Tập con, tập bằng nhau

Tập con, tập bằng nhau

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 19 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Tập con, tập bằng nhau

Lý thuyết về Tập con, tập bằng nhau

Tập con
Tập $A$ được gọi là tập con của tập $B$ và kí hiệu là \[A \subset B\] nếu mọi phần tử của tập hợp $A$ đều là phần tử của tập hợp $B$
\[A \subset B \Leftrightarrow \left( {\forall x,x \in A \Rightarrow x \in B} \right)\]

Từ định nghĩa tập con, dễ thấy có tính chất bắc cầu sau:
\[\left\{ \begin{array}{l}
A \subset B\\
B \subset C
\end{array} \right. \Rightarrow A \subset C\]

Dễ thấy mỗi tập hợp là tập con của chính nó
Tập hợp bằng nhau
Hai tập hợp A và B được gọi là bằng nhau và ký hiệu \[A = B\]  nếu mỗi phần tử của A là một phần tử của B và mỗi phần tử của B cũng là một phần tử của A.
Từ định nghĩa này ta có
\[A = B \Leftrightarrow \;\left\{ \begin{array}{l}
A \subset B\\
\;B \subset A
\end{array} \right.\]

Hai tập hợp A và B không bằng nhau ( khác nhau ) được kí hiệu là :
\[A \ne B\]

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp $ B=\left\{ n\in {{\mathbb N }^ * }|{ n ^ 2 } < 30 \right\} $ ta được

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ B=\left\{ 1;2;3;4;5 \right\} $.

Câu 2: Cho tập hợp $ A=\left\{ 1;2;5;6;8 \right\} $$ B=\left\{ 1;5;6;9 \right\} $ . Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

"Nếu $ x\notin A $ thì $ x\in B $ và ngược lại" là sai.

Ví dụ với phần tử là số 3 không thuộc tập A cũng không thuộc tập B.

Câu 3: Cho tập hợp \[ A=\left\{ x\in \mathbb N \left| x+3 < 4+2x;5x-3 < 4x-1 \right. \right\} \] , tập con của tập A là tập nào sau đây:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ x+3 < 4+2x;5x-3 < 4x-1\Rightarrow -1 < x < 2\Rightarrow A=\left\{ 0,1 \right\}\Rightarrow C\subset A $

Câu 4: Cho tập hợp $ A=\left\{ 1;2;3 \right\} $ . Số tập con của tập A

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Các tập con của A là $ \varnothing ,A,\left\{ 1 \right\},\left\{ 2 \right\},\left\{ 3 \right\},\left\{ 1,2 \right\},\left\{ 1,3 \right\},\left\{ 2,3 \right\}. $
Ta có thể áp dụng công thức tính nhanh: Số tập con của tập hợp gồm n phần tử là $2^n$.
Áp dụng ta được kết quả $2^3=8$.

Câu 5: Có bao nhiêu cách xác định một tập hợp?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Có 2 cách:

+ Liệt kê các phần tử

+ Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử

Câu 6: Cho các tập hợp sau:

A là tập hợp các hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau

B là tập hợp các hình vuông.

C là tập hợp các hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau.

D là tập hợp các hình thoi.

Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Theo dấu hiệu nhận biết hình vuông: Hình vuông là hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau.

Câu 7: Số phần tử của tập hợp $ B=\left\{ x\in { N ^ * }|10 < { x ^ 2 } < 125 \right\} $

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

$ B=\left\{ 4;5;6;7;8;9;10;11 \right\} $.

Câu 8: Chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp $ A=\left\{ -3;-2;-1;0;1;2;3 \right\} $.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

A là tập hợp các số nguyên lớn hơn -3 và nhỏ hơn 3 $ \Rightarrow A=\left\{ x\in Z|\left| x \right|\le 3 \right\}. $

Câu 9: Cho tập hợp $ A=\left\{ 1;2;3;4;5 \right\} $ . Mệnh đề nào sau đây sai?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết


$ x\le 5 \Rightarrow x\in A$ là sai vì \[ x \] có thể bằng  \[ \mathbf 0 ;-\mathbf 1 ;-\mathbf 2 \ldots \notin A \]

Câu 10: Nếu mọi phần tử của tập A đều là phần tử của tập B thì:

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Nếu mọi phần tử của tập A đều là phần tử của tập B thì A là tập con của B.