* Sử dụng pháp luật:
- Khái niệm: Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.
- Chủ thể: Cá nhân, tổ chức.
- Phạm vi:
+ Làm đúng đắn các quyền của mình.
+ Làm những gì pháp luật cho phép làm
- Yêu cầu với chủ thể:
+ Có thể làm hoặc không làm.
+ Không bị ép buộc.
- Bản chất: “Hành vi hành động” hoặc “hành vi không hành động” tùy quy định pháp luật cho phép.
- Ví dụ: Cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị anh K xâm phạm, chị H đã làm đơn khởi kiện anh K để đòi lại công bằng cho bản thân. Như vậy, chị H đã “sử dụng pháp luật”.
* Thi hành pháp luật:
- Khái niệm: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
- Chủ thể: Cá nhân, tổ chức.
- Phạm vi:
+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình
+ Chủ động làm những gì pháp luật quy định.
- Yêu cầu với chủ thể:
+ Bắt buộc phải làm.
+ Nếu không làm sẽ bị xử lí theo quy định của Pháp luật.
- Bản chất: Chủ động, tích cực thực hiện pháp luật dưới hình thức “hành vi hành động”.
- Ví dụ: Ông Q có doanh nghiệp riêng, hàng năm, ông đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Như vậy, ông Q đang “thi hành pháp luật”.
* Tuân thủ pháp luật:
- Khái niệm: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm.
- Chủ thể: Cá nhân, tổ chức.
- Phạm vi: Không được phép làm những điều pháp luật cấm.
- Yêu cầu với chủ thể:
+ Không được làm.
+ Nếu không làm sẽ bị xử lí theo quy định của Pháp luật.
- Bản chất:Thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng “hành vi không hành động”.
- Ví dụ: Nhà nước cấm buôn bán và tàng trữ và sử dụng ma túy. Như vậy, những người không buôn bán, tàng trữ và sử dụng ma túy đang “tuân thủ pháp luật”.
* Áp dụng pháp luật:
- Khái niệm: Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định.
- Chủ thể: Chỉ cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
- Phạm vi: Căn cứ vào thẩm quyền và quy định của Pháp luật, ban hành các quyết định cụ thể hoặc ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức.
- Yêu cầu với chủ thể: Bắt buộc tuân theo các thủ tục, trinh tự chặt chẽ do pháp luật quy định.
- Bản chất: Mang tính quyền lực nhà nước.
- Ví dụ: Bà M làm đơn khởi kiện ông N ra tòa án nhân dân Huyện X, tòa án nhân dân huyện X tiếp nhận đơn kiện và thụ lý đơn khởi kiện của bà M. Như vậy, tòa án nhân dân huyện X đang “áp dụng pháp luật”.
c. Các giai đoạn thực hiện pháp luật
Giai đoạn 1: Giữa các cá nhân, tổ chức hình thành một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
Giai đoạn 2: Cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Theo SGK GDCD 12 trang 18: Các quyền và nghĩa vụ của công dân không phát sinh hay chấm dứt nếu không có một văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo SGK GDCD 12 trang 18: Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.