Vệ sinh mắt

Vệ sinh mắt

4.4/5

Tác giả: Thầy Tùng

Đăng ngày: 11 Aug 2022

Lưu về Facebook:
Hình minh họa Vệ sinh mắt

Lý thuyết về Vệ sinh mắt

I. CÁC TẬT VỀ MẮT

1. Cận thị

- Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

Cận thị

+ Người bị cận thị thường phải đưa vật vào gần mắt hơn để ảnh của vật rơi trên màng lưới giúp nhìn vật rõ hơn.

- Nguyên nhân:

+ Tật bẩm sinh do cầu mắt dài

+ Không giữ đúng khoảng cách trong vệ sinh học đường làm cho thủy thể tinh luôn luôn phồng lâu dần mắt khả năng co dãn.

+ Một số nguyên nhân khác: Đọc sách nơi thiếu ánh sáng, ánh sáng quá chói, tiếp xúc với máy tính nhiều, độ cao của bàn ghế không phù hợp...

- Cách khắc phục

+ Đeo kính cận (kính mặt lõm – kính phân kì) 

Cách khắc phục tật cận thị

2. Viễn thị

- Viễn thị là: là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa (trái với cận thị)

Viễn thị

+ Ảnh của vật rơi phía sau võng mạc nên cần đưa vật ra xa hơn để cho ảnh của vật rơi trên màng lưới giúp nhìn rõ vật hơn.

- Nguyên nhân

+ Bẩm sinh cầu mắt ngắn

+ Người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không phồng lên được.

- Cách khắc phục: đeo kính lão (kính hội tụ): để tăng độ hội tụ kéo vật từ phía sau về đúng màng lưới.

II. CÁC BỆNH VỀ MẮT

- Phổ biến nhất là bệnh đau mắt hột do một loại virus gây nên, thường có trong dử mắt

- Bệnh dễ lây lan do dùng chung khăn, chậu với người bệnh, hoặc tắm rửa trong ao hồ tù hãm

- Người bị đau mắt hột, mặt trong mi mắt có nhiều hột nổi cộm lên, khi hột vỡ ra làm thành sẹo, có kéo lớp trong mi mắt làm cho lông mi quặp vào trong, cọ xát làm đục màng giác dẫn tới mù lòa

- Ngoài các bệnh đau mắt hột còn có thể đau mắt đỏ, đau mắt do bị viêm kết mạc làm thành màng, mộng, phải khám và điều trị kịp thời

- Phòng tránh các bệnh về mắt bằng cách: rửa mắt thường xuyên bằng nước muối loãng, khong dùng chung khăn để tránh các bệnh về mắt.

Bài tập tự luyện có đáp án

Câu 1: Để khắc phục tật viễn thị ta cần đeo loại kính nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kính hội tụ.

Giải thích: để khắc phục viễn thị ta cần đeo kính lão là kính hội tụ để làm tăng độ hội tụ kéo ảnh của vật từ phía sau về đúng màng lưới.

Câu 2: Viễn thị thường gặp ở người thuộc nhóm tuổi nào sau đây?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Người lớn tuổi.

Giải thích: do người già thể thủy tinh bị lão hóa, mất tính đàn hồi không phồng được.

Câu 3: Kính hội tụ còn có tên khác là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kính lão.

Giải thích: : đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 8.

Câu 4: Để khắc phục cận thị ta cần đeo loại kính nào?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kính phân kì.

Giải thích: để khắc phục cận thị ta cần đeo kính cận là kính phân kì để làm giảm độ hội tụ, làm cho ảnh lùi về đúng màng lưới.

Câu 5: Kính phân kì còn có tên khác là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Kính cận.

Giải thích: : đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 8.

Câu 6: Trong các bệnh về mắt, bệnh nào phổ biến nhất?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Đau mắt hột.

Giải thích: phổ biến nhất là bệnh đau mắt hột do một loại virut gây nên, thường có trong dử mắt.

Câu 7: Cận thị là gì?

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

Tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần.

Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 8.

Câu 8: Viễn thị có thể phát sinh do nguyên nhân nào dưới đây:

1. Do cầu mắt quá dài.

2. Do cầu mắt ngắn.

3. Thể thủy tinh bị lão hóa.

4. Thường xuyên nhìn vật ở khoảng cách quá gần.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

2,3.

Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 8.

Câu 9: Đâu là nguyên nhân gây ra cận thị?

1. Do cầu mắt quá dài.

2. Do cầu mắt quá ngắn.

3. Do thể thủy tinh bị lão hóa.

4. Do thường xuyên nhìn vật ở khoảng cách gần.

  • A
  • B
  • C
  • D
Bấm vào đây để xem đáp án chi tiết

1,4.

Giải thích: đây là phần kiến thức cơ bản, các em xem lại trong SGK Sinh học 8.