I. Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ
- Nguyên nhân: Chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu.
- Phân bố: Các thảm thực vật và nhóm đất chính.
1. Đới lạnh
- Khí hậu: Cận cực lục địa ⟶ Kiểu thảm thực vật: Đài nguyên (rêu, địa y) ⟶ Nhóm đất chính: Đài nguyên.
2. Đới ôn hòa
- Khí hậu: Ôn đới lục địa (lạnh) ⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng lá kim ⟶ Nhóm đất chính: Pôtdôn.
- Khí hậu: Ôn đới hải dương ⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ⟶ Nhóm đất chính: Nâu và xám.
- Khí hậu: Ôn đới lục địa (nửa khô hạn) ⟶ Kiểu thảm thực vật: Thảo nguyên ⟶ Nhóm đất chính: Đen.
- Khí hậu: Cận nhiệt gió mùa ⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng cận nhiệt ẩm ⟶ Nhóm đất chính: Đỏ vàng cận nhiệt ẩm.
- Khí hậu: Cận nhiệt địa trung hải ⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt ⟶ Nhóm đất chính: Đỏ nâu.
- Khí hậu: Cận nhiệt lục địa ⟶ Kiểu thảm thực vật: Hoang mạc và bán hoang mạc ⟶ Nhóm đất chính: Xám.
3. Đới nóng
- Khí hậu: Nhiệt đới lục địa ⟶ Kiểu thảm thực vật: Xavan ⟶ Nhóm đất chính: Đỏ, nâu đỏ.
- Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng nhiệt đới ẩm ⟶ Nhóm đất chính: Đỏ vàng (Feralit).
- Khí hậu: Xích đạo ⟶ Kiểu thảm thực vật: Rừng xích đạo ⟶ Nhóm đất chính: Đỏ vàng (Feralit).
II. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao
- Nguyên nhân: Sự tăng, giảm của nhiệt độ, độ ẩm và áp suất không khí.
- Biểu hiện: Các nhóm đất, thảm thực vật thay đổi theo độ cao.
- Ví dụ: Điển hình ở các dãy núi cao như An-pơ, Hi-ma-lay-a, dãy Cap-ca,…
Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu ôn đới hải dương là rừng lá rộng, rừng hỗn hợp và đất nâu xám.
Toàn bộ các loài thực vật khác nhau của một vùng rộng lớn được gọi chung là thảm thực vật.
Đại bộ phận thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên phân bố trong phạm vi những vĩ tuyến từ vòng cực Bắc (66033’B) lên cực Nam (900N).
Trên dãy Cap-ca, ỏ độ cao trên 2800m sinh vật không phát triển, quá trình hình thành đất khó có thể diễn ra do khí hậu băng giá, nơi đây chỉ phổ biến các mảng băng tuyết phủ trắng đỉnh núi.
Trong các môi trường địa lí, đới ôn hòa (ôn đới ) có đa dạng các kiểu thảm thực vật và nhóm đất hơn so với các đới khí hậu còn lại.
Khí hậu ôn đới lục địa có thảm thực vật rừng nhiệt đới ẩm, đất đỏ vàng (feralit).
Khí hậu cận nhiệt địa trung hải có nhóm đất chính là đất đỏ nâu.
Đất đỏ vàng phân bố chủ yếu ở đới nóng (thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và xích đạo với lượng nhiệt ẩm dồi dào, quá trình phong hóa diễn ra mạnh).
Khí hậu cận nhiệt địa trung hải có thảm thực vật rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, đất đỏ nâu.
Khí hậu ôn đới lục địa có nhóm đất chính là đất potdôn.
Đất chịu tác động mạnh mẽ của cả khí hậu và sinh vật.
Khí hậu ôn đới lục địa có thảm thực vật rừng lá kim, đất pôtdôn.
Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu ôn đới lục địa lạnh là rừng lá kim và đất potdôn.
Đài nguyên chủ yếu phân bố ở khu vực khí hậu cận cực lục địa.
Sự phân bố của các thảm thực vật trên Trái Đất phụ thuộc nhiều vào khí hậu (chủ yếu là chế độ nhiệt, ẩm).
Các thảm thực vật trên Trái Đất thể hiện rõ sự thay đổi theo vĩ độ và độ cao.
Đất đài nguyên là đất tiêu biểu của vùng cận cực lục địa.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhóm đất chính là đất đỏ vàng (feralit).