạng tài nguyên trong thiên nhiên được chia thành các nhóm:
+ Tài nguyên không tái sinh: những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt (khí đốt thiên nhiên, dầu lửa, than đá).
+ Tài nguyên tái sinh: những dạng tài nguyên sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi (nước, đất, sinh vật).
+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cữu: năng lượng mặt trời, gió, năng lượng nhiệt sinh ra từ trong lòng đất, thủy triều… Nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường.
II. SỬ DỤNG HỢP LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa bảo đảm duy trì dài lâu các nguồn tài nguyên cho các thế hệ sau.
1. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất
- Vai trò của tài nguyên đất:
+ Môi trường để sản xuất lương thực, thực phẩm nuôi sống con người.
+ Nơi để xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thông.
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất làm cho đất không bị thoái hóa.
- Biện pháp:
+ Các hoạt động chống xói mòn, chống khô hạn, chống nhiễm mặn.
+ Nâng cao độ phì nhiêu của đất.
2. Sử dụng hợp lí tài nguyên nước
- Vai trò của tài nguyên nước:
+ Nước là nhu cầu không thể thiếu của mọi sinh vật trên Trái Đất.
+ Yếu tố quyết định chất lượng môi trường sống của con người.
Hậu quả của việc thiếu nước:
+ Nguyên nhân gây bệnh tật do mất vệ sinh.
+ Ảnh hưởng tới mùa màng do hạn hán.
+ Không đủ nước uống cho các đàn gia súc…
3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng
- Vai trò của tài nguyên rừng:
+ Cung cấp nhiều loại lâm sản quý như gỗ, củi, thuốc nhuộm, thuốc chữa bệnh…
+ Có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu.
+ Góp phần ngăn chặn nạ lũ lụt, xói mòn đất…
+ Ngôi nhà chung của các loài động vật và vi sinh vật.
+ Nguồn gen quý giá góp phần rất quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.
- Biện pháp:
+ Khai thác hợp lí, kết hợp trồng bổ sung.
+ Thành lập khu bảo tồn thiên nhiên.
Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu được chia làm 3 loại: Tài nguyên vĩnh cửu, tài nguyên tái sinh, tài nguyên không tái sinh. (SGK Sinh học 9)
Tài nguyên không tái sinh là những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. Các tài nguyên đó thường là các loại như khoáng sản, dầu mỏ…
Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất (SGK Sinh học lớp 9)
Bức xạ mặt trời thuộc loại tài nguyên năng lượng vĩnh cửu. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là những nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng sẽ không gây ô nhiễm môi trường.
Khai thác hải sản quá mức cho phép làm cạn kiệt nguồn tài nguyên sinh vật tức là dẫn tới nhiều loài cá bị đe dọa tuyệt chủng.
Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nhiệt từ trong lòng đất…. Các tài nguyên này đều là những nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường.(Kiến thức cơ bản trong SGK Sinh học 9)
Đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng…
(SGK Sinh học lớp 9)
Tài nguyên năng lượng mặt trời thuộc tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (tài nguyên có giá trị vô tận)
Điều hòa khí hậu, chống xói mòn, ngăn chặn lũ lụt
Các ý còn lại không đúng
+ Con người đang bảo thực hiện các biện pháp bảo tồn động vật quý hiếm chứ không phải tăng cường khai thác động vật quý hiếm từ rừng
+ Cây hấp thu khí $ C{{O}_{2}} $ , giúp điều hòa khí hậu
+ Rừng là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật là vai trò của rừng với động vật, không phải vai trò với con người.
Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia nhằm mục đích bảo vệ các khu rừng quý đang có nguy cơ bị khai thác. (SGK Sinh học 9)
Có hai ý đúng đối với việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên rừng là (1) và (3).
Ý (2) sai do khai thác hết mức các cây gỗ quý để phục vụ nhu cầu của con người sẽ dẫn tới tận diệt các loại gỗ quý trong tương lai.